S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Đường sắt cao tốc & những đoàn tầu vét

9

Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh.

Kiều

Khi được hỏi “âm thanh của hai chữ hoà bình gợi lên điều gì cho ông,” nhà thơ Viên Linh đã trả lời rằng:

“Tiếng máy xình xịch của xe hoả, khói phun trắng xoá đường rầy, để tôi có thể làm như Tản Đà, chán Sài gòn thì nhẩy tầu ra Hà Nội. Chán Hà Nội thì nhẩy tàu vô Nam. Và dừng lại chiếc ga xép nơi tôi đã ra đời, đã chơi đùa với con tầu sắt suốt thời niên thiếu: ga Đồng Văn” (Nguyễn Nam Anh. “Đi Xa Với Viên Linh.” Văn Mar. 1972).

Thưở ấy, thi sĩ của chúng ta còn trẻ – rất trẻ, rất đỏm dáng (trong cách ăn mặc, cũng như ăn nói) và cũng rất ngây thơ về thời cuộc. Sự ngây thơ của ông, công tâm và khách quan mà nói, chính là nét dễ thương (chung) của rất nhiều người dân sống ở miền Nam – vào thời điểm đó.

Trước đó không lâu, Trịnh Công Sơn cũng đã mường tượng ra một viễn ảnh thanh bình (làm say đắm lòng nguời) một cách hồn nhiên và… thơ ngây không kém:”Một đoàn tầu đi nhả khói ấm hai bên rừng …”

Gần nửa thế kỷ sau, sau khi đất nước hoà bình và thống nhất, trong một bức thư ngỏ của Tiến sĩ  Trần Đình Bá gởi cho ông Nguyễn Hữu Bằng (Tổng Giám Đốc Công Ty Đường Sắt VN) có đoạn như sau:

Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tụt hậu hơn thời nô lệ (trước 1945)… Có trực tiếp đi lại bằng đường sắt mới thấy hết cảnh nhếch nhác, tệ hại, khủng khiếp của tình trạng ĐSVN hiện nay. Nào là chỗ ngồi chật như nêm, bán hàng rong lên xuống toa tàu như đi giữa chợ, bán hàng ăn uống trên tàu quá dở, giá cắt cổ, khách hàng đứng nằm la liệt trên toa, xe bán hàng của tàu kéo qua, kéo lại không biết bao nhiêu lần trong một ngày, tình trạng say xỉn, đánh bài ngay trên toa tàu thường xuyên diễn ra, thái độ phục vụ đanh đá, vô văn hóa của nhân viên trên tàu, … và rất nhiều những hình ảnh xấu trên các đoàn tàu mà ai cũng có thể nhìn thấy.

Qua một bài viết khác (“Tại Sao Trẻ Con Ném Đá Lên Tầu”) độc giả còn được biết thêm nhiều chi tiết rất lạ lùng, và ngại ngùng, khác nữa khiến không ít người vỡ mộng về những “đoàn tầu thống nhất” của nhạc sỹ TrịnhCông Sơn.

Tầu hoả Việt Nam trông đã không mấy hiện đại, lại còn bị bọc lưới thép ở các ô cửa sổ trông chẳng khác nào những nhà tù di động. Mà bọc lưới thép, thì bọn trẻ con không ném đá nữa, chúng ném thứ khác có thể lọt qua lớp lưới, như bùn, nước bẩn, thậm chí cả phân người.”

Qua khảo sát, người ta vỡ lẽ ra rằng nạn ném đá lên tầu không phải là trò đùa vô bổ của đám trẻ con vô ý thức. Đó là những hành động có ý thức, trả đũa việc tầu hoả gây ra tai nạn làm thiệt hại về người và của, trả đũa những hành động khách đi tầu vứt rác và chất thải xuống hai bên đường, trả đũa việc tầu hoả gây ra tiếng ồn và làm ô nhiễm môi trường…

Như thể để trả lời cho công luận (nói chung) trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo chí, Tổng Giám Đốc Công Ty Đường Sắt VN, ông Nguyễn Hữu Bằng tuyên bố: “Chúng tôi luôn xác định phải đi tắt đón đầu, phải làm một tuyến đường sắt hiện đại ngang bằng thế giới.

Nói cách khác, theo như ông Bằng thì cứ bỏ mẹ nó mấy đoạn đường sắt cổ lỗ sĩ (cùng với mấy chuyện phiền phức, lặt vặt đi kèm – đại loại như thái độ phục vụ đanh đá và vô văn hóa của nhân viên, chỗ ngồi chật như nêm, bán hàng rong lên xuống toa tàu như đi giữa chợ, tình trạng say xỉn, đánh bài ngay trên toa, hoặc chuyện trẻ con ném đất đá và cứt đái lên tàu) qua một bên để  “đi tắt đón đầu, làm một tuyến đường sắt hiện đại ngang bằng thế giới” – cho nó khỏi nhức đầu và… tiện việc sổ sách.

Khỏe!

Đề xuất này của ông Nguyễn Hữu Bằng tuy không không được Quốc Hội chấp thuận nhưng lại được sự đồng tình và nhất trí (cao) của mọi giới quan chức, ở Việt Nam – theo thông tin của Báo Pháp Luật:

“Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-TP.HCM (ĐSCT Bắc-Nam) đã được trình tại kỳ họp thứ bảy QH khóa XII nhưng không được QH thông qua do lo ngại về tính hiệu quả cũng như làm tăng gánh nặng nợ nần cho quốc gia… Tuy nhiên, mới đây, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã khởi động lại dự án trên.”

Cái “tuy nhiên” ngang xương (và ngang hông) này được ông Tổng giám đốc Công ty tư vấn Đầu tư và Xây dựng (đơn vị lập dự án thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) giải thích với báo giới rằng “Quốc Hội không thông qua chứ không phải bác.”

Miệng người sang, rõ ràng, có gang có thép! Q.H có thông qua hay không chỉ là chuyện nhỏ, nếu chưa muốn nói là … đồ bỏ!

Còn mối bận tâm về ngân khoản, nợ nần để thực hiện dự án thì đã được (nguyên) Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng – một người sang khác, và sang hơn nhiều – trình bầy chi li, rành mạch, cặn kẽ, và rốt ráo tự lâu rồi:

“Với đà tăng trưởng hiện nay, đến 2020, GDP sẽ đạt gần 300 tỷ USD; 2030 là 700 tỷ USD; 2040 đạt 1.200-1.400 tỷ USD và đến 2050 sẽ gấp đôi số đó. GDP bình quân đầu người đến 2050 dự kiến lên 20.000 USD, thay vì mức hơn 1.000 USD hiện nay. Nếu cứ lấy ngưỡng an toàn vay nợ là 50% GDP, đến 2020, Việt Nam có thể vay 150 tỷ mà vẫn an toàn… Với mức vay nợ như vậy, chúng ta có thể làm được… Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm… “

Theo như cách tính toán của ông Hùng thì Việt Nam hội đủ điều kiện để có thể vay tiền làm (đến) hai Dự án ĐSCT Bắc/Nam, nếu thích, chứ đâu phải một. Tôi còn nghe có người bàn rằng: “Cứ làm luôn cả hai để chạy song song cho nó thêm phần nhộn nhịp, và khiến cho đám trẻ con quê mùa – sống hai bên đường – bị rơi vào tình trạng phân tâm, không biết ném đá vào đâu nữa.”

Tất nhiên, đó chỉ là một cách nói vui chứ vấn đề này đã được ông  Nguyễn Đạt Tường, Phó Tổng giám đốc Tổng Cty Đường sắt Việt Nam, đặt ra và giải quyết ổn thoả rồi. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo Pháp Luật & Xã Hội, ông hân hoan và lạc quan tuyên bố: “Tránh đầu tư không có tầm nhìn… Còn đối với tình tạng trẻ ném đá lên tầu, tôi tin 15 năm nữa dân trí của chúng ta sẽ khác.”

Tầm nhìn của ông Phó Thủ Tướng, và Phó Tổng giám đốc Tổng Cty Đường sắt – rõ ràng – hơi xa (quá) nên khiến nhiều người e ngại và ái ngại! Tác giả Nguyễn Quang Thân lêntiếng, khuyên can đừng đánh cược tương lai:

“Chúng ta coi kiến nghị của nhiều trí thức và nhân sĩ là nghiêm túc và có trách nhiệm, cần được xem xét cũng với tinh thần tương xứng. Bởi vì đây không còn là chuyện lời lỗ một dự án. Đây là sự tồn vong của đất nước và con em chúng ta, không từ một ai, mai sau.”

Nhận định dè dặt của ông Nguyễn Quang Thân, tiếc thay, không phù hợp với đường lối và chủ trương truyền thống (đi tắt đón đầu) của những người Cộng Sản Việt Nam. Gần hai phần ba thế kỷ qua, họ vẫn mang tương lai của cả dân tộc này ra đánh cược đều đều. Lần nào họ cũng thắng và nhân dân thì luôn luôn đại bại.

9 BÌNH LUẬN

  1. Người ta phải hiểu là một nền kinh tế chỉ huy nó khác với một nền kinh tế tự do ở điểm là chính phủ quyết định đầu tư chứ không phải giới đầu tư quyết định đầu tư !! Như ở California , dự án tàu cao tốc được thực hiện nửa chừng thì tạm thời bị huỷ bỏ . Hay là kinh tế Trung đang trên đường sụp đổ , mà vẫn xây free toà nhà Quốc hội cho Cong go ở Phi châu vì các lợi ích chính trị … về sau !! Còn chuyện vơ vét dựa vào các dự án vĩ đại lại là chuyện khác .
    Cũng như nghe nhạc của Trịnh công Sơn để giải trí cho nó khoái cái lỗ tai nó khác với các hành động chính trị có lợi cho cộng sản trong cuộc chiến tranh đó lại là chuyện khác . Những dân bần cố nông , ít học , bị tuyên truyền để đi theo việt cộng thì lại không biết nghe nhạc TCS ; mà dân nghe nhạc TCS thì lại chạy khỏi nước trước khi cộng sản đến . Hồi đó chính ông Nguyễn cao Kỳ cũng tuyên bố là thích nghe nhạc Trịnh công Sơn . Tại vì nhạc TCS nó hay hay , make sense để giải trí cho cái lỗ tai ; mà từ đó bị brainwash tới cái khối óc để đi đến hành động thiên cộng lại là chuyện khác !! Có mấy kẻ chỉ vì nghe nhạc của TCS mà lại chọn ở lại VN hồi năm 75 !! Nhưng đó chỉ là quá khứ ; hiện tại , đừng try to brainwash người khác bằng các từ ngữ cộng sản !! Rồi vẫn làm ra vẻ phẫn nộ với cộng sản !!

    • Hắn là sỹ quan Hải quân Ngụy ,dân Đà lạt ,cùng thời với Trần thiện Khải, Võ Hoàng Vo Hoàng dân phú Quốc Trần thiện Khải dân Phan thiết ,cả 2 bị Chết khi theo HCM còn tên TNT khôn lỏi xúi người ta hắn không dám về chiến khu mướn trên đất Thái ,sau nầy hình như hắn không còn mặn mà gì với Việt tân cùng với Huỳnh lương Thiện và Đổ Thông Minh dân du học tại Nhật trước 1975 theo hồ sơ của công an Nội chính mà tôi đã đọc được

  2. Chẳng hiểu tiến sĩ Trần đình Bá là tiến dĩ tốt nghiệp ở Mỹ , Pháp , Việt Nam cộng sản hay là Việt Nam cộng Hoà hồi xưa , để hình dung đại cương về lề lối suy nhĩ của ông này ; trong khi các bài viết của các tác giả khác không lôi kéo tiến sĩ hay giáo sư … vào trong bài viết của họ .

  3. Đọc Tưởng năng Tiến là đọc các bài dịch từ tiếng việt sang tiếng việt mà còn tối nghĩa hơn nguyên bản !!

  4. Toàn tuyến cao tốc có tổng chiều dài 654 km đi qua địa phận 13 tỉnh, chi phí 118,716 tỷ đồng (hơn $5.1 tỷ đô la)!

    Việt nam nghèo lõ đít dưới chế độ ngu, hèn, tham, ác Cộng sản Hà nội !:

    *** Lai Châu : Báo Hà Nội Mới -13/4/2014: Lội sông đến trường, 7 học sinh ở Lai Châu bị nước cuốn trôi

    Ngày 13-4, một vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra khi 7 em học sinh tiểu học dắt nhau lội qua sông Nậm Mu bị nước cuốn trôi, trong đó có một em bị mất tích.

    Đoạn sông này hầu như năm nào cũng xảy ra tai nạn, đã có mấy người bị thiệt mạng vì bị nước cuốn trôi. Xã đã kiến nghị nhiều lần với huyện và nhiều đoàn công tác để làm cầu treo qua sông nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Các em học sinh này ở bản Noong Quoài, thường được bố mẹ hoặc thầy cô giúp qua sông đi học, nhưng hôm nay thấy nước cạn nên các em lội qua và tai nạn thương tâm đã xảy ra.

    *** Điện Biên- Báo Tuổi Trẻ, 17 / 3 /2014: Vào mùa lũ, các thầy cô giáo, học sinh ở bản Sam Lang phải chui vào túi nilông và nhờ người biết bơi kéo qua suối.

    Các cô giáo đứng bên bờ suối, nước xiết cuồn cuộn. Rồi các cô chui vào những bao nilông và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao “đựng” cô giáo và kéo các cô – lúc này nằm im trong túi nilông ấy – để bơi vượt qua suối. Một tay túm miệng bao, một tay sải nước bất chấp con suối mùa lũ đang băng băng chảy xiết.

    Cô Minh bảo: “Hồi tháng 9-2013 em bắt đầu chuyển từ Nà Bủng về điểm trường này. Lần đầu gặp lũ không biết làm thế nào để đi qua thì thấy dân bản đều “vượt lũ” bằng cách này nên cũng liều mình làm theo”.

    không chỉ các cô giáo, nhiều phụ huynh cũng đưa con vượt suối đến trường bằng cách ấy.
    Tất nhiên các em còn bé nên chuyện để các em vào bao nilông xem ra dễ dàng hơn. Trong clip, những ông bố cứ đặt con vào bao rồi tóm lấy miệng túi nhấc bổng và kéo ra suối, bất chấp dòng nước xiết chảy băng băng.

    Thật tình, so với cảnh “đu dây” trong câu chuyện về đường đến trường của các em học sinh miền tây Quảng Bình làm xôn xao dư luận mấy năm trước, chuyện qua suối bằng cách nằm trong những túi bóng ở Sam Lang nằm ngoài sự tưởng tượng.

    *** Thủ tướng ơi! đừng để chúng nó cởi truồng…

    Cái Chương trình “Áo ấm biên cương” be bé của tụi mình, mỗi lần triển khai ở địa bàn nào đấy, ngoài số quần áo – khăn ủng đúng theo số lượng học sinh, lúc nào cũng lủng lẳng 1 bao hàng gọi là dự trữ, cũng toàn quần áo, để quàng thêm cho những đứa trẻ rách áo, cởi truồng đứng bơ vơ bên đường hoặc không có trong danh sách, đứng ngoài thèm khát nhìn các bạn được nhận quần áo mới…

    Nhìn chúng nó cởi truồng giữa mùa đông, xót xa lắm. Có cảm giác như vùng đất ấy, con người ấy trở lại thời hồng hoang, chỉ vỏ cây – áo lá che thân.

    http://diendanchinhtri.blogspot.com/2013/02/thu-tuong-oi-ung-e-chung-no-coi-truong.html

    **& 09 /10/17 – RFA – Trẻ nít Việt chưa từng được ăn bánh Trung Thu !

    Mùa Trung Thu tới, với những trẻ em nghèo Vân Kiều, phía Tây Quảng Trị, dường như chẳng có gì ngoài bữa cơm không thay đổi gồm rau, dưa, muối của gia đình .

    Cháu Hồ Văn Lũy, học sinh lớp 5, dân tộc Vân Kiều ở Dakrong, Quảng Trị, chia sẻ là suốt nhiều năm nay, kể từ ngày hiểu được các ngày Tết là gì, cháu và các bạn cùng xóm chẳng bao giờ có được quà Tết Nguyên Đán hay bánh Trung Thu. Bởi do cha mẹ các cháu ở đây nghèo quá, tiền ăn còn không có thì lấy đâu ra tiền mà mua bánh Trung Thu.

    Khi chúng tôi hỏi cháu Lũy có bao giờ được ăn bánh Trung Thu bằng bột nếp dẻo hoặc bánh có lòng đỏ trứng gà, hay hạt điều lần nào chưa thì Lũy tỏ ra rất ngạc nhiên vì trên đời này có những loại bánh như vậy.

    v.v…

  5. Người dân Anh quốc chảy nước mắt khi thầy cảnh cô giáo và học sinh Việt phải vượt suối trong túi nylon để đến trường :

    21/3/14 -BBC : Cảnh cô giáo và học sinh tỉnh Điện Biên phải băng qua suối để đến trường trong túi nylon đã xuất hiện trên báo Anh và thu hút nhiều lượt bình luận.

    Đoạn video dài khoảng 4 phút do cô giáo Tòng Thị Minh, một giáo viên trường Tiểu học Nà Hỳ 2 ghi lại đã khiến dư luận trong nước bị chấn động trước thực trạng khó khăn của các trường học ở vùng sâu, vùng xa tại Việt Nam trong lúc chính quyền đang bị chỉ trích là đổ hàng triệu đôla vào những công trình không có giá trị kinh tế.

    Dân Anh ‘ngạc nhiên’

    Hình ảnh học sinh Việt Nam vượt suối trong túi nylon để đến trường đã xuất hiện trên nhiều báo Anh và thu hút nhiều lượt bình luận.

    Báo Telegraph gọi cảnh tượng này là “kỳ lạ”, trong khi trang Express.co.uk viết: “Những đứa trẻ này muốn được học đến nỗi chúng sẵn sàng được đưa đến trường trong một cái túi nylon. Đây mới thực sự gọi là quyết tâm.”

    Một độc giả trên báo Daily Mail với nick ‘Joy’, viết: “Cảnh tượng này khiến tôi rơi nước mắt. Chúa phù hộ người đàn ông này vì đã bảo vệ con mình khỏi bị ướt và bị ốm. Nhà cầm quyền nên cảm thấy xấu hổ vì để xảy ra những cảnh tượng như thế này. Chắc chắn rằng con cái của giới lãnh đạo sẽ không bị bọc trong một cái túi nylon để đưa đến trường.”

    Độc giả ‘Marshall1964’ bình luận: “Cảnh tượng này khiến những đứa trẻ lười biếng, hư hỏng, được nuông chiều quá đỗi của chúng ta phải xấu hổ.”

    Một độc giả khác với nick ‘elephante’ thì viết: “Tôi ngưỡng mộ trước động lực và quyết tâm được tiếp cận giáo dục. Thế nhưng chẳng lẽ không ai nghĩ đến việc xây một cây cầu hay sao?”

  6. Thì tụi nó mua hàng phế thải các Toà và đầu máy của Tàu về bị báo chí rùm beng ,rồi vẫn như cũ ,thì có còn hơn không với Dân buôn gánh bán bưng đỡ hơn đi xe Bò ông bạn ./

  7. “Con tàu VN còn thua con tàu thời Thực dân Pháp “.Quả thật vậy ,không thua sao được,vẩn con đường củ -kỷ đó,với khung sườn có từ thời xa
    xưa.Lâu lâu có tân trang toa xe,khi thì “2 sao”,khi 3 hay 4,hoặc “5 sao” gọi cho sang ,vừa để kiếm ăn qua dự án.,chứ thực chất vẩn ì-ạch chạy cho qua ngày -đọan tháng! Nhân đây, xin gởi tới bà con,mấy câu thơ của thi sĩ Tế-Hanh, nói về con tàu Vn :” Có chi vươn vấng trong hơi máy. Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau…”

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên