Đại sứ Mỹ tại VN: Đối thoại thẳng thắn để giải quyết những khó khăn

1
Đại sứ Daniel Kritenbrink vui vẻ nhận quà kỷ niệm là dây đeo có hình ảnh cờ Mỹ và cờ VNCH chụp hình với một số khách tham dự (Ảnh: Huỳnh Lương Thiện, Mõ SF)

 

Nhân quyền là căn bản và là một thành tố quan trọng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ,” Đại sứ Daniel Kritenbrink phát biểu trong buổi gặp gỡ người Việt vùng San Jose chiều thứ Ba 18/2 vừa qua.

Đại sứ Kritenbrink nói ông rất quan tâm đến tù nhân lương tâm và trong túi ông luôn có danh sách một số tù nhân đáng quan tâm, tuy ông không tiết lộ họ là những ai.

Nhưng khi một người đại diện cho Câu lạc bộ Nhà báo Độc lập tại Việt Nam nêu trường hợp nhà báo Phạm Chí Dũng đã bị chính quyền Hà Nội bắt giam từ mấy tháng qua, ông đại sứ dường như không biết ông Dũng là ai và đã yêu cầu người nêu câu hỏi cung cấp cho vị phụ tá thêm chi tiết về trường hợp nhà báo Phạm Chí Dũng.

Liên quan đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam xấu đi trong bốn năm qua, đại diện văn phòng Dân biểu Ro Khanna, ông Nguyễn Hiệp đặt vấn đề là Hoa Kỳ cần phải có những hành động cụ thể để buộc Hà Nội chấm dứt vi phạm các quyền tự do căn bản của dân, Đại sứ Mỹ trả lời: “qua những đối thoại cởi mở và thẳng thắn sẽ giúp giải quyết được những khó khăn này.

Trong ba năm qua ông Đại sứ đã gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người trong giới hoạt động xã hội dân sự và lắng nghe những quan điểm của họ. Ông tin vào một tương lai phồn thịnh và phát triển cho Việt Nam.

Khách tham dự buổi gặp gỡ với Đại sứ Mỹ ở San Jose hôm 18/2/20 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Khoảng 70 người đã có mặt tại phòng họp của Quận hạt Santa Clara để nghe Đại sứ Daniel Kritenbrink nói về hiện tình quan hệ Mỹ-Việt 25 năm sau khi hai nước nối lại bang giao. Buổi gặp gỡ do văn phòng của các Dân biểu Zoe Lofgren và Anna Eshoo đứng ra tổ chức.

Dân biểu Lofgren là người đứng đầu của nhóm dân cử quan tâm đến Việt Nam, với danh xưng Vietnam Caucus, tại Hạ viện Hoa Kỳ.

Trong phát biểu mở đầu, bà nhắc lại là bà luôn quan tâm đến các quyền tự do căn bản, tự do dân sự của người Việt Nam. Hôm đầu tháng bà đã cùng đồng viện trong Vietnam Caucus gửi một lá thư đến Thủ tướng Việt Nam yêu cầu Hà Nội chấm dứt việc đàn áp những nhà hoạt động và thả hết các tù nhân lương tâm. Bà cũng đã yêu cầu Chủ tịch Trọng cho mở điều tra liên quan đến tranh chấp đất đai gần đây ở Việt Nam.

Bà Lofgren cho biết trước những vi phạm về tự do tôn giáo của Hà Nội nên Ủy hội Quốc tế về Tôn giáo đã khuyến cáo bộ ngoại giao đưa Việt Nam trở lại vào danh sách những quốc gia đặc biệt quan tâm.

Dân biểu Anna Eshoo nhắc đến những tiến triển trong quan hệ hai nước kể từ ngày cuộc chiến kết thúc vào năm 1975. Từ quan hệ thương mại đến những vấn đề còn tồn đọng như bom mìn trong lòng đất đã làm nhiều người dân vô tội thiệt mạng hay bị thương vong. Quốc hội Hoa Kỳ đã chi ra 132 triệu đô la cho việc gỡ bom mìn trong gần hai thập niên qua.

Đại sứ Kritenbrink cũng nhắc đến thành quả này, nhất là công tác tại khu vực tỉnh Quảng Trị. Ông cho biết trong năm qua đã không có ai bị chết hay bị thương tích do bom mình còn sót lại.

Xử lí chất độc dioxin cũng nằm trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Theo lời Đại sứ Mỹ, khu vực quanh phi trường Đà Nẵng đã được tẩy rửa hết độc tố da cam vào năm 2018 và công tác đang được tiến hành trong khu vực phi trường Biên Hoà.

Phát biểu trong buổi tiếp xúc, Đại sứ Kritenbrink nhắc đến những thành tựu trong quan hệ hai nước sau 25 năm, từ trao đổi thương mại vào năm 1995 gần như con số không lên đến 78 tỉ đô la hiện nay, đến giáo dục với gần 30 nghìn sinh viên từ Việt Nam đang theo học tại Hoa Kỳ, họ là những đại sứ thiện chí và sẽ đóng góp cho Việt Nam sau này. Chương trình học bổng VEF (Vietnam Education Foundation) tuy đã chấm dứt nhưng hàng trăm thạc sĩ, tiến sĩ đã tốt nghiệp từ các đại học Mỹ và sẽ giúp Việt Nam phát triển. Đại học Fulbright tại Việt Nam cũng là dấu chỉ Hoa Kỳ giúp Việt Nam về giáo dục nhân văn vì đại học này có quỹ từ bộ ngoại giao Hoa Kỳ, từ USAID và trong tương lai sẽ vận động nguồn tài trợ từ tư nhân.

Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác với nhau trong các lãnh vực giáo dục, y tế, năng lượng, giao thông, an ninh biển. Tuy nhiên vấn đề nhân quyền là những khó khăn trong quan hệ giữa hai nước. Ông Đại sứ và Dân biểu Lofgren nhắc đến luật an ninh mạng mà Hoa Kỳ rất chú ý đến và nêu vấn đề với lãnh đạo Hà Nội vì nó giới hạn quyền tự do biểu đạt của người dân.

Trả lời câu hỏi về chương trình đưa tình nguyện viên Peace Corps vào Việt Nam để huấn luyện giáo viên dạy tiếng Anh đã được hai bên ký kết trong chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama năm 2016, nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện, Đại sứ Mỹ nói còn một số chi tiết mà hai bên cần thảo luận trước khi thi hành thoả thuận. Ông hy vọng không bao lâu nữa sẽ có tình nguyện viên Peace Corps đến Việt Nam.

Đại sứ Daniel Kritenbrink (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Trong các câu hỏi đặt ra cho ông đại sứ, nhiều người quan tâm đến biến cố Đồng Tâm hồi đầu năm nay. Đại sứ Kritenbrink nói Hoa Kỳ không chỉ đứng ngoài quan sát nhưng có nhiều quan tâm đến vụ việc, tuy nhiên thật khó biết được sự thật về những gì đã xảy ra tại đó. Ông tiếc là đã có những người chết trong sự kiện và mong hai bên sẽ giải quyết vấn đề một cách ôn hoà và trong tinh thần pháp trị.

Vấn đề tự do tôn giáo cũng được nêu lên khi người Hmong và người dân Tây Nguyên bị ép buộc chối bỏ đạo của họ, nếu không thì bị chính quyền đàn áp khiến hàng nghìn người chạy trốn qua Thái Lan, hoặc còn ở lại thì không được cấp hộ khẩu nên không thể làm ăn, sinh sống, con cái không được đến trường. Đại sứ Mỹ lắng nghe và ghi nhận.

Một người đã sống tại địa phương 38 năm nêu vấn đề có thể bị trục xuất về Việt Nam do chính sách của Tổng thống Trump, vì ông có phạm pháp trong quá khứ nhưng nay đã hối cải và đang là một cư dân tốt, ông lo sợ bị trục xuất, phải chia cách với hai người con.

Từ trái: Dân biểu Anna Eshoo, Đại sứ Daniel Kritenbrink, Dân biểu Zoe Lofgren (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Đại sứ giải thích là theo những gì đã ký kết với Việt Nam thì không trả về những ai qua Mỹ trước ngày hai nước bang giao vào tháng 7-1995. Nhưng ông nói thoả ước cũng không nói là cấm không trao trả những ai đến Mỹ trước đó.

Dân biểu Anna Eshoo nói chúng ta sống trong một đất nước dân chủ, có quyền bầu chọn, vì thế bầu cho một tổng thống khác thì chính sách sẽ thay đổi. Bà ngạc nhiên khi biết người bị trục xuất chỉ phạm lỗi nhỏ. Bà nói các chính sách di dân của Tổng thống Donald Trump là tàn ác, bất công và rất sai trái.

Dân biểu Lofgren nói những chính sách di dân hiện nay không có lợi cho người Việt, như không còn chương trình tị nạn, việc trao trả về Việt Nam những người có tiền án gây nhiều bất an.

Trả lời câu hỏi về an ninh lãnh hải, Đại sứ Mỹ cho biết Hoa Kỳ đã chuyển giao nhiều tầu tuần duyên để giúp Việt Nam tuần tra trên biển. Về xung đột Biển Đông, ông mong các bên liên quan sẽ giải quyết tranh chấp theo tinh thần luật pháp quốc tế.

Một người hỏi về tình trạng song tịch, Đại sứ khuyên là khi đến Việt Nam nếu có cả hai hộ chiếu Hoa Kỳ và Việt Nam thì nên dùng hộ chiếu Mỹ.

Về hoà giải giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng như giữa người Việt với nhau, Đại sứ cho biết đã hai lần đến thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà cũ, cũng như đã đi thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn. Ông mới gặp ông Nguyễn Đạc Thành và tán thành công việc trùng tu Nghĩa trang Biên Hoà của tổ chức của ông Thành.

Một người phát biểu đưa đề nghị chuyến đi Mỹ trong tương lai của thủ tướng Việt Nam, lãnh đạo Hà Nội nên có chuyến thăm viếng Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Thủ đô Washington.

Đại sứ Daniel Kritenbrink nhận chức tại Hà Nội từ năm 2017 và đây là lần đầu tiên ông có buổi tiếp xúc với người Mỹ gốc Việt vùng San Jose. Ông là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp với 26 năm trong ngành và hầu hết thời gian phục vụ tại châu Á.

Sau ba năm làm đại diện nước Mỹ tại Việt Nam, Đại sứ Kritenbrink nói rằng hiện nay 96% người Việt có cái nhìn thiện cảm với Hoa Kỳ.

Sau buổi gặp gỡ, Đại sứ Kritenbrink đã được cô Đỗ Minh Ngọc tặng dây đeo với cờ Mỹ và cờ Việt Nam Cộng hoà và đứng chụp hình kỷ niệm với một số khách tham dự.

 

Bùi Văn Phú

1 BÌNH LUẬN

  1. Các bác Ngụy Tàn Dư 3/// sao không có gì mới cả là sao? Suốt 45 năm nay cứ mổi lần có dịp diện kiến bu Mỹ là cứ tặng cờ, choàng cờ 3/// lên cổ bu Mỹ và sau đó là chấm hết. Sao cừ một màn trình diễn hoài dzậy.? Nghe các bác Ngụy Tàn Dư 3/// Bolsa cali phọt cứ khoe rằng dân là trời, ỳ dân là y trời sao trời không bắt bu Mỹ đánh sập CSVN rửa ận cho mối thù 45 năm trước? Khổ thế.

    Thằng bu Mỹ cứ choi trò BƯNG BÔ CSVN cho đả đòi rồi thỉn h thoảng ghé tới Bolsa Cali Phọt xoa đầu an uỉ đám Ngụy Tàn Dư 3/// mot tì để tỏ lòng ban ơn mưa móc.

    Năm nay là năm kỷ niệm 25 năm tính từ năm 1995 tính từ lúc Viet Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ. Các bác Ngụy 3/// có thấy sự khác biêt. gìửa Cong Sản Viet Nam và Ngụy Sai Gon 3/// trong quan hệ ngoai giao vơoi’ thằng MỸ hay không? Xưa khi thắng MẼO vào MIÈN NAM chỉ vài năm thôi là bọn CIA tung hhoành ngang dọc, bày đủ trò để thao túng và lộng hành ,ngay cà giết NGO TON TON, NGO CỐ VẤN, và NGO BẠO CHÚA luôn. Chưa hết, sau khi thanh toán xong gia đính họ NGÔ thi bu MẼO sắp đặt chọn lựa NGUYEN VAN THIỆU, NGUYEN CAO KỲ và mot đám tướng tá tay sai đồ tể lên ghế TON TON đề làm theo lệnh Mỹ cho tới ngày MỸ cuốn dzè và dỉ nhiên NGỤY phóc chạy theo chủ. Tóm lại là suốt từ năm 1954-1975 là Mỹ điều khiển moi thứ tứ chính trị., kinh tế , quân sự tai MIEN NAM. Ngụy SAi Gon chì la a PUPET Government.

    Tính từ năm 1995 chơ tơi’ bay giờ lá ngot’ nghét 25 năm từ lúc binh thương hoa’ quan hệ VIET MỸ có thăng chó CIA nào dám ho’ hé hay điêù khiễn chinh quyền nước CÔNG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM hay không? Hoán toàn lá không mặc dù đầy dẩy CIA trong toà đai sứ Mỹ taị HA NỘI củng như lảnh sự quán Mỹ tai SAI GON. Phải noi’ là CSVN qua gioỉ và quá TOUGH cho nên thằng MỸ không dám hó hé chứ đừng mơ tơi’ chuyện phá đám giật dây mất dạy như đả làm hồi chiên tranh tai. MIEN NAM.

    Ngụy Tàn Dư 3/// đả thấy sự khác biệt giữa Nguy. SAI GON 3/// và CSVN trong việc bang giao đối ngoại voi Mỹ hay không? Lam sao CSVN có caí UY LỰC đối voi Mỹ như thế’? Phải noi rằng hễ mổi lần nhác tơi’ chien tranh Viet Nam là Mỹ phải khiếp mặt CSVN. Ngày nay có cho KẸO thì Mỹ củng khong dám gay chiến voi CSVN vi bài học chien tranh VN vần còn mới toanh tại MỸ. Cho nên máy bác NGỤY TÀN DƯ 3/// cứ tiep tục choi trò Méc BU Mỹ đi. Méc thi méc nhưng bu MỸ sẽ chẳng bao giờ NGU lần thứ 2 để chọc tức dân Viet Nam mot lần nửa nghen.

    Chì còn vài tháng nửa là tới ngày 30 tháng 4, ngày mà các bàc NGỤY TÀN DƯ 3/// quăng súng liệng đạn cởi áo tuọt quần chạy thừa chết thiếu sống. Chúc các bác Ngụy Tàn Dư 3/// tiêp tục giác mơ “GIAT SAP CSVN BẰNG MỒM để phục thù.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên