Mỹ đang chuẩn bị kế hoạch di tản công dân Mỹ ở Đài Loan

6

Chính phủ Mỹ đang chuẩn bị kế hoạch di tản cho công dân Mỹ sống ở Đài Loan, ba nguồn tin nói với The Messenger.

Kế hoạch đã được tiến hành từ ít nhất 6 tháng qua và “nó nóng lên trong hai tháng qua hoặc hơn”, một giới chức tình báo cấp cao của Hoa Kỳ nói The Messenger với điều kiện giấu tên vì người này không được phép phát biểu về kế hoạch.

Giới chức này cho biết “mức độ căng thẳng tăng cao” đã thúc đẩy việc chuẩn bị. “Bạn cứ theo dõi tin tức thì sẽ thấy thôi,” ông nói với The Messenger. “Tăng cường lực lượng. Trung Quốc đứng chung hàng với Nga tại Ukraine”.

Một nguồn tin quen thuộc với công việc chuẩn bị viện dẫn cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine là động lực cho kế hoạch. “Ukraine đã khiến cho kế hoạch phải mang ra xem xét lại“, ông nói.

Chính phủ Mỹ không công khai thảo luận về việc chuẩn bị. Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối yêu cầu bình luận. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng, Trung tá Martin Meiners từ chối bình luận trực tiếp, nhưng ông nói: “Chúng tôi không thấy một cuộc xung đột ở eo biển Đài Loan sắp xảy ra hoặc không thể tránh khỏi”.

Quá trình lập kế hoạch đã được giữ im lặng vì đây là một chủ đề nhạy cảm đối với chính phủ Đài Loan, một nguồn tin cho biết; một cách tổng quát hơn, một cựu giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Thậm chí khi nói về một [cái từ như vậy] cũng khiến mọi người nghĩ rằng có chuyện gì đó có thể sắp xảy ra, dù chỉ là chuyện lập kế hoạch thận trọng”.

Tính đến năm 2019, có hơn 80.0000 người Mỹ đã từng ở Đài Loan, nơi phải đối mặt với các mối đe dọa ngày càng tăng từ quân đội Trung Quốc và giới lãnh đạo Trung Quốc trong những năm gần đây. Một số giới chức Mỹ có người cho biết một cuộc xâm lược có thể xảy ra trong nhiều năm tới, có người nghi ngờ chính phủ Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để “thống nhất” với Đài Loan.

Lập kế hoạch di tản khỏi Đài Loan “là một điều rất thận trọng”, Mark Cancian, chuyên viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), người đã điều hành các giả thuyết chiến tranh ở Đài Loan và có can dự vào cuộc di tản người Mỹ khỏi Sài Gòn năm 1975, cho biết. Nhưng ông nói thêm rằng đây chỉ là những kế hoạch dự phòng. “Khi Hoa Kỳ làm điều này thì không có nghĩa là họ mong đợi sẽ có một cuộc chiến tranh. Đó chỉ là một tuyên bố rằng có thể có một cuộc chiến tranh”.

Thách thức trong khi di tản

Các chi tiết về kế hoạch của Hoa Kỳ vẫn đang được bàn thảo, các nguồn tin nói với The Messenger, bao gồm địa điểm công dân Hoa Kỳ có thể được di tản nếu thấy cần.

Tất cả đều đồng ý: Bất kỳ cuộc di tản nào khỏi Đài Loan sẽ đặt ra nhiều thách thức.

“Địa thế của Đài Loan là một yếu tố lớn”, một nguồn tin cho biết, thêm rằng thường chỉ có một tuyến đường chính cho bất kỳ hai điểm nào và nhiều đường hầm của Đài Loan, hòn đảo có nhiều núi, có thể trở thành điểm nghẽn. Nếu lệnh di tản được đưa ra, có thể hàng trăm ngàn người nước ngoài ở Đài Loan, không riêng gì người Mỹ – và công dân Đài Loan – cũng sẽ sử dụng những con đường đó.

Hướng dẫn chung của Bộ Ngoại giao Mỹ là kêu gọi công dân Mỹ ở nước ngoài hãy sử dụng phương tiện giao thông thương mại để rời đi trước khi có khủng hoảng, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng có thể làm – và chắc chắn không thể làm được trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công bất ngờ. “Một khi bắt đầu có tiếng súng, chuyện đó rất, rất khó,” chuyên viên Cancian của CSIS nói. Ông chỉ ra thách thức trong việc duy trì hành lang an toàn để di tản và viện trợ nhân đạo ở Ukraine là một ví dụ. 

Tại Đài Loan, các phi trường chính nằm trên bờ biển phía tây đâu mặt với Trung Quốc và có thể bị tấn công trong trường hợp bị xâm lược. Các tàu thuê bao có thể được sử dụng thay cho máy bay thương mại, nhưng một lần nữa, chiến tranh sẽ khiến lựa chọn đó trở nên khó khăn nếu không muốn nói là không thể.

“Hãy tưởng tượng một cuộc đổ quân kiểu D-Day [ở bờ biển Normandy] và sau đó có một quốc gia thứ ba – Thụy Sĩ hoặc một thứ gì đó tương tự – muốn gửi một tàu du lịch đi theo hạm đội Mỹ đến Normandy để đón công dân của mình”, chuyên viên Cancian của CSIS nói.

Trong một số cuộc di tản đau khổ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ – Sài Gòn năm 1975, hay Kabul năm 2021 – quân đội Hoa Kỳ đã được huy động như một phương sách cuối cùng. Tại Đài Loan, mặc dù Mỹ chỉ có 200 quân nhân – cách nay hơn một năm chỉ có 30 người – nhưng con số này cũng là một nguồn gây căng thẳng với Trung Quốc.

Lập kế hoạch cho kịch bản xấu nhất

Theo chính sách của Hoa Kỳ, các đại sứ quán trên khắp thế giới chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch khẩn cấp cho nhân viên đại sứ quán và công dân Mỹ, còn kế hoạch hành động chi tiết hơn thì các đại sứ quán phối hợp với Bộ Quốc phòng.

John McLaughlin, từng là quyền giám đốc CIA và đang là giảng viên thỉnh giảng tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Johns Hopkins, nói rằng bước cơ bản nhưng quan trọng để lập kế hoạch di tản ở Đài Loan là xác định và định vị công dân Mỹ trên đảo. “Một điều họ có thể làm, tôi sẽ làm, là tôi sẽ tìm cách nói với người Mỹ ở đó đăng ký vào cơ sở dữ liệu này”, McLaughlin nói với The Messenger, đề cập đến sổ đăng ký của Bộ Ngoại giao cho công dân Mỹ sống ở nước ngoài.

Gần đây, Viện Mỹ của Đài Loan, nơi giải quyết công việc ngoại giao trong trường hợp không có đại sứ quán Mỹ chính thức, dường như đã làm điều đó – mà không đề cập đến tình hình địa chính trị. Hồi tháng 2, họ đã đăng một thông điệp trên trang web của họ sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ với tiêu đề “Hãy chuẩn bị ngay bây giờ cho thảm họa”, nhắc nhở công dân Mỹ rằng Đài Loan đang ở trong một “khu vực dễ bị thảm họa” và khuyến khích họ đăng ký vào sổ đăng ký và chuẩn bị sẵn sàng “ba lô” và tài liệu cá nhân.

Các nhà hoạch định của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng cũng chịu trách nhiệm xác định các điểm gặp gỡ, tuyến đường di tản và phương thức vận chuyển có thể xảy ra cho nhiều loại tình huống bất ngờ.

McLaughlin nói: “Theo quan điểm dự phòng, bạn cần dự đoán bạn sẽ cần bao nhiêu máy bay, phải ra vào bao nhiêu lần và ai chịu trách nhiệm. Và sau đó là di chuyển nội bộ, làm thế nào để đưa mọi người đến phi trường và thoát ra ngoài.”

Các quốc gia khác đã hoặc đang trong quá trình vạch kế hoạch di tản khỏi Đài Loan; trong số này có Indonesia, có khoảng 300.000 công dân, đông nhất trên đảo, chủ yếu là lao động nhập cư. Philippines, có khoảng 150.000 công dân ở Đài Loan, cũng có kế hoạch dự phòng. Và năm ngoái, Nhật Bản và Đài Loan bắt đầu nói chuyện về kế hoạch di tản cho công dân Nhật Bản.

Di tản người Mỹ – một lịch sử đầy rủi ro

Chính sách của Hoa Kỳ nói rằng chính phủ có thể yểm trợ công dân Mỹ di tản trong những điều kiện thích hợp, nhưng chính sách không bảo đảm sẽ có sự trợ giúp đó. Chính quyền Biden đã bị chỉ trích vì không giúp đỡ cho người Mỹ đúng mức – gần đây nhất là ở Sudan, nơi giao tranh dữ dội nổ ra vào tháng 4. Lúc đầu, Hoa Kỳ cho biết sẽ không thực hiện di tản vì có ít người yêu cầu; sau đó, chính phủ đã đảo ngược lập trường và thu xếp một số đoàn xe ra khỏi Khartoum.

Trong trường hợp của Afghanistan, hàng trăm người Mỹ và hàng chục ngàn người Afghanistan làm việc cho Mỹ đã bị bỏ lại trong những ngày cuối cùng hoảng loạn và đầy nguy hiểm ở Kabul. Kinh nghiệm đó có thể đè nặng lên tâm trí của các giới chức Mỹ đang thực hiện các kế hoạch cho Đài Loan, chuyên viên Cancian của CSIS nói. 

“Căng thẳng là chính phủ Mỹ không muốn rút nhân sự quá sớm vì điều đó là dấu hiệu thiếu tự tin”, ông nói. “Nhưng họ cũng không muốn đợi quá muộn vì sau đó sẽ không thể đưa tất cả mọi người ra đi.”

Lời bàn của Mao Tốn Cơm

Có cái gì quen quen. Hy vọng Đài Loan sẽ không chung số phận với miền Nam Việt Nam năm 1975.

Cơ hội xuất chiêu của Tập Cận Bình chưa lúc nào tốt như lúc này. Mỹ bận tay ở Ukraine; nội bộ thì nát như tương Cự Đà, một cựu Tổng thống phải ra hầu tòa, một đương kim Tổng thống bị dọa mang ra luận tội nhận bôi trơn khi còn làm Phó tổng thống, chưa kể ông con cũng lem nhem với nước ngoài, vật giá leo thang lương theo không kịp, một tô phở bây giờ tối thiểu cũng 15 đô.

Hay là Tập cũng chưa dám xuất chiêu vì biết chắc hàng nóng của mình cũng tầm hàng nóng của Nga ở Ukraine?

Việt Nam đã xuất khẩu hàng vạn lao động sang Đài Loan, mỗi người phải tốn biết bao công sức và tiền bạc để có một “suất” ra đi. Hy vọng trong trường hợp có tin xấu, họ sẽ có những “chuyến bay giải cứu” miễn phí, không như các chuyến bay thời Covid. Vấn đề là Đảng ta đã có chuẩn bị gì giống như Indonesia, Philippines và Nhật Bản hay chưa?

Cái xui của những đồng bào xuất khẩu lao động biết đâu cũng là cái may của cả dân tộc Việt Nam. Chẳng ai muốn chiến tranh, nhưng biết đâu chiến tranh Đài Loan lại mở ra một vân hội mới cho chẳng những Việt Nam mà cả ba nước Đông Dương. Một thách thức cho chính sách ngoại giao cây tre. Chỉ đưa lên đây vậy thôi, ai muốn hiểu sao thì hiểu nhé.

(Theo The Messenger và Newsmax)

6 BÌNH LUẬN

  1. Khà khà khà, việc TÀO CỘNG thu tóm Đai Loan bằng vủ lực hay nói mot cách khác là bu MẼO sẻ âm thầm lặng lẻ hoạc chỉ là CHỐNG TÀU BẰNG MỒM thì cả thiên hạ thé giói đều tin rằng kịch bản này chắc chắn sẻ xảy ra và xảy ra khi nào thì chỉ là vấn đề thòi gian(very near future). Chỉ có cái đám Tàn Dư Cốt Ngụy mói có lôi suy nghỉ đần độn và dốt nát cộng vói bản chất KÝ SINH cố hũu cho nên cứ tin rằng thèng bu MẼO sẻ……….CHẾT CHO ĐÀI LOAN.

    Thèng Bu MẺO không chết cho ai hết , có chăng chỉ vì quyền lợi của nuóc nó mà phai? hy sinh mà thôi. Đối voi ĐAi LOAN vài chục triệu dân thì củng chẳng là cái quái gì so vói phần còn lại của thé giói. Vả lại việc thu tóm Đai Loan để thóng nhất một nuóc CHINA là chuyện họp lý họp tình trên bình diện DÂN TỘC CHINA. Việc thóng nhất ĐAI LOAN xem ra thế giói ngày càng im lặng hơn là phản đối. Bu MẼO dường như củng đả càng lúc càng nhận ra điều này và có lẻ củng sẻ chuẩn bị mot tâm lý BÌNH THẢN để đón nhận két quả này mạc dù trên mặt trận truyền thông bu MẼO vản thinh thoảng to mồm sẻ bảo về ĐAI LOAN.

    Lich sử đả minh chứng rằng bu MẼO nêu cần sẻ sẳn sàng thuong thảo để đổi láy sự bình thản và quyền lợi.

    Mói đây mot cuọc thăm dò dư luận của viện GALUP và kêt quả cho tháy rằng đại đa số nguoi dân MẼO không muón MẼO xía vào chuyện bảo vệ ĐAI LOAN.

    Hy vọng rằng mụ Thái Anh Văn rút đuọc bài học lich sữ từ NGỤY SAI GÒN 48 năm truóc và NGỤY KABUL(Afganishtan) cách đây 2 năm để KHÔNG PHÓ THÁC HỒN và XÁC trong tay MẼO mà phải chuản bị có giải pháp ỏn thỏa , bình yen hơn và ÍT NHỤC hơn thèng NGỤY SAI GON và NGUY KABUL của quá khứ.

    • Dmcs
      Dm mày ngu dog phét
      Mày chứng minh được dog csvn chiến thắng? Hay phải nhục nhã ngồi ký hiệp định 1954, 1973, 1990 Thành do?
      Chưa có chế độ nào nhục nhã như dog csvn, thôi phong kiến, thôi Pháp, USA, VN không hề mất đất, mà được Pháp, USA giữ cho Hoàng, Trường sa. Tới thời dog csvn thì chúng bán đắt, biển của cha ông để lại.
      THÀ MẤT NƯỚC CÒN HƠN MẤT ĐẢNG

      VC Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) lên nắm chức Tổng Bí Thư, nói một câu để đời và làm ô danh, điếm nhục thêm cho Hồ chí Minh và đảng CSVN: “Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn mất Đảng “.

      “Thà mất nước còn hơn mất đảng”
      Đấy, quyết tâm cộng sản đề ra
      Thà dâng Tàu cộng sơn hà
      Để Tàu cho phép đảng ta sống bền
      Còn sông núi mất tên mất tuổi
      Dân mất nơi sớm tối gọi nhà
      Rồi bày cộng sản Trung Hoa
      Âm mưu Hán hoá, đảng ta lỗi gì ???
      *
      Lỗi tại dân ngu si, nhu nhược
      Không dám nào cả nước dấn thân
      Cùng nhau đòi lại đời dân
      Đòi vể tổ quốc trọn phần đấy thôi !
      Nói thật nhé, bọn người cộng sản
      Bốn triệu tên với đảng trung thành
      Sức đâu đọ với dân lành
      Tám mươi triệu khắp mọi ngành dân gian ???
      Đã biết đảng tập đoàn bán nước
      Chỉ mê say quyền tước bạc vàng
      Lo gì còn, mất Việt Nam
      Sá gì dân tộc lầm than đau buồn ?
      Sao lại chẳng tìm phương vùng dậy
      Để muôn sau lừng lẫy kiêu hùng?
      Mà ta vô cảm lạnh lùng
      Mặc ai quằn quại nỗi chung căm hờn !

      Theo sự tìm hiểu các tài liệu thì phía CSVN nhượng cho Trung Quốc 789 cây số vuông (Km2) dọc theo biên giới hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, và theo những tài liệu trong nước đưa ra thì Việt Nam mất 720 cây số vuông (cả hai tài liệu đều cho thấy phần hiến đất lớn hơn cả lãnh thổ Singapore). Ở tỉnh Cao Bằng có nơi nhường đất sâu gần 50 cây số (Km) sát tới hang Pak-Bó (nơi mà Hồ Chí Minh dùng làm cứ địa đầu tiên của đảng CSVN) . Còn tại Lạng Sơn thì nhượng vùng đất phía bắc sông Kỳ Cùng trong đó có Ải Nam Quan. Nếu chúng ta mở Internet trên trang Web Việt Nam, tài liệu mới nhất của đảng CSVN cho rằng “Lãnh thổ Việt Nam khởi từ cây số Zero (0) từ phía Bắc”. Cây số Zero (0) này chính là số năm (5) ngày trước – có nghĩa là từ Ải Nam Quan vào sâu 5 km đã thuộc về Trung Quốc. Ngày 28/01/2002 Ông Lê Cung Phụng Thứ Trưởng Ngoại Giao của CSVN trả lời phóng viên VASC Orient đã xác nhận “Mục Nam Quan nay thuộc về Trung Quốc”. (Trích bài viết từ trên internet: Vung Gươm Trí Tuệ…Chém Ma Quân)

  2. Việt Nam nên phát triển truyền thống ăn vạ của Trần Tố Nga & Nguyễn Thị Thanh . 2 người này là những mũi nhọn, đột phá, là đúc kết những gì đẹp nhất của đám dân XHCN. Họ là người Cộng Sản, mà “người Cộng Sản kiện người Tư bửn” sẽ thắng, sẽ đem lại niềm tự hào đáng trân trọng của những người như Lê Nguyễn Di Họa .

    Những thắng lợi mang tính cách ăn vạ của Trần Tố Nga & Nguyễn Thị Thanh đạt được nhiều điều . Đem lại chính nghĩa cho dân XHCN trong giải phóng/thống nhứt/thừa kế or WTFchamacallit miền Nam . Làm diễn biến hòa bình tư tưởng của QUAD, làm tan ra cái-gọi-là tính đoàn kết vốn rất lỏng lẻo do hổng dựa trên các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lê . Và cúng cùi, làm chính Mỹ phải suy nghĩ lại trong chuyện ủng hộ Đài . Có nghĩa những kế hoạch bầu cử gian lận từ xưa tới giờ, nhằm hổng để Cộng Sản thắng ở thùng phiếu của Mỹ-Đài có thể sẽ phải scale down a notch. Cũng có nghĩa lực lượng thứ 3 gồm những người “thiên tả” ở Đài sẽ có cơ hội thắng cử .

    Mỹ bắt đầu cho di tản công dân của mình khỏi Đài có nghĩa cái thứ “chánh nghĩa” mà trí thức hải ngoại muốn “hợp lưu” đang thắng thế

  3. Tại sao có Thế Chiến để phân chia hai khối Tự Do và Cộng Sản rồi từ đó có Chiến Tranh Lạnh, Liên Xô sụp đổ trở thành độc tài Nga bây giờ gây chiến tranh xâm lăng Ukraine? Tại sao có chiến tranh Việt Nam? Và tại sao bây giờ Mỹ và Tàu Cộng đang tranh giành lợi thế địa chính trị, Tàu Cộng bắt tay với Nga tiếp tục xâm lấn lãnh thổ các nước, đe dọa hòa bình thế giới và Mỹ bắt tay với đồng minh chống lại? Tất cả chỉ một câu trả lời là vì lợi ích – kinh tế và an ninh địa chính trị. Tư Bản là vì TIỀN; Cộng Sản và độc tài vì chế độ.

    Nên không khó hiểu tất cả các cuộc chiến từ xưa tới nay đều vì lợi ích, đều là cá lớn nuốt cá bé. Không có bạn vĩnh viễn và cũng không có kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích. Lợi ích chung và lợi ích riêng nhưng không có xung khắc lợi ích. Cộng sản độc tài không có chung lợi ích với tư bản và tự do. Tàu Cộng không có lợi ích chung với Mỹ. Nếu có bắt tay làm ăn chung thì cũng là lợi ích riêng biệt mà họ cần chỉ trong giai đoạn nào đó. Như khi Mỹ vào đầu tư đất cộng sản Tàu, bây giờ là cộng sản VN, đều là để tìm lợi ích, nuôi dưỡng sức mạnh, cho tới ngày, và cái ngày đó là ngày Tàu Cộng mạnh ngang với Mỹ và bắt đầu chống lại Mỹ. Tư bản và cộng sản, dù không có chiến tranh nóng để tránh diệt lẫn nhau thì cũng không thể sống hòa bình. Tới một lúc nào khi cả hai ngang sức thì chiến tranh lạnh sẽ bắt đầu.

    Cộng sản VN, nhìn thì thấy cái gì cũng chạy theo tư bản, nhưng mục đích chỉ là để phát triển kinh tế, như Tàu Cộng trước kia, nhưng chính trị thì vẫn là một chế độ cộng sản độc tài toàn trị. Cộng sản thì không bao giờ có tự do và dân chủ! Nhìn chính sách Bốn Không và ngoại giao cây tre của Nguyễn Phú Trọng thì hiểu Hà Nội chẳng bao giờ theo Mỹ. Cùng lắm, khi bị Tàu bắt nạt thì Hà Nội đến với Washington tìm kiếm sự cân bằng về áp lực nhưng họ vẫn sẵn sàng bán nước để bảo vệ chế độ cộng sản mà họ đang cai trị.
    nv

  4. Tôi không nghĩ rằng sẽ có cuộc chiến giữa Mỹ và Trung cộng vào thời điểm hiện tại khi mà cuộc chiến tại Ukraine chưa biết kết quả. Nếu Nga thắng thì xác xuất Trung Quốc sẽ tấn công rất cao bởi vì Mỹ và phương tây đã ra sức bảo vệ Ukraine và đã thất bại. Do đó họ sẽ không lập lại chuyện này khi Đài Loan bị tấn công, ít nhất là do dân chúng trong nước họ phản đối và sự cạn kiệt về tài chánh. Lý do mà Trung Quốc sẽ không xâm chiếm Đài Loan vào lúc này là vì họ không muốn bị cả thế giới nhìn thấy họ và Nga rõ ràng là những quốc gia cộng sản luôn có mục đích xâm lược các nước khác và do đó trở thành kẻ thù của mọi người. Ngoài ra, nếu cuộc chiến xảy ra vào lúc này thì Mỹ và phương tây vẫn còn đủ phương tiện và quyết tâm để tiêu diệt “khối trục” đang đe dọa hòa bình, an ninh thế giới. Nếu khởi sự thì đụng độ đầu tiên sẽ xảy ra trên biển mà các vị trí tiền tiêu của Trung Quốc đều là các đảo cố định và sẽ trở thành mục tiêu bị san bằng trước khi cuộc chiến leo thang ở mức độ “tuyên chiến” mà tôi không nghĩ sẽ xảy ra. Do đó, China sẽ không tấn công xâm chiếm Taiwan vào lúc này khi mà cả ba: Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa đều chưa định hình. Tập Cận Bình khôn hơn Putin một cái đầu. Điều này là hiển nhiên.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên