Lê Khả Phiêu: chống tham nhũng và sai lầm chính trị

3
Ông Cù Huy Hà Vũ (bên trái) và cựu TBT Lê Khả Phiêu

Ông Lê Khả Phiêu, cựu lãnh đạo tối cao của Việt Nam vừa qua đời, là người tâm huyết chống tham nhũng nhưng đã phạm sai lầm khiến cho sự nghiệp chính trị bị đứt gãy giữa chừng, một nhân vật sống trong lòng chế độ sau trở thành bất đồng chính kiến nói với VOA.

Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1997 đến 2001. Toàn bộ sự nghiệp của ông trước khi lên đến vị trí tối cao là trong quân đội với quân hàm Thượng tướng, chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Ông qua đời hôm 7/8 ở Hà Nội, thọ 89 tuổi.

Khác với các đời Tổng bí thư khác, ông Phiêu không được bầu tại một kỳ đại hội Đảng mà tại một hội nghị trung ương. Tại Đại hội 9 hồi năm 2001, ông phải ra đi đột ngột sau chưa đầy một nhiệm kỳ, được thay bằng ông Nông Đức Mạnh. Khi đó, ông bị loại hẳn ra khỏi Ban chấp hành Trung ương.

Ông Phiêu lên làm lãnh đạo lúc Việt Nam vừa bước vào giai đoạn phát triển sôi động thời hậu chiến sau khi đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1990 và với Mỹ vào năm 1995. Ông là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp một Tổng thống Mỹ, khi ông Bill Clinton đến thăm Việt Nam hồi năm 2000.

Nhiệm kỳ của ông Phiêu được đánh dấu bằng công cuộc ‘Xây dựng chỉnh đốn Đảng’ rầm rộ. Kể từ sau khi về hưu, ông thường xuất hiện trên báo chí để nói về các vấn đề của đất nước.

‘Là một người lính’

Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, một nhà bất đồng chính kiến được biết tiếng của Việt Nam hiện đang sống lưu vong tại Mỹ, nhận định cuộc đời binh nghiệp của ông Phiêu đã để lại dấu ấn sâu đậm trong sự nghiệp chính trị của ông sau này.

“Ông Lê Khả Phiêu không phải là chính trị gia chuyên nghiệp mà là người lính có kinh nghiệm trên chiến trường,” ông Vũ nói và nhắc tới việc ông Phiêu trải qua nhiều chiến trường trong đó có chiến trường Campuchia với tư cách là phó tư lệnh phụ trách chính trị ‘đã có đóng góp lớn trong việc tiêu diệt chế độ Khmer Đỏ’.

Chính vì là một người lính, nên cho dù sau này đã trở thành lãnh đạo tối cao, ‘chất lính’ đó đã thấm vào tác phong lãnh đạo của ông Phiêu như lời Luật sư Vũ nhận xét. “Tổng bí thư Lê Khả Phiêu là người gần gũi, giản dị trong cách sống, tiếp xúc với mọi người, đặc biệt với chiến sĩ hay bình dân ông đều có cách cư xử rất xuề xòa,”

“Trong cách xưng hô với tôi ông chỉ toàn gọi ‘mình với Vũ’, khác với các lãnh đạo khác gọi là ‘đồng chí’ hay ‘anh với tôi’,” ông Vũ, người từng gặp ông Phiêu, dẫn chứng.

Cũng theo lời nhà bất đồng chính kiến này, ‘chất lính’ đó khiến ông Phiêu ‘có lập trường không lay chuyển về chế độ cộng sản’.

‘Cuộc đời ông chủ yếu là xông pha trận mạc, ông thấy sự sống và cái chết gần nhau như thế nào nên ông luôn mong đất nước được hòa bình và tin rằng Đảng Cộng sản có thể đưa Việt Nam đến một xã hội tốt đẹp,’ nhưng cũng vì ‘chất lính’ đó mà ông ‘không có đủ sự lão luyện về chính trị’ khi lên làm Tổng bí thư, ông Vũ nói.

‘Chống tham nhũng’

Theo ông Vũ, dấu ấn đậm nét nhất của ông Phiêu khi làm Tổng bí thư là ‘quyết tâm chống tham nhũng và chỉnh đốn Đảng’.

“Ông thấy xã hội Việt Nam cần được xây dựng không có tham nhũng hoặc càng ít tham nhũng càng tốt,” ông Vũ nói.

Ông thuật lại lời ông Phiêu chia sẻ với ông cách nay mười mấy năm rằng ‘ở Việt Nam hiện giờ tham nhũng là một hệ thống có nhiều dây mơ rễ má từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên’.

“Ông ấy nhất trí với tôi là Việt Nam cần xây dựng một bộ máy độc lập về tư pháp để chống tham nhũng,” ông Vũ cho biết.

Kết quả cụ thể của công cuộc chỉnh đốn Đảng trong nhiệm kỳ của ông Lê Khả Phiêu là ‘đặt nền móng cho công cuộc chống tham nhũng của Việt Nam’ mà hiện nay Tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng đang tiếp tục, ông Vũ nhận định. Tuy nhiên, ông Vũ thừa nhận kết quả này ‘rất khiêm tốn’ vì ông Phiêu chưa làm được gì nhiều thì đã bị phế truất.

“Suốt ngày ông ấy phải lo chống lại sự chống đối của hai vị cố vấn Đỗ Mười và Lê Đức Anh thì còn có thời gian đâu để mà mài sắc và nghiên cứu một cách có khoa học, có bài bản để chống tham nhũng,” ông Vũ nói. “Cho nên, ý đồ chống tham nhũng của ông Phiêu thất bại trước khi đường lối, bộ máy chống tham nhũng của ông được hình thành.”

‘Chủ nghĩa Thanh Hóa’

Dưới thời của ông Lê Khả Phiêu, vốn quê ở Thanh Hóa, các quan chức thường truyền miệng câu ‘Hoa Thanh Quế’, tức quê Thanh Hóa, như là một căn cước chính trị quan trọng để tiến thân.

Theo ông Vũ, chủ nghĩa cục bộ, địa phương của ông Phiêu, tức là chỉ cất nhắc người cùng quê, là một sai lầm nghiêm trọng khiến ông phải trả giá.

“Những người ông tin cậy chủ yếu là người Thanh Hóa, người cùng quê với ông đã nắm những chức vụ quan trọng,” ông Vũ nói.

Ông đơn cử các trường hợp quê Thanh Hóa được Lê Khả Phiêu cất nhắc như Phạm Quang Nghị (sau là bí thư Thành ủy Hà Nội), Tô Huy Rứa (sau là Trưởng ban Tổ chức Trung ương) và Nguyễn Dy Niên dù đã đến tuổi nghỉ hưu và không nằm trong Bộ Chính trị vẫn được Lê Khả Phiêu giữ lại cho làm Bộ trưởng Ngoại giao.

Ông chỉ ra rằng kế hoạch chống tham nhũng của ông Phiêu đã bị phá sản ngay từ đầu khi đưa vào bộ sậu của mình những người cùng quê mà không ‘diệt trừ mầm mống tham nhũng trong những con người đó’.

“Điều đó cũng thể hiện Lê Khả Phiêu không có đủ năng lực chính trị để tạo ra một bộ máy những người có thể thực hiện chính sách của ông,” ông Vũ phân tích.

‘Mất lòng hai cố vấn’

Chính sai lầm ‘quê Thanh Hóa’ này của ông Phiêu đã bị hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh, lúc đó là cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng, nắm lấy để vận động hạ bệ ông Phiêu, ông Vũ cho biết.

Ông Lê Đức Anh nguyên là Tư lệnh quân Việt Nam tại chiến trường Campuchia mà ông Lê Khả Phiêu là cấp phó. Chính ông Lê Đức Anh là người đã đỡ đầu cho Lê Khả Phiêu lên làm Tổng bí thư với sự đồng ý của Tổng bí thư sắp mãn nhiệm khi đó là ông Đỗ Mười.

Tuy nhiên, ngay khi lên làm Tổng bí thư, ông Lê Khả Phiêu đã ‘ký luôn một văn bản không để hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh sử dụng quyền cố vấn để có ý kiến này nọ về công việc của Đảng’ và thành lập một cơ quan tình báo quân đội để theo dõi hai vị cố vấn khiến hai ông này tiến hành một cuộc vận động rầm rộ từ bắc chí nam để không cho Lê Khả Phiêu ở lại làm Tổng bí thư tại Đại hội 9 vào năm 2001, vẫn theo lời ông Cù Huy Hà Vũ.

Với sự vận động đó, đa số đã không tán đồng việc ông Phiêu tiếp tục làm Tổng bí thư. Tuy nhiên, ông Vũ nói, chưa chắc là ‘trong Đảng bất bình với ông Phiêu, mà các đảng bộ địa phương mang tính cơ hội, thấy lực lượng chính trị nào ở trung ương mạnh hơn thì họ ngả theo để tiếp tục giữ vị trí của mình.’

“Theo một nghĩa nào đó, ông Lê Khả Phiêu đã quá vội vã trong việc tước ảnh hưởng của các ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh là những người đã đưa Lê Khả Phiêu và vị trí Tổng bí thư,” ông Vũ nhận xét và cho rằng ‘đây là sự non nớt về chính trị của ông Phiêu’.

Ngọc Lễ (VOA)

3 BÌNH LUẬN

  1. Theo Đặng Chí Hùng: “Lê Khả Phiêu là một cán bộ cộng sản gộc có nhiều tội lỗi với nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên nổi bật là hai trọng tội: Bán nước và tham nhũng…

    Tội bán nước:

    Lê Khả Phiêu là một trong những tên trùm sò bán nước của cộng sản Việt Nam. Xét sự việc bán nước của Phiêu xin phép trình bày lại sự kiện Phiêu cùng đồng bọn bán nước lấy 2 tỷ USD và được Trung cộng ém nhẹm vụ Phiêu chơi giá Tàu có con trong “Những sự thật cần phải biết – Phần 23”.”

    Tội bán nước người dân Việt không tha đâu.

  2. Nhin măt mày Lanh đao vn ,,mà buồn! đưa nào trông củng giống Khemer
    Đỏ cả. Từ Vo chi Công ngủ gật ở hoi nghi kh0ng lien kết Jakarta,,Đo MMu
    Mười chay toi bắt taay người gac cổng, khi đến tham Phi ..đến PVKhai
    NTDung ca lam,cà căp…khi đi tăm My và Phap. Môt ddan toc ,con rong
    chau tien ,nay tro thành đần độn ngu dot.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên