Về bản án 23 năm tù vì bán con

7
Vợ chồng chị Nhung bị tuyên tổng cộng 23 năm tù vì bán con

Chuyện thật, trần trụi và đau xót vừa phát hiện được là tòa án của chế độ Hà Nội ở Trà Vinh xử anh Nguyễn Vũ Hoàng Tuấn, 29 tuổi, và chị Thạch Thị Kim Nhung, 22 tuổi 23 năm tù vào tháng 12 năm 2022, vì họ quá nghèo đã bán đứa con 50 ngày tuổi để lấy 18 triệu đồng lo cho 3 đứa lớn. Lương tri còn sót lại trong xã hội đang lên tiếng. Đang phân tích nhiều mặt của vấn đề.

Nhân sự kiện nầy hãy quay lại câu chuyện của “mẹ con bà ở đợ” một gia đình địa chủ mà “thi hào” của đảng CSVN, ông Tố Hữu, viết bài thơ Hai Đứa Bé đã làm “rúng động lòng người” cách đây 86 năm. Năm 1937

Hai đứa bé

Tôi không dám mời anh đi xa lạ

Tìm đau thương trong xã hội điêu tàn

Kể làm sao cho hết cảnh lầm than

Lúc trái ngược đã tràn đầy tất cả!

.

Này đây anh một bức tranh gần gũi:

Nó thô sơ? Có lẽ. Nhưng trung thành

Nó tầm thường? Nhưng chính bởi hồn anh

Chê chán kẻ bị đời vui hắt hủi.

.

Hai đứa bé cùng chung nhà một tuổi

Cùng ngây thơ, khờ dại, như chim con

Bụi đời dơ chưa vẩn đục hồn non

Cùng trinh tiết như hai tờ giấy mới.

.

Ồ lạ chửa! Đứa xinh tròn mũm mĩm

Cười trong chăn và nũng nịu nhìn me.

Đứa ngoài sân, trong cát bẩn bò lê

Ghèn nhầy nhụa, ruồi bu trên môi tím!

.

Đứa chồm chập vồ ôm li sữa trắng

Rồi cau mày: “Nhạt lắm! Em không ăn!”.

Đứa ôm đầu, trước cổng đứng treo chân

Chờ mẹ nó mua về cho củ sắn!

.

Đứa ngây ngất trong phòng xanh mát rượi

Đây ngựa nga, đây lính thổi kèn Tây.

Đứa kia thèm, giương mắt đứng nhìn ngây

Không dám tới, e đòn roi, tiếng chưởi!

.

Vẫn chưa hết những cảnh đời đau khổ

Nhưng kể làm chi nữa, bạn lòng ơi!

Hai đứa kia như sống dưới hai trời

Chỉ khác bởi không cùng chung một tổ:

.

Đứa vui sướng là đứa con nhà chủ

Và đứa buồn, con mụ ở làm thuê.

(1937)

Thời đó xã hội VN là xã hội phong kiến, phú nông, địa chủ nuôi kẻ ăn người ở trong nhà. Chủ nhà sử dụng sức lao động của họ và họ cũng tựa vào đó để sống và vươn lên. Nhiều người thành đạt xuất thân như thế. Vấn đề là cộng sản khai thác hình ảnh đó để kích động căm thù giai cấp. Trí, Phú, Địa, Hào bị “đào tận gốc, trốc tận rễ” thời ông Hồ Chí Minh trong cải cách ruộng đất. Vết thương đó vẫn tươi rói dù đã vào lịch sử Việt.

Hiện tại, 1/4 của thế kỷ 21 đang trôi qua, tức nửa thế kỷ CSVN chiếm miền Nam. Họ “hoàn thành sứ mạng lịch sử”, “tận diệt phong kiến” và “bọn tư bản bóc lột” để tiến lên CNXH mà tương lai là thế giới đại đồng, mọi người “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

Nửa thế kỷ “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH” sinh ra giai cấp mới, giai cấp đảng viên và phe nhóm. Đảng viên lãnh đạo từ trung ương xuống địa phương đều tham nhũng. Họ giàu bạc triệu đô rồi lần lượt chuyển tài sản cho con cháu du học và định cư ở phương Tây. Còn đôi vợ chồng trẻ có 4 con thì sống dưới đáy xã hội, bị tuyên án 23 năm tù vì họ bán cháu bé 50 ngày tuổi để có 18 triệu đồng (thời giá là $733 USD) dùng số tiền đó lo cho 3 cháu còn lại (!)

Thử so sánh hoàn cảnh của Hai Đứa Bé năm 1937 với Bốn Đứa Bé năm 2022 ra sao.

– Bà mẹ và đứa bé “ở đợ” cho gia đình địa chủ đương nhiên là có nơi để ở, chỉ thiếu thốn chứ không lo đói vì bà làm việc cho chủ. Cái khác nhau là con của chủ được sung sướng, cả vật chất lẫn tinh thần. Hai câu kết xác nhận: “Đứa vui sướng là đứa con nhà chủ. Và đứa buồn con mụ ở làm thuê”.

Con mụ ở làm thuê” không bị xa mẹ, không bị đói mà chỉ “buồn”.

– Còn cha mẹ của bốn đứa bé năm 2022 mà cháu lớn nhứt chỉ mới hơn 6 tuổi thì đang ở tù. Bơ vơ phải nương tựa vào ông bà đã già, cũng nghèo mạt rệp, có ai kêu thì làm. Đứa 50 ngày tuổi “được” địa phương “gửi đâu đó”…

Thời phong kiến “con mụ ở làm thuê” (một đứa) “buồn”. Thời XHCN (bốn đứa) đang bơ vơ vì cha mẹ đang ở tù thì liệu chữ nghĩa nào có thể lột tả hết được tâm trạng của các cháu?

Một trong những “công lao” của “thi hào” Tố Hữu là vẽ được bức tranh rất sống động về mẹ con bà ở đợ làm “rúng động lòng người”, gây hận thù lớn để đấu tranh giai cấp. Vâng, với công trạng đó đảng trọng thưởng ông một ngôi biệt thự giá chục triệu đô.

22 năm đầu của thế kỷ 21, 4 cháu bé bơ vơ vì cha mẹ bị đảng giam tù đã gây xúc động toàn xã hội, đó là “công lao” đảng của ông Nguyễn Phú Trọng quyết đưa đất nước tiến lên XHCN?

Còn về vụ xử án, đến lúc này đã hơn một năm sau mà đồng phạm là ông Nguyễn Hữu Dương ở Hà Tĩnh, người mua cháu bé, vẫn chưa bị xét xử về “tội buôn người” vì “đang bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi”! Câu chữ giải thích thật tối nghĩa như thế thì việc nghi ngờ công an dùng ông Dương gài bẫy để bắt và xử tù cha mẹ 4 cháu bé là không tránh khỏi. Xử tù họ mà không lo sợ họ kêu cứu vì họ quá nghèo và thiếu hiểu biết.

Phải chăng chế độ muốn dùng bản án 23 năm tù đó để “thanh minh” với quốc tế là VN không dung thứ tệ nạn buôn người? Thế nhưng, đâu phải chỉ có một vụ 39 người chết trong xe đông lạnh trên đường vào nước Anh mà các đường dây vẫn đang tiếp diễn. VN có XHCN tốt đẹp thì tại sao, dù biết có thể chết dọc đường, nhiều người vẫn tìm cách ra đi?

Chế độ Hà Nội ở Trà Vinh đã xử một bản án đến mức không thể nào viết ra hết được cảm xúc và uất nghẹn. Chữ nghĩa đành bất lực.

Sau thời phong kiến thế giới tiến đến dân chủ, văn minh. Còn VN thì ma quỷ hiện nguyên hình. Vâng, chỉ có thể nói được vậy thôi (!)

(24/1/2024)

Hồ Phú Bông

7 BÌNH LUẬN

  1. Toàn dân nên làm theo lời thằng khốn nạn này . Hổng thôi nó cho cả nước mút cacx nó đấy . Hổng những thía, nó sẽ đem mẹ mọi người ra địt hậu môn nữa . Sợ chưa!

  2. Cần chi phải đi tìm nơi xa lạ
    Đất nước này đầy rẫy những đau thương
    Từ thôn quê, từng góc phố, con đường
    Đều do đảng đã làm ra tất cả.
    Nhìn đi em những kiếp người trần trụi
    Đã hoài mong một lẽ sống chân thành
    Dẫu tầm thường nhưng giữ nét hùng anh
    Đang uất nghẹn với khổ đau, hờn tủi.
    Kìa! giữa phố bầy trẻ con lủi thủi
    Đứa nhặt lon, bán vé số, ăn xin
    Để bụi đời phá nát mảnh hồn trinh
    Mà đáng nhẽ phải là tờ giấy mới.
    Ấy có phải là những gì mong đợi
    Của một thời Tố Hữu vẽ trong mơ
    Hay chỉ là cặn bã với bùn nhơ
    Đang băng hoại, xé nát hồn dân Việt.
    Này bạn hỡi, những ai còn tâm huyết
    Hãy cùng tôi viết lại những vần thơ
    Để ngày mai chẳng còn trẻ bơ vơ
    Vì nọc độc của tà gian cộng sản.

    Xin được viết lời cuối cùng thật nhạt
    DM mày, đồ tể thích làm thơ.

  3. Phải nói như Đinh quang Anh Thái ,khi nhân xét về bon lảnh đao CSVN :”chúng nó là súc vật! Nói như thế,tôi có tôi với súc vật,vì đả xúc pham chúng ” Thiệt tình hết chô nói ! Xả hôi chó…!Xin chia buồn những người còn ở lai VN !

  4. Bất cứ phiên tòa nào thì các ông bà tòa đều nhìn thấy chữ “bị cáo” trước mặt người bị xử. Còn tấm hình của bài viết này thì vc Tuấn Nhung nhìn thấy các quan tòa mới là “bị cáo”. BBT DCV thật tuyệt vời!

  5. Người Việt: Hôm 15 Tháng Giêng, 2024, tòa án tỉnh Trà Vinh tuyên phạt Thạch Thị Kim Nhung ,22 tuổi, 10 năm tù và Nguyễn Vũ Hoàng Tuấn ,29 tuổi, 13 năm tù về tội “mua bán người dưới 16 tuổi.”
    Hai vợ chồng là người nghèo; ông Tuấn làm phụ hồ còn bà Nhung phụ bán xăng, mỗi ngày hai vợ chồng kiếm được khoảng 270,000 đồng (US$11) nhưng bữa có bữa không. Với số thu nhập ít ỏi đó , phải nuôi bốn đứa con và cha mẹ già đau yếu, tám miệng ăn đều trông nhờ vào lao động của hai vợ chồng.
    Vì túng bấn, Tháng Mười Một, 2022, đôi vợ chồng này đã quyết định bán đứa con út, mới 1 tháng tuổi. Cả hai đã từng tìm những gia đình hiếm muộn để thương lượng về việc giao con gái út rồi xin chút tiền nuôi ba đứa còn lại nhưng không thành.
    Rồi sau khi đăng tin “bán con” lên mạng xã hội, vợ chồng này được một người tên Nguyễn Hữu Dương, liên lạc và chiều ngày 4 Tháng Mười Hai, 2022, họ giao con cho ông Dương để nhận số tiền 18 triệu đồng (US$732), và bị công an bắt giữ.
    Hai vợ chồng họ bị giam từ đó đến nay, còn ông Dương được đình chỉ điều tra hình sự do “đang bị một căn bệnh dẫn đến mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.” Nhiều người cho rằng, ông Dương có thể là một thứ “chim mồi,” một “biện pháp nghiệp vụ” mà công an dùng để gài bẫy những người như vợ chồng Tuấn-Nhung.
    Buôn người là một tội ác mà cả thế giới đều lên án, nhưng khép tội danh ấy vào hoàn cảnh cụ thể ở Trà Vinh là không hợp lý, không chấp nhận được.
    Số phận hiện rất bi đát của bốn đứa con của vợ chồng Tuấn-Nhung, đứa lớn nhất mới 6 tuổi, đứa nhỏ nhất 2 tuổi, sẽ ra sao khi cả cha và mẹ chúng đều phải ngồi tù đằng đẵng 13 năm vì một hành vi không đáng bị trừng phạt.
    Tại sao các quan tòa và guồng máy cai trị không hiểu rằng cha mẹ nào cũng cố làm điều tốt nhất cho con cái và trường hợp vợ chồng Tuấn-Nhung cũng vậy, “bán” đứa con út để có tiền nuôi ba đứa lớn hơn là lựa chọn khả dĩ trong hoàn cảnh túng bấn và có phần cạn nghĩ của họ?
    Thời tiền chiến, nhà văn Ngô Tất Tố viết truyện “Tắt Đèn,” ghi lại cảnh cùng cực của nhân vật chị Dậu phải bán con, bán chó lấy tiền nộp sưu thuế. Trường học ở Việt Nam đưa truyện này vào giảng dạy, coi thân phận chị Dậu và cái tiền đồ tối đen của chị là “bản án đanh thép” đối với chính sách bần cùng hóa nhân dân của thực dân Pháp, từ đó cổ vũ cho “sự nghiệp cách mạng” xóa bỏ áp bức bất công của đảng Cộng Sản.
    Bây giờ, với vụ án “bán con” ở Trà Vinh, người dân không thể không đặt câu hỏi: Trách nhiệm của đảng “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” ở đâu, của nhà cầm quyền “dân chủ gấp vạn lần tư bản” ở đâu mà để cho người dân phải lâm vào cảnh khốn cùng bán vợ đợ con rồi sau đó lại trút lên đầu họ những bản án chỉ dành cho những kẻ cướp của giết người.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên