S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Phan Thắng Toán

33

Giới yêu nhạc Việt, có lẽ, đều đã từng nghe bản nhạc “Tình Lỡ” của Thanh Bình (“Thôi rồi còn đâu chi anh ơi/ Có còn lại chăng dư âm thôi/ Trong cơn thương đau men đắng môi…) nhưng e không nhiều người biết đến tác phẩm “Lá Thư Về Làng” do Lúa Mới phát hành hồi 1956:

Từ miền Nam, viết thư về thăm xóm làng
Sắt son gửi trong mấy hàng
Thăm bà con dãi dầu năm tháng
Từ Tiền giang thương qua đèo Cả thương sang
Đêm đêm nhìn vầng trăng sáng

Thương những già hôm sớm lang thang

Em thơ ơi có còn học hành sớm tối
Áo nâu tươi gái làng còn che môi cười
Và đàn bò còn nghe chim hót lưng đồi
Nhớ nhung rồi, thương quá lắm bé thơ ơi…

Đám “bé thơ” mà Thanh Bình “nhớ nhung” (hồi giữa thế kỷ trước) nay đều đã trở thành những công dân lão hạng, nếu mà sống sót. Còn tác giả thì qua đời từ lâu, sau một thời gian “hôm sớm lang thang” ngay tại Sài Gòn – một thành phố đã mất tên – nơi mà ông đã tìm đến để lánh nạn khi còn là một thanh niên.

FB Lâm Ái cho biết:

 “Ở cái tuổi 80, ít ai tin rằng một nghệ sĩ nổi tiếng nhưng không nhà không cửa, lang thang xin ăn ở chợ, bến xe. Các anh công an đưa ông về trại dưỡng lão thì phát hiện ra là nhạc sĩ Thanh Bình và đưa ông về ở với cháu gái (con gái của chị ruột).

Vợ chồng cháu gái làm công nhân, làm thuê đời sống hết sức khó khăn. Đầu năm nay ca sĩ Ánh Tuyết đã tổ chức đêm nhạc cho ông, chị cũng đã làm được 2 sổ tiết kiệm. Nhưng vì ông đột ngột mất, con gái đang đi tù nên không thể rút được tiền làm đám tang.

Ca sĩ Ánh Tuyết lại là người bên ông, lo cho đám tang của ông. Điều đáng buồn, dù ca sĩ Ánh Tuyết có kêu gọi hỗ trợ nhưng dường như số tiền vẫn không đủ để lo cho đám tang, đành xin quan tài lục giác của chùa để an nghỉ.”

Thôi thế cũng xong!

Cuối cùng, Thanh Bình cũng đã có nơi “an nghỉ” – dù hơi cô quạnh! Bạn đồng nghiệp và đồng thời với ông, lắm kẻ – tiếc thay – đã không có được chút may mắn đó:

“Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ gốc miền Nam được yêu mến nhất, từng được mệnh danh là ông vua của thể điệu Bolero tha thiết trữ tình… Tháng 4 năm 1975, Trúc Phương bị kẹt lại. Năm 1979, ông vượt biên nhưng bị bắt và bị tù.

Sau khi được thả, cuộc sống của ông trở nên vô cùng thê thảm về thể xác vật chất cũng như tinh thần… Vào một buổi sáng năm 1995, Trúc Phương không bao giờ thức dậy nữa. Ông đã vĩnh viễn ra đi. Tất cả gia tài để lại chỉ là một đôi dép nhựa dưới chân.” (Hoài Nam. “Bẩy Mươi Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam 1930 – 2000”).

Sao lại đến nông nỗi thế nhỉ? Chả lẽ chỉ vì Trúc Phương “lỡ dại vượt biên”, và vì Thanh Bình “lỡ chân vượt tuyến” nên mới ra cớ sự chăng?

Không hẳn thế đâu!

Có những kẻ luôn sống ở miền Bắc, không hề di cư hay di tản (lần nào cả) nhưng vẫn phải trải qua một kiếp nhân sinh còn bầm dập/te tua và tơi tả hơn thế nữa. Ông tên là Phan Thắng Toán – biệt danh Toán Xồm –  sinh năm 1932, bị bắt giam từ năm 1968 (vì tội “tuyên truyền văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa đế quốc”) và đã lìa đời từ lâu.

Bi kịch của cuộc đời Phan Thắng Toán có thể hiểu được – phần nào – qua vài câu đối thoại (hơi hài) do nhạc sỹ Tô Hải ghi lại, trong một phiên tòa tại Hà Nội, vào hôm 12/ 01/1971:

Chánh án: Anh có nhận là đã đánh nhạc của tư sản, là đồi truỵ không?

Toán xồm: Dạ! Thưa quý toà, con chỉ đánh những gì in trên đĩa của Liên Xô, của Tiệp Khắc, của Cộng Hoà Dân Chủ Đức thôi ạ!

Chánh án: Anh nói láo! Thế Paloma, Santa Lucia là của ai?

Toán Xồm: Dạ! Paloma là của nước bạn Cu Ba ạ! Còn Santa Lucia là dân ca Ý ạ! Nhà xuất Bản của nhà nước đã in và sân khấu nhà nước đã có nhiều ca sỹ biểu diễn ạ!

Chánh án: Vậy anh có biết cha cha cha là cái gì không?

Toán Xồm: Dạ! Có ạ!! Đây là một nhịp điệu xuất xứ cũng tại nước bạn Cu Ba ạ!

Chánh án: Thế còn Tango bleu chắc anh cũng đổ cho Cu Ba hết hả?

Toán xồm: Dạ không! Tango là một điệu nhảy Ác-giăng-tin nhưng đã được quốc tế hoá. Vừa giờ Đoàn xiếc Tiệp Khắc sang ta và các nước XHCN đều xử dụng cả ạ!

Chánh án: Nhưng người ta đánh khác, còn anh đánh khác. Đừng có ngụy biện!

Toán Xồm: Dạ! Đánh y hệt ạ! Chỉ có thua họ về nhạc cụ họ tốt hơn… chứ nếu chúng con có đầy đủ nhạc cụ như họ thì chúng con chẳng thua gì họ cả ạ!

Chánh án: Anh hãy im miệng! Đồ ngoan cố!Và cứ như vậy, suốt phiên tòa Chánh án chỉ sử dụng câu “Im miệng! Đồ ngoan cố” để cắt lời người bị buộc tội. Không hề có ai bào chữa.

Cuối cùng, toà luận án và tuyên án: “Việc làm của bọn này đã gây ảnh hưởng xấu cho phong trào trật tự trị an, phá hoại việc thực hiện một số chính sách của Nhà nước, nhất là chính sách lao động sản xuất, chính sách nghĩa vụ quân sự… xâm phạm nghiêm trọng đến hạnh phúc, phẩm giá của phụ nữ, đến đạo đức và đời sống của nhiều người, và tuyên truyền xuyên tạc lại chế độ xã hội chủ nghĩa trong lúc cả nước đang chiến đấu chống Mỹ xâm lược.”

“Do tính chất nghiêm trọng của vụ án nói trên, toà quyết định xử phạt Phan Thắng Toán 15 năm tù giam và 5 năm bị tước quyền công dân; Nguyễn Văn Đắc, 12 năm tù giam và 5 năm bị tước quyền công dân; Nguyễn Văn Lộc 10 năm tù giam và 4 năm bị tước quyền công dân …” (“Phan Thắng Toán và Đồng Bọn Đã Bị Xét Xử” – báo Hà Nội Mới 12/ 01/1971).

Chơi nhạc Tango, Rumba, Cha Cha Cha … thì có gì mà “nghiêm trọng” đến độ phải ngồi tù lâu dữ vậy, hả Trời?

Mãn hạn tù lại bắt đầu một bi kịch khác:

“Nhà tôi có 5 người chen chúc trong cái phòng 09 m2, thêm anh Toán Xồm nữa là sáu. Thế nên anh cũng không thể tá túc mãi ở chỗ tôi. Anh có mỗi bà chị ruột thì đã di cư vào Sài Gòn trước 1954, ở Hà Nội không còn ai thân thích. Anh Toán Xồm cứ lang thang ‘lãng tử’ nay đây mai đó, lúc màn trời khi chiếu đất.

Cho đến ngày 30/04/1994 … sáng đó là kỷ niệm ngày thống nhất đất nước nên công an phường đi dẹp đường. Họ bắt gặp anh Toán Xồm vạ vật và hấp hối trên vỉa hè, liền cho người báo tin. Nhưng anh chẳng còn ai trong giờ phút lâm chung, chỉ có cái vỉa hè … chứng kiến.”  [Kim Dung – Kỳ Duyên. Cung Đàn Số Phận (Hồi Ký Lộc Vàng). Hội Nhà Văn: Hà Nội, 2018].

Qua năm sau (1995) thì Trúc Phương qua đời tại Sài Gòn, cũng không có ai “chứng kiến” ngoài … “đôi dép nhựa dưới chân.” Tuy kẻ Bắc/người Nam nhưng số phận của cả ba ông, tưởng chừng, chả khác gì nhau?

Tưởng vậy thôi, chớ không phải vậy đâu.

Họ khác chớ và khác lắm!

Tuy sinh cùng thời (và cùng nơi) với Phan Thắng Toán nhưng nhờ di cư vào Nam nên Thanh Bình đã có cơ hội viết được nhiều bản nhạc bất hủ, trước khi cuộc cách mạng vô sản biến ông thành một kẻ trắng tay (rồi) một lão … ăn mày! Trúc Phương cũng thế, ông cũng kịp “để lại cho chúng ta một di sản vô giá” (theo nhận định của nhà phê bình âm nhạc Hoài Nam) rồi mới nằm chết cong queo ngoài bến xe đò.

Còn ở giữa lòng Hà Nội (nơi được mệnh danh là “Thủ Đô Của Lương Tâm & Phẩm Giá Con Người”) thì Toán Xồm chả hề có được chút cơ hội hay cơ may nào sất, và dường như ông không có chi để lại cho đời – dù chỉ là một “đôi dép nhựa”!

33 BÌNH LUẬN

  1. Trích: “Sao lại đến nông nỗi thế nhỉ? Chả lẽ chỉ vì Trúc Phương “lỡ dại vượt biên”, và vì Thanh Bình “lỡ chân vượt tuyến” nên mới ra cớ sự chăng? Không hẳn thế đâu!”
    Hẳn thế chứ không hẳn gì nữa t/g ! N/c trịnh cờ sờ cùng thế hệ 193X , cũng nổi tiếng thời VNCH , làm cả núi nhạc phản chiến giúp Việt cộng ta cực kì nhưng cuñg có vài hột sạn như bài”gia tài của mẹ” mắng Bố Tàu, chửi VNCH luôn cả Việt cộng ta là bọn lai căng, bội tình , tội nặng thế kia mà chả cần vượt viếc gì cả , ở lại ăn vài bạt tai nhẹ ,tìm ô dù bảo kê (thời VNCH có nhóm cao kỳ , VNCS có sáu dân việt+ ăn cỏ ) chờ…thời và Thắng đậm !

    • Phương pháp, qui trình quét sạch tàn dư Mỹ ngụy , phục vụ Việt cộng ta hết mình đem đến thắng lợi vẻ vang của trịnh Cờ Sờ:

      -Ngày 30-4-1975 VNCH thua trận cả miền Nam đang hồn phiêu phách tán , Cờ Sờ ta đã có mặt ngay Đài phát thanh Sài Gòn hân hoan chào đón băng đảng bác hồ chó chết và răn đe bè lũ ong vỡ tổ văn nghệ sĩ miền Nam đang hoang mang hoảng hốt bủa đi khắp nơi tìm lối thoát !
      – Viết bài bưng bô bác hồ chó chết đăng báo Tuổi Trẻ ngày 27-4-1979
      – Viết nhạc Đỏ dân vận, êm ái réo răng rắc đi vào lòng người “Em còn nhớ hay em đã quên, Em ở nông trường em ra biên giới“, “Huyền thoại Mẹ“, “Ánh sáng Mạc Tư Khoa“, “Ra chợ ngày thống nhất”,…
      -cải tạo cho thiếu nhi luôn (trong tập nhạc “Cho Con”, xuất bản năm 1991), nhiều bài rất иổi tiếng như: “Em là hoa нồng nhỏ“, “Mẹ đi vắng“, “Em đến cùng mùa xuân“, “Tiếng ve gọi hè“, “Tuổi đời mênh mông“, “Mùa hè đến“, “Tết suối нồng“, “Khăи quàng thắp sáng bình minh“, “Như hòn bi xanh“, “Đời sống không già vì có chúng em“.

  2. Tôi nhớ bài Gạo Trắng Trăng Thanh là của nhạc-sỷ Thanh Bình, nhưng đọc trên mạng thì ghi là của Hoàng Thi Thơ.
    Ai biết rỏ, xin giúp với.

  3. Đó là chưa kể đồng chí tiến sĩ ex-Trần Hữu Dũng đăng bài của Trần Văn Chánh kể về nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông; sau khi cải tạo về, thân tàn ma dại chỉ còn xe thuốc lá trước cửa nhà, hổng viết lách lung gì hết, và Trần Văn Chánh xem đó là 1 “biểu tượng (rất) tốt của hòa hợp hòa giải”. See, mún hợp lưu với cái chế độ/văn hóa/xã hội đã sản sinh ra những văn tài mà Tưởng Năng Thúi Rùm Trời mến mộ, những số phận của Toàn Xồm, theo Trần Văn Chánh, có thỉa coi là những “biểu tượng (rất) tốt của hòa hợp hòa giải”. Hợp lưu với cái thứ này là đúng xì tai trí thức gòi

    • Cái éo gì và chỗ éo nào cũng có cái mõm của ông chõ vô, tràng giang đại hải kiểu như dạy đời người ta, loại 3 phải và 3 trợn như ông thì lấy tư cách éo gì sửa lưng người ta. Tốt nhất là nên câm mõm lại.

  4. Tưởng Năng Tiến khá là 1 chiều trong bài này . Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài . Đúng, xã hội này có những số phận như Toán xồm, nhưng chính nó cũng sản sinh ra những văn tài mà chính TNT cũng mến mộ, Nguyên Ngọc là 1. Những văn tài TNT mến mộ, cuộc sống của RẤT TỐT . Đọc nè

    “nhà tịch biên của một đại tá Sư trưởng bộ binh VNCH, nhà biệt thự hai tầng … chỗ dành cho chú Ngọc bên kia cầu thang là phòng cho khách và phòng Văn thư báo. Con gái tôi chạy sang “Tác giả Đất nước đứng lên hả mẹ?”, con trai khi ấy mới 7 tuổi đứng thật gần để xem xem rồi buột miệng “Ông này mà đại tá hả?”. Chết cười, với nó đại tá phải lừng lững như chủ cũ ngôi biệt thự này (đang chờ ở túp lều bên cạnh để chuẩn bị đi Mỹ diện HO)”. See, những gì TNT mến mộ, Đảng & chánh phủ Cộng Sản cũng ưu đãi lém lém lun .

    Cũng có nghĩa nếu sống dưới chế độ đó thì nên viết ra những thứ làm TNT mến mộ, thì sẽ được ưu đãi . Tại “Chơi nhạc Tango, Rumba, Cha Cha Cha …” thay vì viết Rừng Xà Mâu hay Đường Chúng Ta Đi, bị vậy là phải gòi, còn kêu ca gì nữa . Thử hỏi ở VNCH ngày xưa mà viết như Nguyên Ngọc coi, đúng là hổng bị gì, chỉ bị người dân phỉ nhổ thui . Nhưng TNT lại mến mộ văn tài của mấy người như Nguyên Ngọc

    Đó là chưa nói đến đây là cái xã hội/văn hóa mà “trí thức” bên này hồ hởi phấn khởi kiu gọi hợp lưu, hợp niêu, hòa giải hòa hợp đủ thứ con mụ nội chúng nó . Phạm Trần & Âu Dương Tệ viết bài chỉ ra những yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự trường tồn của Đảng CỘNG SẢN, then, những số phận này nọ mà TNT đã liệt kê ra its nobody’s fault but their own.

    Những mong muốn kết nối, hợp lưu này nọ cần thể hiện rõ hơn nữa & cần mang màu sắc tích cực hơn nữa, ví dụ như trích “văn tài” của những người TNT (có thể) mến mộ since đã mến mộ Nguyên Ngọc . Thay vì trưng ra những “góc khuất” của các xã hội/văn hóa/chế độ mà mình muốn hợp lưu . Viết về những Toán Xồm có khác gì nhổ nước miếng vào (những) cái miệng mong muốn hợp lưu không ?

  5. Correct này từ lâu vào rất nhiều trang mạng, trước là để trau giồi kiến thức, sau là để lên tiếng ủng hộ những người cùng lập trường chống Cộng.Correct này hoàn toàn không có nhu cầu đánh bóng tên tuổi, không có nhu cầu kết bạn trên mạng, và vì những kinh nghiệm đã trải qua, nên Correct này không chỉ có một nick. Vậy đó.

    • HuePhan 25/06/2023 at 09:47
      Phải chăng xuất xứ từ…

      Correct vào DCV từ thuở có các nicks như Uncle Fox, noileo, tienngu, v…v…

    • Hi bác correct, vậy chắc bác còn nhớ uncle fox vs Tiểu Bảo? Cuộc luận kiếm rất hấp dẫn và trước khi TB thua bỏ chạy đã gọi uncle fox là “mỏ nhọn”? Sau này văn phong tonydo khá giống TB ngày đó. Người lấy nhiều nicks lúc đó là bác Ý Yên tô mã ý… nhưng bác YY qua đời cũng chục năm rồi. Còn nhiều nicks và văn phong bác giờ tui không thể hình dung ra được là ai nhưng cùng chống VC và nói có dẫn chứng như bác tui học được rất nhiều. Cảm ơn bác.

      • Cám ơn nick Ban Mai đã ghé đọc các còm của Correct.

        Có những nicks đã biến mất theo cùng với danchimviet.com như Đào Công Khai,Bùi Lan ( văn phong nghe hiền khô tựa như thuộc giới nhà giáo hoặc tu bíp), Tiếng Ngàn (Trăng Ngàn, Ánh Ngàn, Tiếu Ngàn, Biển Ngàn…) thường làm thơ dễ dàng như lấy đồ trong túi, Lão Ngoan Đồng ,v.v…

        Nick Tudo.com rất năng nổ trong cuộc chiến “lấn đất, giành dân” trên diễn đàn, gần đây tự dưng biến mất, không rõ có thay đổi nick hay không nữa.

        • Hi bác correct, ông tùm lum Ngàn tui biết chắc đi xa rồi. Tui quen bạn ong day đại học Cần Thơ, cũng biết LNĐ chút xíu, là tubip… những người muôn năm cũ hồn ở đâu bây giờ? Cảm ơn bác.

          • Ngài LMC nếu tôi không lầm, có một thời gian làm ở PKDK đường Lạc Long Quân thuộc quận 11 sau 1975 và trước khi lên tàu…tìm đường cứu nước.

          • Cám ơn hai bác Mười và Ban Mai đã cho biết tin về “những người muôn năm cũ hồn ở đâu bây giờ “.

            Đọc những còm của bác Mười có lúc tôi ngờ ngợ bác Mười là nick Uncle Fox của ngày trước , do có máu tếu. Đọc còm mới này của bác tôi hiểu là lý do nick tudo.com tắt tiếng trên diễn đàn là vì đã “đào ngũ” và hiện đang chạy xe…ôm gái Sài thành bên nớ.

          • Bác Mừ ui, nhà tui ở lăng Cha Cả, đến ngã 4 Bảy Hiền, bên trái là Bv Vì Dân. Vừa qua BD đến ngã 3 theo trái lên cx Lữ Gia, theo phải Lạc Long Quân lên chợ trời Tân Bình hihi đúng vậy hông? Tên giờ hổng biết.

          • thêm chút nữa, tui dự đầy tháng con đạo diễn Hồng Sênh + ? An nhà ở cx LG chụp hình tùm lum. Bước vô cửa là thấy mô hình Trường Sơn rất công phu, có thể ổng dùng trong phim nào đó. Sau đó có vé đặc biệt vào xưởng phim ở Yên Đổ xem Con Thú Tật Nguyền của thằng nằm vùng Nguỵ Ngữ không phổ biến ra ngoài… huumm níu bác ở SG đi linh tinh nhiều chắc biết. Vui nghen bác.

          • Thưa Mai viên..mại,
            Nếu viên mại đi theo con đừờng Nguyễn Văn Thoại hướng về chọ cá Trần Quốc Toản thì sẽ phải băng ngang bệnh viện Trưng Vương mà nếu quẹo phải ngay đó sẽ là khu cư xá Lữ Gia nằm bên phải. Bên trái của khu vực này là mặt sau của trường đua Phú Thọ. Viên mại nói cũng đúng là cuối đường Lạc lung tung sẽ dẫn tới chợ Tân Bình phía bên trái, nơi mà Mừ em có thời “nhờ” gia đình của mại giữ dùm một số đồ…cũ. Đường Nguyễn Văn Thoại bây giờ là Lý Thường Kiệt, con đừờng xưa em đi gặp…mối ở chợ Tân Bình. Mại mà thấy có hình chữ X ở vai áo là tên…Mười đó. Tất cả chỉ còn là hoài niệm.

          • Wow đúng y boong! SG, GĐ, Chợ Lớn tui gành tới 7 câu giờ bù trớt huhu

          • Hehe..Mại có vé vào khu cư xá Lữ Gia thì đúng địa chỉ rồi. Khu đó có “số má” vì có nhiều biệt thự bị tịch thu để cho mây chú bác “cách mạng” vô giải phóng. Nó thuộc quận 11, hình như là phường 5. Bện viện Trưng Vương nằm ngay góc của Nguyễn Văn Thoại và Tô Hiến Thành dẫn lên cư xá Bắc Hải (?). Gần khu vực Lữ Gia và trường đua Phú Thọ là Lò Gia ( Lê Đại hành) mà nếu đi thẳng về phía bên phải cũng dẫn ra ngã tư Bảy Hiền, bên trái sẽ ra Trần Quốc Toản.

          • Còn tiếp:
            Thúy An lần đầu gặp Hồng Sến là ở Thảo Cầm Viên, lúc đó cô ta thuộc bọn “bán nước”. Hồng Sến mang về tập tành cho đóng “phim” rồi cuối cùng gạo nấu thành…cháo. Vợ đầu của HS thì phải hỏi bác Mạc văn Trang.

          • Xin lỗi…khu vực lò da-Lê Đại Hành

  6. He he he …

    Ai bảo cứ thích hát nhạc “đồi ..chụy” làm gì cho bị “đảng – bác nó” hành hạ?

    Muốn “lành” thì chỉ nên hát bài:

    “Đêm qua em mơ gặp “bác” Hồ,
    Ku bác dài, bác để tô hô
    Em khiếp vía nên em chạy trốn
    Trốn trong mùng (mà) “bác” cũng theo vô.

  7. “Có những kẻ luôn sống ở miền Bắc, không hề di cư hay di tản (lần nào cả) nhưng vẫn phải trải qua một kiếp nhân sinh còn bầm dập/te tua và tơi tả hơn thế nữa “. Tác giả Tưởng Năng Tiến.

    Nhà văn Hoàng Hải Thủy viết về ông Thiều Chửu :

    Ông tên thật là Nguyễn Hữu Kha, ra đời trong một gia đình nhà Nho nghèo .

    Ông học được nghề thuốc Nam và trở thành vị lương y suốt đời chữa bệnh không lấy tiền. Ông lấy hiệu là Tịnh Liễu (Tịnh: trong sạch, Liễu: hiểu biết), ông bắt đầu tự học đạo Phật và ngoại ngữ.

    Được bà nội và bác ruột dạy chữ Hán, cùng đức tính kiên trì tự học, dần dà ông đã am hiểu chữ Hán, Nho giáo và Phật giáo, lại thông thạo các tiếng Anh, Pháp, Nhật.Tu theo Phật giáo, ông lấy hiệu là Thiều Chửu, có nghĩa là “cái chổi quét bụi,” thể hiện tâm nguyện của mình là “cây chổi quét bụi ấy sẽ làm trong sáng giáo hội qua ngòi bút cải cách của mình”. Ngoài ra, “hàng ngày phải lau quét bụi trần tham nhiễm, đừng để gương lòng vẩn đục bởi phiền não vô minh che lấp”. Ông không trở thành tu sĩ mà chỉ là một cư sĩ, tu tại gia.

    Ông giúp bà chị ông mưu sinh bằng nghề cho thuê đòn tang. Lúc 28 tuổi, ông giúp cậu em họ kiếm sống bằng cách cùng mua một máy in dập chân, thuê nhà số 36 phố Sinh Từ mở hiệu sách Hòa Ký.

    Sau thời gian nghiên cứu Phật giáo, ông cho ra đời bản dịch Khóa hư lục, “bộ kinh cứu khổ cho đời” mà theo ông tác giả là vua Trần Nhân Tông, vị tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.

    Thiều Chửu góp công lớn trong việc sáng lập Hội Phật Giáo Bắc Kỳ (1934). Và ông làm quản lý và biên tập cho tờ báo. Ông tham gia thành lập Hội Truyền Bá Quốc Ngữ vào năm 1938.

    Năm 1936, ông cùng bà Cả Mọc (Hoàng Thị Uyển) đồng sáng lập Hội Tế Sinh và làm Tổng Thư ký Hội. Ngay năm sau Hội mở cuộc cứu giúp nạn nhân trận lụt Đinh Sửu.

    Năm 1937, lụt ngập đồng đất hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Ngoài việc góp sức cứu trợ nhân dân, ông cùng bà Cả Mọc còn đi xin tiền, xin quần áo; rồi cùng ông Hoàng Đạo Thúy, ông Trần Duy Hưng hàng ngày đem thuốc, tiền, quần áo đi tới từng nhà nạn nhân giúp cho đến khi họ sống được. Những nhân viên của Hội đã đi cứu tế ba tháng liên tục cho đến lúc lúa chín.

    Năm 1941, khi trường Phật Học Phổ Quang được mở, ông đảm nhận việc dạy chữ Hán, giảng kinh và chủ trì các khóa lễ mà nhiều học viên sau này trở thành các bậc tu hành có uy tín như Hòa thượng Thích Tâm Tịch, đệ nhị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

    Năm 1946 , ông cùng một lớp học tăng ni và một số trẻ mồ côi hội Tế Sinh đi theo kháng chiến chống Pháp, tham gia lao động sản xuất, giáo dục, ông viết và dịch sách.

    Trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất do Hồ chí Minh phát động, ông bị quy là địa chủ và bị đưa ra xỉa xói mắng nhiếc, ông bị vu cho là người làm đủ các tội ác. Bị vu cáo, cộng với sự thương cảm nhiều nông dân bị hàm oan trong Cải cách ruộng đất mà thấy mình bất lực, ông đã tự vẫn ngày 15 tháng 7 năm 1954, trên dòng sông Cầu .

    Trước khi mất, ông viết thư tuyệt mệnh gửi Hồ chí Minh, và thư dặn các học trò ông phấn đấu thực hiện cuộc Kháng chiến chống Pháp đến cùng, ông viết lời kết bản Tự Bạch như sau:

    “Cái án “mạc tu hữu” (tức vu cáo, ông viết chữ Nho) mà ông Nhạc Phi phải chịu đời phong kiến còn có lẽ; ai ngờ đời nay chính bản thân tôi lại bị, thì tôi còn sống làm sao được nữa.”

    Cái chết của ông đã gây ra nỗi chấn động và tiếc thương vô hạn trong dân chúng địa phương và giới Phật tử cả nước.

    Ni sư Thích Đàm Ánh, một học trò của Thiều Chửu kể: Thiều Chửu dặn đừng vớt xác ông, cứ để xác ông theo dòng sông trôi đi, nhưng người trong gia đình ông và học trò ông không nỡ làm thế. Sau năm 1954, họ trân trọng rước hài cốt ông về Hà Nội mai táng. Hiện nay mộ ông đặt tại nghĩa trang Thanh Tước, số mộ 170-C3.

    Thiều Chửu để lại 93 tác phẩm viết và dịch. Ngoài bộ Hán Việt tự điển có giá trị vượt thời gian, ông dịch 14 bộ kinh căn bản của đạo Phật như Kinh Di Đà, Thủy Sám, Địa Tạng, Kim Cương Bát Nhã, Viên Giác, Pháp Hoa, Dược Sư, Phả Môn, Di Giáo, Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Lễ Sáu Phương, Lục Tổ Đàn Kinh, Khóa Hư. Các sách khác của ông có thể kể: Vì sao tôi tin Phật giáo, Phật học cương yếu, Tây du ký…

    Ông viết nhiều sách về Phật học như Sự tích Phật tổ diễn ca, Nhòm qua cửa Phật, Cải tà quy chính, Khóa tụng hàng ngày, Con đường Phật học thế kỷ 20.

    Năm 1943, ông soạn cuốn Giải thích truyện Quan Âm Thị Kính, chủ yếu dùng triết lý Phật học để giải thích. Ông coi tập thơ Nôm khuyết danh đó là kinh Phật chứ không chỉ là một tác phẩm văn chương.

    Tác phẩm cuối cùng của ông là “Con đường học Phật ở thế kỷ thứ XX ” xuất bản năm 1952, tác phẩm thể hiện quan điểm của một Phật tử chân chính, yêu nước.

  8. Theo nhà văn Hoàng Hải Thủy , “ những năm 1935, 1936, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã thấy trước cái họa Cộng Sản, ông viết nhiều bài tố cáo bọn Cộng Sản Nga gây rối loạn trên thế giới. Những bài viết tố cáo Cộng Sản của Nhà Văn họ Vũ hiện nay vẫn còn trong những thư tịch ở Hà Nội. Có thể viết ngay từ những năm 1935 , Nhà Văn Vũ Trọng Phụng đã thấy chủ nghĩa cộng sản là bậy bạ, bọn đảng viên Đảng Cộng Sản Nga là bọn ác ôn. Ông là Nhà Văn Việt Nam Thứ Nhất chống Cộng Sản “.

    Cộng sản Hoàng văn Hoan vu cáo : “Vũ Trọng Phụng làm việc cho Mật Thám Pháp, Vũ Trọng Phụng được Mật Thám Pháp chi tiền, cho xe ô tô đưa đến tiệm hút thuốc phiện. Vũ Trọng Phụng viết nhiều bài vu cáo Đảng Cộng Sản Nga.“
    Hoàng văn Hoan là phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội cho đến năm 1979.

    Nhà văn Hoàng Hải Thủy nhận định rằng, nếu nhà văn Vũ Trọng Phụng còn sống trong năm 1946, ông đã bị bọn Việt Minh bắt, đem đi thủ tiêu, cho đi mò tôm, tức cho đi trôi sông mất xác, như năm ấy chúng đã giết các nhà văn Khái Hưng, Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật. Nhà văn Vũ Trọng Phụng qua đời năm ông 27 tuổi .

    Wikipedia: “Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng một bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Một số trích đoạn tác phẩm của ông trong các tác phẩm Số đỏ và Giông Tố đã được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn của Việt Nam.

    “Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam.

    “Các phẩm của ông lại bị cấm xuất bản vì là “tác phẩm suy đồi” tại miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 và cả nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến tận cuối những năm 1980 mới được chính quyền cho lưu hành “.

    • “Cộng sản Hoàng văn Hoan” vốn là tay sai của Trung quốc từ lâu trong thời gian Hoan làm đại sứ VNDCCH tại Tàu. Trong giai đoạn cơm không lành canh không ngọt giữa VC với TC, Hoan đã bỏ trốn sang mẫu quốc vì sợ bị Lê Duẫn thanh trừng. Y bị kết tội phản quốc và kết án tử hình vắng mặt.

      Hai ngày sau khi tới Bắc Kinh, Hoàng Văn Hoan được Tổng Bí thư Hoa Quốc Phong đón tiếp, và ông Hoa tuyên bố “những kẻ phá hoại tình hữu nghị Việt – Trung sẽ bị đập vỡ đầu”!

      (Trần duy Hưng anh nói phải chăng là TDH làm thị trưởng Hà nội những năm đầu tiên của chế độ sau khải hoàn từ Điện Biên Phủ?)

      • Anh HuePhan :Tôi không rõ tiểu sử của ông Trần Duy Hưng.

        Trường hợp của người hiền Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha có trái tim Bồ Tát thì thật đúng là ” Ở hiền gặp…Quỷ dữ Hồ chí Minh “.

        Tưởng Hồ là thánh là tiên
        Không ngờ Hồ là thằng điên giết người

    • ***Sử gia Trần gia Phụng : “Trong cuộc CCRĐ ( Cải Cách Ruộng Đất) năm 1955, tại Thanh Hóa, đội CCRĐ đã đập phá tấm bia đá từ thế kỷ 15 ghi công đức của Lê Lợi tức Lê Thái Tổ. (Nguyễn Minh Cần, “Xin đừng quên! Nửa thế kỷ trước”, điện báo Ánh Dương, ngày 3-2-2006.)

      “Đội CCRĐ còn đốt nhà thờ tộc họ Nguyễn của đại thi hào Nguyễn Du ở Nghệ An, tiêu hủy tất cả những di cảo của đại thi hào nầy. (Nguyễn Minh Cần, báo đã dẫn.).

      “Cũng tại Nghệ An, anh hùng dân tộc Phan Bội Châu bị đội CCRĐ đem ra đấu tố và ảnh của Phan Bội Châu bị quăng vào chuồng trâu. (Lời kể của cháu nội Phan Bội Châu trên báo Kiến thức ngày nay, số 50, Tp.HCM ngày 15-12-1990, và thư của Lê Nhân gởi Phan Văn Khải, trên báo Đàn Chim Việt ngày 5-12-2005.)

      ***“ Theo Nguyễn Thiện Chí, viết qua lời kể của Đại Tá Phan Thiện Cơ thuộc Quân đội Bắc Việt, cũng là cháu đích tôn cụ Phan bội Châu, đăng trong Kiến thức ngày nay số 50, xuất bản tại Sài Gòn ngày 15-12-1990, thì trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền bắc năm 1955, đội cải cách địa phương đã qui tội Cụ Phan thuộc thành phần giai cấp địa chủ theo lối tam đoạn luận, nghĩa là cụ Phan đỗ đạt cao, mà học cao thì phải giàu và giàu là địa chủ. Cũng may Cụ đã chết từ lâu nên thay vì lôi ra đấu tố, nhà nước chỉ đem bức ảnh của Cụ treo trên bàn thờ xuống để ở chuồng trâu. Cuối năm 1955, Đảng sửa sai chính sách cải cách ruộng đất, nhờ vậy Cụ Phan được xóa tội địa chủ, cường hào nên bức ảnh được phép treo trở lại trên bàn thờ cũ “.

      ***Việt gian Hồ chí Minh công khai chối bỏ dân tộc :

      Hồ chí Minh viết :”Cái danh từ tổ quốc là do các chính trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có tổ quốc, cũng chẳng có biên giới”.(HcM viết trên tờ báo Thanh Niên phát hành ở Quảng Châu ngày 20/12/26.

      Hồ chí Minh viết : “Chúng ta theo chủ nghĩa Quốc tế, không theo chủ nghĩa Quốc Gia. Chúng ta phải nâng cao tinh thần đấu tranh giải phóng, nghĩa là hình thức thì dân tộc mà nội dung là quốc tế”. ( Nguồn: “Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam”) .

      • Phải chăng xuất xứ từ…

        “Tô Mã Ý
        January 19, 2014 at 3:21 pm
        nguyenlan says:
        29/12/2013 at 11:19
        *** Những đứa nào từ bỏ tổ quốc tự nguyện làm thân chó ngựa cho bè lũ đế quốc Trung- Xô gây chiến tranh thì chính chúng nó đã thố lộ dưới đây nè :
        *** Hồ chí Minh viết :”Cái danh từ tổ quốc là do các chính trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có tổ quốc, cũng chẳng có biên giới”.( Trên tờ báo Thanh Niên phát hành ở Quảng Châu ngày 20/12/26 ).
        ***Hồ chí Minh : “Chúng ta theo chủ nghĩa Quốc tế, không theo chủ nghĩa Quốc Gia…”

        • “Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ “. Nguồn từ các văn kiện của Đảng trích dẫn còn đó thì Đảng chối cãi vào đâu được , có phải bịa đặt đâu. Tương tự , lời tuyên bố “Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung quốc, đánh cho Liên xô…” .

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên