S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Nguyễn Thị Phương Thúy

12

Giới yêu hội họa, hẳn nhiên, đều biết tác phẩm Em Thúy của Trần Văn Cẩn. Bức danh họa này hoàn tất vào năm 1943, và “đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.” Tuy thế, không mấy ai để ý là có đến hai phụ nữ tên Thúy (và hai đều được dư luận nhắc đến như là nguyên mẫu của tác phẩm nổi tiếng trên) nhưng cuộc đời của họ lại hoàn toàn khác hẳn nhau.

Trong bài “Có Một Người Mẫu Hà Thành,” xuất hiện trên trang Hiệu Minh Blog –  vào hôm 07/12/2010 – nhà báo Kim Dung khẳng định:

Vâng, bà là Minh Thúy – người mẫu năm xưa của bức tranh Em Thúy có một không hai – làm nên tên tuổi của danh họa Trần Văn Cẩn. Hóa ra, họa sĩ Trần Văn Cẩn là bác ruột của bà…

Như mọi thiếu nữ Hà thành gia giáo khác, bà Thúy theo học một trường học nổi tiếng của Hà Nội – Trường PT Trưng Vương. Dường như duyên phận đã đặt bà sau đó, học tiếp sư phạm và trở thành nhà giáo. Bà đã trải qua một cuộc đời dạy học khá êm đềm

Hai năm sau, qua một bài viết khác (“Hạnh Phúc Ngắn Ngủi Của Em Thúy Trong Tranh Trần Văn Cẩn”) đăng trên báo Phụ Nữ Today, hôm 26/09/2012, tác giả Sao Chi lại cho biết về một bà Thúy khác:

Ngồi trước mặt tôi bây giờ không phải là cô Thúy của 50 năm trước trong bức tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn vẽ tặng. Cô Thúy của ngày hôm nay đã tóc bạc da mồi, đôi mắt mờ đục rưng rưng kể lại cho tôi nghe câu chuyện cuộc đời mình hơn 40 năm về trước. Cô Thúy ấy chính là nữ thi sĩ Nguyễn Thị Phương Thúy, ái nữ của nhà phê bình, đồng tác giả cuốn Thi nhân Việt Nam – Hoài Chân…

Những tưởng cuộc đời của người con gái ấy sẽ trôi êm đềm khi làm vợ của vị giáo sư là Viện trưởng viện vật lý Việt Nam bấy giờ. Tuy nhiên, sống với nhau vài năm, hai trái tim ấy không cùng nhịp đập nên cuộc hôn nhân của cặp đôi ấy đã tan vỡ trong sự tiếc nuối của nhiều người.

Té ra, có đến hai cô Thúy lận. Tuy cả hai đều là cành vàng lá ngọc nhưng dường như cái cô “đã trải qua một cuộc đời dạy học khá êm đềm” mới chính là người mậ̃u cho tác phẩm “đã được công nhận là bảo vật quốc gia.” Còn cô “ái nữ của nhà phê bình văn học Hoài Chân” thì không được cái vinh dự đó, và cuộc sống cũng chả “êm đềm” gì mấy.

Tuy thế, tình duyên của bà với nhà thơ Tuân Nguyễn cũng đã để lại cho đời một “bảo vật” vô giá khác – một thiên tình sử. Mối duyên tình đằm thắm, thuần khiết, chân thật, sâu đậm, cao đẹp, và thánh thiện của họ (giữa cái xã hội mà nhân phẩm rẻ hơn thực phẩm) đã khiến cho lắm kẻ phải kinh ngạc và nhiều người ngưỡng mộ.

Nhà thơ Ngô Minh thuật chuyện:

Chị Thuý làm thơ, dạy đàn tam thập lục ở Nhạc Viện Hà Nội. Chồng trước của chị là một tiến sĩ vật lý danh tiếng, nhưng chị đã ly dị để đi theo tiếng gọi của trái tim, lấy anh chàng Tuân Nguyễn vừa được tha tù sau 10 năm, dù bị gia đình phản đối quyết liệt… Lấy nhau rồi mà phải ở nhờ nhà những người em, người bạn. Hơn tháng sau, chị Thuý đem tất cả số tiền dành dụm được, rồi bạn hữu góp thêm, mua một gian buồng 6 mét vuông gần Ga Hàng Cỏ.

Tôi cũng đã từng biết cảnh sống (gần) tương tự của một đôi nghệ sỹ khác, Lưu Quang Vũ & Xuân Quỳnh, qua những câu thơ của họ:

Nhà chỉ mấy thước vuông, sách vở xếp cạnh nồi
Nếu nằm mơ, em quờ tay là chạm vào thùng gạo…

Khi buồn bã em không thể quay mặt đi nơi khác
Anh không giấu em một nghĩ lo nào được
Ta chỉ có mấy thước vuông để cùng khổ cùng vui.   

Nói là “gần tương tự” thôi vì Phương Thúy không hề có phút giây nào cả buồn bã nên chả cần phải quay mặt đi đâu hết. Tuân Nguyễn cũng thế, cũng không lo âu gì sất. Cả hai lúc nào cũng vui (như Tết) nên “mấy thước vuông” cũng chả khiến họ phải bận lòng.

Tác giả Sao Chi kể :

Mặc dù hai vợ chồng phải đi bắt cóc, đi hót phân người, hót rác… bán lấy tiền trang trải qua ngày nhưng đôi vợ chồng thi sĩ ấy không hề mặc cảm hay than vãn gì cả… Cuộc sống của đôi vợ chồng ấy dù có vất vả nhưng vô cùng hạnh phúc.

Mặc dù trong suốt 10 năm sống chung, ông bà không sinh được một người con nào nhưng không bao giờ ông bà than vãn hay nhắc tới chuyện con cái. Bởi vì với họ được sống, được ăn một mâm, ngủ một giường, được làm thơ tặng nhau đã là hạnh phúc.

‘Cuộc sống của chúng tôi chỉ có những tiếng cười, có thơ. Chúng tôi có thể nói chuyện cả đêm, hết chuyện này đến chuyện khác. Chúng tôi có thể ngẫu hứng xướng thơ đọc cho nhau nghe suốt đêm mà không biết chán,’ thi sĩ Phương Thúy nhớ lại.       

Bộ thiệt vậy sao Trời?

Tôi cũng đa cảm và lãng mạn (tới bến luôn) nên cũng đã có lúc mộng mơ chuyện “xây nhà bên suối” giống y như nhạc sỹ Văn Cao vậy đó:

Suối mơ bên rừng thu vắng
Dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng …    

Từng hẹn mùa xưa cùng xây nhà bên suối
Nghe suối róc rách trôi hoa lừng hương gió ngát
Đàn nai đùa trong khóm lá vàng tươi …    

Thẩn thơ “bên rừng thu vắng,” nhìn “dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng” hay  …     “đàn nai đùa trong khóm lá vàng tươi” thì thú vị thật và thi vị lắm. Tuy thế, ở một nơi không đèn điện/không nước nóng/không lò sưởi/ không bếp ga/ không restroom, không wifi (và cũng chả có rượu bia cùng cà phê thuốc lá gì ráo trọi) thì chắc chắn là không có tui đâu – dù được sống ngay cạnh Suối Mơ, và kề cận với một Marilyn Monroe bốc lửa hay một Nghi Lâm thanh tú (hoặc cả hai người luôn) cũng … nhất định không.

Tui lãng mạn thiệt (và lãng mạn lắm) nhưng không lãng mạn dữ vậy đâu! Sống mình ên cũng đã khó lắm rồi (tui cãi lộn với chính mình hàng đêm mà) sống chung thì còn khó gấp hai, với bất cứ ai, nhất là một người khác phái!

Nói chi đến chuyện ban ngày quần quật hót rác, hót phân, đổ thùng rồi tối về (một căn phòng 6 mét vuông) còn nằm “đọc thơ cho nhau nghe” thì ai mà chịu đời cho thấu. Vậy mà Minh Thúy với Tuân Nguyễn vẫn sống hạnh phúc bên nhau hết năm này, sang năm khác.

Bần hàn, lam lũ, cơ cực, chật vật … tới cỡ nào cũng chịu. Hai người chỉ cần “được ăn một mâm, ngủ một giường, được làm thơ tặng nhau” là đủ vui rồi. Tuy niềm vui của họ chỉ đơn sơ và giản dị thế thôi nhưng rồi cũng … mất.

Đấy là buổi sáng định mệnh. Tuân Nguyễn trên đường đi lấy báo về để Phương Thúy bán, để rồi anh sẽ  bình tâm ngồi dịch sách, ấy mà chiếc xe tải đã cướp đi sinh mạng anh. Phương Thúy như thành người điên dại…  

Nhiều ngày, chị lặng lẽ xách làn hoa quả đạp xe về nghĩa địa ngoài Thủ Đức thăm mộ Tuân Nguyễn. Có lần, chị tha thẩn cả ngày quanh mộ chồng, như đối thoại cùng vong linh người chồng, đối thoại cùng thân phận xấu số của chính mình. Những câu thơ bất thần trở lại, an ủi vỗ về chị. Những câu thơ đầy nỗi cô đơn:   

Không anh đường bỗng dài ra
Khởi đầu là chỗ chúng ta quay nhìn
Càng đi càng thấy khó tin
Rằng nơi sắp tới có mình em thôi!      

… 

Chiều mưa trở lạnh, tôi về trại an dưỡng Phật Tích (Từ Sơn, Bắc Ninh) tìm thăm chị. Được tin chị vào sống nhờ trại an dưỡng, tôi muốn sớm đến thăm. Trên đường đi, tôi cứ băn khoăn tự hỏi, sao số phận đưa đẩy chị đến nước này? Một người phụ nữ, sinh ra trong gia đình trí thức, có thể nói  là “danh gia vọng tộc”, ấy mà cuối đời phải vào sống ở “trại tế bần”, vậy có phải là số phận? (Vũ Từ Trang. “Phương Thúy – Qua Mấy Bận Đò Vẫn Cô Đơn Nơi Bến Vắng”).

Cũng như bao nhiêu người khác, khi đời đã về chiều thì tôi cũng buộc phải tin vào số phận hay định mệnh thôi. Tôi còn tin rằng nay mai nước Việt sẽ có một ngày Lễ Hội Tình Yêu (riêng biệt) cùng với một con tem kỷ niệm, phát hành đúng vào hôm mà Phương Thúy & Tuân Nguyễn (*) quyết định sống chung nhà mà chả cần phải vấn danh, dạm hỏi, cưới xin, hay đưa đón gì ráo trọi.

———————–

(*) Chúng tôi cũng có vài trang sổ tay viết riêng về nhà thơ Tuân Nguyễn, xuất bản hơn 10 năm trước, trên diễn đàn này: tuongnangtien.wordpress.com

12 BÌNH LUẬN

  1. hồ dâm tặc bán nước cho tàu 09/08/2023 at 21:22 said:
    “dù là cộng sản”, cộng sản tàu sẽ đập thằng cộng sản việt và cộng sản việt sẽ theo mỹ đập lại thằng cộng sản tàu. cộng sản tàu chết thì cộng sản việt cũng chết theo. đồng chí ‘montaukmosquito’ cũng chết theo.”

  2. Nhung nguoi lieu lao thang song. Thu tuong Tran van Huong phan : Do la : “Lu luu manh mac ao ca sa lam tro khi” Ca the gioi nghe va thay, dung sao quyet, doi tra nua. Bon an com QG “mien Nam” tho con ma giac Cong cAn tru di cuu toc voi day cop xe.

    • Nếu ông tự nhận mình không rành
      tiếng Việt, không thèm xài tiếng Việt,
      coi văn chương Việt là thứ cặn bã ,không
      đáng để lưu tâm tới.

      Thì chót chét vào bài viết của thiên
      hạ ,rồi có ý cò ,ý kiến để làm chi vậy ?

      • Loài người và loài chó có những đặc tính giống nhau: thông minh, năng động, anh hùng can đảm, lì đòn khi cạnh tranh, chiến đấu với đối thủ, nhưng đồng thời cũng có một hạng mang bản chất Hèn và Nhát.
        Những con chó nhát thấy đối thủ có vẻ trên cơ thì cụp đuôi chạy vòng vòng sủa.
        Những tên hèn khi thấy đối tượng vĩ đại quá đâm ra tự ti mặc cảm rồi lẻo đẽo theo sau nói hành nói tỏi giống như chị hàng xóm mất gà.

  3. Nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân giải thích nguyên nhân chính dẫn đến chuyện bè lũ chống Cộng cực đoan vu khống, dựng chuyện nhằm hạ bệ tên tuổi của những trí thức yêu nước mà cụ thể là nhóm Tường – Xuân – Phan như sau: Chúng tôi là những phật tử, xuất thân từ sinh viên tranh đấu chống chính quyền Diệm và các chính quyền Sài Gòn thân Mỹ, rồi lại thoát ly tham gia kháng chiến

    Xin được nói rằng: Vào thập niên 60, trong giới sinh viên trí thức đi theo cách mạng, các anh Tường, Phan và tôi thuộc loại nổi tiếng nhất. Vì vậy mà Nhã Ca đã ra sức bôi nhọ chúng tôi trong tác phẩm “Giải khăn sô cho Huế” được giải thưởng của Nguyễn Văn Thiệu năm 1970. Nhã Ca đã xây dựng tôi thành nhân vật tên Đắc trong tác phẩm ấy với những nội dung hoàn toàn bịa đặt… Tôi đọc thấy ở chương 7 viết về nhân vật Đắc “là một sinh viên trẻ trung, hăng hái…

    Đến khi câu chuyện trở nên thân tình tôi hỏi thật:

    – Vì sao năm 1968 Thu Vân lại viết về nhân vật Đắc để ám chỉ tôi như thế?

    Chị ta trả lời rất thành thật:

    – Lúc đó ai cũng nói anh chết rồi, chớ ai ngờ…

    – Sao Thu Vân lại nỡ dựng chuyện ác cho em của một người bạn mình như thế? – Tôi hỏi với giọng trách móc.

    – Như anh biết đó – chị ta giải thích – viết ký thì phải có những con người bằng xương bằng thịt mình biết rõ ràng mới hay, chứ anh nghĩ lính giải phóng ở miền Bắc vào tôi nào có biết ai đâu?

    – Té ra như vậy.

    Để đạt được những mục đích đê hèn, người ta có thể làm những điều lá mặt, lá trái, đổi trắng thay đen. Họ vu oan giá họa cho rất nhiều nhân sĩ, trí thức yêu nước mà trong số đó nổi bật là ba nhân vật Tường – Xuân – Phan

  4. Sau sự kiện Tết Mậu Thân 1968 ở Huế, có rất nhiều nguồn thông tin từ sách, báo của những kẻ chống Cộng cực đoan cho rằng: Những nhân vật nòng cốt của phong trào đấu tranh đô thị ở Huế như Nguyễn Đắc Xuân – Hoàng Phủ Ngọc Tường – Hoàng Phủ Ngọc Phan, sau một thời gian thoát ly theo cách mạng ở chiến khu đã trở lại Huế để chỉ huy lực lượng giải phóng bắn giết rất nhiều người ở Huế và những nguồn thông tin cực đoan này đã không ngần ngại khi gọi các anh Tường – Xuân – Phan là những “tên đồ tể khát máu”, là “linh hồn của chiến cuộc Mậu Thân”…

    Ông Phan kể rằng, có lần cụ thân sinh ra ông nghiêm nghị hỏi rằng: “Người ta nói Tết Mậu Thân con với thằng Tường về Huế giết rất nhiều người, có thật như vậy không?”. Tôi đã trả lời với cha tôi rất rõ ràng rằng: “Đó là luận điệu tuyên truyền vu khống của kẻ địch. Nếp nhà ta xưa nay vẫn coi trọng những điều Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa. Dòng họ ta một số ở miền Bắc, một số ở miền Nam. Nhưng dù sống dưới chế độ nào cũng đều là công dân lương thiện – không hề nảy sinh hạng tham quan ô lại, cường hào ác bá, lưu manh đê tiện. Xin ba yên tâm”

    Ngoài ra còn vu khống nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và rất nhiều sinh viên, trí thức trong phong trào tranh đấu ở Huế là “Việt Cộng nằm vùng”. Nghiêm trọng hơn, chúng còn xúc phạm danh dự của vị lãnh tụ đức cao vọng trọng của Giáo hội Phật giáo là cố Tăng Thống Thích Đôn Hậu. Gia đình tôi vốn theo đạo Phật. Cả anh Tường và tôi đều có pháp danh và có phái quy y với bổn sư Thích Đôn Hậu.

    Nhân vật chủ soái trong việc tuyên truyền xuyên tạc này không ai khác là Liên Thành, trước đây là Trưởng ty Cảnh sát Quốc gia Thừa Thiên – Huế. Đầu mùa hè năm 1966, Nguyễn Ngọc Loan theo lệnh Mỹ-Thiệu-Kỳ đưa quân từ Sài Gòn ra đàn áp phong trào tranh đấu ở miền Trung

    Gặp thời, kẻ tiểu nhân đắc chí Liên Thành ra sức lập công với Nguyễn Ngọc Loan và với đảng Đại Việt. Danh sách ba anh em chúng tôi là Tường – Phan – Xuân được ưu tiên phát lệnh truy nã trên đài phát thanh, e rằng do Liên Thành và đám Đại Việt đề xuất chứ Nguyễn Ngọc Loan làm gì biết mà “coi trọng” chúng tôi dữ vậy. Trên thực tế là từ năm 1966, chúng tôi đã lọt vào tầm ngắm của Liên Thành và cũng từ đó cho đến mãi sau này, ông ta luôn sử dụng tên tuổi của chúng tôi để làm mục tiêu đánh phá, để trổ tài chống Cộng hòng thăng quan tiến chức. Tuy không bắt được chúng tôi nhưng cũng đã có cớ để chụp mũ Cộng sản cho phong trào Phật giáo ở Huế

    Trong thời gian Quân Giải phóng làm chủ thành phố Huế vào Tết Mậu Thân, Liên Thành thoát thân về Hương Thủy trốn rất kỹ nên thoát nạn. Phải đến khi Quân Giải phóng rút ra khỏi thành phố cả tuần lễ, y mới ra trình diện, nên bị Tỉnh trưởng Phan Văn Khoa và tướng Ngô Quang Trưởng dội cho một trận đến hồn xiêu phách lạc

    Sau Tết Mậu Thân, báo chí trên thế giới nóng lên bởi hai vụ giết người ghê tởm: Vụ Nguyễn Ngọc Loan bắn tù binh trên đường phố. Sau đó là vụ tên trung úy Calley tàn sát hơn 500 đồng bào ta ở Mỹ Lai. Chính quyền Mỹ lẫn Sài Gòn rất nhức đầu vì hình ảnh “Thế giới tự do” bị những tên ác quỷ này bôi đen

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên