Liên minh châu Âu sẽ mở rộng

3
Thứ năm ngày 14.12.2023 trong ngày đầu tiên của cuộc họp thượng đỉnh hai ngày, Hội đồng Châu Âu đã quyết định bắt đầu “đàm phán gia nhập” với Ukraine và Moldova. Ngoài ra, Hội đồng Châu Âu đã xếp Georgia là “quốc gia ứng cử viên” gia nhập Liên minh Châu Âu. Đồng thời, EU sẽ bắt đầu đàm phán với Bosnia và Herzegovina, sau khi nước này đạt được mức độ tuân thủ cần thiết để vào tháng 3 năm 2024, Ủy ban có thể đưa ra quyết định bước “đàm phán gia nhập”.
.
Bình luận về quyết định này, Tổng thống Zelensky viết: đây là một chiến thắng cho Ukraine và toàn bộ châu Âu.
.
Thủ tục gia nhập EU khá phức tạp và nó bao gồm hai giai đoạn chính, giai đoạn đầu là được EU xếp là quốc gia ứng cử viên. Bước hai, lâu dài và chông gai nhất, đó là giai đoạn đàm phán gia nhập. Hiện nay Ukraine đã xong bước một và vào bước hai.
.
Vậy “đàm phán gia nhập” là gì?
.
Đó là các cuộc đàm phán về các điều kiện, theo đó một quốc gia sẽ được nhận vào EU phải thay đổi các bộ luật hiện hành của mình hợp với luật pháp của EU và đưa nó vào thực tiễn. Mục đích của các cuộc đàm phán là, đảm bảo để quốc gia ứng cử viên đáp ứng các điều kiện trở thành thành viên, thường được gọi là “tiêu chí Copenhagen”. Những tiêu chí này được xác định tại Hội đồng châu Âu Copenhagen năm 1993.
.
Tiêu chí Copenhagen gồm các điểm:
.
1. Về chính trị: yêu cầu có một nền dân chủ ổn định, đó là bảo đảm dân chủ, pháp quyền, nhân quyền và bảo vệ các nhóm thiểu số.
2. Về kinh tế: đòi hỏi một nền kinh tế thị trường vận hành tốt và có khả năng ứng phó với các thị trường cạnh tranh ở EU.
3. Có khả năng đảm nhận trách nhiệm của một thành viên.
.
Các cuộc “đàm phán gia nhập” với một quốc gia ứng cử viên, bắt đầu sau khi có sự đồng ý, nhất trí của tất cả các quốc gia thành viên và được Hội đồng Châu Âu chấp thuận. Các cuộc đàm phán được tiến hành trong các hội nghị liên chính phủ, giữa chính phủ của các nước thành viên EU, và chính phủ của quốc gia ứng cử viên. Mục đích của nó là, hỗ trợ các quốc gia ứng cử viên chuẩn bị trở thành thành viên EU.
.
Sau khi kết thúc các cuộc đàm phán trên tất cả các lĩnh vực. Nếu EU cho rằng, Liên minh đã sẵn sàng mở rộng và khả năng tiếp nhận. Các điều kiện – trong đó bao gồm các điều khoản bảo vệ, và các điều khoản chuyển tiếp – sẽ được đưa vào Hiệp ước Gia nhập. Một hiệp ước như vậy, cần có sự đồng ý của Nghị viện châu Âu, và sự chấp thuận nhất trí của Hội đồng, trước khi tất cả các quốc gia thành viên EU và quốc gia ứng cử viên có thể ký kết. Các bên ký kết sau đó phê chuẩn hiệp ước, phù hợp với các quy định hiến pháp của họ.
Quá trình hội nhập thực tế của Ba Lan bắt đầu tại Athens vào ngày 8 tháng 4 năm 1994, khi Ba Lan nộp đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu và được tất cả các quốc gia thành viên xác nhận, trong hội nghị ở Essen trong các ngày 9-10 tháng 12 năm 1994. Nhưng mãi đến ngày 01.05.2004, Ba Lan mới trở thành thành viên chính thức của EU, tức là phải mất đúng 10 năm.
.
NXB, 14.12.2023
.
(Facebook Bich Nguyen)

3 BÌNH LUẬN

  1. Cái lỗi lầm của Hamas là tấn công vào lãnh thổ Israel giết hàng ngàn người dân Do Thái để bây giờ Israel quyết tâm diệt tận cỏ Hamas làm chết hàng ngàn Palestinian people và vùng đất này có nguy cơ sẽ mất luôn về tay người Do Thái. Sự sống còn và để tồn tại của một quốc gia Do Thái, họ sẽ không nhượng bộ để lại bị Hamas còn sống đe dọa trong tương lai. Ngày nay sẽ không còn nước nào trong khối Ả Rập tham chiến chống lại Israel như thế kỷ trước vì sợ bị ăn bom nguyên tử.

    Một nước Nga hùng mạnh là mối đe dọa cho cả Âu Châu. Cộng đồng các nước Âu Châu phải đoàn kết chống lại Putin của nước Nga bành trướng. Trước nhất là đang xâm chiếm Ukraine. Nếu EU không trợ giúp Ukraine và cho Ukraine gia nhập vào khối để giữ Ukraine làm trái độn thì cả khối EU khó mà sống yên ổn lâu dài. Không có lựa chọn nào tốt hơn là cho Ukraine gia nhập. Trung lập là giải pháp tốt nhất cho mọi phía nhưng Nga phải trả lại những gì đang chiếm giữ, nhưng điều này chỉ xảy ra nếu nước Nga bị suy yếu dần.

  2. Xem như thế,mới biết gia nhâp EU vô-cùng-khó-khăn! UKRAIN là quốc gia có đầy đủ: Dân trí-Dân khí và cả Dân sinh .Thế nhưng dưới mắt EU vẩn phải sửa đổi để phù hơp với tiêu chuẩn “văn minh” hơn. Xem thế ,thì đủ dưới mắt của EU ,CSVN ở vị trí nào rồi ?? Chắn chắn ,không ở vị trí như tên hề Nguyễn -minh Triết nói :” Mình phải như thế nào.người ta mới tiếp mình !!’.Nhìn lại bức ảnh TT Pháp Nittrand đón Lê khả Phiêu ở Điên Elysee ,thật thảm hại ! Ai dè,thay vì xuống tân mấy chuc bâc thang để đón “khách quý’,TT Pháp đưng ngay bâc trên cùng,chờ LHP bươc lên ,còn 2 bâc nửa mơi dơ-tay bắt! LHP đả lùn,lại đứng ở bâc thấp,nên khi dơ tay bắt ,phải ngửa -mặt-lên ,như thằng-ăn-xin ! Trông thảm hại ! Đúng như CS nói Tư Bản “xỏ lá”. ! Vâng ,k những Tư Bản ,mà bất cứ ai đối xủ với “ăn xin” đều như vây cả. Nay mai,chắn chắn CSVN sẽ nạp đơn Công đồng Châu Phi.Không biết có đươc k ? Mong Thay !!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên