S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Dương Trung Quốc

15

Lúc bé, tôi vẫn thường xem phim cọp. Lý do, giản dị, chỉ vì tôi rất ít khi có tiền mua vé. Lúc có, tôi lại muốn dùng tiền để mua những thứ khác (bắp nuớng, đậu phụng rang, cà rem, bánh kẹo…) để nhai lai rai trong lúc coi phim cơ.

Nhưng làm thế nào để vào cửa cọp mới được chớ? Ít nhất cũng có hai cách. Thứ nhất là đứng xớ rớ truớc cửa rạp, thấy một ông hay một bà trông có vẻ bảnh bao và dễ tính là mình xà ngay đến:

  • Thưa chú, thưa dì, thưa cô, thưa bác… con muốn coi cái phim này hết sức nhưng không có tiền, làm ơn dắt con vô luôn nha?

Nếu họ gật đầu là kể như… khỏe. Theo lệ, mỗi nguời lớn đi xem phim có quyền dắt theo một trẻ em – miễn phí.

Lối thứ hai rắc rối hơn một chút, kém đàng hoàng hơn một tí, và cần một ít vốn đầu tư. Mấy đứa phải hùn hạp đủ tiền cho một thằng hay một con nào đó mua vé đàng hoàng. Sau đó, nó sẽ len lén mở cửa hông cho cả lũ vào luôn!

Có lần vì giông bão rạp chiếu bóng cũng chỉ có mấy ngoe mua vé vào xem. Lũ nhi đồng chúng tôi quên chi tiết đó, vẫn tiếp tục rủ nhau coi cọp. Không những thế, nhiều đứa còn “mời” cả anh chị và bố mẹ “đi” luôn. Dân trong xóm tôi đều nghèo, đều rất ham… vui; do đó, gặp ngày mưa buồn bã và rảnh rỗi (rạp hát lại gần nhà) nên mọi nguời đều vui vẻ… nhận lời!

Chủ rạp kinh ngạc khi thấy vé không bán được bao nhiêu mà bên trong rộn rã tiếng cười đùa vỗ tay của trẻ con, rôm rả tiếng bàn tán nói cười của nguời lớn. Không cần phải thông minh lắm nguời ta cũng tìm được lý do, không lâu, sau đó.

Thế là bất ngờ, sau một lời xin lỗi ngắn ngủi qua hệ thống phát thanh, đèn bật sáng trưng, nhân viên ào vào soát vé. Lần lượt từng mạng một, không phân biệt già trẻ lớn bé, không sót một ai, cả xóm bị “mời” ra khỏi rạp bằng những lời lẽ hoàn toàn … không nhã nhặn.

Ðã có lúc vui miệng, tôi kể cho mấy đứa con nghe về cái kỷ niệm ấu thơ (không mấy êm đềm) này. Chúng đều tỏ vẻ ái ngại và vô cùng thất vọng về thái độ rất thiếu đàng hoàng, lương thiện của một người làm cha không lấy gì làm khả kính:

  • It’s not fun. Như vậy đâu có vui bố.
  • And it’s not fair, either! Cũng không công bằng mấy bố à.
  • Ờ thì bố cũng thấy là không vui gì cho lắm và có hơi kỳ kỳ một chút.
  • Kỳ một chút sao được. It’s cheating, như vậy là ăn gian!

Tôi miễn cưỡng đồng ý với tụi nó mà bụng dạ (nói thiệt) có hơi buồn. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình đã gian lận gì nhiều trong chuyện xem phim cọp cả. Cũng như tất cả những nguời dân lớn nhỏ khác của cả xóm mình, tôi chỉ có tội nghèo mà ham… vui (và hơi láu cá chút đỉnh) thế thôi.

Láu cá (rõ ràng) không phải là một đức tính, dù nhìn theo quan niệm đạo đức của bất cứ ai. Bởi vậy, càng già tôi càng đàng hoàng thấy… rõ! Những nguời tử tế, biết phục thiện, và tử tế như tôi – tiếc thay – hơi ít.

Tạp chí Khởi Hành số 34, phát hành tháng 8 năm 99, từ California, có bài viết “Khi Chính Trị Chi Phối Văn Hoá”, của Trần Anh Tuấn, về những nguời… rất không đàng hoàng như thế. Những kẻ mà đến lúc chết vẫn còn (vô cùng) láu cá!

Một phần của bài viết, ông Trần Anh Tuấn dùng để điểm cuốn Lịch Sử Và Văn Hoá Việt Nam – Những Gương Mặt Trí Thức, tập I, do Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân và Tạ Ngọc Liễn sưu tầm và biên tập, Nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin Hà Nội xuất bản năm 1998. Nội dung cuốn sách được ông Trần Anh Tuấn ghi nhận như sau:

Với hơn 700 trang, các tác giả đã chọn ra 71 nhân vật mà họ vinh danh là những trí thức Việt Nam tiêu biểu trải qua 770 năm lịch sử, với 9 thời đại và thời kỳ (Trần, Hồ, Lê, Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn, Nguyễn, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa V.N.)”.

Nhưng nhìn vào danh sách là chúng ta thấy ngay sự ăn gian của những người làm sách: trong suốt 720 năm (1225 – 1945) họ chỉ chấm có 38 nhân vật tức 53%. Ðó là Trần Thái Tông, Lê Văn Hưu, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh, Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn Trãi, Triệu Thái, Lê Thánh Tông, Lê Sĩ Liên, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiếp, Lê Qúi Ðôn, Lê Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Trần Văn Kỷ, Võ Trường Toản, Phan Huy Chú, Vũ Phạm Khải, Nguyễn Ðình Chiểu, Phạm Thuật Duật, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Truờng Tộ, Nguyễn Quang Bích, Lương Văn Can, Nguyễn Phạm Tuân, Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn An Ninh, và Phạm Tuấn Tài.”

Trong 50 năm sau cùng (1945 – 1995), họ đưa ra một số lượng khổng lồ là 33 nguời, tức 47%. Trong số 33 tên, chỉ trừ giáo sư Hoàng Xuân Hãn sống ở Pháp, còn lại 32 tên không ai khác hơn là những đảng viên cao cấp của Ðảng Cộng sản Việt Nam và những nguời phục vụ chế độ cộng sản. Ðó là Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Truờng Chinh, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Khánh Toàn, Ðặng Thái Mai, Trần Huy Liệu, Phạm Huy Thông, Tôn Thất Tùng, Hồ Ðắc Di, Phạm Ngọc Thạch, Trần Ðại Nghĩa, Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu, Trần Văn Giáp, Tôn Quang Phiệt, Hải Triều, Ngụy Như Kon Tum, Dương Ðức Hiền, Ðặng Văn Ngữ, Hoài Thanh, Nam Trân, Nguyễn Khắc Viện, Lê Văn Thiêm, Từ Chi, Nguyễn Ðổng Chi, Cao Xuân Hy, Trần Ðức Thảo, Hoàng Thúc Trâm, Ðào Duy Anh, và Hoàng Xuân Hãn.”

Cứ theo như lời của ông Trần Anh Tuấn thì “nhìn vào danh sách là chúng ta thấy ngay sự ăn gian của những người làm sách”. Là kẻ hậu sinh, tôi không hề dám có nghĩ tranh luận hay bút chiến với một nguời cầm bút vào hàng truởng thượng – và nặng ký – như ông Trần Anh Tuấn. Tuy nhiên vì đã lỡ biện minh cho chuyện vào cửa cọp của chính mình, tôi tự thấy có bổn phận phải lên tiếng để bênh vực cho một số những nguời vừa được vinh danh là “trí thức Việt Nam tiêu biểu” – trong nửa thế kỷ qua.

Theo tôi thì qúi ông Ðào Duy Anh, Trần Ðức Thảo, Hoàng Xuân Hãn… đều dư sức dắt theo ba trự lóc nhóc cỡ như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh… đi vào lịch sử mà khỏi cần mua vé. Như đã thưa, tuy không bằng luật nhưng theo lệ (ít nhất cũng là lệ ở những thành phố miền Nam) mỗi nguời đi xem phim có quyền dắt theo một nhi đồng – miễn phí. Hồi nhỏ tụi tôi vẫn đi xem phim ké theo kiểu đó mà. Ðiều này đâu có gì là gian lận mà ông Tuấn phải phàn nàn và nặng lời dữ vậy?

Giữa chuyện ham vui (của lũ bé con chúng tôi, ngày truớc) và chuyện ham danh (của những ông lãnh tụ cộng sản Việt Nam, bây giờ) có một điểm này chung: túng làm liều. Ðiểm chung đó, với ít nhiều chủ quan, tôi tin tưởng là thông cảm và chia sẻ được.

Nếu không, nghĩa là nếu ông Trần Anh Tuấn không đồng ý, tôi xin đề nghị chúng ta nên nhìn vấn đề theo cách khác – dựa vào hình ảnh, kinh nghiệm phổ cập hơn với phần lớn mọi người, và cũng vẫn với phong thái nhẹ nhàng tương tự. Hãy tưởng tượng đến cảnh quá giang.

Chiếc bè chở những “gương mặt trí thức Việt Nam tiêu biểu” của nửa thế kỷ qua đi vào lịch sử mà chỉ có vài ba ông cỡ như Ðào Duy Anh, Trần Ðức Thảo và Hoàng Xuân Hãn… thì ngó bộ hơi neo đơn và cũng (có phần) phí phạm. Nó còn rộng chỗ nên quí ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh… xin được quá giang – vậy thôi.

Nguời ta mượn lời để diễn ý. Ðặng ý thì bỏ lời. Thiên hạ mượn bè để qua sông. Miễn sao họ qua lọt thì thôi. Câu nệ quá tôi sợ… mất lòng và, chắc chắn, cũng sẽ mất vui!

Tôi chỉ tận tình chia sẻ nỗi bất bất bình của ông Trần Anh Tuấn về việc những vị sử quan đương đại – Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân, và Tạ Ngọc Liễn – theo chỉ thị, đã mở cửa hông cho thêm cả đống ông nữa (tổng cộng lên đến 33 mạng) ào ạt nhào luôn vào lịch sử.

Cũng như đi coi phim cọp, đi quá giang – dù là bằng thúng, bằng mủng, bằng bè, bằng ghe tam bản, bằng thuyền ba lá, bằng ca nô, bằng tầu (hay bằng thủy phi cơ… chăng nữa) cũng đều nên tránh chuyện đàn đúm, kéo bè, kết đảng đông đảo quá. Xô đẩy, giành giật, chen lấn là cảnh (luôn luôn) rất khó coi và dễ gây hiểu lầm là một vụ thủy tặc hay không tặc. Ðó là chưa kể chuyện quá tải, rất không an toàn.

Chìm xuồng, cả lũ, như chơi.

Gần cả thế kỷ qua dân Việt dở sống dở chết. Giữa lúc muôn họ lầm than, nhân tâm ly tán, nhân tài như lá mùa thu, tuấn kiệt như sao buổi sớm; danh nhân, trí thức, kẻ sĩ… ở đâu mà hăm hở chen lấn đi vào lịch sử đông dữ vậy – hả Trời? Chợ chưa họp mà kẻ cắp đã đến đủ mặt như thế thì (ngó) cũng kỳ.

Mới đây ông Nguyễn Chính còn khám phá ra vụ này, ngó bộ, còn kỳ dữ nữa về chuyện khai thác bauxite ở Việt Nam: “Quốc hội chưa họp, nghĩa là chưa ai có ý kiến gì, ông dân biểu Dương Trung Quốc đã phát ngôn trên báo Tuổi Trẻ rằng “Nhưng Bộ Chính trị đã quyết rồi thì bây giờ ta chỉ bàn làm sao cho tốt, cho an toàn thôi” khiến nhiều cử tri rất ngỡ ngàng.”

Tôi thì không ngỡ ngàng gì cho lắm vì đã được họp tập trước về việc “Đảng chỉ tay, Quốc hội vỗ tay, dân trắng tay” tự lâu rồi. Chỉ hơi ngờ ngợ vì cái tên của ông Dương Trung Quốc nghe (có vẻ) quen quen. Té ra, ông chính là một trong ba nhân vật đã sưu tầm và biên tập cuốn Lịch sử và văn hoá Việt Nam – Những gương mặt trí thức (tập I) do Nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin Hà Nội xuất bản năm 1998.

Tưởng sao chớ “đi ra, đi vô cũng cái thằng cha khi nẫy” chớ ai! Mười năm trước ông Dương Trung Quốc tô vẽ cho nhiều kẻ bất hảo trở thành “Những gương mặt trí thức” của lịch sử và văn hoá Việt Nam. Bây giờ thì ông mở đường để con những người này mang đất nước ra băm xẻ, cho bằng thích.

Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!

15 BÌNH LUẬN

  1. Nhìn mặt như thằng con nít sống lâu năm thì hết muốn đọc, nghe thêm cái tên nữa thì thôi rồi lun, chỉ muốn … địc ! Ha ha ha !

  2. Trẻ thơ Việt nam cũng yêu “trí thức” Hồ . Như có “Bác” Hồ trong quần trẻ thơ : Để hình của “Bác” vào chỗ kín tự kích dục:

    (Trích) Toà Án Nhân Dân huyện Cao Lộc sẽ xét xử bị cáo Kèo Sòn Thuý tội xúc phạm lãnh tụ

    Ngày 5 tháng 9, 2009 – Phóng viên báo Hà Nội Mới có cuộc phỏng vấn với đồng chí Bí Thư huyện uỷ huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn về vụ án bị cáo Kèo Sòn Thuý xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh.

    Bị cáo 8 tuổi Kèo Sòn Thuý sẽ bị toà án nhân dân huyện Cao Lộc xét xử vì tội xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh. Bị cáo có những biểu hiện khiêu dâm ngoại hình, đồi truỵ .

    Tiếp chúng tôi tại trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện, đồng chí Hoàng Chánh Tân cho biết:

    – Nhân dân huyện Cao Lộc rất bức xúc và phẫn nộ về hành vi xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh của bị cáo Kèo Sòn Thuý, 8 tuổi, con ông Kèo Sòn Minh và bà Lừ Chảy Huệ.

    Đồng chí tiếp lời:

    – Đây là lần thứ hai, bị cáo Kèo Sòn Thuý xúc phạm Hồ chủ tịch, dù lần đầu nhân dân xã Mường Nạm đã cho bị cáo Kèo Sòn Thuý có cơ hội ăn năn sửa chữa và báo với cha mẹ bị cáo bảo lảnh bị cáo về gia đình để tiếp tục giáo dục uốn nắn. Thế nhưng bị cáo vẫn không hối lỗi, vẫn ngoan cố tiếp tục xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng tôi thấy vụ việc này nghiêm trọng nên sẽ đưa bị cáo ra toà xét xử vào ngày 18 tháng 9 sắp đến.

    Khi phóng viên chúng tôi hỏi lần đầu bị cáo phạm tội cách đây bao lâu, thì đồng chí Hoàng Chánh Tân cho biết:

    – Không đâu lâu, cách đây khoảng hai năm, khi đó bị cáo mới được 6 tuổi, cái tuổi hồn nhiên của tất cả các trẻ em khác, nhưng đối với bị cáo thì bị cáo có tính toán, không hối lỗi. Những hành động của bị cáo Kèo Sòn Thuý chúng tôi thấy là nghiêm trọng như việc mang hình chủ tịch Hồ Chí Minh vào trong chăn để ngủ chung vào ban đêm trong nhà, cha bị cáo đã ăn năn khai báo cho chúng tôi biết. Bị cáo sưu tập hình ảnh của chủ tịch Hồ Chí Minh để trong tập vở và có những hành vi đồi trụy như hôn hít hình của bác, để hình của bác vào chổ kín tự kích dục, bị cáo khiêu dâm ngoại hình bằng cách để cho một kẻ lạ mặt vẽ lên mình bị cáo những hình ảnh hở hang, bộ phận sinh dục của chủ tịch Hồ Chí Minh , v.v…

    Sau đó chúng tôi ghé qua trụ sở uỷ ban nhân dân xã Mường Nạm và được đồng chí Trần Đình Quý tiếp .

    Đồng chí Quý cho biết là lần thứ nhất khi Kèo Sòn Thuý xúc phạm lãnh tụ trong lớp học bằng cách cứ hun hít vào hình chủ tịch Hồ Chí Minh cất giữ trong tập vở và sách giáo khoa, cất hình bác Hồ vào chổ kín, thì nhờ có bạn bè học cùng lớp phát hiện ra, báo cáo với thầy cô giáo và vụ việc đã được ban giám hiệu trường học của bị cáo báo cáo về địa phương chúng tôi có biện pháp xử lý thích hợp. Tuy nhiên vì lúc bấy giờ bị cáo còn nhỏ (6 tuổi) nên uỷ ban nhân xã Mường Nạm chỉ cảnh cáo phê bình và giao bị cáo về gia đình tiếp tục giáo dục bị cáo mà thôi. Nhưng lần này thì đồng chí Quý cho rằng vụ việc này đã trở nên nghiêm trọng, và đã xin ý kiến cấp trên và các đồng chí lãnh đạo cấp trên đồng ý phải đưa bị cáo ra xét xử công khai tại toà án huyện Cao Lộc.

    Hỏi về trách nhiệm gia đình của bị cáo thì đồng chí Quý cho biết:

    – Thật lòng thì chúng tôi cũng khó xử vì bản thân cha mẹ của Kèo Sòn Thúy,ông Kèo Sòn Minh, cha bị cáo, có công với cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nên chúng tôi không truy tố cha mẹ bị cáo ra toà.

  3. Trí não bẩn thỉu đen ngòm như nước cống của con Quái vật dâm dục Hồ chí Minh, một “trí thức” của đảng Cộng sản Việt nam:

    FB Bảo Giang: Một bài viết của Hồ chí Minh dưới bút hiệu Trần Lực :

    ” Lực viết:

    “Tháng 10 năm 1947, đội của tôi (Trần Lực) lại được điều đi đánh tại đường số 4.

    “Người ta nói dân ở gần mặt trận ai cũng hăng. Có gì lạ đâu. Tây nó ác quá. Chúng bắt được đàn bà con gái, thì 7 tuổi đến 70 nó chẳng từ ai. Năm bảy thằng tranh nhau hiếp. Hiếp không chết, thì nó chặt đầu, móc mắt, mổ bụng, rạch trôn. Có khi chúng bắt con trai hiếp mẹ, cha hiếp con gái, cho chúng nó coi và cười. Không nghe thì chúng giết cả nhà.

    ” Có khi bắt được đàn bà có thai, chúng nó trói lại như trói lợn, rồi đánh đố với nhau. Thằng thì đoán chửa con trai. Thằng thì đoán chửa con gái. Rồi chúng nó mổ bụng người đàn bà chửa, móc đứa con trong bụng ra coi. Thằng nào đoán trúng thì được tiền hoặc thuốc lá.

    “Có khi chúng nó bắt đàn bà, trói chân, trói tay lại, lột truồng hết áo quần rồi cho chó con bú cụt cả đầu vú. Người đàn bà vô phúc van khóc chừng nào, thì Tây reo cười chừng ấy.

    “Bắt được người già và thanh niên, chúng nó chọc tiết, chôn sống, chặt đầu, phanh thây, hoặc treo thòng lòng trên cành cây, chất củi thui. Có khi chúng nó bắt ăn thuốc viên, nói là thuốc chữa bệnh. Nuốt xong chừng mấy phút đồng hồ thì trợn mắt lăn ra chết, cả mình mẩy tím bầm.

    “Trẻ con thì chúng nó bắt bỏ trong chum, nấu nước sôi giội vào. Hoặc trói 2, 3 em lại một bó, quấn rơm và giẻ chung quanh, rồi chúng nó tưới dầu xăng đốt.”

  4. “Trí thức” Hồ chí Minh ??? Hay Con Quái vật đội lốt người Hồ chí Minh – dưới tên C.B.- viết bài vu khống, vu láo cho ân nhân là bà Cát Thanh Long:

    (Trích) Bảo Giang- Nhân nhắc đến cái tên “C.B.”, tôi xin ghi lại một bài viết cơ bản của y. Bài viết mang tính hướng dẫn, chỉ đạo này đã đưa đến cái chết cho hơn 170,000 người dân đất Bắc trong mùa đấu tố 1953-1956.

    “Địa chủ ác ghê “. Tác giả Hồ chí Minh

    “Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá – thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
    Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:

    – Giết chết 14 nông dân.
    – Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
    – Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
    – Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
    – Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
    Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!
    Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
    – Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
    – Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
    – Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
    – Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
    – Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
    – Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.

    “Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:
    Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
    Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!

    (21-7-1953)
    Hồ chí Minh (C.B)”

    “Bạn biết bà Cát Hanh Long là ai rồi chứ? Bà tên thật là Nguyễn thị Năm, người đã giúp kháng chiến hàng trăm lượng vàng trong tuần lễ vàng. Nhà bà là nơi lê la, ăn nhờ ở đậu của những Đặng xuân Khu, Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp, Lê văn Bằng, Nguyễn chí Thanh, Hoàng quốc Việt, Lê đức Thọ, Hoàng Tùng, Lê thanh Nghị… và “hai đứa con” của bà được nhắc đến trong chuyện này chính là các Trung tá, cấp trung đoàn trưởng thuộc sư 308 của QĐND tên là Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát đấy. Lúc ấy, nếu bà chỉ nói nhỏ một câu thì tất cả những tên này đã bị Pháp túm cổ ngay tại nhà bà rồi. Bà đã không làm điều đó. Kết qủa bị chúng đưa ra đấu tố với bản văn ở trên để giết người, cướp của. Hai người con của bà bị đày ải khốn cùng đến chết “.

  5. “Trí thức” Hồ chí Minh – ngoài việc thuổng Ngục Trung Nhật Ký- còn ăn cắp thơ của những nhân vật khác nữa:

    “Về 2 câu thơ thường bị nhầm là của chủ tịch HCM” – Phạm Xuân Cần :

    Câu thơ “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên” thường được biết đến với tên gọi “Khuyên Thanh niên”. Từ hàng chục năm nay khi được in, được nói đến người ta nghiễm nhiên cho đó là thơ của Hồ Chí Minh, hầu như không có ai suy nghĩ gì khác.

    Thực chất đó là một câu trích trong sách giáo khoa chữ Hán xưa “Ấu học ngũ ngôn thi”. Nhà thơ Ngô Văn Phú đã giới thiệu và dịch đăng một chương cuốn sách này trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trong đó nguyên văn chữ Hán của bốn câu thơ này như sau: “Tạc sơn thông đại hải/ Luyện thạch bổ thanh thiên/ Thế thượng vô nan sự/ Nhân tâm tự bất kiên” (鑿 山 通 大 海/ 鍊 石 補 青 天/ 世 上 無 難 事/人 心 自 不 堅).

    Trường hợp hai câu thơ: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong” rất nhiều cán bộ, giáo viên hễ cứ nói đến vai trò quần chúng nhân dân là y như rằng không thể thiếu câu này, với lời dạo: “Bác Hồ đã dạy…”. Thế nhưng, thực chất đây là hai câu trong một bài ca dao khá nổi tiếng thời chống Pháp của nhà thơ Thanh Tịnh. Bài này được nhà thơ Thanh Tịnh sáng tác năm 1948 trong cuộc vận động nhân dân đóng thuế nông nghiệp. Đó là bài Dân no thì lính cũng no. Nguyên văn:

    “Trông lên thì thấy đầy sao
    Nhìn quanh thì thấy đồng bào mến thân
    Dễ trăm lần không dân cũng chịu
    Khó vạn lần dân liệu cũng xong
    Thóc thuế mà có dân đong
    Trăm công nghìn việc ngược dòng cũng xuôi
    Đêm nằm nghĩ lại mà coi
    Liệu còn thằng giặc đứng ngồi sao yên ?
    Nhân dân là bậc mẹ hiền
    Cơm gạo áo tiền thì mẹ phải lo
    Dân no thì lính cũng no
    Dân reo lập nghiệp, lính hò lập công…”

  6. Đề nghị TNT tra kíu nại cái danh sách của các nhân sĩ để đưa tên của đồng chí…Ngô Thì Nhậm vào cùng “hộ khẩu” với bác và nâu na. Cách đây vài năm thì đồng chí Ngô Thì Nhậm đã được kết nạp đảng mà hình và tài liệu vẫn được lưu trữ tại DCV. Vâng, lúc ấy một số phần tử tàn dư đã…té ghế với Việt…cộng.

  7. Tôi thích nhất mổi lần về VN,đươc nói chuyên mấy đứa cháu ruôt ,đứa thì goi tôi bằng câu,đứa thì goi bằng Bác. Nói với chúng,tôi thường nói về lich sử VN ,nhất là lich sử về DCSVN,qua nhiều giai đoan.Tui nó lắng nghe một cách chăm chú.Bố mẹ nó thì dăn ,nghe Bác nói ,thì để bung thối nghe.! Bầy cháu của tôi đều tốt nghiêp đai hoc,có đứa thì Bac sĩ đa khoa 2- có đứa thì kỷ sư tin hoc,tui nó đều có kiến thưc.! Tui nó rất ngac nhiên về những câu chuyên của tôi . Câu hỏi mà tôi thường găp ở tui nó:” Té ra như vây Bác-như vây câu.!.”Tôi có mang theo cuốn sach nói về văn hoc VN của con dâu-Giao sư TS đai hoc Berkely -Cali bằng tiếng Anh-Trong đó có phần nói về VN (Tai liêu giảng day ở Đai hoc Mỹ). Thưa bà con,chúng ta ,những bâc cha mẹ ,cố gắng nhớ lại,cho dù có chắc chiu đi nửa,thì chúng ta vẩn là nhân chứng của Lich sử,hảy chuyển sư thật về quê hương,để thế hê con cháu biết đến cha Ông .Nếu k làm việc nầy ,thì chắc VN sẽ k còn là VN nửa,vì con cháu khi k biết cha ông hay biết một cách sai lac thì Dân tôc nầy sẽ trở thành khờ khao-không còn hồn phách nủa.
    Những tên như Dương trung Quốc-Trần huy Liêu… Riêng THL những ngày cuối đời Y đả tư thú Viết lich sử bia-(trong đó có Lê van Tám). Nhưng trước khi hắn chết ,hắn đả truyền noc đoc vào biết bao thế hê ! Còn DTQ thấy tên của hắn đủ là biết của Tàu rồi …!

  8. Có đãng đễu thì có chánh-trị đễu.
    Có chánh-trị đễu thì có lãnh-đạo đễu.
    Có lãnh-đạo đễu thì có văn-hóa đễu.
    Có văn-hóa đễu thì có nhà văn, nhà thơ đễu.
    Có nhà văn, nhà thơ đễu thì có tác-phẫm đễu.
    Có tác-phẫm đễu thì có văn-học đễu.
    Có văn-học đễu thì có văn-hóa đễu.
    Có văn-hóa đễu thì có dân-tộc đễu.

    • Trong số 1270 chữ Việt có dấu hỏi hay dấu ngã, có 793 chữ có dấu hỏi (62%), và 477 chữ có dấu ngã (38%). Vậy cụ Tông nên xài dấu hỏi cho tất cả các chữ cụ không biết hỏi/ngã, thì phần trăm cụ bị sai sẽ ít hơn. Còn chuyện cụ cãi chày cãi bướng là cụ không sai, vì dấu hỏi/ngã do thằng tây đặt ra và cụ không muốn theo, thì thôi vậy.
      (Hình như cái thằng nhỏ ở đợ nhà cụ, cũng họ Hồ nhưng từ làng Sen, nó bị cụ dạy sai từ nhỏ nên trong cái Di Chúc nó cứ viết liều là “toàn thễ Đãng”, zân chũ, phong cãnh, zãn đơn…? Hi hi hi)

      • Nhất trí giờ chỉ có hỏi không có ngả. Ổng bảo bả đừng có ngả, ngả vào lòng thằng khốn Hồ là nó thịt đẹp. Chịu chửa!

        Mà bình luận của nhà bác Tông hay đáo để đấy!

  9. Kiểu ăn gian đó tôi gọi là “pha nước vào rượu”, rồi nói nó là rượu cũng không sai, chỉ có điều đó là “rượu đểu”. Thời kỳ đồ đểu thì phải có rượu đểu thôi. Có gì là lạ!

    Không biết t/g đã đọc “100 Bài Thơ Hay Nhất Thế Kỷ 20” chưa? Nếu chưa đọc cũng chẳng sao, vì bài hay nhất là bài “Nguyên Tiêu”, ghi tác gỉa là Hồ Chí Minh. Đấy chính vì cái tên HCM mà nó mới có chuyện đấy. Vì có thật là của HCM hay là đồ chôm chĩa?

    Ai chưa đọc chuyện về vụ này thì xin mời đọc bài ‘Đọc bài thơ “Nguyên tiêu” của Hồ Chí Minh, Trần Văn Giang’. Tôi trích lại ở đây vài đoạn từ trang mạng XoaThanTuong.

    Đọc bài thơ “Nguyên tiêu” của Hồ Chí Minh Trần Văn Giang

    Thưa các Bác,

    Tình cờ nhà cháu bắt gặp trên mạng một cái tựa đề thật bắt mắt “100 Bài Thơ Hay Nhất Thế Kỷ 20” vừa mới được công bố tại Quốc Tử Giám Hà Nội nhân ngày thơ Việt Nam 2007.

    Nên biết thêm, “Quốc Tử Giám” (còn gọi là Văn Miếu), không những là một di tích lịch sử và văn hoá cổ kính của Việt Nam mà còn là một trường đại học cổ đầu tiên ở vùng Đông Nam Á, được xây dựng từ năm Canh Tuất 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) tại kinh thành Thăng Long. Ngày nay, chính quyền Hà Nội đã lập tại đây “Trung tâm hoạt động văn hoá – khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám” để ngòai việc phát huy tác dụng của di tích còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, khoa học đậm đà bản sắc dân tộc của thủ đô Hà Nội (!)

    Cái cơ sở oai nghi như vậy đã đúc kết danh sách 100 bài thơ hay, mà lại hay nhất của thế kỷ 20 mới ly kỳ, tất phải là chuyện đứng đắn. Thật vẻ vang cho những thi nhân có bài thơ được tuyển chọn vào danh sách “cấp cao” này. Tuy nhiên, khi nhìn vào danh sách này, bài đứng hạng số 1 (number ONE) là bài “Nguyên Tiêu” (có nghĩa là “Rằm tháng Giêng”) tác gỉa là Hồ Chí Minh (?) Nhà cháu vốn dĩ bị dị ứng với cái tên HCM; và mỗi lần thấy cái tên này ở đâu là nhà cháu chẳng đặng đừng nghĩ ngay đến câu nói bất hủ, chân lý muôn thuở “…hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm;” Nhà cháu đã phải dành một chút thì giở để… “nhìn kỹ những gì cộng sản làm.” Kết quả mà nhà cháu thu lượm được cũng thú vị không kém. Nhà cháu kính trình sau đây để các bác có máu thơ thẩn trong người thưởng lãm….”

  10. Dương Trung Quốc là kẻ tát nước theo mưa, trí thức như ông ta thì làm thằng culi cho đỡ nhục, một kẻ trở cờ, trí thức nửa mùa, theo dóm ăn tàn.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên