S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Đường phía Bắc

22

Lúc còn tại thế, có lúc, ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó:

“Xin thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương… Là người đứng đầu chính phủ, một trong những người lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản, thủ tướng nhìn nhận ra sao trách nhiệm của mình trong cuộc di dân rộng lớn và bi thảm ấy?” (Bùi Tín, “Hai Câu Hỏi Cần Trả Lời Rõ Ràng Trước Khi Thế Kỷ 20 Khép Lại,” Cánh Én, Feb.1999:05).

Phạm Văn Đồng, tất nhiên, không “nhìn nhận trách nhiệm” gì ráo trọi. Và đây là thái độ chung của giới hữu trách ở Việt Nam – theo như nhận xét của ông Ngô Nhân Dụng: “Khi thấy dân tố cáo bất cứ cái gì, phải chối ngay, phải lấp liếm, bịa đặt, bưng bít, bằng bất cứ cách nào, không bao giờ nhận lỗi.”

Ông nhà báo này nói tầm bậy tầm bạ như vậy mà … không trật. Khi được phóng viên báo Nhân Dân, số ra ngày 31 tháng 8 năm 1987, hỏi về cuộc “di dân  rộng lớn và bi thảm ấy,” Trung Tướng Nguyễn Đình Ước (Viện Trưởng Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam) đẩy cây như máy:

“Đó là chuyện có thật … Đã có một bộ phận người Việt Nam bỏ đất nước ra đi. Không ít người đã thiệt mạng trên biển do bị chìm thuyền, bị bọn đưa người vượt biên trái phép lừa gạt giết chết. Đó đúng là một thảm cảnh nhưng là hệ quả do những chính sách chống phá Việt Nam từ bên ngoài.”

Mới đây, ông Dương Trung Quốc  mô tả đó là một “vết thương lịch sử” nhưng (sau một lúc quanh co) ông kết luận rằng là nó sắp … lành đến nơi rồi : “Tôi không nghĩ kiều bào còn lấn cấn nhiều về chế độ chính trị, có lẽ chỉ còn ở một thế hệ nào đó do hoàn cảnh lịch sử.”

Cái “hoàn cảnh lịch sử” này ra sao là điều mà ông Tổng Thư Ký Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam không muốn nói đến. Ông Trương Tấn Sang cũng vậy:

“Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, luôn mong muốn và làm hết sức mình để hỗ trợ đồng bào đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hòa nhập vào cộng đồng dân cư trên đất nước cư trú…”

Dưới mắt nhìn của những người cầm quyền ở Việt Nam thì mấy triệu thuyền nhân cứ y như một đám người từ trên trời rớt xuống, tứ tán khắp năm Châu. Đảng và Nhà Nước đã gom cái tập thể này lại và biến họ thành cục bột, muốn nắn bóp nó ra sao – tùy thích.

Có lúc Nhà Nước mô tả những kẻ ra đi là một lũ người “bất hảo, cặn bã của xã hội, ma cô, đĩ điếm, trộm cướp, trây lười lao động, ngại khó ngại khổ, phản bội tổ quốc, chạy theo bơ thừa sữa cặn… ”.  Không hiểu đám thuyền nhân đã hành nghề ma cô, đĩ điếm và tổ chức trộm cướp ra sao – nơi đất lạ quê người – nhưng số lượng bơ thừa sữa cặn mà họ đều đặn gửi về cố hương đã cứu toàn dân, cũng như toàn Đảng, thoát chết (đói) nhiều phen.

Từ đó, Đảng ta đổi giọng : những kẻ  phản bội tổ quốc không những đều được “khoan hồng” mà còn được “tôn vinh” như “những sứ giả Lạc Hồng,” và (bỗng) trở thành “một bộ phận  không thể tách rời của cộng đồng dân tộc,”  hay “là cầu nối phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước trên thế giới…”

Thiệt khoẻ!

Thế còn chính những thuyền nhân họ nghĩ sao? Theo nhận xét của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn thì dường như đây là một đám đông thầm lặng, không nghe ai lên tiếng nói năng gì hết trơn hết trọi : “Đúng là một cuộc di tản qui mô lớn chưa bao giờ có trong lịch sử Việt Nam. Nhưng không có ai của Nhà nước chính thức ghi nhận sự kiện này. Tôi chưa bao giờ nghe / đọc một người từ miền Bắc nhắc đến sự kiện này.”

Nói nào ngay thì có nhưng rất ít. Lý do giản dị chỉ vì những nạn nhân của những biến cố kinh hoàng, vượt ngoài sức chịu đựng bình thường của con người, thường không mấy ai muốn nhắc đến những kinh nghiệm hãi hùng mà họ đã phải trải qua. Đây là hội chứng PTSD (Post Traumatic Stress Disorder) theo như ghi nhận của DSM – IV – TR (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder, Fourth Edition. Text Revision. Washington, DC, American Psychiatric Association, 2000 – cẩm nang của khoa Tâm Thần Học).

Hiện tại, trên bàn viết của chúng tôi chỉ có hai cuốn sách thuộc loại này:

  • Góc Bể Bên Trời  của Võ Hoàng có lẽ là tác phẩm đầu tiên, viết về chuyện vượt biên, tạp chí Nhân Văn (California) xuất bản năm 1984. Tác giả vốn là một ngư dân ở Rạch Giá đã ghi lại một cuộc vượt biển “phụ,” một đoạn đường đi “thêm” từ vịnh Thái Lan đến tận Úc Châu – trên một chiếc thuyền con mong manh, thiếu thốn tất cả những phương tiện, những điều kiện cần thiết tối thiểu cho một hải trình dài dặc, và có trăm ngàn thứ gian nguy – của chính ông và bè bạn.
  • Buồn Vui Đời Thuyền Nhân của Lâm Hoàng Mạnh, Tiếng Quê Hương (Virginia) xuất bản năm 2011. Đây là tập hồi ký dầy hơn ba trăm trang của một y sĩ kiêm văn sĩ, ghi lại hết sức sống động và chi tiết cuộc trốn chạy của những người Việt gốc Hoa từ bến Tam Bạc (Hải Phòng) qua Hồng Kông, và điểm đến cuối cùng là Anh Quốc.

Trang sổ tay hôm nay chúng tôi xin dành để giới thiệu một tác phẩm khác ( Đường Phía Bắc) của nhà văn Lê Đại Lãng, tuần báo Trẻ (Texas) xuất bản đầu năm 2012, viết về “hành trình của những người hướng Bắc sinh và sống từ cầu Hiền Lương đến nàng Tô Thị.”

Tác giả là một thuyền nhân đi từ phía Nam nhưng có một thời gian dài làm việc thiện nguyện trong những trại tị nạn, ở Hồng Kông. Ông cũng là tác giả của tập bút ký Nước Mắt Trong Tim  do tạp chí Người Dân (California) xuất bản năm 1990, và tiểu luận Vietnamese-English Bilingualism: Patterns of Code-Switching – Routledge Studies in Asian Linguistics – xuất bản năm 2003, ký tên thật là tiến sĩ Hồ Đắc Túc.

Trong phần lời tựa của Đường Phía Bắc, Lê Đại Lãng tâm sự :

“Tôi viết lại những mẩu chuyện nho nhỏ mà các bạn  đã kể cho tôi nghe như một người nghèo thiếu  áo, chắp lại những mẩu áo đủ màu đủ cỡ, lành có rách có, đậm có nhạt có, để ráp thành một cái áo vụng về xấu xí mặc cho qua rét mướt mùa đông.  Dù cho công tôi chắp vá mà thành, nhưng chất liệu vẫn là các bạn, nếu có chỗ nào (nói cho le) là hư cấu thì cũng xin coi là cái cúc áo đơm vào để gài kín ngực. Bỏ cái cúc ra, áo vẫn hoàn áo, vải gấm hay vải thô vẫn là của các bạn.  Vốn liếng và chất liệu đã làm nên cuốn sách này là từ đời sống của các bạn tôi… và những hạt mưa dầm.”

“Những mẩu chuyện nho nhỏ” của người đi từ phía Bắc và những kẻ đi từ phía Nam, gần như, chả khác gì nhau. Đều là những chuyện nát lòng, và những mảnh đời tơi tả, của những kẻ bị đẩy đến bước đường cùng không còn lựa chọn nào khác nên phải (đành đoạn) rời bỏ quê hương đâm sầm ra biển – như một cách lao đời vào cái chết để tìm sự sống.

Người ta ước đoán chừng vài trăm ngàn thuyền nhân đã vùi thây trong lòng biển cả (*). Những kẻ thoát chết đến được bến bờ không nhất thiết đã là những người may mắn. Đường Phía Bắc là tác phẩm viết về họ, những kẻ trong các trại cấm ở Hồng Kông sau giờ khắc định mệnh “0 giờ ngày 16 tháng 6 năm 1988” –  giờ khắc mà nhiều trại tị nạn ở Đông Nam Á đã đột ngột biến thành những trại tù, qua ngòi bút của Lê Đại Lãng :

“Những dãy nhà lợp tôn dài hai mươi chín mét, rộng sáu mét trống trải không có giường nhét đủ ba trăm mạng người. Hải băng qua những đường rãnh lềnh bềnh rác lẫn với phân người, theo trưởng buồng lách chân giữa một lối đi hẹp giữa buồng, hai bên thùng bọng la liệt, kẻ nằm người ngồi tràn lan trên nền đất rin rỉn nước.”

Và đây là vài mẩu đối thoại của những con người sống trong vòng rào của những trại cấm này:

  • Tiên sư con cái nhà ai mà cứ ỉa tòe loe ra đấy. Bẩn đéo chịu nổi.
  • Giọng một bà trả đũa:
  • Con cái nhà bà đấy. Nó muốn ỉa đâu thì nó ỉa, bà thách thằng chó nào đụng tới nó coi nào.
  • Gã đàn ông bị chạm tự ái, cáu :
  • Ỉa thì có nhà cầu, cứ tươm cả ra đấy thì cái nhà này biến thành lăng bác cả à!
  • Tiếng cười rúc rích thú vị, chị đàn bà đổi hướng:
  • Có giỏi thì đứng ở Ba Đình nói câu ấy. Qua đây nói ai nghe nào. Lũ hèn…!
  • Thằng bé cắt lời mẹ, ré lên đòi chùi đít. Bà mẹ bảo: “Cứ chờ đấy, chừng nào nước mở hẵng rửa”.
  • Thằng bé dang dang hai chân đi về giường. Có tiếng la dẫy nẩy: “Coi chừng nó ngồi lên giường là khốn đấy. Địt mẹ, biết thế này ông thèm vào”.
  • Ở trong những trại tị nạn này, trẻ con Việt Nam không biết nói tiếng “không.”
  • Chúng thay bằng tiếng khác :
  • Tao đéo thèm chơi với mày nữa
  • Tao đéo vào
  • Mầy có cái đó không?
  • Đéo có.

Những mảnh đời méo mó qua những mẩu đối thoại thô tục (thượng dẫn) của những  kẻ may mắn sống sót đến được bến bờ, cùng với oan hồn của hàng triệu sinh linh dưới đáy biển sâu không thể nói lấp liếm cho qua chuyện (”Tôi không nghĩ kiều bào còn lấn cấn nhiều về chế độ chính trị, có lẽ chỉ còn ở một thế hệ nào đó do hoàn cảnh lịch sử”) theo cái kiểu xuê xoa của ông Dương Trung Quốc. Cũng không thể yêu cầu những quốc gia láng giềng đục bỏ những bia tưởng niệm thuyền nhân là kể như huề –  như cách hành xử của ông Trần Đức Lương.

Họa cộng sản sẽ qua, và sắp qua. Ngoài chuyện Thu Vàng Bán Bãi Vuợt Biên, còn nhiều “vụ động trời” khác nữa – như C.C.R. Đ, Nhân Văn, Xét Lại, Thảm Sát Mậu Thân, Đổi Tiền, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Mười Ngày Học Tập, Khai Thác Bauxit, Vinashin … – cần phải được ghi nhận, và xét xử minh bạch, trong tương lai gần.

Vấn đề không phải là để tầm thù hay báo oán. Điều này hoàn toàn không cần thiết, và hoàn toàn đi ngược lại với truyền thống văn hoá bao dung dân tộc Việt. Tuy nhiên, quá khứ cần phải được thanh thoả để chúng ta an tâm hơn khi hướng đến tương lai.

Tưởng Năng Tiến
3/2012

(*) Death Tolls and Casualty Statistics Vietnam – Vietnamese Boat People

  • Jacqueline Desbarats and Karl Jackson (“Vietnam 1975-1982: The Cruel Peace”, in The Washington Quarterly, Fall 1985) estimated that there had been around 65,000 executions. This number is repeated in the Sept. 1985 Dept. of State Bulletin article on Vietnam.
  • Orange County Register (29 April 2001): 1 million sent to camps and 165,000 died.
  • Northwest Asian Weekly (5 July 1996): 150,000-175,000 camp prisoners unaccounted for.
  • Estimates for the number of Boat People who died:
    • Elizabeth Becker (When the War Was Over, 1986) cites the UN High Commissioner on Refugees: 250,000 boat people died at sea; 929,600 reached asylum
    • The 20 July 1986 San Diego Union-Tribune cites the UN Refugee Commission: 200,000 to 250,000 boat people had died at sea since 1975.
    • The 3 Aug. 1979 Washington Postcites the Australian immigration minister’s estimate that 200,000 refugees had died at sea since 1975.
      • Also: “Some estimates have said that around half of those who set out do not survive.”
    • The 1991 Information Please Almanac cites unspecified “US Officials” that 100,000 boat people died fleeing Vietnam.
    • Encarta estimates that 0.5M fled, and 10-15% died, for a death toll of 50-75,000.
    • Nayan Chanda, Brother Enemy (1986): ¼M Chinese refugees in two years, 30,000 to 40,000 of whom died at sea. (These numbers also repeated by Marilyn Young, The Vietnam Wars: 1945-1990 (1991))
  • Rummel
    • Vietnamese democide: 1,040,000 (1975-87)
      • Executions: 100,000
      • Camp Deaths: 95,000
      • Forced Labor: 48,000
      • Democides in Cambodia: 460,000
      • Democides in Laos: 87,000
      • Vietnamese Boat People: 500,000 deaths (50% not blamed on the Vietnamese government)

22 BÌNH LUẬN

  1. Tui được tặng Đường Phía Bắc không lâu sau khi xuất bản. Lúc đó bò lê bò càng lo kiếm sống nên đọc cóc nhảy vì cái tên tập truyện lạ. Khi “khám phá” ra loại ngôn ngữ (bác TNT đã trích dẫn) thì không điên gì để những thứ cặn bã đó dính vô sinh sinh hoạt thường ngày nên tui nhét nó lên kệ! Người Hà Nội từng tự hào “dẫu gì cũng người Tràng An” mà chỉ sau mấy mươi năm “cách mạng” đã biến thành thứ ngôn ngữ đầu đường xó chợ như vậy. Từ người Hà Nội thành người Hà Lội “bún chửi, cháo chửi” vẫn xếp hàng vục mặt vô ăn! Đó là “Thủ đô của phẩm giá con người”, họ tự hào mà!

    Biểu trưng trên diễn đàn này có 1 ông. Ổng mở miệng ra là đâm bị thóc, thọc bị gạo, xạo bị kia, phịa bị nọ. Nhân cách tồi tệ đến như vậy thì ai dám nói vợ, con ổng tử tế hơn? Cứ dưới một bài nào đó mà thấy một bầy còm của ổng, như bài ni, đọc mần chi cho mệt hihi, vì công tác ổng phải đi bằng cách lộn đầu xuống đất, còn miệng thì kêu oàm oạp giống Tây độc Âu Dương Phong bị tẩu hỏa nhập ma hàm mô công (võ công con cóc). Vì công tác ổng phải phun ra để lãnh “củ”. Lương “củ” theo số comment của ổng chắc bộn bạc, vì còm nhiều “củ” nhiều, mà “1 củ” là 100K hay 1 triệu tui không rõ?

    Vậy thì Đường Phía Bắc là xã hội Hà Lội thu nhỏ. Còn người phía Bắc có sẵn ở đây rùi mờ hihi.

    Chúc các bác vui cuối tuần. Hihi chắc tui cũng vui lây… vì chờ nghe ổng chửi 🙂

  2. Được may mắn thoát chết khỏi Cuộc Thảm Sát Hàng Loạt Người Do Thái Holocaust (bởi chế độ Đức Quốc Xã Hitler) , ông Edward Mosberg phát biểu:

    “Quên và tha thứ cho cái chế độ tội phạm đó có nghĩa là quý vị đã giết các nạn nhân Holocaust đã chết đó thêm lần thứ hai. Chúng ta không thể để cho họ bị giết thêm một lần nữa . Chúng ta không có cái Quyền tha thứ chế độ tội phạm đó . Chỉ có những người đã chết mới là những nguời sở hữu cái quyền quyết định đó mà thôi . “To forget and forgive would mean you killed the victims a second time,” he said. “We cannot allow them to be killed again. We have no right to forgive. Only the dead can forgive.”

  3. Nếu đem so sánh giữa 3 chế độ : xâm lược Tàu , thực dân Pháp và chế độ CSVN ta thấy ngay cái mức độ tàn ác nhất , phá hoại nhất , lưu manh và mất dạy nhất của ĐCSVN với dân tộc VN và đất nước VN .

    ĐCSVN sẵn sàng hy sinh đất nước và dân tộc cho Nga và Tàu để nắm giữ được quyền lãnh đạo VN có giá trị như một vương triều truyền thừa cho đến tận hôm nay . Có được mấy tay CSVN hiểu rõ về Tư bản luận của Mác , đa số lãnh đạo CSVN học chính là phương sách khủng bố của LÊNIN , của Stalin , của Mao là chính rồi tạo nên một cái thòng lọng mang về siết cổ dân tộc VN để cai trị .

    Đây cũng là sách lược của Nga , Tàu muốn dụng người bản xứ trị người bản xứ .

    Bây giờ bọn lãnh đạo Đảng CSVN lại muốn hưởng thêm bơ thừa sữa cặn của phương Tây , chấp nhận cho người Việt làm đầy tớ làm công cho khắp thế giới để chúng ngồi mát ăn bát vàng . Chúng dại gì cho tuổi trẻ VN học hành đến nơi đến chốn về tinh thần tự do dân chủ .

    Ngược lại chúng buộc tuổi trẻ VN phải học cái tinh thần CNXH . Mẹ kiếp cái môn học mà thầy không muốn dạy , trò không muốn học . Mà nếu như lão Hồ râu có sống lại nếu hỏi lão , lão cũng bó tay chịu chết và tuyên bố tao chỉ là một tướng cướp đi cướp chính quyền .

    Còn nếu hỏi thêm cái định hướng XHCN thì lão Hồ phải tức giận sùi bọt mép tắt thở , hầu mong mang trở lại Ba đình làm tiếp kiếp xác ướp sấy khô .

    Cả một dân tộc VN từ 1975 bị CSVN khủng bố , khống trị và đầu độc , giờ đây đã lâm vào thế bị hủy hoại về mọi mặt từ nhân cách , đạo Đức đến cả tình thân trong gia đình họ hàng làng xóm . Thậm chí chỉ biết tiền là trên hết thì nói chi đến tổ quốc giống nòi .

    Một dân tộc VN hôm nay cũng giống như bọn CSVN , sẵn sàng lừa đảo , bất chấp thủ đoạn , mặt dày là chính ! CSVN xấu 10 thì người Việt trong nước tệ gì cũng đạt tới 6 hặc 7 , gần nửa thế kỷ bị tiêm nhiễm CS chớ it ỏi gì đâu .

    Ông Tường năng Tiến đừng hoang tưởng mà thanh thỏa với quá khứ mong xây dựng tương lai . Cái tốt nhất hãy cố gắng quên cái VN thân yêu trong ta đi khi còn CSVN , cố gắng giáo dục con cháu VN ở Hải ngoại cho tốt để chúng nó hòa nhập vào Thế giới mai sau được thuận buồm xuôi gió !

    • Luận dữ dội, tố dữ dằn rồi tưởng có giải pháp gì hay để diệt VC, nhưng lại bảo TNT “quên VN “ để “hoà hợp hòa giải” với VC chứ gì?
      Đã vậy mà còn dạy đời thiên hạ “dạy con cháu VN ở Hải ngoại để mai sau thuận buồm xuôi gió”.
      Có phải Buồm “xã hội chủ nghĩa” thuận xuôi gió “Thế giới đại đồng”?
      Còn đám trẻ hiện đang bị đảng cộng sản Dân Chửi tẩy não nhồi sọ hảy nhờ ơn bác Đần rồi không thấy sao mà còn đợi gì nữa?

  4. Chim quốc-quốc.

    (Trường-khúc)
    Con chim quốc-quốc kêu buồn.
    Tháng Tư thất-thũ Sài Gòn bạn ơi !
    Miền Nam cay-đắng đỗi đời.
    Núi sông ảm-đạm, đất-trời buồn hiu.
    *
    Tháng Tư ấy biết bao đau-đớn.
    Rợ Ba Ðình chộn-rộn xuôi Nam.
    Xe tăng cuốn xích thét-gầm
    Pháo to, súng lớn ầm-ầm rung mây.
    Chiếc mủ cối chắc tay giương súng.
    Ðôi dép râu lúng-túng tìm đường.
    Thôn-quê cho đến phố-phường.
    Miền Nam mờ-mịt bốn phương khói thù.
    Lệnh di-tãn, quân-khu rút chạy.
    Bỏ cao-nguyên, bám lấy đường lui.
    Lính, dân ô-hợp một nùi.
    Ðưa lưng hứng đạn pháo vùi xuống khe.
    Ðường quốc-lộ người xe hỗn-độn.
    Tranh-lấn nhau tìm chốn dung-thân.
    Nơi đây vùng đất Tử-thần.
    Bình-yên phía trước tuy gần mà xa.
    Cuộc tháo-chạy thật là khũng-khiếp.
    Nổi kinh-hoàng nối tiếp thương-tâm.
    Hỡi-ơi ! Chiến-thuật sai-lầm.
    Ðẫy dân với lính xuống hầm tai-ương.
    Ngày Ba Mươi họ Dương quyết-định.
    Là tự mình đọc lệnh qui-hàng.
    Toàn quân buông súng dễ-dàng.
    Ô-hô! Cuộc chiến nhẹ-nhàng như không !
    Cũng có mấy trăm ông trung-liệt.
    Ghét sống hèn, lấy chết làm vinh.
    Nước-non trọn một chử tình.
    Vui lòng tự-sát, hồn linh hóa thần
    Thời-gian đầu người dân phấn-khỡi.
    Họp biểu-tình, hồ-hỡi hoan-hô.
    Ðãng ta cùng với xác Hồ.
    Ung-dung mơ-tưỡng cơ-đồ ngàn năm.
    Ban quân-quãn lăm-lăm tay súng.
    Mắt không rời quần-chúng nhân-dân.
    An-ninh nội-chính hung –thần.
    Thanh-niên cờ đỏ rần-rần dương oai.
    Lệnh của chúng không ai dám cưỡng.
    Nếu to gan nói bướng một lời.
    Nửa đêm chúng sẽ đến mời.
    Dẫn đi mất-tích, trọn đời mất-tăm.
    Việc đốt sách nước Nam chưa có.
    Nay rợ Hồ lại cố thi-hành.
    Lệnh cho thôn-xóm, thị-thành.
    Phải đem nộp: sách phát-hành phía Nam.
    Những quyển sách không làm nên lổi.
    Sao rợ Hồ buộc tội văn-chương.
    Ðem thiêu, đem đốt giửa đường.
    Than-ôi ! Nát bét luân-thường từ đây.
    Ðánh tư-sãn, một bầy kẻ cướp.
    Chúng nhân-danh xác ướp họ Hồ.
    Túi tham cùng máu côn-đồ.
    Lu-loa luận điệu mơ-hồ, lưu-manh.
    Kinh-tế-mới đẩy dân thành-phố.
    Lên núi rừng là chổ giam cầm.
    Trời chiều mưa ướt lâm-thâm.
    Cả nhà đói lạnh khó cầm lệ tuôn.
    Bom mìn củ còn vương khắp chốn.
    Lở chạm vào nguy-khốn như chơi.
    Miền Nam thấm-thía đỗi đời.
    Là dân thành-thị thành người thượng-du.
    Bệnh sốt rét cũng bu cũng bám.
    Quyết không buông cái đám sa-cơ.
    Nào ai học được chử ngờ.
    Miền Nam chơi một nước cờ buông tay.
    Tự-khoe mình là hay là giỏi.
    Rợ Ba Ðình inh-ỏi khua chiêng.
    Ðãng ta thống-nhất hai miền.
    Tư-do, hạnh-phúc có liền một khi.
    Hạnh-phúc ấy con Ky cũng sợ.
    Tự-do kia ở đợ còn hơn.
    Giặc Hồ thật khéo ba-lơn.
    Ò-e quảng-cáo tiếng đờn Liên Xô.
    Ngày lại ngày bo-bo, mỳ sợi.
    Nồi chuối kho ăn với củ mỳ.
    Thời-kỳ quá độ chi-chi.
    Mà sao nó khổ thế ni hở trời !
    Thời Cộng Hòa cơm sơi tràn họng.
    Cộng Sản vô cái bụng trống trơn.
    Thà đừng giãi-phóng thì hơn.
    Giãi chi để khổ, để hờn cho dân.
    Xóm Ba Ðình là quân mọi-rợ.
    Chúng giỡ trò cấm chợ, ngăn sông.
    Bao nhiêu công-sức nhà nông.
    Chúng gom vét sạch cúng ông Nga Tàu.
    Khắp Nam-bộ rầu-rầu ngọn cỏ.
    Kẻ bại-binh thiệt khổ vô cùng.
    Mồ cha cái lủ chúng ông.
    Tham-tàn, bạo-ngược, cuồng-ngông hại đời.
    Dân đói-khát kêu trời không thấu.
    Sức trói gà biết bấu vào đâu.
    Núi cao cùng với biển sâu.
    Không ghi chứa hết tội sâu bọ Hồ.
    Rợ ba Ðình đi Ngô về Hán.
    Giấm-giúi mưu buôn bán nước Nam.
    Ðồng, Phiêu, Lương, Mạnh một đàn.
    Tội-nhân thiên-cổ khỏi bàn làm chi.
    Ôi ! Vận-nước đến khi suy-bại.
    Lủ bí-thư tham, dại cầm quyền.
    Mong cho cái đảng mê tiền.
    Giắt nhau thẳng lối cửu-tuyền đi luôn.
    Khi lộ mặt con buôn dân-tộc.
    Ðảng rợ Hồ hằn-học ra tay.
    Bao nhiêu độc-ác phô-bày.
    Bao nhiêu bi-thảm đọa-đầy miền Nam.
    Người Nam-bộ quyết không cam-phận.
    Phải tìm đường đỗi vận làm người.
    Ðóng thuyền ghổ, vượt trùng khơi.
    Mặc con sóng dử, mặc trời bão giông.
    Tìm tự-do thì không sợ chết.
    Muốn làm người phải biết hy-sinh.
    Biển Ðông thần Chết núp rình.
    Lại thêm cướp biển mặc tình buông-lung.
    Vượt đại-dương trăm hung ngàn hiểm.
    Việc hải-hành kinh-nghiệm bằng không.
    Người-người cương-quyết một lòng.
    Xin giao trăm sự cho ông trời già.
    Cũng có người tai qua , nạn khỏi.
    Ðến Mả-lai hoặc tới In-đô.
    Có người số phận ô-hô !
    Tấm thân hoạn-nạn gởi vô miệng kình.
    Về số phận sỷ-quan, binh-lính.
    Chịu qui-hàng theo lệnh Dương Minh.
    Phải ra đăng-kí khai-trình.
    Ði tù cãi-tạo để thành công-dân.
    Hàng binh-sỷ trên răng dưới dép.
    Ngồi ba ngày lép-nhép là xong.
    Sỷ-quan công-trạng chất-chồng.
    Phãi đi ‘mút chỉ’ khó mong ngày về.
    Trong rừng rậm, sơn-khê heo-hút.
    Hoặc lũng-đèo Việt-bắc xa-xôi.
    Biết bao số phận ngậm-ngùi.
    Chết vì đói-lạnh, xác vùi đất nông.
    Bị trả-thù là không tránh khỏi.
    Bọn rợ Hồ rất giõi hành người.
    Ðọa-đầy tới chốn, đến nơi.
    Trong tù Việt Cộng phận người ra chi !
    Cứ trăm người thì “đi” bốn chục.
    Cãi-tạo là địa-ngục trần-gian.
    Sỷ-quan, công-chức trăm ngàn.
    Xương phơi trắng núi, máu tràn kín khe.
    Lòng độc-ác ghớm-ghê hơn rắn.
    Rợ Ba Ðình thật đáng a-tỳ.
    Thời-gian dù có qua đi.
    Những trang bi-thãm vẫn ghi đời-đời.
    Bọn rợ Hồ giỏi lời lừa phĩnh.
    Miệng bô-bô chuyên-chính vô-thần.
    Chúng đem bán nước, đợ dân.
    Dương-dương trơ-trẽn lạy quân Tàu-phù.
    Ăn cứt Tàu là ngu hơn lợn.
    Ấy thế mà hơn-hớn ngông-nghênh.
    Vẹm ơi ! Hảy tự xét mình.
    Cõng Tàu chống Mỷ đáng khinh bội phần.
    Ðừng cướp đất, đánh dân như thế.
    Hãy thôi trò cưỡng-chế du-côn.
    Ba Ðình đả thối tâm-hồn.
    Rợ Hồ lổ miệng, lổ trôn một bè.
    Thích dể-dàng làm dê làm chó.
    Muốn làm người thật khó lắm thay.
    Ba Ðình Hà Nội chúng bay.
    Ðền bù tội-lổi một ngày không xa.
    CPNvL

  5. Điều KHỐN NẠN nhất, là sau những chuyến vượt biên ” Thập tử, Nhất sinh ” và làm ăn khá giả ở các nước Tư Bản, đa số đám Việt Kiều ( VK ) lại quay sang ủng hộ, bưng bô cho tà quyền cs.

    Biểu tình phản đối các chuyến đi Mỹ của bọn chóp bu csVN thì rất ít, nhưng có hàng ngàn VK ngồi kín cả Hội trường rất lớn ( 1 số phải đứng ) để nghe và vỗ tay hoan hô như sấm bài nói chuyện thối tha của thằng lùn Nguyễn Minh Triết.

    Không phải chỉ những VK ít học, mà những người khoa bảng, bằng cấp thật đầy mình cũng LIẾM ĐÍT tà quyền cs ( Blog Ba Cây Trúc, và 1 số Blog khác có đăng danh sách dài dằng dặc, đám Trí thức LƯU MANH này ).

    Tôi khá ngạc nhiên vì trong danh sách này có tên Nha sĩ Nguyễn Tăng Tri ( đang sống tại Canada ). Tôi là bạn chí thân với Anh ruột hắn ( BS Nguyễn Tăng Tâm ). Tâm, vợ và 2 con đều chết trên biển. Tâm và Tri là con của Ông Nguyễn Tăng Nhự ( có Phòng răng ở Chợ Hòa Hưng- SG ). Tôi thường đến chơi nhà Bác Nhự, nên biết rõ thằng Tri. Tri cũng vượt biển, thập phần nguy hiểm, nhưng hiện nay, hắn lại ra sức bưng bô cho tà quyền.

    Ngoài chuyện chính thức, mỗi năm VK gởi về khoảng 18 tỷ USD, số tiền đám hồ kiều mang về ăn chơi trác táng, mua nhà, đất… thì nhiều vô kể, cho nên đám tà quyền ung dung, rung đùi, đè đầu cỡi cổ Dân VN không biết đến bao giờ.

    Anh Trần Trung Đạo, 1 người ” chống cọng ” khá nổi tiếng. Thế mà, trước đây, trên DLB, Anh viết : ” VK về thăm VN, không có gì SAI, giống như đàn cá hồi, sau 1 thời gian lưu lạc, trở về nơi chúng xuất phát ” , đồng thời Anh kêu gọi VK nên mua thật nhiều hàng xuất khẩu của VC. Tôi ” Nộ khí Xung Thiên “, CHỬI như tát nước vào mặt. TT Đạo đành IM RE.

    Trong đám hồ kiều xênh xang ” Áo gấm về làng “, có rất nhiều Cựu SQ- QLVNCH và có cả Nguyễn Tường Tâm ( NTT ), Cựu Trung Úy ( đang viết cho ĐCV ).

    Sau khi ” du lịch ” VN, về Mỹ, NTT viết trên DLB bài : ” Vòng Nguyệt Quế dành cho BV Trung Ương Huế “. Bài này vừa ” thổi ống ” cho ngành Y tế, vừa ” thổi ống ” cho tà quyền cs. Mới đây, trên ĐCV, tôi có hỏi việc này, NTT đánh bài LỜ.

    LCL.

    • Cơm no rửng mỡ, mò về đất giặc :

      Lại có cả Nguyễn tường Tâm nữa cơ à !!! Và Trần trung Đạo !!!

      Anh LCL kể thiếu tên Nguyễn hữu Liêm- đã từng đăng bài trên trang mạng này.

      • Triết da…LIẾM là tên tay sai nằm vùng nó khác với những người nông cạn quên quá khứ.

    • Cám ơn . Thats what ive been sayin fo the longest time. Những người gọi-là “trí thức”, có hẳn 1 đám chiên da chích đùi ngay bên này cũng đã yêu Đảng hít chơn hít chọi gòi . See, Trần Trường chỉ mỗi tội cầm đèn chạy trước ô tô “trí thức” hải ngoại thui

      i dont mind if them shut the Phúc up. Đàng này lại làm ra vẻ mình là đạo đức, lên án những người khác vì họ hổng có “chống gậy” như mình

      Đám này chỉ là bề nổi thui . Tụi yêu Đảng in the closet còn nhiều hơn nữa

  6. Cám ơn tác giả Tưởng Năng Tiến đã giới thiệu những cuốn sách đáng đọc- và viết theo văn phong VNCH. Tôi rất kỵ loại chữ nghĩa của Cộng sản vốn khai như nước đái, thối như cứt.

  7. “Họa cộng sản sẽ qua, và sắp qua”

    Lyin sack of xít . Với sự ủng hộ cho hợp lưu, cho hòa giải hòa hợp dưới sự lãnh đạo của Đảng từ trí thức hải ngoại, gonna be 4EVAH. Không ai chống thì nàm thao mà qua, qua chỗ nào hổng bít nữa

  8. Tưởng Năng Stench nên đổi thành “Đường Phía Bác”

    Cho những ai tra Wiki để mến mộ, Wiki của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn bá cháy bọ chét hơn Wiki Hồ Cương Quyết nhiều

  9. Đù má chúng nó…

    Có những thằng, những con liều mình vượt biên, vượt biển, tận mắt nhìn thấy (hay chính chúng nó và gia đình chúng) đã gặp phải muôn vàn đớn đau cùng cực, mất mát người thân, thế mà chỉ một thời gian sau thì đã có “một bộ phận không nhỏ” quên phắt cái tội ác kinh khủng này của Việt cộng mà quay về bưng bộ cho bác và đảng…

    Mong sao cho bọn này gặp quả báo như gia đình thằng Trần Trường ở Cali …cho đáng cái tội …ngu.

    “Ngu thì chết, đéo ai thương!”

    • Trần Trường chỉ mắc mỗi tội cầm đèn chạy trước ô tô hải ngoại thui . Bi giờ thì RF Phúc Kđinh A đã bứt xa Trần Trường, gia nhập làng báo chí cách mạng gòi .

      Tựa bài trên RF Phúc Kđinh A “Gian với Đảng, láo với dân”

    • “những thằng, những con liều mình vượt biên, vượt biển, tận mắt nhìn thấy (hay chính chúng nó và gia đình chúng) đã gặp phải muôn vàn đớn đau cùng cực, mất mát người thân”

      RFA làm 1 thiên phóng sự zìa chiện này, cuối bài phang 1 kết luận “Biết vậy, hổng đi!”. RF Phúc Kđinh A, WTF you expect

  10. “Tuy nhiên, quá khứ cần phải được thanh thoả để chúng ta an tâm hơn khi hướng đến tương lai”

    Có khác gì ô Dương Trung Quốc “mô tả đó là một “vết thương lịch sử” nhưng (sau một lúc quanh co) ông kết luận rằng là nó sắp … lành đến nơi rồi : “Tôi không nghĩ kiều bào còn lấn cấn nhiều về chế độ chính trị, có lẽ chỉ còn ở một thế hệ nào đó do hoàn cảnh lịch sử.” đâu . Tại sao Tưởng Năng Stench phàn nàn ô Dương Trung Quốc, rùi lặp lại nguyên ý của ổng bằng ngôn ngữ của chính mình làm chi cho má nó khi ? Cứ xem những việc như trên là, ngôn ngữ của Giáo Sư Nguyễn Trung 1 người đấu tranh cho dân chủ, những “quá khứ cần khép lại”, hoặc đã “được thanh thoả để chúng ta an tâm hơn khi hướng đến tương lai” dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản

    • Đây là nguyên văn “Tuy nhiên, quá khứ cần phải được thanh thoả để chúng ta an tâm hơn khi hướng đến tương lai.”
      -“quá khứ cần phải được thanh thoả” có nghĩa nó chưa được thanh toán một cách thỏa đáng và chúng ta SẼ cần PHẢI làm nó trước khi hướng đến tương lai.

      Vậy mà tên dlv Chệt nầy học theo TTTT Mẽo bẻ chữ nhét vào miệng kẻ khác như vầy:” những “quá khứ cần khép lại”, hoặc đã “được thanh thoả để chúng ta an tâm hơn khi hướng đến tương lai” dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản“.

      “ĐÔ hồi nào hả tên chó chết…Chệt?

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên