Sổ Tay Thượng Dân K’ Tien – Nguyên Ngọc / Hà Giang & hoa thuốc phiện

13

Trước khi “tập kết ngược” (trở lại miền Nam) vào năm 1962, Nguyên Ngọc có thời gian lang thang ở cao nguyên Đồng Văn – Mèo Vạc. “Mùa Hoa Thuốc Phiện Cuối Cùng” là chuyện viết về người thật việc thật, nơi vùng giới tuyến (Việt/Hoa) này.

“Đây cũng là một truyện ngắn hay của ông. Cô gái Mèo Vàng Thị Mỹ ở với bố trên những đỉnh núi cao quanh năm mây phủ. Ở đó nếu có khách tới nhà thì chỉ là thú rừng thôi. Cô bé thấy thèm người. Rồi ông bố cho cô đến với người.

Đó là một phiên chợ. Cơ man nào là người. Ông bố bán thuốc phiện, một thứ vàng đen, mong giúp con gái đổi đời. Nhưng bị trả quá rẻ, ông không bán. Thế rồi dọc đường trở về, bố con ông bị bọn người đó chặn lại. Chúng cướp không số thuốc phiện rồi bắn chết ông.

Cô bé may mà thoát chết. Rồi cô được một bà goá đem về nuôi. Năm 13 tuổi, cô bị gả chồng. Chồng cô là thằng bé mới 7 tuổi, con lão chúa đất. Ngày về nhà chồng, cô khóc nhiều lắm. Khóc vì không được cô độc sống giữa các vách núi. Cô lại phải đến với người.

Ở nhà chồng, cô bỗng nhận ra bố chồng là một tên dã thú đã giết bố cô. Thế là cô bỏ trốn. Bây giờ thì cô sợ phải gặp người. Cứ thấy làng, thấy người là cô tránh. Cô đi lang thang rồi lạc vào rừng. Hoang mang và đói lả, cô ngồi thụp xuống bên hang đá, thiếp đi. Rồi cô chợt bừng tỉnh khi thấy trong hang lại có tiếng người.

Thế là cô bé lại vùng dậy chạy. Nhưng không còn sức chạy nữa. Cô lại phải gặp người. Không phải người thú mà người cách mạng. Chính người cách mạng đó đã cứu cô. Rồi cô gặp Đảng. Đảng chỉ cho cô đường đi, nước bước. Đảng bảo phải bỏ cây thuốc phiện. Nó chính là nguồn gốc mọi nỗi đau khổ của người Mèo. Phải phá bỏ cây thuốc phiện trồng ngô sắn. Rồi Nguyên Ngọc còn để cô Vàng Thị Mỹ nói với đồng bào Mèo nguyên văn như thế này: ‘Ngày xưa, người đối với người coi nhau như thú dữ, bây giờ có Đảng, có chính phủ, có Cụ Hồ, người với người mới tin nhau, giúp nhau như thể anh em một nhà vậy. Đó là bản chất của Chủ nghĩa xã hội đấy, bà con ạ…”  (Trần Đăng Khoa. Chân Dung Và Đối Thoại. NXB Thanh Niên: 1998).

Với thời gian, cái “bản chất của Chủ Nghĩa Xã Hội đấy” – mỗi lúc – được “bà con”  nhận thức rõ ràng hơn. Năm 1991, Nguyên Ngọc có dịp quay lại Hà Giang. Vẫn cảnh cũ, người xưa nhưng nỗi lạc quan của nhà văn thì đã hoàn toàn tan biến:

Phiên chợ Mèo Vạc nghèo và buồn. Phải nói thật điều này thôi: không bằng 30 năm trước. Không còn những chõ xôi vàng rực, chỉ nhìn đủ thèm. Không còn những gói hoàng tinh (mà ở đây người ta gọi là voòng chính) mỡ màng chất đầy các củi tấu. Không còn những chú lợn béo ụ được dòng dây vào cổ, người bán người mua thách và mặc cả ầm ĩ… không còn thấy cảnh các đôi trai gái say mèm, người con trai cầm khèn vừa nhảy lò cò vừa thổi, người con gái cầm ô xanh đỏ hát dìu dặt Tu tè chí dù mưng, rồi dìu nhau vào các hốc đá tiếp tục cuộc tình đắm đuối cho đến tối mịt… Mới trưa chợ đã vãn. Không gì bộc lộ rõ rệt đời sống của người dân bằng cái chợ… (Nguyên Ngọc. “Trở Lại Mèo Vạc”).

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng “buông một tiếng thở dài” tương tự khi bước chân đến cái cao nguyên đá dựng này: “Người ta nói, đi qua một khu chợ sẽ biết đời sống của cư dân ở đó. Mình tin điều đó. Và nhìn món hàng bày trước mặt những người phụ nữ vùng cao, mình hình dung được nồi cơm, căn bếp, cuộc đời…”

Những sản phẩm mà Nguyễn Ngọc Tư “nhìn” được ở chợ Hà Giang hồi mười năm trước (“nụm nịu một hai nải chuối, co ro vài ba bó củi”) hay hình ảnh những em bé H’Mong đang ngồi vật vạ (bên mấy mớ rau rừng) ngày nay giúp cho kẻ ở miền xuôi “hình dung được nồi cơm, căn bếp, cuộc đời…” của đồng bào nơi mạn ngược.

Vấn đề của họ cũng không chỉ giới hạn vào “nồi cơm” hay “căn bếp.” Những cuộc nổi dậy liên tiếp (vào những năm 2001, 2004, và 2011) cho thấy sự bất ổn và khủng hoảng trầm trọng trong cuộc sống của người dân bản địa tại Việt Nam, ở rất nhiều nơi.

Phóng viên  Thanh Trúc (RFA) tường thuật: “Từ một thập niên trở lại đây, vì thường xuyên bị sách nhiễu và gây khó dễ trong cuộc sống, nhiều người H’mong, phần lớn đi đạo Tin Lành và thường tụ họp để thờ phượng Chúa như họ kể, từ Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang… vượt biên giới sang Lào rồi tìm đường sang Thái Lan xin tị nạn.”

Kể từ “Mùa Hoa Thuốc Phiện Cuối Cùng”, cho đến khi xẩy ra cuộc Chiến Tranh Biên Giới Việt – Trung (Sino -Vietnamese War) nhà đương cuộc Hà Nội – dường như – không hề có bất cứ một dự án hay hành động thiết thực nào để để giúp đỡ người H’Mong cả.

Hệ quả, hay hậu quả, nhãn tiền: “Khi bọn bành trướng Bắc Kinh tràn sang hồi năm 1979, một bộ phận không nhỏ dân tộc thiểu số, sống ở vùng biên giới, đã đồng loạt ngả theo, làm tay sai cho ngoại bang. Ðó chính là hậu quả của chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc.” (Lý Hồng Xuân. Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn. NXB Văn Nghệ: California 2000).

Thêm gần nửa thế kỷ đã qua, và những “chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc” – xem chừng – mỗi lúc một thêm tệ hại. Người H’Mong vẫn bị bỏ mặc cho chính quyền địa phương áp bức hay dầy xéo. Công luận đã từng biết đến tên tuổi những quan chức “khét tiếng” ở Hà Giang (Sầm Đức Xương, Nguyễn Trường Tô, Triệu Tài Vinh, Vũ Trọng Lương) và vô số tệ trạng nơi đây.

“Thật sự chưa có con đường ra cho cái cao nguyên đá kỳ dị này” là nguyên văn lời của Nguyên Ngọc, cùng nỗi “ấm ức” của ông:.

Ba mươi năm trước, người H’mông chuyên trồng loại cây đắt giá nhất, kỳ ảo nhất, say đắm nhất trên đời này: cây thuốc phiện.

Bây giờ thuốc phiện bị cấm rồi. Thay bằng cây ngô. Trồng ngô ở đây, thì chết đói.

Trồng thuốc phiện – thì hư hỏng. Hư hỏng cả xã hội.

Làm sao?

Cuộc nổi phỉ và cuộc tiễu phỉ ác liệt năm 1959, với tất cả sự đan chen vô cùng phức tạp của các mưu đồ chính trị lớn và nhỏ, trong nước ngoài nước… đều dính líu chằng chịt đến chuyện trồng cái cây gì trên bụm đất nhỏ xíu còn sót lại giữa các hốc đá nham nhở nơi này.

 Trồng cây gì?

Câu hỏi chừng đơn giản vậy mà đẫm máu, mà chi phối khắc nghiệt số phận hàng vạn con người, từng số phận con người, từng chặng đường số phận mỗi con người…

Tôi liều mạng bục ra một câu hỏi kỳ thực vẫn ấm ức từ lâu:  Hay trở lại cây thuốc phiện?

“Trở lại” e đã muộn. Bây giờ thì chất gây nghiện có thể chế tạo bằng nhiều thứ hoá chất chứ không nhất thiết phải cần đến nhựa của hoa Anh Túc nữa. Và “xã hội thì hư hỏng” hết rồi. Ma túy đã được vận chuyển (theo đơn vị tấn) đi khắp mọi nơi:

Cái ảo vọng của Tố Hữu về tình hữu nghị (bên ni biên giới là mình/bên kia biên giới cũng tình quê hương) cũng đã tan vỡ từ lâu. Sớm muộn gì thì “bọn bành trướng Bắc Kinh” cũng sẽ “tràn sang” lần nữa thôi, trong khi “những chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc” thì vẫn cứ tiếp tục xô đẩy người dân về phía kẻ thù!

Chả phải vô cớ mà tiếng nói của Nguyên Ngọc bỗng trở nên tiếng cú: “Chế độ này thế nào cũng sụp đổ. Nhưng không biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào?” Kịch bản nào cũng được vì ngày nào mà cái chính thể hiện hành còn tồn tại thì cả nước Việt sẽ không có lối ra, chứ chả riêng chi vùng cao nguyên Đồng Văn – Mèo Vạc.

13 BÌNH LUẬN

  1. Nhà zăng Nguyên Ngọc, theo lời kể của Đảng NÓ vs TA Bùi Minh Quốc

    “Nguyên Ngọc, người chủ trì hội nghị, cho rằng hiện thực bao trùm nhất, đáng quan tâm nhất, là chủ nghĩa anh hùng cách mạng, và nhà văn muốn sáng tác có chất lượng thì điều tiên quyết là phải nhận ra cho được diện mạo người anh hùng, nhân vật trung tâm của văn học cách mạng. Anh còn nhấn mạnh thêm: Khi nhà văn dao động thì trước hết là dao động về chính nhân vật trung tâm của mình”

    Thats the Xít Tưởng Năng Thúi mún người hải ngoại đọc

  2. “Chế độ này thế nào cũng sụp đổ. Nhưng không biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào?”

    Ui, còn những người mến mộ cái “văn tài” của những người như Nguyên Ngọc, chế độ này còn sống lâu . Nguyên Ngọc, Huỳnh Tấn Mẫm & mấy ngừ gọi là “trí thức” 1 số làm dân hải ngoại tin sái cổ, có thảo ra & ký tên vào 1 bản kiến nghị với mục đích mong Đảng trường tồn cùng đất nước & dân tộc

    Mến mộ văn tài kiểu này, Đảng/chế độ dám trường tồn lâu hơn cả đất nước & dân tộc lun .

    Chế độ này hổng có xụp đổ đâu, đừng có lo . Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang, Ngố Anh Tuấn … vẫn còn kính trọng Hồ Chí Minh lém lém lun . Dân mình, kể cả hải ngoại, kính trọng những người kính trọng Hồ Chí Minh, và bàn chiện chế độ xụp đổ … Now, đây là cái hài hước tiếu lâm thường ngày của Tưởng Thúi Rùm Trời Lun . Có pha 1 chút Beckettian absurdity Waitin fo Godot. Trí thức lên hẳn nha

  3. Holy Xít, dude. Muốn người Việt hải ngoại đọc sách cách mạng, coi bộ hổng xong . Bi giờ đọc dùm văn cách mạng cho thiên hạ nghe nữa .

    Thiệt, khùng hết biết luôn cha nội ơi

    Chỉ lói thía lày, tớ chuồn vì ngán tới tận cổ mấy thứ Tưởng Thúi gọi là “văn tài”, học đ vô, nói thẳng ra là vậy . Nên ra tới ngoài này rùi mà gặp đứa nào nói nên đọc văn cách mạng -may quá, chưa ai cả- đứng gần chắc đục cho phù mỏ .

    Obviously, i aint seen nothin yet, until ông Tưởng Thúi khuyên nên đọc (lại) văn cách mạng . Coi bộ hổng ai hưởng ứng, ổng bi giờ mở mục đọc dùm -chả ai mướn cả, như giải phóng hay mấy thứ khốn nạn như vậy- nữa chớ .

    Thui thì Tưởng Thúi Quắc đọc dùm, tớ ké kể công Nguyên Ngọc đã góp phần giải phóng dùm miền Nam lun nha

    Khùng hít bít gòi!

    • Bổ túc (vô) văn hóa

      “chả ai mướn cả, như giải phóng hay mấy thứ khốn nạn như vậy”

      Nói thía là hổng đúng . Thiệt ra giải phóng & mấy thứ khốn nạn như vậy có Trung Quốc & Liên Sô mướn . Báo tiếng Việt thời này chủ trương hợp lưu nên đã làm những việc Trung Quốc cần & nên làm, đó là mướn Tưởng Thúi đọc sách cách mạng dùm .

      Nên đặt tựa “Đọc Sách Trại Súc Vật”, by one of them

  4. Nhân bài viết có nhắc đến cuôc chiến 1979 biên giới Việt Trung,tôi lại có câu chuyên thât,kể bà con nghe. “một bộ phân không nhỏ dân tôc thiểu số ngả theo giăc(Tàu)”.”không nhỏ” có nghĩa là nhiều,có thật như vây không ?? Sau đây là chuyên kể: Năm 2004 tôi và nhà tôi đi về vn ,ra Bắc thăm Tây Bắc ,qua Ha Khẩu (thành phố Tàu bên kia biên giới đối diên Lao Cai).Lên sapa -Cao bang…đi để xem cuôc sống Tây bắc-để nhìn ruông bâc thang.Đấn Sapa ,vơ chồng tôi ,ở môt khách san không sang lắm. Người chủ hotel là người sống ở Sapa từ thuở bé.Ông khá vui vẻ và hỏi tôi,từ đâu đến và có đi-tắm thuốc k?Lân đầu tiên tôi mới biết tắm-thuốc là gì? Đó là nươc nấu bằng môt loai là rừng !! qua trò chuyên ,tôi hỏi ông về cuôc chiến 1979: ông nói quân Trung quốc rất tư tế.Chúng nó vào nhà ,không lấy môt thứ gì cả.Nếu có lây thì vhu1ng trả tiền.Nếu nhà k có người thì chúng viết thư để lai cùng với số tiền món đồ, Chăt môt buồng chuối ngoài vươn,chúng củng để thư lai và tiền.Tôi hỏi thêm: không phải họ cướp bóc và hảm hiếp.Ông trả lơi: Ăn cướp và hảm hiếp …là bô đôi ta thôi ???Ông nói thêm Dân ở đây da số là Dân tôc H-Mong họ rất thân thiên với Trung Quốc vì buôn bán qua lai,nói tiếng Tàu rành rỏi còn hơn tiếng Việt cơ..mà !! Mẩy ngày sau,tôi thuê xe thồ đi vào các bản làng người H-mong.Đấn một lớp học do một Cô giáo H-mong dạy. Kiểm chứng sư thât . Thì té ra,bản chất “lính-cụ-Hố” là ăn cướp.Bản chất nầy rỏ nét nhất là năm 1975 cướp Miền Nam.Không ngờ ,đến nay vẩn hiên ra ở Tây Băc VN !! Thât vây,làm sao không ăn cươp đươc khi đi theo “Cach mạng” toàn là Dân mù chữ -ngu dốt. Nhà giao xhcn Doan mâu Hòe-người quảng Nam-Trình đô lớp 7-hiêu trưởng trường bổ-túc văn hóa(chống nan mù chữ) quân khu 5 VC,trả lời báo chí trong nước,nhân ngày-thầy-giáo .PV hỏi: Thưa đồng chí kỷ niêm nào nhớ nhất trong nghề: Thầy giáo DMH kể: Kỷ niêm lơn nhất là tôi đươc dạy cho 7 ông Tướng(VC) trong lớp chống-nan-mù chữ. Ông nầy kể ra tên 7 ông Tương.Trong đó có Nguyễn chí Thanh-chu văn Tấn…Ông Thầy giáo nầy còn nói thêm: Nguyễn chí Thanh là người-thông-minh nhất !! Thầy giáo trình độ lơp 7 trương làng khen học trò “thông minh”,thì đủ trình đô học trò như thế nào rối.Như thế,nhưng lại là nhà Cach mang VN,thế Dân Tôc mới đi ăn mày.!Muốn hiểu thêm CM của VC hảy tìm đoc tac phẩm “xe lên-xr xuống” của nguyễn bình Phương -nhà văn trong nước.

  5. Thằng “anh Phét” nói đúng:

    Ngày xưa, bọn “Ngụy” mà có gan làm KHỦNG BỐ, thì đâu có đến nỗi phải “tan đàn xẻ nghé” như bây giờ!.

    “Ngụy” không dám làm “khủng bố” là Ngụy hèn.

    “anh Phét” chê Ngụy như thế là rất đúng!

  6. Việt gian cộng sản mối thù thiên thu!

    Đừng tưởng khoa bảng không đần
    Đừng tưởng ít học nông dân dại khờ
    Cẩu cuồng tại thị tôn thờ
    Cuồng Hồ cuồng đảng – bây giờ cuồng Trump!

    Fascist – Marxist lũ dumb
    So ra “thiên sứ” Don Trump khác gì
    Putin – Kim Jong un – Xi?
    Chó nhảy bàn độc vô nghì dã man!

    Quê hương khói lửa tan hoang
    Lạc hậu nghèo đói lầm than bao đời
    Kẻ thù truyền kiếp thỉnh mời
    Nhà tan cửa nát giống nòi diệt vong!

    Hai Lúa bao đời làm nông
    Nhà quê ít học nhưng không ̣đui mù
    Gông cùm xiềng xích ngục tù
    Việt gian cộng sản mối thù thiên thu!

    Nông Dân Nam Bộ

  7. Các bạn còn nhớ nước Lào?

    Thiếu điện thiếu nước thiếu xăng
    Người dân trong nước thiếu ăn là thường
    Xã hội chủ nghĩa thiên đường
    Đỉnh cao trí tuệ phường tuồng cộng nô

    Việt kiều yêu nước bưng bô
    Kiêu hối đều đăn đồng đô đổ về
    Việt gian việt cộng đề huề
    Hòa hợp hòa gải tình quê hương là

    Con Hồng cháu Lạc một nhà
    Giang san gấm vóc làm quà Nga Hoa
    Đồng môn đồng chí đảng ta
    Bắc Triều Tiên Venezuela tự hào

    Các bạn còn nhớ nước Lào?
    Người bạn thân thiết ngày nào năm xưa!

    Nông Dân Nam Bộ

    • “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào
      Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam”
      Đánh cho cửa nát nhà tan
      Đánh cho nghèo đói lầm than dân mình!

  8. Tại sao cầu viện như Gia Long?

    Không biết vì đâu mãi cứ đeo
    Cái nghèo tại sao mãi bám theo
    “Tiền rừng bạc biển” đều đủ cả
    Lịch sử ngàn năm mãi đói nghèo?

    Tôi tìm ra lý do rồi bạn
    Nguyên nhân chính yếu tại con người
    Người Việt mình không phải bị nạn
    Cũng không phải vì ta biếng lười!

    Chẳng qua ta khôn lỏi khôn vặt
    Ếch ngồi đáy giếng không thấy xa
    Điển hình bác nó thằng Hồ tặc
    Và bầy đàn ngu dốt mà ra!

    Còn đó Đức Thánh Trần Hưng Đạo
    Còn đó gương Quang Trung Nguyễn Huệ
    Tại sao cầu viện như Gia Long
    Mang tư duy nhược tiểu nô lệ?

    Nâng cao dân chí – Hai Cụ Phan
    Nhất Linh Khái Hưng với Tự Lực
    Gương thăm thương binh Nguyễn Khoa Nam
    Gương người dân chài Nguyễn Trung Trực!

    Nông Dân Nam Bộ

  9. Ngày Hội Hoa Đăng không còn xa!

    Như có phép lạ biến Trung Hoa
    Từ một nước lạc hậu nghèo đói
    Đã hóa rồng như Tân Ga Ba
    Chỉ sau bốn mươi năm đổi mới

    Bắt đầu từ thảm họa Cô Vy
    Tiếp nối là tập đoàn Hoa Vi
    Giấc mơ Trung Hoa đang tan vỡ
    Suy thoái đi dần vào chu kỳ

    Vùng không tranh chấp thành tranh chấp
    Vùng tranh chấp đem quân xâm lăng
    Thách thức đe dọa – tự cô lập
    Bẫy nợ nham hiểm – đầy dã tâm

    Đang lăm le tiến chiếm Taiwan
    Nhưng trời không chiều lòng kẻ gian
    Chế độ độc tài phải sụp đổ
    Quan thầy sẽ kéo theo Việt Nam

    Nhìn từ Cuba qua Venezuela
    Nga – Bắc Triều Tiên và nước ta
    Cuối cùng tàn lụi là Đại Hán
    Ngày Hội Hoa Đăng không còn xa!

    Nông Dân Nam Bộ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên