Sổ Tay Thượng Dân K’ Tien – Một chút tình riêng về miền sơn cước

13

Chẳng hiểu em nói cái gì
nhìn môi một cụm xuân thì cũng thương
em xinh như đóa hướng dương
mọc hoang theo lối về buôn bản nghèo (H’na Cô Gái Tây Nguyên – PTN)

 Tác giả những câu thơ vừa dẫn, thi sĩ Phan Ni Tấn, là một người vô cùng may mắn. Vô số kẻ đã đến miền sơn cước nhưng có lẽ chỉ riêng mình thằng chả là có mối duyên tình với nàng sơn nữ (”xinh như một đóa hướng dương”) dù rằng hai bên bất đồng ngôn ngữ.

Tôi biết một nhân vật khác, cũng lặn lội lên đến cao nguyên, và đến nơi rất sớm nhưng không có cái diễm phúc tương tự. Ông tên là Văn Trí, người viết bản nhạc Hoài Thu (“Mùa thu năm ấy / Trên đường đến miền Cao nguyên …) vào năm 1951.

Ðà Lạt (ở thời điểm này) theo như lời mô tả của tác giả là một nơi “núi rừng thâm xuyên,” với những “bầy nai ngơ ngác, lá vàng rơi đầy miên man,” và… chấm hết! Tuyệt nhiên, không hề thấy bóng dáng bất cứ một cô sơn nữ nào ráo trọi!
Tôi ra đời sau tác phẩm Hoài Thu và dưới một ngôi sao xấu. Dù sinh trưởng ở miền sơn cước, tôi chưa bao giờ có hân hạnh được trao (hay nhận) những lời yêu thương đến cô gái H’ Na – như Phan Ni Tấn. Tương tư suông, nghĩa là yêu đơn phương, cũng miễn có luôn.

Tôi cũng không được cái vinh dự nhìn thấy nét man dại, trinh nguyên của một vùng đất mới như ông Văn Trí. Sự hoang dã của cao nguyên Lâm Viên, đối với những kẻ sinh sau đẻ muộn như tôi (có chăng) chỉ còn là dư âm – qua những câu chuyện kể – đại khái như:

– “Hồi đó, ở Ðà Lạt, cọp thiếu mẹ gì. Nhiều bữa, con nít đang lơn tơn đến trường bỗng thấy mấy ông cọp bự nằm chơi phơi nắng. Vậy là đám lật đật nín thở, nhè nhẹ quay lưng, và chầm chậm… đi về.”

Khoẻ!

Sự gần gũi (giữa cọp và người) như thế – tiếc thay – không kéo dài luôn, và cũng chả kéo dài lâu. Trong những tháng ngày thơ ấu, mỗi sáng đi học, tôi đều cầu nguyện và van xin (Phật, Chúa,Thánh, Thần…) để được nhìn thấy vài ông cọp bự  – cũng đang ngồi chơi phơi nắng giữa đường – như “những ngày xưa thân ái” đó.

Dù tôi hết sức chí tình, sự khẩn cầu này – tiếc thay – chưa bao giờ ứng nghiệm. Lòng tin của tôi vào các đấng thiêng liêng giảm sút (không ngừng) kể từ thưở ấy.

Khi tôi được “bế” lên Ðà Lạt, vào giữa thập niên 1950, thành phố này đã bị đô thị hóa.Voi, cọp, heo, beo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, chồn… không còn chung sống với người. Người Thượng (nói chung) và những cô sơn nữ (nói riêng) cũng không mấy khi xuất hiện trên đường phố. Họ ở cách xa, nơi những bản làng heo hút.

Văn hóa miền núi, tất nhiên, có nhiều nét dị biệt với miền xuôi; do đó, trong giao tiếp giữa người Thượng và người Kinh (đôi lúc) đã có những hiểu lầm vô cùng đáng tiếc!

Thuở ấu thơ, tôi đã có lần chứng kiến cảnh một chàng thanh niên từ miền sơn cước xuống chợ miền xuôi, và bị “tiếng sét ái tình” với một cô gái bán hàng. Chàng đứng ngẩn ngơ, chân không thể bước. Trước tình huống đó, có người buột miệng nói đùa:

– Người Kinh không có “bắt chồng” như người Thượng đâu. Muốn “bắt vợ” thì tuần trăng sau phải mang hai con trâu tới đây mới được.

Chàng trai miền núi mừng rỡ gật đầu, hăm hở quay về. Không hiểu phải qua bao nhiêu đường đất, và gặp bao nhiêu khó khăn ở thôn bản của mình nhưng đúng hẹn chàng trở lại. Nhác trông thấy người xưa – dắt theo hai con trâu, như giao ước –  cô gái vội vàng bỏ trốn!

Chờ hoài không thấy cố nhân, chàng thẫn thờ (mãi) rồi lặng lẽ dắt trâu đi. Một chuyện tình buồn thảm thiết như thế mà khi kể xong vẫn có người cười. Nói thiệt: sao tôi cười… không nổi! Cách đùa cợt đó, ngay từ khi còn bé, tôi đã cảm thấy có cái gì rất là không ổn. Sau này, lúc đã cắp sách đến trường, cũng đã có lần tôi suýt khóc khi đọc một câu thơ trào phúng:

Xu hào rủng rỉnh Mán ngồi xe!

Tú Xương sinh năm 1870 và mất năm 1907. Câu thơ (thượng dẫn) có thể được viết từ cuối thế kỷ XIX. Vào thời điểm này, khi mà mọi phương tiện truyền thông và giao thông đều vô cùng giới hạn nên cách nhìn lệch lạc của thi sĩ về một người đồng bào miền núi – tôi cố nghĩ – có thể thông cảm được.

Đến đầu thế kỷ XXI, theo bài viết về “Mọi” của Duy Ngọc (đọc được trên talawas) thì tình cảm của người Việt đối với “những đồng bào thuộc sắc tộc ít người’ (hoàn toàn) không có gì thay đổi: “Thử lên Tây Nguyên sống vài tháng sẽ thấy cái nhìn kỳ thị như thế trong rất nhiều người Kinh đối với các cộng đồng người dân tộc thiểu số vẫn còn nặng nề như thế nào.”

Khỏi phải “thử lên Tây Nguyên sống vài tháng” làm chi, cho má nó khi. Cứ ngồi nhà google vài chữ – “thằng mọi, thằng mán, thằng mường” – là sẽ tìm được vô số định kiến vô cùng đáng tiếc. Tự thâm tâm, có lẽ, những người thuộc dân tộc Kinh ở Việt Nam chưa bao giờ coi đồng bào Thượng là đồng bào (thiệt) cả.

Tòng Thị Phóng (khi còn là Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương) cũng đã lớn tiếng kêu gọi:

Quan tâm đặc biệt đến vùng cao, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến trước đây; tăng cường cơ sở khám bệnh, cán bộ y tế cho các xã, thôn ấp, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ đồng bào dân tộc thiểu số; khuyến khích trồng và sử dụng các loại thuốc dân gian; từng bước ngăn chận tình trạng suy giảm dân số, suy giảm đời sống của một số dân tộc thiểu số.”

Bà Phóng (cũng) nói cho nó đã miệng vậy thôi chớ sáu năm sau, theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới thì “các sắc dân thiểu số ở Việt Nam có tỉ lệ người nghèo cao hơn 5 lần tỉ lệ của người Kinh.”

Cách đây chưa lâu báo Tiền Phong cũng (buồn bã) loan tin: “THPT Đinh Tiên Hoàng nằm sâu trong hẻm núi xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây, nơi phần lớn là người dân tộc K’dong sinh sống, cách thành phố Quảng Ngãi hơn 100 km, không có học sinh nào đậu tốt nghiệp trong kỳ thi vừa qua.”

Nguyên do, theo lời của thầy hiêu trưởng Nguyễn Hải Thịnh: “Đây là hệ quả tất yếu của một hệ thống đào tạo có chất lượng thấp.” Nói cách khác là “gạo nào cơm nấy,” thế thôi.

Còn ông Phạm Tấn Hoàng, chủ tịch UBND huyện, cho biết thêm: “Sơn Tây có 6/6 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, tỉ lệ nghèo đói còn 78% trên tổng số 3.706 hộ. Do địa bàn cách trở giao thông, điều kiện kinh tế học sinh khó khăn, nơi ăn ở cho học sinh chưa có nên các em không an tâm học tập.”

An tâm gì nổi, hả Trời! Đời sống có những ưu tiên sắp sẵn: ăn – mặc, ăn – học. Cơm áo lo chưa xong, nói chi đến học – mấy cha?

Theo tường trình của Ủy ban Dân tộc thì “người như PuPéo, Rơ-măm, Brâu chỉ  còn lại… vài trăm!” Nhà văn Nguyên Ngọc, trong bài “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên” cho biết thêm: “Người Châu ở trong thung lũng Mường Hon của núi Ngok Linh, chỉ có khoảng 80…”

Ngoài bờ biển phía Đông ra, phần biên giới còn lại của Việt Nam đều là nơi cư ngụ của những dân tộc bản địa tự ngàn xưa. Với cuộc sống đơn giản và hài hoà với thiên nhiên, họ đã giữ cho môi trường sinh thái được quân bằng và tạo một “vòng đai xanh” cho cả nước.  Cũng chính họ là những tuyến đầu, và là vòng đai an ninh cho tố quốc. Cớ sao toàn Đảng (cũng như toàn dân) tỏ thái độ khinh thị, và cương quyết tìm mọi cách đẩy họ đến bước đường cùng như thế?

“Khi bọn bành trướng Bắc Kinh tràn sang hồi năm 1979, một bộ phận không nhỏ dân tộc thiểu số, sống ở vùng biên giới, đã đồng loạt ngả theo, làm tay sai cho ngoại bang. Ðó chính là hậu quả của chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc” (Lý Hồng Xuân. Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn. Văn Nghệ: California 2000).

“Bọn bành trướng Bắc Kinh” (xem chừng) đang sắp sửa muốn tràn sang lần nữa, và “những chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc” thì mỗi lúc lại càng tệ hại hơn!

13 BÌNH LUẬN

  1. “Nơi đây tay gối làm dao
    Ngủ trong tủi nhục thức vào hờn căm”
    (Thơ Hoàng Công Khanh)

    Các bạn trẻ hiểu nhầm rồi!

    Người thơ với bao nhiêu hờn căm
    Đâu có ai rước giặc ngoại xâm
    Đâu có ai chống Mỹ cứu nước
    Đâu có cảnh huynh đệ tương tàn!

    Đâu có ai như Võ Văn Kiệt
    Nên hiểu cho đúng ý người thơ
    Lớp tiền bối anh hùng hào kiệt
    Mười ba liệt sĩ – Hai Cụ Phan!

    Nông Dân Nam Bộ

    • “Đâu có ai như Võ Văn Kiệt”

      Rất chính xác . Bi giờ rất cần những người như Sáu Dân lênh láng máu dân Võ Văn Kiệt . Đảng cần học tư di dám nghĩ dám liệng lựu đạn vào dân của trùm T-4 Biệt Động Thành, cần đưa các nhóm biệt động, những đảng viên hoạt động nội bản vừa làm “dân vận”, cho trẻ 13-14 đọc Tuyên Ngôn Nhân Quyền để trở thành những chị em Tân Tạo, gia nhập lực lượng biệt động liệng lựu đạn vào chính dân mềnh

      Có phải đây là ý của người thơ hông ạ ? Níu hổng phải, só zi . Tư di Xuyên Quyền Thế, hehe

  2. Bế Tắc!

    Sa đọa thối nát đến tận cùng
    Luân thường đạo lý như vắng bóng
    Người tử tế trong dân thì còn
    Nhưng cán bộ thì không còn sống!

    Hầu như tuyệt chủng các bạn à
    Thời thanh niên tiền phong ông cha
    Lớp người thuộc lão thành cách mạng
    Không còn tồn tại trong nước ta!

    Câu lạc bô người kháng chiến cũ
    Lần lượt rủ nhau xuống ̣đáy mồ
    Như người nông dân già Nguyễn Hộ
    Lão thành cách mạng hóa tội đồ!

    Làm sao người tử tế tồn tại
    Với chủ nghĩa cẩu trệ súc sinh
    Trong chế độ mọi rợ tồi bại
    Thời đại bại hoại Hồ Chí Minh!

    Bế Tắc!

    Nông Dân Nam Bộ

    • Để nhớ lại một miền Nam trù phú trước khi bị rơi vào tay bọn Rợ Hồ :

      Trên YouTube:

      Bản nhạc “Hương Lúa Miền Nam”
      Nhạc sĩ Phó Quốc Lân
      Ca sĩ Tâm Hảo

    • Nếu tiếc những “thế hệ cách mạng tiền bối” thì nên ủng hộ cho sự trở lại của những gì đã tạo nên cái thế hệ đó . Nếu phải nói cái gì chung của họ, thì đó là chống Mỹ & chế độ VNCH ngày xưa . Vậy, muốn tạo lại những “thế hệ cách mạng”, nên cổ động chống Mỹ

      Có điều lộn chuồng rùi bác ạ . Dân hải ngoại chúng nó mê Mỹ hơn Đảng của các bác . Bác vô đây tiếc nuối các thế hệ Việt Cộng, ốp nai ngoài đời chúng nó quăng xít vào mặt . Thấy Trần Trường hông ?

    • Nhà báo Bùi Văn Phú : Năm 2001, báo Tuổi Trẻ Xuân Tân Tỵ công bố một thăm dò dư luận giới trẻ tuổi từ 15 đến 28 xem họ ái mộ những ai. Kết quả, Hồ chí Minh đạt điểm cao nhất là 39%, Võ Nguyên Giáp 35%, còn thủ tướng đương nhiệm Phan Văn Khải chỉ đạt 3.2%. Trong khi đó Bill Gates được đến 90%. Hệ lụy của việc thăm dò này là số báo xuân này bị thu hồi và tổng biên tập bị kỷ luật.

      BBC- 19/9/2014- Bộ phim ‘Sống cùng lịch sử’ của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhà nước Việt Nam đầu tư đến 21 tỷ đồng đã phải ngưng chiếu vì không bán được vé. Tại Hà Nội, hai rạp phim duy nhất chiếu phim này từ hôm 2/9 là Trung tâm Chiếu phim Quốc gia và rạp Kim Đồng đã phải hủy các buổi chiếu vì “số lượng khán giả tới xem chỉ từ 2 đến 3 người”.

      • “Việt Nam đầu tư đến 21 tỷ đồng đã phải ngưng chiếu vì không bán được vé. Tại Hà Nội, hai rạp phim duy nhất chiếu phim này từ hôm 2/9 là Trung tâm Chiếu phim Quốc gia và rạp Kim Đồng đã phải hủy các buổi chiếu vì “số lượng khán giả tới xem chỉ từ 2 đến 3 người”

        Người tới coi hát là: Tô Lâm, Tô Ân Xô và Ng P Trọng. Mỏi người trả 7 tỷ đồng thì coi như huề vốn.

      • Ủa, cháu thấy có tới mấy ngàn người lận mà!
        Nhưng họ chỉ chạy xe qua chạy xe lại coi cái tựa đề phim rồi họ…chạy đi luôn.

  3. Sau nầy cháu con ta nguyền rủa!

    Tội phản quốc và nhục quốc thể
    Là trọng tội không thể thứ tha
    Tội mang cờ vàng ba sọc đỏ
    Nổi loạn tại Quốc Hội Cờ Hoa

    Và bây giờ các cô áo đỏ
    Mặc áo dài trang phục nước ta
    Là trọng tội làm nhục quốc thể
    Vết nhơ ngàn đời không thứ tha!

    Sau nầy cháu con ta nguyền rủa!

    Nông Dân Nam Bộ

  4. Hỡi những cô áo đỏ Việt Nam

    Không phụ nữ nào trong nhân loại
    Lại đi vinh danh tên xâm hại
    Tình dục bịnh hoạn như Don Trump
    Bị kết án là một tội phạm!

    Hỡi những cô áo đỏ Việt Nam
    Hành động các cô có tổ chức
    Cùng mặc trang phục thuộc đặc trưng
    Các cô có biết vô ý thức?

    Các cô sỉ nhục Hai Bà Trưng
    Và cả nòi giống tộc Lạc Việt!

    Nông Dân Nam Bộ

  5. Tại thằng sang độc Trần Dân Tiên?

    Gái khu đèn đỏ – gái áo đỏ
    Cả hai đều là gái Việt Nam
    Gái áo đỏ ăn no trửng mỡ
    Gái khu đèn đỏ đáng thương tâm!

    Gái khu đền đỏ vì cuộc sống
    Bán cái ngàn vàng giúp me cha
    Gái áo đỏ làm nhục nòi giống
    Vong bảng phỉ báng ông cha ta!

    Gái khu đèn đỏ – gái áo đỏ!
    Máu đỏ da vàng hóa cuồng điên
    Vì đâu dân ta ra nông nỗi
    Tại thằng sang độc Trần Dân Tiên?

    Nông Dân Nam Bộ

  6. Không đủ nhục sao những ông chồng?

    Hỡi những ông chồng cô áo đỏ
    Mấy ông không thấy nhục quốc thể
    Thiên hạ khinh thường người Việt Nam
    Qua lăng kính những khu đền đỏ?

    Không đủ nhục sao? thưa mấy ông
    Tại sao ông để những bà vợ
    Đi vinh danh một thằng cuồng ngông
    Tên tội phạm xâm hại tình dục!

    Nông Dân Nam Bộ

  7. Cô Gái Việt Nam ƠI!

    “Cô gái Việt Nam ơi!
    Nếu chữ hy sinh có ở đời
    Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực

    Cho lòng cô gái Việt Nam tươi”
    (Thơ Hồ Dzếnh)

    Sao không thấy xấu hổ
    Sao không biết mắc cỡ
    Đi làm chuyện ruồi bu
    Hỡi những cô áo đỏ?

    Mấy cô đang tôn thờ
    Là thứ đồ mẹ rượt
    Là một tên tội đồ
    Tội xâm phạm tình dục!

    Thướt tha chiếc áo dài
    Trông kiêu sa trang đài
    Đậm đà một bản sắc
    Biểu tượng người đàn bà

    Cô Gái Việt Nam ƠI!

    Nông Dân Nam Bộ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên