S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Trường Chinh

10

Tôi tình cờ đọc được một bài viết thú vị (“Kiêu Ngạo Nhận Vơ”) của blogger Hà Hiển, với câu kết khá bất ngờ:

“Từ năm 1954 đến 1975, đúng là ‘ta’ đã chiến thắng được ‘hai đế quốc to’ cùng với được hơn chục nước trên thế giới đã đi theo con đường mà Lê nin đã chọn, tức theo CNCS, từ đó các Cụ nhà mềnh thấy CNCS ‘oách’ quá, cứ đà này cả thế giới gần 200 nước sẽ theo CNCS hết sạch, dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng của chủ nghĩa Mác Lê nin sẽ đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác rồi tiến lên giải phóng cả Hoa Kỳ, Ý, Đức, Anh, Pháp …abc… thoát khỏi ách bóc lột của CNTB …hu hu…!!!

Từ những nguyên nhân trên các Cụ lớn nhà mềnh mới sinh ra thói ‘Kiêu ngạo cộng sản’ tuy không tốt nhưng có cái để …kiêu ngạo, nhưng các cụ nối ngôi sau này chẳng có cái gì lận lưng để mà ‘kiêu ngạo’ cả. Chỉ là ăn theo thôi! Nên đúng là… ‘kiêu ngạo vì những cái không phải của mình’ hay còn gọi là ‘kiêu ngạo cộng sản!’ Sau Cụ Trường Chinh, nếu có thì chỉ là ‘kiêu ngạo nhận vơ!’ mà thôi!”

Nhận xét thượng dẫn về “Cụ Trường Chinh” khiến tôi chợt nhớ đến công trình biên soạn rất công phu (Bên Thắng Cuộc) của nhà báo Huy Đức. Tác giả đã dành nguyên một chương (chương 10, tập I) cho ông Trường Chinh, nhân vật được coi là đã đặt nền móng cho chính sách “đổi mới” và được mô tả như một vị thánh tử vì đạo:

“Trong những thời khắc khó khăn nhất của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Trường Chinh đều đã có mặt: có khi là để lãnh đạo Việt Minh cướp chính quyền như hồi năm 1945, có khi đứng ra chịu trách nhiệm cá nhân về sai lầm của Đảng trong cải cách ruộng đất năm 1956, và trong thập niên 1980 là tự thức tỉnh và dẫn dắt Đảng thoát ra khỏi sự bế tắc bởi chính những đường lối của mình.”

Cách nhìn của những người ngoại đạo, hay đã bỏ đạo (cộng sản) lại hoàn toàn khác.

– Nguyễn Minh Cần:

“Sau khi Lê Duẩn chết, Trường Chinh lên làm TBT. Ông vốn là một ‘lãnh tụ’ nổi tiếng ‘giáo điều.’ Ngay cái biệt hiệu của ông cũng nói lên đầu óc sùng bái họ Mao… Cũng trên cương vị TBTĐCSVN, hồi những năm 50, Trường Chinh đã lãnh đạo cuộc cải cách ruộng đất CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức (CĐTC) Ở NÔNG THÔN MIỀN Bắc rập khuôn theo hình mẫu trung quốc đã đem lại vô vàn tai hoạ cho nhân dân.” (Nguyễn Minh Cần. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Arlington, VA: Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2016).

– Vũ Thư Hiên:

“Về sau này, khoảng đầu thập niên 50, tôi tình cờ vớ được cuốn Chủ Nghĩa Mác Và Công Cuộc Phục Hưng Nền Văn Hóa Pháp của Roger Garaudy. Ðọc xong tôi mới ngã ngửa ra rằng ông Trường Chinh đáng kính của tôi đã làm một bản sao tuyệt vời của cuốn này trong trước tác Chủ Nghĩa Mác và Vấn Ðề Văn Hóa Việt Nam, được ca tụng như một văn kiện có tính chất cương lĩnh. Bố cục cuốn sách gần như giữ nguyên, thậm chí Trường Chinh trích dẫn đúng những đoạn mà Roger Garaudy trích dẫn Mác, Engels, và cả Jean Fréville.

Tiếp đó là sự phát hiện đáng buồn của tôi về cuốn Trường Kỳ Kháng Chiến Nhất Ðịnh Thắng Lợi. Nó quá giống cuốn Trì Cửu Chiến Luận (Bàn về đánh lâu dài) của Mao Trạch-đông, trừ đoạn mở đầu rất đẹp, là một áng văn rất hay …” (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày. 2sd ed. Westminster, CA: Văn Nghệ, 1997).

Riêng trong lãnh vực thi ca thì Trường Chinh hoàn toàn không bị tai tiếng gì ráo trọi. Ông sáng tác mình ên, không “mượn” câu chữ nào – nửa chữ cũng không – bất kể là của Tây hoặc của Tầu. Thơ của Trường Chinh, với bút hiệu Sóng Hồng, chỉ có chút khuynh hướng (và hơi hướng) Mạc Tư Khoa thôi:

Hỡi thi sĩ! Hãy vươn mình đứng dậy!
Thời rượu nồng, đệm gấm đã qua rồi.
Thôi thôi đừng khóc gió với than mây,
Hãy nhịp bước trên con đường tiến bộ.
Dùng thi khúc mà lạnh lùng soi tỏ
Những bệnh căn xã hội đã tràn đầy;
Cùng công nông vun xới cuộc tương lai
Ðã chớm nở từ Liên-xô hùng vĩ.

(Ngoại thành Hà Nội, tháng 6-1942)

Hơn 40 năm sau, sau khi kêu gọi giới thi sĩ “cùng công nông vun xới cuộc tương lai,” đến năm 1986 (vào lúc cuối đời, chả hiểu sao) bỗng Anh Cả Trường Chinh đổi ý:

“Hoàng Ước, thư ký của Trường Chinh bảo tôi là một hôm Trường Chinh nói với mấy người giúp việc rằng ta trả cho người lao động đồng lương bóc lột. Hoàng Ước bèn nói lương chúng tôi chỉ đủ sống mười ngày.

Trường Chinh cau mày khó tin – bóc lột thì có nhưng sao lại có thể ác nghiệt hơn cả đế quốc đến thế – nhưng hôm sau ông bảo Hoàng Ước: Tôi đã hỏi nhà tôi, nhà tôi nói không có chế độ cung cấp đặc biệt thì lương ông cũng chỉ đủ cho nhà này ăn mười ngày. Sau đó Trường Chinh đến nhà máy thuốc lá Thăng Long nói: Phải cứu giai cấp công nhân!” (Trần Đĩnh. Đèn Cù II. Westminster, CA: Người Việt, 2014).

Tiếc rằng ông không “tỉnh” được lâu. Chỉ hai năm sau, năm 1988, Trường Chinh đột ngột từ trần. Thôi thế cũng xong. Cuối cùng, rồi ông cũng thoát. Thoát khỏi cái XHCN do chính ông đã dụng công xây đắp nhưng giai cấp công nhân thì không. Họ kẹt: kẹt lớn, kẹt lắm, và (chắc chắn) sẽ kẹt luôn – nếu chế độ hiện hành vẫn tiếp tục tồn tại.

Báo Vietnamnet ái ngại cho hay: “Lương tối thiểu mới đáp ứng hơn 1/3 nhu cầu tối thiểu.” Và đó là mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, chớ giới công nhân thì còn tệ hơn thế nữa!

Thế họ sống làm sao?

Thưa họ “ăn thịt mình để sống” – như nguyên văn lời Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, PGS-TS Lê Bạch Mai:

“Những khảo sát của viện năm đó cho thấy chất lượng bữa ăn của công nhân không khác gì hai chữ “tồi tệ” khi trong khẩu phần ăn chỉ có 12% protein (chất đạm), 16% chất béo…

“Khi năng lượng khẩu phần ăn không đủ thì (cơ thể) phải sử dụng nguồn năng lượng dự trữ của mình. Khi đó khối cơ của người lao động bị bào mòn, bị lấy đi hằng ngày… và họ rơi vào thực trạng ‘như ăn thịt mình …’ Họ chưa chết đói. Nhưng sẽ đói đến lúc chết”.

Bản thân ông Trường Chinh (đôi khi) cũng đói, theo như lời của trưởng nam Đặng Xuân Kỳ – nguyên Ủy Viên Ban Chấp Hành Trung Ương:

“Ông cụ tôi ra ngoài không dám ăn uống bất cứ thứ gì. Họp Bộ chính trị với Trung ương cũng uống nước của nhà mang theo và nếu không về nhà ăn trưa được thì ông cụ nhịn.” (T. Đĩnh, trang 208).

Chung cuộc, may thay, ông Trường Chinh cũng đã cứu được chính mình. Ông qua đời vì tai nạn chứ không phải vì bị đầu độc – như rất nhiều đồng chí khác.

Nghĩa tử là nghĩa tận. Tôi đang không rảnh (lắm) và cũng chả thấy có chút hứng thú gì khi phải đụng chạm gì đến một người… đã chết. Vấn đề, chả qua, vì chẳng đặng đừng – như “lời trăng trối” của triết gia (ngoại đạo) Trần Đức Thảo:

Ta chỉ có thể thanh toán những điều xấu của quá khứ bằng cách thẳng thắn lôi nó ra ánh sáng của hiện tại, để cùng nhau nhận diện nó, để vĩnh viễn không cho phép nó tái diễn. Mà quá khứ cách mạng của ta thì đã tích tụ quá nặng nề những di sản xấu ấy.

Nạn cộng sản sẽ qua, và sắp qua. Chúng ta khó mà có thể tái thiết đất nước và xây dựng một tương lai ổn định nếu không nhìn cho thật rõ về quá khứ.

10 BÌNH LUẬN

  1. Thời Cọng sản sắp qua , nạn Cọng Sản đã bào mòn máu xương dân tộc hơn bất kỳ một giai lịch sử nào của VN bị nước ngoài xâm lược .

    CSVN hô hào tiến lên CNXH , Giải phóng Miền Nam bằng phương sách chẳng khác chi dùng Công Nông người Việt lãnh đạo đi tiêu diệt thành phần người Việt tư bản , tư sản , biến mọi người VN thành giai cấp vô sản . Tất cả mọi người VN điều Vô sản và tài sản vật chất cùng con người VN tập trung về chọ ĐCSVN quản lý .

    Thực chất giai cấp Công nông không đủ tư cách tài năng lãnh đạo , họ bị biến thành tay sai cho ĐCSVN để đàn áp nhân dân nô lệ .

    Người Việt từ năm 1954 đã biến thành nô lệ cho ĐCSVN . Trong thời kỳ là nô lệ nghìn năm vì giặc Tàu , một trăm năm nô lệ vì giặc pháp , cả hai loại giặc này chưa hề dám lên tiếng cướp đi quyền tư sản và quyền con người của VN .

    Chỉ có ngu như Trường Chinh mới dám chính thức soạn thảo Đề cương để biến người Việt thành Nô Lệ theo nhiều hình thức Chuyên chính hay Đổi mới . Hợp pháp hóa ĐCSVN thành giai cấp chủ nhân ông .

    Nói cách khác Trường Chinh tô son , trét cứt vào ĐCSVN . Biến ĐCSVN thành đảng cướp chính quyền chuyên nghiệp hợp pháp .

    Đời Hồ , Chinh , Giáp , Đồng , Duẩn ăn xương máu , mồ hôi của dân tộc Việt . Chúng ăn rồi phải ỉa cho con cháu ĐCSVN ăn !

    Cuối cùng hôm nay chúng ăn vào lại ói ra , xem chừng bị ung thư đường . Con cháu ĐCSVN ăn phân của Hồ , Đông , Giáp , Chinh , Duẩn đã lâm vào thế hết thuốc chữa và cả Nga , Tàu cũng bị y chang .

    Con cháu ĐCSVN bị ung thư đã dành . Nhưng Dân tộc Việt muốn chấn Hưng vì gần một thế kỷ do CSVN phá nát không là chuyện dễ .

  2. Chiếm được miền Nam năm 1975,nghĩa
    là dấu chấm hết cho một tương lai của
    dân tộc,hy vọng mỏng manh còn lại của
    Việt Nam đã vỡ vụn như xác pháo . Cả
    hai miền sẽ chìm đắm trong tăm tối,dốt
    nát triền miên của cộng sản.
    Thật không thể tưởng tượng nổi chúng
    vẫn tự đắm mình trong cái gọi là “kiêu
    ngạo cộng sản “. Không biết được chúng
    kiêu ngạo về cái gì ,lấy cái chi làm lý do
    để tự sướng,để mà “kiêu ngạo”.
    Đánh thắng hai thằng đế quốc ư ? Nếu
    không có vũ khí từ Nga sô,gạo hẩm từ
    Trung cộng ,có thắng được không ? Suy
    cho cùng thì cũng chỉ là một thứ lính
    đánh thuê cho sự bành trướng của cộng
    sản quốc tế ,chết ngót nghét cũng hơn
    triệu người để đổi lấy vài nắm gạo mục
    nát để qua cơn đói nghèo. Vậy thì tự kiêu
    tự sướng ,tự hào cái quái gì ? Đúng là
    một bọn dốt nát và vớ vẩn .

  3. Bản thân ông Trường Chinh (đôi khi) cũng đói, theo như lời của trưởng nam Đặng Xuân Kỳ – nguyên Ủy Viên Ban Chấp Hành Trung Ương:

    “Ông cụ tôi ra ngoài không dám ăn uống bất cứ thứ gì. Họp Bộ chính trị với Trung ương cũng uống nước của nhà mang theo và nếu không về nhà ăn trưa được thì ông cụ nhịn.” (T. Đĩnh, trang 208).”
    Trích.

    Trường Chinh bị ” nhịn đói” là vì hắn
    sợ bị đầu độc bởi bọn đồng chí của
    hắn ta ,chứ không bị đói giống như đám
    dân đen được sống trong cái thiên đường
    XHCN kia .
    Đúng như ông Nguyễn minh Cần đã
    nói “Trường Chinh là tay giáo điều ,sùng bái
    Mao một cách cuồng tín . Cả một đời góp
    công xây dựng một xã hội đói nghèo,tăm
    tối ,trí trá,gian xảo… ,sau bao nhiêu năm Trường Chinh mới nhận
    ra rằng “ta trả cho công nhân lao động,đồng lương
    bóc lột”.
    Thật là khôi hài ,tận cùng của sự trí trá lưu manh.
    Tôi không nghĩ là Trường Chinh mù mắt và
    ngu xuẩn đến độ đó.

  4. Trích : ” Nghĩa tử là nghĩa tận. Tôi đang không rảnh (lắm) và cũng chả thấy có chút hứng thú gì khi phải đụng chạm gì đến một người… đã chết ” .

    Giống như 1 số người khác, Anh TNT không hiểu câu ” Nghĩa tử là nghĩa tận “. Họ cho rằng, không nên nói về tội ác của người đã chết gây ra, mà nên xí xóa, tha thứ, theo đúng câu Ông, Bà ta dạy ” Nghĩa tử, Nghĩa tận “.

    Trước đây, trên DLB, sau cái chết của Lê Hiếu Đằng và Võ nguyên Giáp, một số đông viết : ” Chúng ta không nên lôi những tội lỗi của Đằng, Giáp ra, mà hãy tha thứ … theo đúng câu ” Nghĩa tử là Nghĩa tận ” .

    Cũng trên DLB, Lê Nguyên viết rất nhiều bài chủ, trong 1 bài về hcm,LN viết ( nguyên văn ) : ” Khi đặt bút viết về HCM, tâm tôi an bình,trí tôi trong sáng và lòng không gợn chút Hận Thù HCM, theo đúng tinh thần bao dung, tha thứ NGHĨA TỬ LÀ NGHĨA TẬN của Tổ Tiên nòi Việt ” .

    Lê Nguyên và 1 số người hiểu sai câu ” Nghĩa tử, Nghĩa tận “. Nghĩa Tử là Nghĩa tận có nghĩa : Giúp tiền và công sức để cho người chết được mồ yên là VIỆC NGHĨA CUỐI CÙNG dành cho người chết, chứ không phải là xí xóa, tha thứ những tội ác tày trời mà những người đã chết ( như hcm, Giáp, Đằng…. ) ĐÃ GÂY RA.

    Sau này, nếu có dịp thuận tiện và điều kiện cho phép, tôi sẽ bàn về cái SAI trong các câu ” GIẢ MÙ SA MƯA “, ” Hy sinh đời Bố, củng cố đời con “…..

    LCL.

  5. Sóng Hồng, thơ xạo ke

    1-Hỡi thi sĩ! Hãy vươn mình đứng dậy!
    2-Thời rượu nồng, đệm gấm đã qua rồi.
    3-Thôi thôi đừng khóc gió với than mây,
    4-Hãy nhịp bước trên con đường tiến bộ.
    5-Dùng thi khúc mà lạnh lùng soi tỏ
    6-Những bệnh căn xã hội đã tràn đầy;
    7-Cùng công nông vun xới cuộc tương lai
    8-Ðã chớm nở từ Liên-xô hùng vĩ.

    1,2 => Thi sĩ làm thơ thời nào cũng nghèo và cô đơn nhưng họ vẫn đi lại nhiều để có hứng có đề tài làm thơ, chứ có phải họ nằm ngủ suốt ngày hay thừa tiền lắm của đâu mà rươu nồng đệm gấm.

    3,4 => Thế nào là khóc gió than mây, thi sĩ làm thơ cổ kim xưa nay đều đem tình yêu và thiên nhiên trời trăng mây nước vào thơ là lẽ tự nhiên. Thơ Kiều những câu hay nhất đều tả thiên nhiên.

    Dưới trăng quyên đã gọi hè
    Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông

    Vầng trăng ai xẻ làm đôi
    Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường

    Thơ văn mà không có cảnh đẹp của thiên nhiên thời tiết như hiện nay ở VN thì chắc chắn điềm đất nước khô cằn khốn nạn.

    5,6 => Bệnh căn xã hội mà dùng thi khúc vô cảm không trời không trăng tối đen thui thì làm sao soi tỏ cái gì

    7,8 => Công là làm công lãnh lương chế tạo món đồ, nông trồng lúa xay gạo làm thực phẩm thế thôi, chứ Liên Xô là cái thá gì mà có tương lai VN ăn ké theo.

    Tóm lại,

    Thơ xạo. Lịch sử hơn 1/2 thế kỷ đã chứng minh cái hội NV của VC hiện nay làm gì. Ăn nhìu ĩa lớn đống. Thơ văn toàn nịnh bợ ba xạo … ke không hà. Ha ha ha !

  6. Nạn cộng sản sẽ qua, và sắp qua. Chúng ta khó mà có thể tái thiết đất nước và xây dựng một tương lai ổn định nếu không nhìn cho thật rõ về quá khứ.(TNT)

    Làm sao qua?

    1- VC tự giải thể
    2- Tự chuyển hóa
    3- Thời thế đột xuất, VC ô tô ma tíc thay đổi
    4- Nhân dân lật đổ VC

    1 => Không ai ngu mình tự bóp dế mình
    2 => Nhờ khai dân trí hay nhờ lớp trẻ, nhờ in tẹc nhét?
    3 => Ngay cả thời thế đột biến gì đó thì VC cũng còn y chang súng đạn đủ để tự bảo vệ nó tai qua nạn khỏi
    4 => Không có cơ sở gì cả, nhân dân cũng là dân VC. Dân bầu lên nhà nước, QH, HĐND, chính quyền VC. Có vài trăm bờ lốc gơ với fếc búc cơ trên mạng phản kháng thì chưa đủ VC đã ngứa thì làm sao lật.

    Tóm tắt, xì tin tự chuyển hóa trong hòa bình ổn định ô tô ma tíc + xì tin trăm rửi bờ lốc gơ tù nhơn lương tâm coi bộ tới tết Ma … Rốc họa may ! ha ha ha !

  7. He he he …

    Vinh đâu chăng thấy, chỉ thấy nhục!

    Rồi sẽ có một ngày, những tượng đài Hồ Chí Minh mà đảng Việt công chi bộn tiền ra để được xây ở nước ngoài như ở Cu, ở Mông, ở Pháp, Mễ, Ấn….v.v…cũng sẽ bị quăng vào thùng rác, y như việc thằng Đặng Xuân Khu bị Kyiv tước tư cách “công dân ranh rự” vậy.

    He he he …

    Lú đó thì cái mặt “bác Hồ” rúc vào đâu cho hết nhục?!

    Tội nghiệp “thèng” Trường Chinh!

    Tội nghiệp “thèng…bác”!

  8. TNT nói ” Ông Trường Chinh qua đời vì tai nan..”.Nhưng k nói “tai nan gì”. Xin thưa, hôm đó Trường Chinh đi xuống cầu thang trong nhà ,trượt chân,đầu đâp xuống cầu thang,bi -chấn-thương-sọ-nảo.,sau đó qua đời! Trước đây ,thời cải-cách-ruông đất do Trường Chinh “chủ trì”,chính Bố của Ông đả bị ông “giết” bằng cán -cuốc ,khi đem ra đấu tố!.Thế biết luât nhân quả !!

  9. Trời đâu có thể tối hoài. Phải có ngày có đêm mới là bình thường. Khi người ta mong đợi một cái gì đó thì thấy thời khắc qua đi một cách chậm chạp, bình thường là như thế. Rồi sẽ có ngày xác Hồ sẽ được chôn hoặc hỏa thiêu thôi, và những chuyện về Hồ sẽ được minh bạch, che dấu, thần thánh hoài đâu có được.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên