Sài Gòn, dư âm cuối của ngày rời xa

35
Ảnh do tác giả cung cấp
(Nhân một năm, ngày bị đẩy ra khỏi quê hương)
Chúng tôi gặp nhau lần cuối vào một ngày Tháng Sáu năm 2022 trước khi Gaetan kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam để về Mỹ. Được biết, đất nước tiếp theo Gaetan sẽ đến là Ba Lan, quê hương của vợ anh. Anh có vẻ háo hức với nhiệm kỳ sắp tới vì Ba Lan là quốc gia châu Âu ủng hộ mạnh mẽ nhất cuộc chiến đấu vệ quốc của người Ukraine trước sự xâm lược của quân Nga. Trong số những viên chức ngoại giao nước ngoài quan tâm về những người bất đồng chính kiến mà tôi từng tiếp xúc, Gaetan là người để lại cho tôi nhiều thiện cảm nhất.
Khác hẳn các lần gặp trước với những câu chuyện về bắt bớ, đàn áp nhân quyền hay về các tù nhân lương tâm. Hôm đó, Gaetan không còn giữ vẻ quá trang trọng của một viên chức ngoại giao, anh thể hiện thái độ khá thân thiện, và không ngại bày tỏ cảm xúc trong khi trò chuyện.
.
“Tôi muốn nói với anh chị rằng, đây là một nhiệm kỳ thất bại của tôi. Có những điều tôi mong muốn đã không xảy ra. Nhiều dự định của tôi đã không thực hiện được trong thời gian ba năm làm việc ở Việt Nam”.
.
Chúng tôi thật sự bất ngờ và không khỏi bối rối trước lời bộc bạch chân thành của Gaetan.
“Một trong những mong muốn của tôi, đó là được đích thân tiễn anh chị và cháu bé ra tận phi trường để sang Mỹ. Tôi muốn thấy gia đình anh chị được an toàn tại nước Mỹ. Tôi thật sự xin lỗi vì đã không thể làm gì hơn”.
.
Ngoài những yếu tố nhạy cảm không tiện nói – theo lời giải thích của Gaetan, thì đại dịch COVID-19, việc công an luôn gây trắc trở cho việc làm giấy tờ tùy thân của anh Tú, và kể cả chính sách hạn chế người nhập cư của chính phủ Mỹ thời điểm đó, là những lý do khiến việc ra đi của chúng tôi bị chậm lại.
.
Trong khi chờ đợi người thông dịch làm công việc của mình, thỉnh thoảng Gaetan lại nhìn chúng tôi mỉm cười. Nụ cười buồn và ánh mắt chất chứa niềm cảm thương.
.
“Tôi muốn nói rằng anh chị là những người rất dũng cảm và tôi thật may mắn được làm bạn với anh chị. Trước ngày đến gặp anh chị, tôi đã xem lại một bộ phim khá nổi tiếng của Mỹ, nói về Frank Kameny, người đã dũng cảm chống lại chính phủ để đòi quyền bình đẳng cho người đồng tính”.
.
Gaetan kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về Frank Kameny. Ông là một nhà thiên văn học, làm việc tại Cơ quan Bản đồ Quân đội Hoa Kỳ ở Washington, D.C. Năm 1957, Frank bị sa thải sau khi ông bị phát hiện là người đồng tính. Chính phủ Mỹ cho rằng người đồng tính là mối đe dọa đối với an ninh đất nước. Họ mở một chiến dịch nhằm xác định giới tính của các nhân viên và sa thải bất cứ ai bị nghi ngờ là người đồng tính. Hậu quả của các cuộc săn lùng là hàng ngàn người bị đuổi việc, bị lâm vào cảnh nghèo túng, thậm chí tự sát. Nhưng hầu như tất cả những người bị sa thải đều nghĩ rằng quyết định của chính phủ là đúng, và chấp nhận điều đó.
.
Frank là người đầu tiên phản đối việc sa thải ông. Frank tìm gặp những người cùng cảnh ngộ, thuyết phục họ đứng lên đòi quyền được trở lại làm việc. Ông đã bắt đầu một cuộc đấu tranh mạnh mẽ chống lại chính sách mà ông cho là sai lầm của chính quyền Mỹ, và trở thành người dẫn đầu phong trào bảo vệ quyền của người đồng tính vào đầu những năm 1960. Cuộc đấu tranh bền bỉ và gian khổ của ông cuối cùng đã có kết quả. Nhiều người đồng tính đã được gọi trở lại làm việc. Năm 2009 và 2010, Frank Kamely được mời đến Nhà Trắng, nơi Tổng thống Obama ký kết những Đạo luật quan trọng công nhận quyền bình đẳng của người đồng tính.
.
Sau khi bị sa thải, Frank đã tự đặt câu hỏi rằng chính phủ “sai” hay “đúng”. Anh ấy chỉ mất đúng một giây để tìm ra câu trả lời: anh đúng, chính phủ và xã hội Mỹ sai. Frank đã dũng cảm đứng lên đấu tranh cho điều anh ấy tin là đúng. Giống như những việc làm của anh chị. Rõ ràng là xã hội Việt Nam, nhà nước Việt Nam đã sai và anh chị đã đúng. Có thể bây giờ thì chưa, nhưng tôi tin, vào một lúc nào đó, xã hội và nhà nước Việt Nam sẽ phải thừa nhận những gì anh chị và các bạn của anh chị làm là đúng”.
.
Tôi đáp lại Gaetan, giọng có chút đanh lại:
“Nhưng chính phủ Việt Nam khác với chính phủ Mỹ. Những người lãnh đạo ở đất nước anh biết lắng nghe, còn ở đất nước tôi thì không”.
.
Chúng tôi im lặng. Dù rất kiềm chế, nước mắt tôi vẫn ứa ra.
.
Tôi có tật xấu, gặp chuyện gì cảm động là khóc, bất kể liên quan đến mình hay không.
Tôi cảm động trước câu chuyện và tình cảm của Gaetan dành cho gia đình mình. Nhưng cũng thật cay đắng với suy nghĩ rằng, người đàn ông ngồi trước mặt mình, đến từ một đất nước xa xôi, không cùng màu da, không cùng ngôn ngữ, không cùng chủng tộc nhưng lại thấu hiểu, đồng cảm và ủng hộ những việc mình làm. Trong khi đó, những người cai trị đất nước này lại truy lùng, bắt bớ và tìm cách loại bỏ chúng tôi. Những tiếng nói bảo vệ công lý và sự thật, quá cô đơn trên chính quê hương mình.
.
Trước khi ra về, Gaetan dặn, khi nào đi được thì email báo cho anh biết và gửi cho anh tấm hình chụp ba người chúng tôi trên đất Mỹ để anh vui.
.
Chín tháng sau ngày chia tay Gaetan, chúng tôi được mời lên văn phòng IOM (Tổ chức Di dân Quốc tế) tại quận Nhất, Sài Gòn. Người phụ trách hồ sơ của gia đình tôi, thông báo:
“Anh chị có thể chọn ngày đi. Nhưng chậm nhất là 30 Tháng Tư anh chị phải rời khỏi Việt Nam”.
.
Tôi lặng người đi. Ngay tức khắc, một nỗi buồn tê tái siết chặt lấy tâm hồn tôi. Bao nhiêu câu hỏi “tại sao” luẩn quẩn trong đầu, nhưng miệng tôi cứng đơ, không thốt ra được lời nào. Chồng tôi ngồi bên cạnh, cũng lặng im như thế. Thay vì mừng vui, tôi lại thấy thương hại cho chính mình.
.
Một cảm giác tủi thân đến vô cùng. Tôi sinh ra và lớn lên trên đất nước này. Máu thịt tôi ở đây, hồn vía tôi ở đây. Tôi thuộc về nơi này và nơi này thuộc về tôi. Thế mà bây giờ, tôi “phải rời khỏi Việt Nam chậm nhất là ngày 30 Tháng Tư”. Những người đồng bào Miền Nam của tôi đã phải lũ lượt, lầm lũi ra đi sau cái ngày 30 Tháng Tư năm 1975 nghiệt ngã ấy. Lẽ nào, sau gần 50 năm trường, cái biến cố thảm thương ấy vẫn siết chặt lấy thân phận người Việt, trong đó có gia đình tôi, như một thứ định mệnh bi đát không thể nào thoát ra được.
Người ta cho tôi hạn chót để rời bỏ quê hương, nhưng ngày về thì không ước hẹn. Bao giờ….bao giờ…., biết đến bao giờ…?
Phạm Thanh Nghiên (Facebook) 

35 BÌNH LUẬN

  1. Vũ Thư Hiên đã về, có nghĩa Đêm hổng tồn tại giữa ban ngày nữa, mà đ phân bịt được Đêm hay Ngày lun . Một tình trạng nhờ nhờ đến nhầy nhụa .

    May quá, ở ngoài này cũng vậy . Có điều về VN có thể hét to lên “Tôi Yêu Đảng!” mà hổng sợ bị dè bỉu . Ngoài này thì … Đúng, tòa đã xử thắng cho Gs Lê Văn Khoa . Nhưng bên này chúng nó quân tử Tàu -có Cộng không, anyone’s guess is as good as mine- nên … Tiếng Việt có thành ngữ “vừa đ vừa tự bóp … mình”. Nên tiếng yêu Đảng chửa kịp tròn vành môi . Plausible deniability, aka mún hỉu thía lào cũng được . Và có cớ để nói mặt tao mà yêu Đảng à

    Nhưng có kẻ lại nghĩ thầm, mặt nó mà không yêu Đảng thì còn ai yêu Đảng nữa đây hả Trời!

  2. Cho phép tớ hổng thấu cảm với cái tình cởm sến xựa này

    “Năm 1957, Frank bị sa thải sau khi ông bị phát hiện là người đồng tính … Năm 2009 và 2010, Frank Kamely được mời đến Nhà Trắng, nơi Tổng thống Obama ký kết những Đạo luật quan trọng công nhận quyền bình đẳng của người đồng tính”

    1957-2009, và nước Mỹ là biểu tượng của bác ái, dân chủ “Hậu quả của các cuộc săn lùng là hàng ngàn người bị đuổi việc, bị lâm vào cảnh nghèo túng, thậm chí tự sát”

    “đã phải lũ lượt, lầm lũi ra đi sau cái ngày 30 Tháng Tư năm 1975 nghiệt ngã ấy”

    Có thỉa 1 số “đã phải”. Aint me & the people i know. Họ (rất) mún đi, ASAP. Níu họ “đã phải” cái gì, thì họ phải nghiến răng nghiến lợi chờ giấy tờ, hoặc chờ có đủ tiền . Còn chiện đi, xít man, chả ai “đã phải” cả

    “Những tiếng nói bảo vệ công lý và sự thật, quá cô đơn trên chính quê hương mình”

    Đầu tiên tiền đâu, cái-gọi-là “công lý & sự thật” ở VN, according to Nguyễn Ngọc Chu & Đoàn Bảo Châu, Công An VN bảo vệ tốt hơn mấy người . Ví dụ như “đã phải”. Níu “đã phải” là sự thật, count me the Phúc out.

    “Người ta cho tôi hạn chót để rời bỏ quê hương, nhưng ngày về thì không ước hẹn. Bao giờ….bao giờ…., biết đến bao giờ…?”

    Ừ thì có người đi, nhưng cũng có người về . Nguyễn Quý Đức zìa hẳn để hưởng công lý & sự thật . Ngu Thế Vinh, Nguyễn Đăng Hưng, Trương Nhân Tuấn, Nguyễn Hữu Liêm … cũng đã zìa ì xèo . What about Tiến Sĩ Nguyễn Văn Tuấn, cứ vài tháng ổng lại zìa .

    Tùy mình thui . Mọi người vưỡn sống ở VN, như Tiến Sĩ Mạc Văn Trang í . Chó cậy gần nhà, ổng sống ở gần Lăng đâu cần phải đi đâu . Rùi hổng ít người bên này hoặc về lun, hoặc đi như đi chợ . Tùy mình cả thui . Cứ như Nguyễn Hữu Liêm đó, về còn có xe Công An hụ còi đón rước . Tùy mình cả thui

    Nên bớt sạo tới độ sến sặc xụa thì hơn

    • Thưa, năm 1975, có biết bao người có điều kiện ra đi dễ dàng nhưng họ chọn ở lại để rồi hứng đau thương do nước mất nhà tan… Cho nên hai chữ “đã phải” cũng đâu thể nào hoàn toàn gọi là “xạo sến” được?

      • Phạm Thanh Nghiên nói là “đã phải” bỏ nước ra đi . My family is, well, was one of those . Lên tới sân bay nhưng thấy bị pháo kích nhiều quá nên về . Chiện “đã phải” là “đã phải” ở lại, để rồi hứng đủ những thắng lợi của cách mạng . Cái “đã phải” của nhà tớ aint the sêm xít với cái “đã phải” của Phạm Thanh Nghiên, và cái “đã phải” của nhà tớ được nhiều người, at least the ones gia đình tớ chia sẻ . Still it aint the sêm xít với cái “đã phải” của Phạm Thanh Nghiên . & everywhere we went, họ cùng chia sẻ cái “đã phải” ở lại mà chịu đựng, và hầu như ai cũng mún đi, chớ hổng phải “đã phải” đi . Phạm Thanh Nghiên is, well, not the 1st, vì các gia đình “cách mạng” sau này tớ gặp ở bên đây mới đề cập tới “đã phải” đi vì VN aint the place, ngay cả cho gia đình họ .

        Thats why i stated hổng có thấu cảm cái “đã phải” của Phạm Thanh Nghiên, và xem đó là sến sặc xụa . Còn chiện “đấu tranh” này nọ của mí người như bả, methink bô (full of) xít . Đi hay ở, về này nọ, it become a personal choice. Phạm Duy, Nguyễn Quý Đức, … & Ngu Thế Vinh, Tưởng Năng Tiến, Nguyễn Hữu Liêm … make what she said irrelevant, to the point of pants on fire. What about Nguyễn Văn Tuấn ? What about người cha đỡ đầu -about as good as bảo vệ di sản của ô tướng Việt Minh Nguyễn Trọng Vĩnh- là Tiến sĩ Mạc Văn Trang, ổng vưỡn sống khỏe gần lăng Bác .

        Thus, it make bài này khá sến . Đv tớ là đủ sến làm tớ sặc .

        Again, “đã phải” của tớ là “đã phải” nghiến răng nghiến lợi chịu đựng ở trong nước . Lúc nhận được giấy lên phỏng vấn, ai cũng mừng hết lớn lun, thưởng cho anh bưu điện khá hậu hĩ . Hồi đi, cho ảnh hẳn cái xe đạp xịn . So, i cant share the sentiments “đã phải” đi được . Níu “đã phải” gì thì “đã phải” chịu đựng cái chính quyền đã tạo ra Tiến Sĩ Mạc Văn Trang suốt 1 thời gian dài, aint đi . Cứ thử tưởng tượng ra khỏi VN như ra khỏi tù vậy . Còn Phạm Thanh Nghiên quá gắn bó với tù nên “đã phải” rời khỏi trại tù ra đi . Rùi viết “đã phải lũ lượt, lầm lũi ra đi”, như zị, hổng sến sặc xụa thì là gì ?

      • & in the mean time, hổng ít lần nhà tớ tính “đã phải” đi theo đường lậu . i mean bên ngoại . Thời 79, mấy ông cậu tớ tới tuổi nghĩa vụ, nên họ “đã phải” đi . Tớ còn nhỏ nên hổng có ưu tiên . Ông già đi cải tạo zìa coi như mất hết, phải làm lại từ đầu . Sau đó cũng có binh nhiều đường khác để “đã phải” đi, nhưng toàn binh lủng . Bắt đầu tin vào số mạng . Vì có nhiều chiện khá “tức” cười . Như 1 lần tự nhiên ở đâu có 1 đám bộ đội, thấy trăng đẹp nên lao đầu xuống biển tắm, vào giờ ghe cập cho tụi tớ lên . Thấy bộ đội, ghe hổng dám vô . Khi tụi nó đú đởn xong, ghe cũng biến mất . Mất cả chì lẫn chài . Rùi bị bể, chạy thục mạng . So, cái “đã phải” của Phạm Thanh Nghiên, its bô (full of) xít, cant thấu cảm với cái “đã phải” đó . Vì vậy, cái “sự thật” của Phạm Thanh Nghiên, id rather giựt bồn cầu . Tưởng chừng tuyệt vọng thì giấy gọi lên phỏng vấn, vừa đủ tuổi đi nghĩa vụ quân sự, rùi vừa trúng tuyển đại học, rùi mấy ông Cộng Sản bắt đầu nói chiện lại với nhau nên nghĩa vụ quân sự cũng hổng có bố ráp như hồi xưa . Được vô đại học, được 2 tháng là biến mất

      • “Có mấy người muốn rời bỏ quê hương?”

        More than anyone would want to know, or dare to admit.

        Bi giờ Việt Nam mà mở banh biên giới như Cuba, Haiti đã làm và Mexico đang làm … Xít man, để xem “đã phải” đi hay là “đã phải” chịu đựng quá lâu

  3. Đi được thì đi M M đi lại còn luyến với cả tiếc , qua cọ móng tối ngày chứ dân với chả chủ gì . Nên nhớ 80 năm có lẻ không có cá nhân hay tổ chức nào thắng được CS . Nhớ lấy

  4. Đáng nguyền rủa rẻ khinh!

    Mặc tình chúng cạp đất
    Mặc tình chúng hút cát
    Miền Nam đất tân bồi
    Bị sạt lở tan nát

    Rừng phòng hộ nguyên sinh
    Chúng cứ bán mặc tình
    Ngập từ Nam chí Bắc
    Cúi đầu ta làm thinh

    Đáng nguyền rủa rẻ khinh!

    Nông Dân Nam Bộ

  5. Stand By Me

    Cô ca sĩ thanh nhạc Thăng Long
    Chê ca sĩ Sài Gòn thất học
    “Mầy có biết ông là ai không?”
    Lời người Bắc Kỳ bên thắng cuộc!

    Đó không là khác biệt Bắc Nam
    Mà đó chính là sự khác biệt
    Giữa Bắc năm tư và bảy lăm
    Đang hủy diệt giống nòi Lạc Việt!

    Nông Dân Nam Bộ

    Tao biết rõ tụi mầy là ai!

    Tao biết rõ tụi mầy là ai
    Một thứ quái thai của thời đại
    Một lũ khuyển ưng thứ tay sai
    Vô nhân tính rừng rú hoang dại

    Hình người biết ăn và làm tình
    Bầy đàn lang sói thứ súc sinh
    “Tàu lạ” “người lạ” đồ vô loại
    Thời đại mọi rợ Hồ Chí Minh!

    Nông Dân Nam Bộ

    Ông “ba que xỏ lá”

    Tôi biết “ông” là ai
    “Ông Bắc Kỳ lý luận”
    “Ông” là thằng tay sai
    Là thứ đồ vô dụng

    Biết bố ông nữa là
    Tôi biết luôn cả “bác”
    Cả họ nhà “Ba Ke”
    Ông ba hoa khoá lác

    Bắc Trung Nam vùng miền
    Nam Trung kỳ cứ gọi
    Mọi người nghe tự nhiên
    Nhưng Bắc kỳ cấm kỵ

    Mỗi khi nghe nổi điên
    Vì đâu ông nên nỗi
    Cùng là giống Rồng Tiên
    Cùng da vàng máu đỏ

    “Ông ba ke” bảy lăm
    Ông rước giặc ngoại xâm
    Ông điêu ngoa xảo trá
    Ông gieo rắc hờn căm

    Ông “Ba Que Xỏ Lá”
    Ông chơi cha chó má!

    Và hơn thế nữa – trên tất cả
    Thằng anh cả ôn dịch thổ tả
    “Bắc Kỳ lý luận” tổng bí thư
    Đồ mẹ rượt đui mù té nổ!

    Nông Dân Nam Bộ

  6. Là kẻ thù chúng Ta!

    Bàn thờ trong mỗi nhà
    Là gì nếu không là
    Bốn ngàn năm văn hiến
    Đạo thờ cúng Ông Bà!

    Đậm đà tình dân tộc
    Là gì nếu không là
    Có cùng chung chủng tộc
    Cùng một mẹ sinh ra!

    Việt cộng vô Tổ Quốc
    Chúng tôn thờ Nga Hoa
    Đồ cái thứ ngu ngốc
    Là kẻ thù chúng Ta!

    Nông Dân Nam Bộ

  7. Có mấy người muốn rời bỏ quê hương? 1954 nhiều người miền Bắc đã phải bỏ lại tất cả để di cư vào Nam; sau 1975 nhiều người đã phải liều mạng vượt biên. Tất cả đều chỉ mong được sống tự do. Chợt nhớ lời thơ của Nguyễn Chí Thiện:

    SẼ CÓ MỘT NGÀY

    Sẽ có một ngày con người hôm nay
    Vất súng vất cùm, vất cờ, vất đảng.
    Đội lại khăn tang quay ngang vòng nạng… oan khiên
    Sẽ có một ngày con người hôm nay
    Về với miếu đường mồ mả gia tiên.
    Hàng chục năm qua bức bách nhạt nhòa cho quên.
    Và hận thù xưa như làn hương thu tan về cao rộng.
    Tất cả lùa qua một cơn ác mộng.
    Kẻ lọc lừa kia bạo lực xô chân sống sót về đây.
    Nghe tiếng bình tâm an nhờ phúc phận.
    Trong buổi đoàn viên xum họp hàn huyên huynh đệ tương thân
    Đứng bên nhau trên mất mát quây quần,
    Kẻ bùi ngùi rưng rưng đặt vòng hoa ngộ lên mộ cha ông.
    Khai sáng kỷ nguyên tã trắng thắng cờ hồng.

  8. nhưng sẽ có một ngày
    phải có một ngày
    phá được ngục tù
    phá được xích xiềng
    rồi ôm nhau
    mừng trong nước mắt thiêng liêng

    Ban Mai 1/19/24

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên