Nga Mỹ ăn miếng trả miếng

0

Chính phủ Nga hôm thứ Sáu thông báo trục xuất 10 nhà ngoại giao Mỹ, đe dọa các tổ chức phi chính phủ do Mỹ tài trợ và khuyến nghị đại sứ Mỹ rời khỏi Nga để trả đũa các lệnh trừng phạt do chính quyền Biden mới công bố.

Nga cũng cấm 8 người Mỹ vẫn còn và không còn làm trong chính quyền nhập cảnh Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Sergey V. Lavrov cho biết.

Phản ứng này, nhằm trả đũa các biện pháp của Hoa Kỳ đưa ra hôm thứ Năm, cho thấy chính phủ Nga không có ý định leo thang có thể làm xấu thêm mối quan hệ vốn đã lạnh nhạt giữa hai nước. Mối quan hệ đó đã rạn nứt phần lớn do các cuộc tấn công mạng của Nga và các hành vi can thiệp vào các cuộc bầu cử của Mỹ.

Tổng thống Biden cho rằng các lệnh trừng phạt Mỹ báo hiệu một đường lối cứng rắn hơn đối với Moscow, mặc dù ông vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại, sau nhiều năm chính quyền Trump có vẻ nhẹ tay với Nga. Ngoại trưởng Lavrov gọi các biện pháp trừng phạt của Mỹ là một “hành động hoàn toàn không thân thiện và vô cớ”.

Hôm thứ Năm loan báo trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga, trừng phạt 32 cá nhân và công ty liên quan đến Nga bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, phát tán thông tin sai lệch và có các hành động có hại khác. Mỹ tuyên bố hầu hết các nhà ngoại giao trong danh sách trục xuất là các nhân viên báo làm việc dưới vỏ bọc ngoại giao.

Washington cũng cấm các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ mua trái phiếu của Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính hoặc quỹ tài sản quốc gia của Nga. Động thái này có thể làm giảm mức đầu tư vào trái phiếu Nga và làm tăng chi phí đi vay của Nga. 

Chính quyền Mỹ cũng trừng phạt SVR, cơ quan tình báo nước ngoài của Nga, chính thức cáo buộc cơ quan này thực hiện cuộc tấn công mạng SolarWinds, nhằm vào các cơ quan chính phủ và các công ty tư nhân của Mỹ.

Trong khi đó, Nga cho biết những quan chức Hoa Kỳ bị cấm nhập cảnh vào nước này có Giám đốc Cục Điều tra Liên bang, Christopher Wray; Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia, Avril Haines; Tổng chưởng lý Merrick Garland; và Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas. 

Những người bị cấm nhập cảnh gồm Giám đốc Cục Trại giam Liên bang, Michael Carvajal; Giám đốc Hội đồng Chính sách Nội địa, Susan Rice; John Bolton, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia; và một cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương, James Woolsey.

Cùng với việc trục xuất, Bộ Ngoại giao Nga cho biết họ sẽ đóng cửa các tổ chức  phi chính phủ do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ nếu các tổ chức này can thiệp vào chính trị Nga, nhưng không nêu rõ tổ chức nào có thể bị đóng cửa.

Cũng trong ngày thứ Sáu, Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga, John J. Sullivan, đã được triệu tập đến một cuộc họp với Yuri Ushakov, quan chức cấp cao về chính sách đối ngoại của Điện Kremlin, và được khuyên nên quay trở lại Hoa Kỳ để tham vấn.

Hiện vẫn chưa rõ liệu Đại sứ Sullivan có trở về Mỹ hay không. Nga đã triệu hồi đại sứ của họ tại Hoa Kỳ, Anatoly Antonov, vào ngày 21 tháng 3.

Nếu so sánh thì các biện pháp của Mỹ mạnh hơn vì sẽ làm Nga gặp khó khăn khi muốn tham gia kinh tế thế giới trong khi các trả đũa của Nga chỉ ở mức trục xuất và cấm nhập cảnh; để ngỏ lời mời của Tổng thống Biden họp thượng định với Tổng thống Putin, được phía Mỹ đưa ra trước đây trong tuần. 

Có một chuyện lạ trong vụ ăn miếng trả miếng này, Ba Lan đã bị văng miểng. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga cho biết, vì Ba Lan đã vội vã “hùa theo” các biện pháp của Hoa Kỳ bằng cách trục xuất 3 nhà ngoại giao Nga, chính phủ Nga sẽ trục xuất 5 nhà ngoại giao Ba Lan để trả đũa.

(Theo NYTWP)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên