S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Một bông hồng cho giới luật sư

23

Tuần rồi – bên bàn nhậu – tôi (lại) phải nghe một câu chuyện vui đã cũ, về giới luật sư:

Hàng rào phân cách giữa địa ngục và thiên đàng bị sụp. Thánh  Phê Rô đề nghị với Satan mỗi bên chịu một nửa chi phí để dựng lại nhưng “đối tác” lắc đầu quầy quậy. Ông thánh doạ:

– Vậy sẽ đưa ra toà.

Satan cười khẩy:

– Trên đó làm gì có luật sư? Họ ở cả dưới này mà.

Câu chuyện vừa kể có xuất xứ từ phương Tây. Dân Việt ưa chế riễu thầy bói, thầy bùa, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy … nhưng thầy cãi thì không. Ở Việt Nam, luật sư là một nghề còn khá mới và chưa gây ra điều tiếng như những nơi khác. Đã thế, trong giới người này, không ít vị còn giữ được trọn vẹn tiết tháo khi đối mặt với cường quyền và bạo lực.

Đại Học Đông Dương khai giảng lần đầu vào năm 1907. Tác giả Trần Thị Phương Hoa (Institute for European Studies) cho biết thêm:

“Lần khai giảng thứ hai năm 1917 mở ra một hình thức mới cho trường – đó là mô hình bách khoa với nhiều trường kỹ thuật. Giai đoạn thứ ba từ 1932 đến 1945 khẳng định diện mạo của trường với ba thành tố: Trường Y, trường Luật và trường Khoa học.”

“Mặc dù trường đại học hạn chế số lượng thành viên, uy tín chuyên môn của Đại học Đông Dương tăng dần. Kể từ năm 1932, trường Y và trường Luật trở thành một phân hiệu của trường Y và Luật Paris.”

Không chỉ muộn màng, ngành luật học ở Việt Nam còn gặp rất nhiều trắc trở:

“Ngày 17-11-1950, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 158-SL, quyết định việc bổ sung cán bộ công nông vào ngạch thẩm phán và thăng bổ các thẩm phán toà án nhân dân huyện lên toà án nhân dân tỉnh…Từ đây, theo ông Vũ Đình Hòe: ‘các thẩm phán huyện, đa số là đảng viên cộng sản, chỉ qua lớp chính trị và nghiệp vụ’. Quan điểm lựa chọn thẩm phán chủ yếu ‘đứng trên lập trường nhân dân’ của Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng lâu dài đến nền tư pháp Việt Nam.” (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập II. OsinBook, USA: 2012).

Muốn biết nó ảnh hưởng đến “nền tư pháp Việt Nam ra sao,” xin đọc thêm một đoạn văn khác – của một tác giả khác:

“Giữa trưa, Tiến, anh trung tá an ninh bây giờ thay Chí Hùng, đến báo tôi rằng Chính vừa bị bắt. Tôi nhăn mặt kêu lên: Sao đảng thích bắt người thế?

….

Hôm xử Chính tôi không ra đứng ở cổng toà mà đến Hồng Ngọc tối trước. Đang trò chuyện thì ông luật sư K. gia đình mời bào chữa cho Chính đi vào. Một cái bóng lúp xúp. Cụp vai, cúi đầu thì thào dăm ba câu, cái dáng sợ bị nghe trộm, nhòm trộm. Tuy nhớn nhác nhưng ông trung thực, trước sau chỉ khe khẽ chối (nhưng lại gắt): Tôi không cãi được… ý gia đình như thế thì không cãi được đâu. Hà, con gái cả Chính kêu lên: Thế thì im hả bác? Lúng túng giây lát ông luật sư lại gắt giọng nhưng vẫn thì thào: Không cãi được mà. Tôĩ hỏi thế nghĩa là gia đình nhận tội thì cãi được? Ông nói: Đã nhận thì cần gì cãi. Rồi lúp xúp đi ra. Ông biết trong bóng tối quanh đây đầy những con mắt lúc này đang theo đõi chặt. Rồi máy ghi âm. Có khi chụp ảnh nữa. Qua tư thế ọp ẹp, ông cố để lộ rõ ông đầu hàng Nhà nước.  (Trần Đĩnh. Đèn Cù II. Westminster, CA: Người Việt, 2014).

Giới luật sư ở miền Nam không thế. Họ không “nhớn nhác,” “lúp xúp,” “cụp vai” hay “thì thào” mà nói rất to (“bằng loa phóng thanh”) đàng hoàng để mọi người cùng nghe cho nó rõ:

“Vào ngày 23 tháng 4 năm 1977 Luật sư San đã dùng loa phóng thanh tuyên đọc bản ‘Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người Việt Nam Khốn Cùng’ ngay trước bậc thềm Nhà Thờ Ðức Bà – nơi có Công trường Kennedy ngay giữa trung tâm thành phố Sài Gòn.

Sự kiện này đã gây cho nhà nước cộng sản nổi giận điên cuồng đến độ họ đã ra tay truy bắt toàn bộ nhóm luật sư vào trại giam để thẩm vấn với những đòn trả thù đánh đập hành hạ đê tiện. Người lớn tuổi nhất trong nhóm, thì phải kể đến Luật Sư Vũ Ðăng Dung, nguyên thủ lãnh Luật sư Ðoàn Tòa Thượng Thẩm Huế, rồi đến các luật sư có tên tuổi khác như Triệu Bá Thiệp, Nguyễn Hữu Giao, v.v

Theo nhiều nhân chứng là các cựu tù nhân chính trị sống cùng trại giam như Ðỗ Thái Nhiên, Vũ Ánh, Hồ Thành Ðức cho biết, thì anh San đã bị đánh đập tra khảo dữ dội nhất – nhưng anh San vẫn giữ được thái độ hiên ngang kiên cường trước mặt đám người đã nặng tay hành hạ đối với bản thân mình. Và anh San đã bị giam giữ đến trên 10 năm trong nhiều trại tù khắc nghiệt nhất – cụ thể như trại giam số 4 Phan Ðăng Lưu (tức Khám Lớn, Gia Ðịnh cũ), trại A20 ở Xuân Phước, Tuy Hòa.” [“Thương Tiếc Luật Sư Trần Danh San (1937 -2013)” – Đoàn Thanh Liêm].

Nguồn phóng ảnh: pham-v-thanh.blogspot

Bạn đồng tù với Trần Danh San, tác giả Phạm Đức Nhì cho biết thêm:

“Sau khi cùng luật sư Triệu Bá Thiệp soạn thảo bản ‘Tuyên Ngôn Nhân Quyền Cho Những Người Việt Nam Khốn Cùng’, cả hai đã hẹn nhau đem loa phóng thanh đến Vương Cung Thánh Đường trịnh trọng tuyên bố trước bàn dân thiên hạ rồi tươi cười bước lên xe công an, đến số 4 Phan Đăng Lưu…ngồi tù… anh nhỏ nhẹ nói: “Phải cho thế hệ sau biết để các em, các cháu có thêm nghị lực, dũng khí đi tiếp con đường chúng ta đi.”

Tôi tin là Trần Danh San và Triệu Bá Thiệp đã gửi được thông điệp của họ cho thế hệ kế tiếp. Bước vào Thế Kỷ XXI, Việt Nam đã xuất hiện nhiều vị luật sư trẻ tuổi, tài năng, và dũng cảm: “ Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Võ An Đôn, Huỳnh Văn Đông, Lê Trần Luật, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Nguyễn Bắc Truyển …”

Cường quyền và bạo lực, tuy thế, đã không trấn áp được lương tri. Sau khi Ban Chủ Nhiệm Đoàn Luật Sư Phú Yên xóa tên luật sư Võ An Đôn, “đã có hơn 100 luật sư ký tên phản đối vụ kỷ luật LS Võ An Đôn” (*). Về sự kiện này, trang Thông Tin Đức Quốc có lời bình luận: “Một hiện tượng hiếm hoi trong xã hội Việt Nam hôm nay.”

Sự thực thì “hiện tượng” vừa nêu cũng không hiếm hoi gì lắm. Khi mặt trận truyền thông của chính phủ hiện hành chưa vỡ thì thông tin được bịt kín, thế thôi. L.S Nguyễn Hữu Thống vừa cho biết thêm:

“Sau khi Cộng Sản cướp chính quyền tại Miền Nam để thiết lập chế độc tài đảng trị, trong vòng 2 năm, từ 1975 đến 1977 có ít nhất 14 luật sư đã tuẫn tiết hay bị giam giữ. Luật Sư Trần Chánh Thành đã quyên sinh không chịu khuất phục bạo quyền, Các vị khác đã đứng lên tố cáo Nhà Cầm Quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền và những quyền tự do căn bản của người dân.

Cuối năm 1975, trong vụ án Vinh Sơn, Luật Sư Nguyễn Khắc Chính bị kết án tù chung thân về tội ‘âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân’.

Qua năm 1976, Luật Sư Trần Văn Tuyên, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn Saigon đã tuẫn tiết tại trại cải tạo Hà Tây. Sau đó, 3 người con trai Trần Vọng Quốc, Trần Tử Thanh và Luật Sư Trần Tử Huyền đã bị kết án 12 năm, 5 năm và 3 năm về tội ‘tuyên truyền chống chế độ’. Đồng thời Luật Sư Thủ Lãnh Lý Văn Hiệp đã bị kết án 12 năm tù cũng về tội này. Ngoài ra, các Luật Sư Nguyễn Quý Anh và Nguyễn Hữu Doãn cũng bị giam 18 tháng về tội giả tạo nói trên…”

Thảo nào mà ở Việt Nam người ta ưa chế riễu thầy bói, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy …, và cả thầy thuốc nữa nhưng thầy cãi thì không. Ở đất nước này giới luật sư được tôn trọng, và họ quả xứng đáng.

Tưởng Năng Tiến

————————

(*) DANH SÁCH LUẬT SƯ KÝ TÊN, ỦNG HỘ “KIẾN NGHỊ XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT ĐỐI VỚI LUẬT SƯ VÕ AN ĐÔN” ĐỀ NGÀY 10/12/2017 GỬI BAN THƯỜNG VỤ LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM:

  1. LS Trịnh Vĩnh Phúc – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    2. LS Trần Quang Thắng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    3. LS Đặng Trọng Dũng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
  2. LS Trần Bá Học – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    5. LS Nguyễn Văn Miếng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    6. LS Phạm Tất Thắng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    7. LS Đặng Đình Mạnh – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    8. LS Trần Hồng Phong – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
  3. LS Nguyễn Thị Dạ Thảo – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    10. LS Đồng Hữu Pháp – Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên – Huế
    11. LS Lê Văn Luân – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    12. LS Ngô Anh Tuấn – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    13. LS Nguyễn Hà Luân – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    14. LS Lưu Vũ Anh – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    15. LS Lê Văn Hòa – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    16. LS Hoàng Ngọc Giao – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    17. LS Trần Vũ Hải – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    18. LS Phan Thị Lan Anh – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    19. LS Nguyễn Hoàng Trung – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    20. LS Hà Huy Sơn – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    21. LS Ngô Ngọc Trai – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    22. LS Trần Anh Tùng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    23. LS Nguyễn Phan Long – Đoàn Luật sư TP. Cần Thơ
    24. LS Nguyễn Hòa – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    25. LS Trần Văn Sỹ – Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long
    26. LS Trương Công Cường – Đoàn Luật sư tỉnh Kiên Giang
    27. LS Nguyễn Khả Thành – Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên
    28. LS Phạm Văn Tuyên – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    29. LS Nguyễn Văn Kỷ – Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên – Huế
    30. LS Lê Mạnh Hùng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    31. LS Nguyễn Thạch Thảo – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    32. LS Trần Minh Hùng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    33. LS Nguyễn Văn Từ – Đoàn Luật sư tỉnh Tây Ninh
    34. LS Trần Hà Xuân Phong – Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Tháp
    35. LS Lê Quang Hiến – Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
    36. LS Trần Văn Đức – Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng
    37. LS Khương Đình Tiến – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    38. LS Nguyễn Hữu Trung – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    39. LS Lê Xuân Hậu – Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương
    40. LS Nguyễn Minh Anh – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    41. LS Nguyễn Trần Chiêu Dương – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    42. LS Lê Quang Vũ – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    43. LS Trần Đăng Sỹ – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    44. LS Nguyễn Ngọc Tuấn – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    45. LS Trần Trung Thuận – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    46. LS Man Đức Vương – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    47. LS Hồ Minh Kính – Đoàn Luật sư tỉnh Bình Định
    48. LS Nguyễn Tiến Dũng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    49. LS Trần Dũng – Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau
    50. LS Nguyễn Văn Đồng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    51. LS Phạm Dũng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    52. LS Dương Vĩnh Tuyến – Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước
    53. LS Đinh Quốc Dũng – Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai
    54. LS Đỗ Xuân Hiệu – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    55. LS Cao Tiến Đạt – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    56. LS Phạm Xuân Thọ – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    57. LS Lê Văn Hồi – ĐoànLuật sư TP. Hà Nội
    58. LS Phan Thị Sánh – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    59. LS Nguyễn Vượng Hải – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    60. LS Nguyễn Hữu Phúc – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    61. LS Bùi Thanh Bình – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    62. LS Ngụy Thành Thắng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    63. LS Phạm Thùy Dung – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    64. LS Trần Thùy Chi – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    65. LS Nguyễn Thị Mỹ Uyên – Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
    66. LS Văn Minh Nam – Đoàn Luật sư tỉnh Lào Cai
    67. LS Trần Văn Đạt – Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận
    68. LS Nguyễn Anh Vân – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    69. LS Lê Thanh Tuấn – Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An
    70. LS Đỗ Phú Kim – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    71. LS Đào Thị Lan Anh – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    72. LS Lê Ngọc Luân – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    73. LS Hoàng Xuân Sơn – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    74. LS Nguyễn Văn Thành – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    75. LS Nguyễn Văn Kiệm – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    76. LS Trần Đình Dũng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    77. LS Đỗ Thành Nhân – Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng
    78. LS Lương Tống Thi – Đoàn Luật sư tỉnh An Giang
    79. LS Trần Việt Hùng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    80. LS Nguyễn Duy Bình – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    81. LS Phạm Văn Tuấn – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    82. LS Trần Hữu Kiển – Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre
    83. LS Nguyễn Thanh Sơn – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    84. LS Nguyễn Ngọc Bảo Chi – Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk
    85. LS Trần Đình Đại – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    86. LS Phạm Văn Thọ – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    87. LS Phạm Thanh Tùng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    88. LS Ngô Đình Thuần – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    89. LS Bùi Minh Bằng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    90. LS Nguyễn Thị Ninh Hòa – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    91. LS Lê Minh Châu – Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau
    92. LS Giã Hoàng Nhựt – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    93. LS Hoàng Cao Sang – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    94. LS Trần Công Ly Tao – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    95. LS Đinh Văn Thảo – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    96. LS Hoàng Nguyên Bình – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
    97. LS Nguyễn Hồng Lĩnh – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    98. LS Lê Văn Hoan – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    99. LS Nguyễn Minh Thuận – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    100. LS Phạm Công Út – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
    (Gồm 100 luật sư tham gia ký tên và ủng hộ – Đợt 1)

Nguồn: TS Nguyễn Xuân Diện

23 BÌNH LUẬN

  1. Thành thật xin lỗi tác giả Tưởng Năng Tiến, vì đã có những ngôn ngữ khá bất lịch sự trong bài này .

    Đang đọc những lời bào chữa của những luật sư Việt Nam trong vụ này, chợt nghĩ lại mình đã có 1 cái nhìn khá cực đoan cho giới luật sư nước nhà . Cứ tưởng họ là xít hết, nhưng may quá, chắc nhờ hồng phúc nước nhà nên mấy hôm vừa rùi, đã chứng kiến những viên nguyên ngọc sáng lấp lánh .

    Mea culpa, mea culpa, mea maxima culpa

    Xin dành riêng bông hồng của tác giả Tưởng Năng Tiến cho những luật sư của ngày hôm nay . Họ rất xứng đáng . Tài của họ ở chuyên môn có thể sánh ngang với tài văn của Nguyên Ngọc, xứng đáng được chúng ta ngưỡng mộ

    Hy vọng được đậu vớt nếu tính theo tinh thần hòa giải hòa hợp . Thật sự mà nói, tớ hổng quan tâm lém, nhưng đôi lúc cũng mún lấy le . Mô đen trí thức thời thượng, có 1 tẹo nhìn cũng vui đáo để

  2. Trước năm 1975 ,ở Hanoi không có Trường Luât ! Dân Bắc lúc đươc cai bằng nghi quyết-chỉ thi ..của giới cầm quyền.Mải sau nầy vào Miền Nam,tiếp cân với ảnh sảng Văn -minh ,nên mới có Trường Luât(hình như đầu thâp niên 80) thì phải,Thât ra có cho vui thôi,vì CS không có tam quyền phân lâp,nên Luât gì thua Luât Đảng cả. Trường Luật và Luât sư do trường nầy đào tạo,củng chỉ là một thứ phấn son bôi trét vào măt Đảng mà thôi.Biết thế,nhưng không có-không-đươc,bởi vì bộ mặt của Đảng càng ngày -càng nổi mun nhọt-tàn tang quá nhiều…trông khó coi,nên phải cần một thứ phấn son ,cho dù phấn son rẻ tiền đi nửa, bôi vào mặt để bớt xấu xi1 Đó là các luât sư Đoàn ở mổi Thành phố.!
    Nói trắng ra,các vị chỉ có học luật CS goi là pháp chế XHCN! Tuy nhiên ,nhờ kiến thưc tư phát ,một số người cảm thấy thân phân của mình khi học Luật CS,nên đả “thoát ly” ,tìm hiểu thêm”luật-ngoai-cảnh”,nên đả giác ngộ..phản lại Đảng,có thể mới có những vị luât sư ty nạn CS!!Hình ảnh LS thư thiệt Nguyễn mạnh Tường là một chứng minh cụ thể.Vì học cao -thấy rộng..nên đả chết thảm dưới nanh vuốt HCM ! Các vị học luật sau nầy ,so với GS NMT chẳng đáng là bao.Nhưng được một điều,nhờ vào thế giơi tin học ,mà quí trươc đươc CS trươc sau gì củng chết,nên quy vị cao bay-xa chạy .Thế thôi./

  3. Thui thì cho tớ ké bông hồng của Tưởng Năng Tiến cho giới luật sư Cộng Sản

    Bông hồng của Tưởng Năng Tiến, tớ sẽ ẻ lên 1 cục xít, rùi trân trọng kính dâng lên các vị luật sư lem luốc, đồng thời là fan cuồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh như luân lê, ngố anh tuân … nhá

    Trân trọng . Chỉ mong các vị ráng lên, vì funny as Phúc . Mua vui từ bữa tới giờ cả ngàn tiếng trống canh rùi . Mindless & cheap entertainment. Xem các vị cà rỡn tương đối mindless như mèo oánh đờn piano

    • “Bông hồng của TNT không khác cục cứt”.Quá đúng! TNT lúc nầy ăn nói “tào lao” hơi nhiều”.Cam on Montau…!

  4. nói
    luật-lệ với cái đãng ‘cướp chánh-quyền’
    thì
    quả là khôi-hài.
    Việt Cộng

    bọn du-thủ du-thực

    đầu đường xó chợ,
    mưu-sinh bằng những ngón nghề
    như
    đá cá lăn dưa,
    trộm gà thuốc chó,
    ăn giựt đụ chạy,
    giật dọc cướp cạn.
    Hồ Chí Minh
    đả
    có công tom-góp bọn này lại
    rôi
    phát cho mấy khẩu mút-cờ-tông

    một bó mả-tấu.
    Thế là
    từ lủ cướp đường
    đột-nhiên thành cái đãng ‘căt mạng’.
    Thật
    gớm-ghê cho cái vỉ-đại Hồ Chí Minh.

    • Xuất-thân là bọn ‘cướp đường,

      chuyễn qua’cướp chánh-quyền’
      thì
      Hồ Chí Minh quả la thiên-tai.

  5. Một bông hồng cho giới luật sư?

    Bông hồng tượng trưng cho tình yêu và lãng mạn. cũng tùy theo màu sắc. Nếu bông đỏ thì tăng độ đam mê say đắm nồng nàn. Tặng bông hồng thường tặng cho người yêu, người thương, vợ chồng, lễ tình nhân Valentine’s Day.

    Rose is a symbol of deep love, romantic feelings, and desire. Red roses convey very strong and passionate emotions which makes them a perfect choice for couples. Red roses are the most popular flower to send for Valentine’s Day

    Xì tin VN cái gì cũng tặng bông hồng. Một bông hồng cho thầy cô, một bông hồng cho đại biểu QH bla bla bla. Lúc trước ở VN có xì tin tặng bông hồng đỏ và trắng trong ngày lễ Vu Lan hay gì đó, theo bài thơ Bông Hồng Cài Áo của Thích Nhất Hạnh, Phạm Thế Mỹ phổ nhạc. TNH nói là theo tập quán Ngày Lễ Mẹ ở Nhật Bản.

    Thật ra Mother’s Day có ở nhiều nước khác nhau và không cùng ngày. Riêng ở Nhật, người Nhật tặng hoa cẩm chướng carnation truyền thống màu đỏ cho mẹ.

    The most common gift on Japanese Mother’s Day is the red carnation. A red carnation in Japan it is a symbol of purity, sweetness and resistance.

  6. Luật VC, và nguyên tắc tập trung dân chủ

    Người Việt hầu như không để ý đến nguyên tắc tập trung dân chủ – The principle of democratic centralism được ghi trang trọng tại điều 8 chương 1 của hiến pháp VC. Nếu điều 4 là DANH, quy định về chế độ độc đảng, thì điều 8 là THỰC, quy định cách thực hành cho đế độ độc tài toàn trị. Vì thế mới gọi VC là thể chế độc đảng độc tài và toàn trị.

    Và đó là lý do người Việt đi từ sai lầm này đến sai lầm khác về VC trên hầu hết các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, luật pháp và kể cả tôn giáo và thể thao.

    Có một dạo, VC tuyên bố không cấm người ngoài đảng ứng cử vào QH. Đúng, VC không cấm. Nhưng ứng cử đi khắc biết khi nếm mùi ntttdc của VC => Đơn xin ứng cử phải hội đủ sự “thông qua” của các hội đoàn mặt trận quần chúng tại địa phương.

    Hoặc có một dạo, xì tin luật sư đại diện thân chủ trong xét xử được người Việt hồ hởi phấn khởi, đó, thấy chưa chẳng bao lâu “ta” bằng Tây Mỹ hà. Nhưng trong thực tế là gì? => Ls bị nhắc nhở, phê bình, thậm chí bị côn đồ đập sặc máu bầm đen con mắt. Kết quả bây giờ ls ở VN chẳng khác gì cò chạy án. Giới trung gian giữa người dân và công an VC.

    Đó là nguyên tắc tập trung dân chủ – The principle of democratic centralism có từ CSLX. Nguyên tắc làm việc do nghị quyết và đảng úy lãnh đạo và quyết định sau cùng. Ông tòa xử án theo đề nghị của công an và đảng ủy tòa án sẽ tuyên án. Trong đó các đồng chí ta đương nhiên được xem xét hơn quần chúng. Hết.

  7. Việt Nam trong tư di của đồng chí Tưởng Năng Thúi rùm chỉ có Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, dân VNCH gọi là Việt Cộng, nhưng đ/v “trí thức” xã hội chủ nghĩa, thì Việt Cộng là 1 từ nhục mạ . Họ lại rất tự hào nếu được gọi là “người Cộng Sản chân chính”.

    Tưởng Năng Thối nên cùng với Hoàng Duy Hùng dung dăng dung dẻ đi . Gà cùng yêu Đảng chớ hoài bôi mặt mà chửi nhao như thía nhá . Đau lòng Đảng của đồng chí Tưởng Năng Thúi lém

    • Tưởng Năng Tiến cả chục năm nay viết nhiều bài đọc rất hay, vạch mặt Việt cộng sát sạt, sao anh lại mạ lị tác giả quá đáng thế?!

      • Used to, not anymore. Có lẽ từ hồi Đảng Cộng Sản cho các “trí thức” như Nguyên Ngọc qua Mỹ chiêu hồi những người như Tưởng Năng Tiến . Sau đó, những gì ông ta viết thối hẳn lên

        Thúi thì tớ la lên . Hổng lẽ thúi thì tớ phải như mọi người, rằng mồm Tưởng Năng Thúi thơm ?

          • Hằng chục năm nay với hằng trăm bài viết, Tưởng Năng Tiến đã dẫn chứng và đưa ra các sử liệu từ những tên cuồng tín VC và cả những người “phản tỉnh” rồi bình kết luận những đều xấu xa, tệ hại của VC chớ chưa thấy một bài nào mà gọi là TNT “ca tụng” cộng sản cả.
            Còn những kẻ cho rằng ai tiếp xúc với CS là bị mua chuộc ngã theo CS là hoang tưởng mơ hồ, nếu không nói là có ý đồ. Bởi không lẽ các nhà báo khi tiếp xúc, chính quyền các nước trên thế giới khi ban giao với CS đều bị mua chuộc và theo CS hết sao?
            Tóm lại những bài viết của TNT đã và đang làm cho VC mất ăn mất ngủ cho nên những con Bò Đỏ luôn bám đít TNT để quấy nhiễu.
            Vì vậy không nên OK với chúng nó.

          • Về Nguyên Ngọc 1 tên Cộng Sản “một nhà văn lớn được rất nhiều bạn đồng nghiệp/ bạn đọc nể trọng và ái mộ về tài năng cũng như tư cách. Trong cái đám đông độc giả vô danh này; riêng tôi, còn có sự kính mến cùng quí trọng (cách riêng) vì mối hảo cảm chứa chan mà ông vẫn luôn luôn dành cho đất và người miền núi … có dịp được gặp gỡ nhân vật mà mình ái mộ … ông nhà văn mà mình yêu quí”

            “những “nhà báo cách mạng”, hiện nay, chả lẽ chỉ rặt là một phường vô lại?”

            Có nghĩa ngày xưa thì không ?

            Ngay bài này “ngành luật học ở Việt Nam … Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 158-SL”

            Plenty more where this xít come from. Muốn đưa ra bằng chứng nữa không ?

            Hỏi tại sao không mắc lừa Cộng Sản . Ngu như bò thế kia

    • Bác mon to ui, tui cứ xem bác chế giễu châm biếm ai dù đảng viên hưu trí, trí thức xhcn hay phản tỉnh hoặc người bên ngoài… viết có nội dung chống VC thì tin chắc cú họ chống cộng thực sự! Cảm ơn bác chỉ điểm giúp tui đỡ tốn thời gian tìm hiểu họ là ai. Dậy đó nghen bác.

      • No Star Where. Tin thì cứ tin thui . Chế độ này sống đủ lâu để đại gian đại ác trở thành đại trí thức ai ai cũng kính trọng . Ở Việt Nam, Huỳnh Tấn Mẫm được kính trọng ngang với Nguyên Ngọc

        “phản tỉnh”, chuyện đó xảy ra hồi nào zậy cà, mà tui hổng bít ta ?

        Phản tỉnh tức là viết kiến nghị cho Đảng phải trở zìa thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Đồng ? Yep, i signed up fo that xít .

        Phản tỉnh kiểu khi làm cố vấn cho Đảng thì giữ rịt quyền dân . Tới chừng bị Đảng kick them arses thì lại đi đòi cái thứ hồi còn làm cố vấn mình giữ rịt cho Đảng ?

        BTW, cái câu “sáng đúng, chiều sai, ngày mai lại đúng” có thời điểm xuất phát thời cái đám “phản tỉnh” này làm cố vấn cho Đảng . Just lettin ya know

        Nhưng tin thì cứ tin thôi . Lòng tin muh, Phước cho những kẻ chết đến đít mà vẫn tin, cho những kẻ táng gia bại sản vì tin mà vẫn tin

  8. Luật sư cũng có năm bẩy đường…luật sư.

    Trịnh Đình Thảo và Nguyễn Hữu Thọ cũng là luật sư, nhưng chúng nó lại không biết rằng thì là…ngay sau khi tiếp thu Hà Nội thì thằng Hồ Quang đã cho đóng cửa trường đại học luật khoa Hà nội, và cho mãi đến tháng 11 năm 1979 (tức là 10 năm sau khi Hồ “chuyển sang từ trần” và bốn năm sau ngày phỏng giái miền Nam, thống nhất …đất nước) thì trường mới (lại) được cho…”thành lập”.

    Hồ Chí Minh – nói chung là Việt cộng – ngoài dụ dỗ, ve vãn….chúng nó còn có chiêu “gài độ” rất độc, khiến cho không ít những thằng được gọi là trí thức ….”chồn lùi” phải xập bẫy, và giới luật sư cũng không ngoại lệ.

    Hiện tượng mới nhất là trường hợp của “thèng” luật sư Hoàng Duy (k)hùng.

    Tội nghiệp mấy thằng (k)hùng!!

  9. VC, luật, và đào tạo

    VC hiện nay có khá nhiều trường đại học luật đào tạo luật sư và riêng ngành công an cấp quốc gia.

    Quý vị cũng thừa biết, muốn vào các trường đại học công an hay an ninh không dễ. Nó khó ở cái khâu “lý lịch”. Luật ớ VN đồng nghĩa với công an. Ngay những người hành nghề luật sư (cò chạy án) họ phải biết rằng làm việc với các “anh” công an là khâu “hiệp đồng” then chốt để hành nghề. Tương lai ls huy hoàng khấm khá hay không là ở chổ này. Đừng mơ. Đó là sự thật. Ha ha ha !

  10. Thảo nào mà ở Việt Nam người ta ưa chế riễu thầy bói, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy (TNT)

    Chế giễu ridicule, đúng. Nhưng oái oăm thay, sự chế giễu các người này lại rất mạnh trong xã hội VN thời xưa. Và cũng các người trong giới này lại rất có quyền uy và sự trọng vọng vào thời hiện tại trong xã hội VC hiện nay.

    Không tin quý vị thử dìa VN và chế giễu các sư như Thích Nhật Từ thủ xem. Hoặc quý vị thử đến các phòng “tư vấn” về phong thủy nhan nhãn tại các thành phố để hỏi về cách khai trương bày biện trong nhà trong công ty xem, giá không rẻ. Hay là thử bỏ tiền ra để có một “sô” diễn của các con công đệ tử hầu thánh bla bla xem giá bao nhiêu? Tiền tỉ đấy nhá.

  11. Luật sư, VC, và xì tin kiến nghị

    Luật sư ở VN tôi thấy đại đa số cũng là xuất thân từ trường lớp VC. Về mặt chính trị, họ phục vụ cho chế độ VC. Thế thôi. Một xã hội sống nhờ về dịch vụ như VN thì giới ls cũng cần cho người đầu tư, buôn bán, dịch vụ, kiện cáo dân sự. Trong cái tập thể ls cúa VC hiện nay không phải là không có anh … xạo. Hàng tỉ. Không phải tự nhiên mà ông VAĐ gọi bọn này là “cò chạy án”.

    Còn xì tin kiến nghị? Hơn ai hết luật sư thừa biết, kiến nghị, petition, chỉ là những lá đơn thỉnh nguyện. Nó tùy thuộc vào đơn vị nào nhận được và họ sẽ hồi đáp. Có thể họ sửa lại theo thỉnh cầu, có thể không. Ở VN thì sự lệ thuộc theo mô hình “xin, cho” xủa VC càng nặng.

    Ở đây cần chú ý xì tin kiến nghị ở VN. Ở VN chưa bao giờ VC mở rộng cho toàn dân được ký tên dưới hình thức thỉnh nguyện thư petition như các nước tự do dân chủ trên thế giới. Quý vị xem lại đi. Cụ thể như cái thư kiến nghị trong bài này là gì. Nó chỉ hạn chế trong nội bộ ls xin xỏ cho ls. Hoặc các loại “kiến nghị” khác ký tên lẹc đẹc trăm … rửi anh đề nghị VC này nọ.

    Tôi đã có ý kiến về các loại kiến nghị như vậy và cũng có người phản biện nói là: ơ, tuy là ít nhưng mà thì là toàn bộ “tinh hoa” trí thức không hà. Tôi hỏi lại: “tinh hoa” thì sao? Họ trả lời: ờ ờ tinh hoa trí thức là đại diện cho dân tộc. Tôi nói: đại diện như thế nào? 1 trí thức = 1000 dân? 1 lá phiếu tinh hoa = 1000 lá phiếu?

    Dạ thưa quý dzị, trăm rửi chữ ký có nghĩa là trăm … rửi người hà. Ha ha ha !

  12. Thảo nào mà ở Việt Nam người ta ưa chế riễu thầy bói, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy …, và cả thầy thuốc nữa nhưng thầy cãi thì không. Ở đất nước này giới luật sư được tôn trọng, và họ quả xứng đáng. (TNT)

    Nếu mà nói tôn trọng nghề nghiệp nói chung thì người VN rất tôn trọng. Nhất nghệ tinh nhất thân vinh. Nghề dạy học thì lương sư hưng quốc. Nghề thuốc thì lương y như từ mẫu v.v. Còn nghề luật sư? Cũng vậy thôi. Nghề này mới nhưng không phải là mới toanh. Nó cũng tương đương với các nghề khác như kỹ sư, máy móc, y khoa ở VN có từ thời Pháp thuộc. Quý vị đọc lại khối tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thì rõ.

    Còn nghệ thuật khôi hài dân gian của VN thì vô giới hạn. Từ vua tới dân, từ thầy giáo tới ông sư, ông quan, học trò, anh hùng quân tử đều bị đem ra làm trò cười. Đọc thơ Hồ Xuân Hương khắc thấy. Còn luật sư ? VN ngày xưa không có giới thầy cãi nhưng vẫn có giới học luật nói chung. Bằng chứng là Hình Bộ trong triều.

    Bộ Binh bộ Hộ bộ Hình
    Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi
    (ca dao)

  13. ngành luật học ở Việt Nam còn gặp rất nhiều trắc trở: “Ngày 17-11-1950, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 158-SL”

    Đồng chí Tưởng Năng Thúi rùm cũng mắc chứng amnesia của các “trí thức” Cộng Sản . Khi nhắc tới “Việt Nam”, các đồng chí trí thức nhà ta quên béng nó mất có 1 thứ gọi là Việt Nam Cộng Hòa . Làm nhớ tới 1 bài mà đồng chí tiến sĩ Trần Hữu Dũng coi là “Rất đáng đọc” của 1 ông nhô trọc phú trí thức trong nước. Đọc phải 1 câu ý là Việt Nam từ thuở lập nước Hồng Bàng tới giờ, chưa bao giờ trải qua 1 nền dân chủ tư bửn

    Bảo sao mỗi lần đọc thấy những cái của quỷ -aint nobody else fit this bill- này, chỉ muốn văng Douma. Riết rồi cứ như bị Tourette’s

    • “…các đồng chí trí thức nhà ta quên béng nó mất có 1 thứ gọi là Việt Nam Cộng Hòa”——excellent!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên