Tết Mậu Thân 1968 ở Huế nhìn từ một nhà văn cộng sản ở Hà Nội

11

Trích Về Với Dân

Part 3: Khắc Khoải Xuân Mậu Thân 1968

Sau năm 1975, học xong khóa I trường Viết Văn Nguyễn Du, tôi có hai năm làm việc ở Ban Ký Sự Lịch Sử Quân Sự thuộc Tổng Cục Chính Trị.

Ban có nhiệm vụ hoàn thành bản thảo bộ ký sự lịch sử “Trận Đánh Ba Mươi Năm” gồm 5 tập. Từ 1945 đến 1975, ba mươi năm chiến tranh được chia ra làm năm giai đoạn, mỗi giai đoạn là một tập sách.

Gần ba mươi nhà văn, nhà báo quân đội chia làm năm nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một tập bản thảo. Tôi và nhà văn Đào Thắng được bổ xung về Ban ở giai đoạn cuối và làm tập năm do nhà văn, Thượng Tá Nam Hà làm trưởng nhóm. gỡ các tướng lĩnh, những người hoạch định các chiến dịch, những người chỉ huy những trận đánh. Đọc hồi ký của các tướng lĩnh quân đội miền Bắc, quân đội miền Nam, quân đội Mỹ. Sục vào các kho hồ sơ lưu trữ…

Nguồn tư liệu gốc ngổn ngang đó cho chúng tôi hình dung đầy đủ và chính xác từng chiến dịch từ cơn cớ ban đầu, đến diễn biến ở bản doanh, diễn biến ở mặt trận và giá máu phải trả. Từ đó chúng tôi cũng nhận ra những góc khuất của chiến tranh, những góc khuất của lòng người. Người háo danh, háo quyền lực đã không tiếc máu xương của hàng triệu người lính và dân lành để thỏa mãn sự háo danh đó.

Đầu năm 1967, bí thư trung ương cục miền Nam, đại tướng Nguyễn Chí Thanh mới từ mặt trận miền Nam trở ra Hà Nội đã cùng bí thư thứ nhất Ban Chấp Hành trung ương đảng Lao Động Việt Nam Lê Duẩn hình thành ý tưởng Xuân Mậu Thân 1968 Tổng Công Kích, Tổng Khởi Nghĩa, giành thắng lợi quyết định và chỉ đạo Cục Tác Chiến Bộ Tổng Tham Mưu làm kế hoạch thực hiện.

Trong mười một ủy viên Bộ Chính trị, tướng Giáp là người duy nhất lên tiếng không đồng tình với ý tưởng Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa Xuân 1968. Theo ông sức mạnh chiến tranh của quân Mỹ, quân đồng minh ở Nam Việt Nam và quân đội Sài Gòn đang trên đỉnh cao với hơn nửa triệu quân Mỹ và quân đồng minh, gần một triệu quân Sài Gòn. Chưa đủ thời gian thấm đòn chiến tranh nhân dân của ta, hơn nửa triệu quân Mỹ với máy bay chuyển quân bay rợp trời, xe tăng dàn trận bò kín đất đang chủ động mở những cuộc hành quân lớn đánh vào vùng đất quân giải phóng kiểm soát.

Lúc đối phương lực đang còn mạnh và thế đang lên dốc vốn vào tổng công kích trận cuối cùng chỉ cháy túi, kiệt vốn, tự sát. Căn cứ quân nước ngoài không đặt trong thành phố, thị xã. Đánh vào tất cả thành phố, thị xã, trung tâm hành chính đông dân là nhằm vào người dân. Đẩy mức độ ác liệt của chiến tranh lên cao ngay trong thành phố là mang chết chóc đến cho dân lành và dàn mỏng lực lượng ta ra phơi mình trên địa hình trống trải, lạc lõng trong đường phố bàn cờ nhằng nhịt sẽ bị tiêu diệt đến người lính cuối cùng, chỉ tự chuốc lấy thương vong lớn, không thể có chiến thắng quyết định.

Thời điểm này chỉ nên mở cuộc tập kích chiến lược: Bất ngờ đồng loạt đánh vào tất cả các căn cứ quân Sài Gòn, quân Mỹ và đồng minh trên toàn miền Nam, cùng với tiêu hao sinh lực là đánh mạnh vào tinh thần chiến đấu của đối phương, thúc đẩy phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ đòi chính phủ đưa con em họ về nước, tạo ra bước ngoặt về cục diện chiến tranh.

Khi yếu tố bất ngờ không còn, sức mạnh của đội quân khổng lồ, sức mạnh của vũ khí, sức mạnh của công sự phía đối phương được phát huy thì ta phải thu quân bảo toàn lực lượng cho những chiến dịch đánh lớn và quyết định tiếp theo. Lý giải đúng đắn đó của tướng Giáp chỉ là một ý kiến lẻ loi đã bị bỏ qua.

Tháng 6 năm 1967, dưới sự chủ trì của Bí Thư Thứ Nhất Lê Duẩn, hội nghị trung ương 14, khóa ba quyết định Tổng Tiến Công và Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân 1968.

Chiều 5. 7. 1967, Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam Nguyễn Chí Thanh được Chủ Tịch Hồ Chí Minh mời cơm trước hôm lên đường trở lại miền Nam triển khai chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968. Từ bữa cơm đạm bạc, thân tình ở ngôi nhà sàn trong Phủ Chủ Tịch trở về nhà riêng ở phố Lý Nam Đế, Bí thư Trung ương cục miền Nam rạo rực nghĩ đến chiến thắng trong tầm tay.

Niềm tin chiến thắng Xuân Mậu Thân mạnh đến nỗi suốt đêm đó bí thư Trung Ương Cục miền Nam Nguyễn Chí Thanh âm thầm vui sướng đến mất ngủ. Quá phấn khích, rạng sáng ngày 6.7.1967, ông bị cơn nhồi máu cơ tim cướp đi mạng sống.

Còn Bí Thư Thứ Nhất Lê Duẩn, đồng tác giả Tổng Công Kích Xuân Mậu Thân 1968, cũng có niềm tin vững chắc vào chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 đến mức ông đã trù liệu cả việc giành độc quyền chiến thắng, không cho những đối thủ chính trị được ghé tên, chia phần chiến thắng của ông bằng cách không để Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp có mặt ở trong nước trong suốt thời gian chuẩn bị và quá trình diễn ra chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968.

Không có mặt ở trong nước là không can dự gì vào chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968. Chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 chỉ hoàn toàn từ Lê Duẩn, do Lê Duẩn, của Lê Duẩn.

Từ 5.9.1967, Hồ Chí Minh cùng người thư ký riêng thân tín đã phải lẻ loi, âm thầm rời đất nước sang Bắc Kinh nghỉ ngơi theo “quyết định của Bộ Chính Trị và hội đồng bác sĩ”!

Gần bốn tháng sau, mãi đến 23.12.1967 Hồ Chí Minh mới được điện mời về để tham dự cuộc họp Bộ Chính Trị ngày 28. 12. 1967 và để đọc lời chúc Tết Mậu Thân 1968 cho đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam ghi âm. Xong việc, ngày 2.1.1968 Hồ Chí Minh lại tất tả, lủi thủi lên máy bay sang Tàu.

Là Chủ tịch đảng, chủ tịch nước, có quê hương đất nước, có mấy chục triệu thần dân sùng bái mà Tết Mậu Thân 1968 tuổi già Hồ Chí Minh phải đón Tết bằng bánh bao, cơm Tàu, trong cô đơn, trong trống vắng lạnh lẽo nơi đất khách quê người như một kẻ thất thế lưu vong, không người thân thích, không hoa đào mứt tết, không bánh chưng, dưa hành. Đối xử như vậy với đương nhiệm chủ tịch đảng, đương nhiệm chủ tịch nước lại đã ở tuổi 78, thật tệ bạc, tàn nhẫn và độc ác!

Lại nữa, với âm mưu gì mà bố trí để một người già gần 80 tuổi đi chuyến bay vào đêm đông giá rét? Rồi khi máy bay hạ cánh trong đêm thì người lái lâu năm thuộc đường băng liền phát hiện ra đèn sân bay lệch mười lăm độ, máy bay phải lượn đến vòng thứ hai vẫn không dám hạ cánh. Báo cho sân bay nhưng đèn dẫn đường hạ cánh vẫn không thay đổi.

Nếu là người lái chưa thuộc đường băng cứ hạ cánh theo đèn dẫn thì máy bay đã trượt khỏi đường băng và nổ tung rồi. Nhờ người lái lão luyện thuộc đường băng như thuộc đường ngõ xóm nhà mình nên cho máy bay hạ cánh theo trí nhớ, nhờ thế máy bay mới an toàn, người đi chuyến bay đó là Hồ Chí Minh mới còn mạng sống.

Không biết trong toan tính giành độc quyền chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968, Bí Thư Thứ Nhất Lê Duẩn có tính đến “sự cố” chuyến bay chở Hồ Chí Minh hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm đêm 23. 12. 1967 không nhỉ? Một “sự cố” nghiêm trọng như vậy mà cho chìm xuồng lặng lẽ, không điều tra làm rõ cũng là điều rất không bình thường.

Sự cố tày đình đó do sơ xuất của những người quản ly, khai thác sân bay gây ra, tất sẽ được tìm ra và truy cứu trách nhiệm đến nơi đến chốn. Không được điều tra làm rõ, chỉ có thể là sự cố được bí mật tạo dựng bởi quyền lực tối cao như từ trên trời rơi xuống, không ai dám đụng đến, không thể khui ra, thôi đành cho qua!

Trong những ngày Hồ Chí Minh sống khắc khoải cô đơn bên Tàu thì Võ Nguyên Giáp cũng phải ngậm ngùi sống ở trời Tây Hungari hiu quạnh.
Chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 đã diễn ra đúng như những gì Võ Nguyện Giáp đã cảnh báo: Mang chết chóc đến dân lành và đội quân ở rừng đánh vào thành phố, ở lại giữ thành phố đã phải chịu tổn thất nặng nề nhất trong suốt cuộc chiến tranh ba mươi năm.

Hai bên tham chiến đã thỏa thuận ngừng chiến dịp Tết Nguyên Đán để người dân được bình yên ăn tết. Bội ước thỏa thuận, đúng giao thừa Tết Mậu Thân, đêm 31.1.1968 lịch tây, đội quân ở rừng do Hà Nội chỉ huy, thực sự là đội quân miền Bắc, nổ súng đánh vào tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn trên toàn miền Nam. Bị bất ngờ, quân miền Nam và đồng minh không kịp phản ứng, đành để mất nhiều khu vực trong các thành phố, thị xã cho đội quân miền Bắc làm chủ. Tình thế này dẫn đến hai hậu quả.

Một. Vùng thành phố, thị xã do quân miền Bắc làm chủ trở thành nơi chiến sự ác liệt nhất, nơi tập trung bom đạn của cả hai phía, nơi tắm máu dân lành. Thành phố Huế là nơi quân miền Bắc ở lại lâu nhất, 28 ngày, cũng là nơi tang thương nhất. Hơn 116 000 ngôi nhà bị tàn phá, trong đó 9 776 ngôi nhà bị san bằng, 3 776 dân lành bị bom đạn giao tranh giết chết.

Đội quân từ rừng về coi những người dân làm việc trong bộ máy hành chính của chính quyền Sài Gòn hoặc liên quan đến chính quyền Sài Gòn đều là kẻ thù, là ác ôn phải loại bỏ. Chiến dịch diệt ác trừ gian nhằm vào dân thường cũng diễn ra khốc liệt nhất ở khắp các thành phố, thị xã.

Hai. Đội quân miền Bắc đánh vào thành phố chỉ nhờ yếu tố bất ngờ mà giành được thắng lợi ban đầu. Yếu tố bất ngờ không còn, đội quân đánh vào thành phố từ chủ động thành bị động, phải lấy thế yếu, thế bị động, thế cô lập, bị bao vây, chia cắt, phơi mình ra trên địa hình đường phố trống trải và lạ lẫm đương đầu với thế mạnh áp đảo của đội quân miền Nam.

Cố giữ các thành phố, thị xã, những trung tâm hành chính để hòng dựng lên một chính quyền cách mạng thay thế chính quyền Sài Gòn nhưng càng cố giữ thành phố, thị xã thì các thành phố, thị xã miền Nam càng trở thành vực thẳm không đáy chôn vùi quân miền Bắc.

Đơn vị sau thế chỗ đơn vị trước đã bị xóa sổ nhưng đơn vị thế chỗ càng về sau quân số càng ít ỏi! Nhiều đơn vị, cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, cả du kích bị xóa sổ nhiều lần! Nhiều đảng bộ, chi bộ hi sinh trắng không còn một đảng viên!

Tết Mậu Thân 1968 là thảm họa người Việt giết người Việt với quy mô lớn nhất, quyết liệt nhất, mê say nhất, tàn bạo nhất và số người bị giết lớn nhất, phải tính tới con số hàng trăm ngàn mà bên bị tổn thất về người nặng nề nhất chính là đội quân dồn dập đánh vào các thành phố, thị xã miền Nam dưới sự đôn đốc từ Hà Nội do sự háo danh của người nhiều tham vọng quyền lực.

Lứa nhà văn quân đội chúng tôi hình thành trong cuộc chiến tranh Nam Bắc được Tổng Cục Chính Trị tập hợp về từ giữa năm 1976 đến mùa hè năm 1984 vẫn đang có mặt đông đủ ở Vân Hồ Ba, Hà Nội. Và Vân Hồ Ba Hà Nội trở thành địa chỉ thường xuyên lui tới của những người cầm bút đất kinh kì.

Một buổi chiều muộn nhà văn Bùi Bình Thi phóng xe máy từ nhà sáng tác Quảng Bá, Hồ Tây đến Vân Hồ Ba hấp tấp kể với chúng tôi câu chuyện nhà văn vừa chứng kiến về người khởi xướng vụ tắm máu Tết Mậu Thân 1968 chạy trốn, chối bỏ trách nhiệm trước người dân, trước lịch sử.

Sau một ngày đóng cửa hì hục viết, trước bữa cơm chiều, các nhà văn đang ở trại sáng tác Quảng Bá thường sang phòng nhà văn quân đội, đại tá Xuân Thiều tán chuyện đợi nhà bếp mở cửa. Chiều nay vừa đủ mặt thì bỗng Tổng Bí Thư Lê Duẩn cùng người bảo vệ xuất hiện ở cửa phòng.

Từ đại hội lần thứ tư cuối năm 1976, đảng Lao Động Việt Nam đã đổi tên thành đảng Cộng Sản Việt Nam và chức bí thư thứ nhất đổi thành tổng bí thư. Khu nhà nghỉ của cơ quan Trung Ương đảng Cộng Sản bên Hồ Tây, cách nhà sáng tác của Hội Nhà Văn dăm phút đi bộ. Tổng Bí Thư Lê Duẩn đang nghỉ ở đó. Buổi chiều ông đi dạo và ghé vào nhà sáng tác của các nhà văn.

Các nhà văn đều là đảng viên Cộng Sản nhận ra tổng bí thư của mình liền nồng nhiệt đón tiếp. Tổng bí thư vui vẻ hỏi tên từng nhà văn. Nghe nhà văn Xuân Thiều tự giới thiệu là đại tá, Tổng Bí thư tươi cười hỏi: Đại tá hỉ? Nhà văn đại tá hỉ? Tốt hỉ? Nghe nhà văn Bùi Bình Thi xưng tên, ông bảo: À, à, Thi lãnh đạo Hội Nhà Văn hỉ? Nhà văn cao lớn Bùi Bình Thi có nước da ngăm ngăm đen, có khuôn mặt đầy đặn và hàng lông mày rậm giống nhà văn Nguyễn Đình Thi vội cải chính: Dạ, thưa bác, cháu là Bùi Bình Thi, không phải tổng thư ký hội Nhà Văn Việt Nam Nguyễn Đình Thi ạ!

Trong không khí vui vẻ, nhà văn Xuân Thiều giãi bày: Thưa bác, tôi là Xuân Thiều, đại tá, nhà văn quân đội. Tôi đang viết tiểu thuyết về Huế trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Tôi thấy Tết Mậu Thân sáu tám ở Huế chết chóc nhiều quá, mất mát đau thương lớn quá. Bộ đội chết không còn người để chôn nhau. Dân chết cũng nhiều…

Mới nghe có thế, tổng bí thư đã đứng bật dậy, đỏ mặt quát: Ngu! Ngu! Đại tá mà ngu!… rồi ông đùng đùng bước nhanh ra cửa như chạy trốn.
Thực chất của Tết Mậu Thân 1968 là vậy. Đến người chủ mưu khởi xướng ra chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 cũng co cẳng chạy trốn khi nghe nhắc đến Mậu Thân 1968 thì hằng năm có nên tưng bừng kỷ niệm chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 không nhỉ?

Chiến tranh đã qua lâu rồi. Cần thoát ra khỏi tuyên truyền tâm ly chiến, không thể coi chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968, người Việt giết người Việt với quy mô lớn nhất, người Việt bị giết chết nhiều nhất trong một chiến dịch, người Việt kề nòng súng vào tai người Việt bắn ngay trên đường phố là chiến thắng của bất kỳ phía nào, của bất kỳ ai.

Trở về với bản thể con người, trở về với cội nguồn dân tộc để nhận ra rằng Xuân Mậu Thân 1968 là mùa xuân tang tóc của dân tộc Việt Nam, là trang đau buồn của lịch sử Việt Nam. Trang đau buồn đó cần ghi lên hàng đầu tên hai người.

Một tên phải viết bằng mực đen và một tên viết bằng mực đỏ. Tên viết bằng mực đỏ là Võ Nguyên Giáp. Dù Võ Nguyên Giáp bị gạt ra bên lề chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 nhưng tiếng nói của Võ Nguyên Giáp khi chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 được soạn thảo, tiếng nói không đưa chiến tranh chết chóc vào nơi tập trung dân cư, không đẩy mức độ ác liệt của chiến tranh lên cao ngay trong thành phố, là tiếng nói của trái tim Con Người, tiếng nói của dòng máu đỏ Việt Nam.

Phạm Đình Trọng

11 BÌNH LUẬN

  1. Mickey Mouse writing – Mr Trong!

    There is a deal to cease fire so that everyone can enjoy the New Year Tet, however, communist broke the deal and kill thousands of Vietnam Republic citizens in the matter of days

    Your communist members deserve to be shoot on the street in front of the camera back then as much as now

    A Communist person is never be a Vietnamese!

    Please remember that, Mr. Trong!

    • There was an agreement between the NLF and the Republic of VN authority on a cease fire so that everyone could enjoy the New Year Tet in peace.
      Yet the Viet Cong had broken the deal and opened fire killing thousands of people on both sides just within days, leaving so many widows and orphans!
      That’s why, your communist comrades should deserve to be shot dead right in the streets as many nowadays as back to those days !
      Communists will be communists. They can never be Vietnamese!
      Do remember that, Mr. Trong!

  2. Trong mắt Lê Duẩn và Lê Đức Thọ,HCM chả là cái thá gì bởi hai hung thần này biết rõ mặt thật mặt trái của đời Hồ,thí dụ chuyện vợ con,chuyện thủ phạm chính của cải cách ruộng đất, chuyện Hồ tâng bốc mình qua tự truyện “Những mảnh đời hoạt động của Hồ chủ tịch “,”Vừa đi đường vừa kể chuyện “,chuyện Hồ mạo nhận tác giả “Nhật ký trong tù”,…và nhất là Hồ không phải là Nguyễn Ái Quốc .Tuy nhiên để đánh lạc hướng dư luận,để mị dân,xỏ mũi dân,lừa dân và cả hù dân ,Duẩn và Thọ ra lệnh guồng máy tuyên truyền của đảng luôn tìm cách ca ngợi Hồ mặc dù cái cách ca ngợi nhiều khi để lộ ra nhiều điều lố bịch trơ trẻn không hợp với thực tế tình tiết lô gíc,nói cách khác đảng luôn tìm cách nổ bum bơm Hồ lên hàng tỉ lần thành một vị thánh và bắt sống,làm việc,học tập theo .Thí dụ điển hình nhất , Hồ không bằng cấp,không học hành ,không nghề ngỗng,không tiền đi lang thang tìm đường kiếm sống,sau cùng đối đế quá,chui xuống tàu thủy xin làm phụ bếp(một nghề sai vặt lặt rau rửa cải,..),tàu đi đâu Hồ theo đó thì đảng nổ bum lên hàng tỉ lần thành “bác đi tìm đường cứu nước ” và tộng vô đầu dân bắt dân học,đọc theo như là điều đúng ;điều nữa trong Youtube mang tên “Hồ Chí Minh nói tiếng Anh”,Hồ cầm tờ giấy viết sẵn tiếng Anh(tiếng ngoại ngữ nói chung dễ hơn Pháp,Đức,Ý,Nga,..) đọc giọng không rõ ràng,trật lên trật xuống thế nhưng đảng lại nổ bum ,”bác biết mấy chục thứ tiếng ” và lại bắt dân chấp nhận là đúng ; mặt Hồ nhiều khi rất xấu kỳ quái thì đảng nổ bum thành,”mặt bác giống thánh !”;Hồ cưới vợ Tàu(Tăng Tuyết Minh có hôn thú),Việt (Nông thị Xuân cưới chui )đủ kiểu nhưng đảng lại nổ bum thành bác hy sinh đời riêng lo cho việc nước và lại bắt dân công nhận là đúng ; đảng nổ bum cho Hồ nói bác là người nhân nghĩa nhưng trong cải cách ruộng đất ,chính Hồ lại ra lệnh giết bà Hanh Long người đã cưu mang Hồ và đồng bọn(bà bán vàng mua lương thực,vũ khí) trong chống Pháp bởi vì bà là địa chủ quá giàu !,…Do đời Hồ đầy xạo nổ mà bắt dân VN sống,làm việc,học tập theo như chuẩn mực nên không lấy gì lạ tại sao dân VN hay có tính vừa xạo nổ vừa gian xảo,khôn vặt ,gian vặt,hay phản ,hay lừa nhau,hại nhau mà sống,..bởi đời Hồ là y chang như thế ,hoặc nếu không là như thế thì cũng thành điên điên khùng khùng do bị căng đầu do bởi đọc đời Hồ đấy những tình tiết phi lý ,không đâu khớp vào đâu,đọc mãi không hiểu gì cả .Tại VN,Hồ biết rằng mình phải “chịu lép”trước cặp Duẩn Thọ để được làm “cha già dân tộc”,”lãnh tụ vĩ đại “để được muốn nói gì nói,muốn làm gì thì làm không ai dám phê bình,đánh giá mà không biết rằng như thế sẽ ảnh hưởng đế dân tộc,đất nước như thế nào.Phải nói rằng Hồ là hiện thân của sự trù ếm ,tàn phá sự phát triển dân tộc và đất nước bởi lúc sống mang chủ nghĩa cộng sản vào VN,rước Tàu trở lại VN và khi chết cũng còn phá tiền dân(năm tốn khoảng 900 tỉ đồng bảo quản lăng) trong khi VN vẫn còn nghèo.Cũng có thể hiểu theo cách khác,Hồ là hiện thân,hiện hình của sự nguyền rủa truyền kiếp siêu nhiên nào đó,thí dụ từ các dân tộc Chiêm Thành,Chân Lạp tuy yếu nhưng giỏi về bùa chú,trù ếm ,nguyền rủa.các dân tộc này đã bị tổ tiên dân tộc Việt sáp nhập,xoá sổ theo kiểu tàn ác,thô bạo,khinh khỉnh nên bị họ oán hờn,nguyển rủa,trù ếm nên dân VN lay hoay mãi nhưng không dứt ra được khỏi lời nguyền rủa ác độc này kéo dài cho đến ngày nay.Đây chỉ có thể là cách giải thích hợp lý cho việc tại sao Hồ ,người đã mang lại vô vàn tai hoạ cho dân tộc Việt,lại tiếp tục được sùng bái,ca ngợi thay vì phải vừa bị băm vầm ra hàng ngàn mảnh vừa chửi rủa cho xứng tội .

  3. Phạm đình Trọng không biết viết thật hay không nhưng đay là bài viết kể tội Lê Duẩn ,Nguyễn chí Thanh hai thằng Ngu học ,dót suy nghỉ nhưng hảnh tiến :một thằng muốn thay thế VN Giáp và một thằng khác ,tham ọng lớ hơn là đảy HCM và uy quyền danh tiếng của ông ta.
    Lê Duẩn trong một bài việt trên DCV khá lâu là lê duẩn hạ sát hcm ,kêu ong Hồ bằng :mày tau khi ông hồ đau nặng ,nằm trên giường bệnh và bọn ở bct vào thăm trước ngày 2/9 năm đó.Sau khi cuộc thăm viesng kết thúc .phái đoàn ra về.LD ở lại vì có việc riêng trình “Bác” .Lúc này Lê D.còn một mình đã chỉ tay vào bắc chửi thề và mày tau xong rút sung (loại nhỏ bằng hộp quẹt (6,5mm?)và đẻ “đòm” một phát ngay giửa trán…(vết thương nhỏ không ai đẻ ý nếu không chú ý.Nhưng khi biest hồ chét ngày 2/9, BCT đẻ yên không công bố ,au đó mới báo là 3/9 .và đem xác Hồ khâm liệm .Vết thương được phát hiện do khi lau chuì trang điểm cho Bác,nhung ngừời phát hiện biết nguy hiểm bản thân nên giử im lặng mãi au này mới nói…
    Còn NCT?khác vói PĐT viết ở trên là NCT đem quân vào am ,lúc đó NVTrori bj án tử hình ,vọ ngễn văn trổi được đưa lên chiến khu và sau đó đưa ra Bắc gặp Hồ (thị ta còng trẻ và đẹp ,lại là gái miền Nam),Giữa đường gặp đoàn quân của NCT ,NCT thây thi Q.(vọ trổi trẻ dẹp) nên giử lại
    đẻ làm hộ lý…B52 Mỹ rải thảm và Thanh vì đang “hộ lý” kịch liệt vói Q. nên bị thương. Sau đó được quyétt đinh chở ra Bắc và chết…Để dâu CS tung tin là chét vì bênh tim…nay là theo bài này “nhồi máu có tim”.
    Đây là 2 mẩu chuyện nghe hoặc đọc báo của CM hay của những người biêt chuyện viết lại.
    Ngoài ra họ cung viết rằng “khi đem phim “Tết MT ra Bắc trình chiếu cho Hồ- bắc- cụ xem ,hồ rất buồn vì CHẾT quá nhiêu…(đây cung “ca” Hồ là người có tấm lòng thương xót dân …. Hồ có chảy nước mắt CÁ SẤU như khi nhận tội về giết hai dân thời cải cách ruộng đất bởi bọn tay sai (Bác VÔ TỘI).

    • Tác giả viết bài này binh vực HCM và VNG .cho là 2 người này không dính líu gì tới vụ thảm sat Tết Mt68 của bọn xâm lược Bắc Kộng. HCM đọc thơ chúc tết là tiếng pháo lện tấn công miền Nam ,nhưng có vẻ bị Lê Duẩn mởi về từ an dưởng ở Tàu về VN và sau đó lại vội lên máy bay trở lại Tàu. Vu máy bay hạ cánh trên phi đạo đã được sắp đặt sai đi ,nhở phi công thuộc đường bay nên mới đáp xuống an toàn ,Như vậy Lê Duẩn cố ý giét HCM nhung không thành>Cho nên vụ băn súng ấm sát HCM khi bệnh năng năm một chổ trước ngày QK2/9 là có vẻ thật . Tham vọng của Lê Duẩn là thay thế HCM. Và Mt 68 nếu thành công thì công lao thống nhất giang sơn là của Lê Duẩn .Hắn muốn lưu danh lịch sử nhưng nay thành lưu xú ngàn năm.
      Vê Nguyễn Chí Thanh cung vậy Hắn ít học như Lê Duẩn ,có lẻ còn thua Lê Duẩn ,nhưng muốn thay thế VNG và cung như Lê Duẫn.lưu xú trong sử sách.NCThanh chết vì “nôm ” Thị Q ,vợ trẻ đẹp của NV Trỗi, Thi đáng ra là đem ra Hà Nội dâng cho Hồ nhưng NCT giử lại đẻ làm hộ lý. Và vì ham của lạ nên bị B52 Mỹ làm cho bị thương ,cáng ra Bắc chửa trị thì CHẾT.
      Hồ chết vì được trình chiếu cảnh “tân công Tết MT” ,thấy đồng bào và quân sỷ ,nhất là linh Bắc kộng chêt nhiều qua nên u buồn mà bị bệnh và chét . Đó la tuyên truyền ở miền Nam nghe được để cái cảnh bi thảm của dân chúng miền Nam chịu đựng là do LD và NCTtạo ra.Hồ và Giáp vô tội.Nhưng thật ra ,có lẻ oan hồn 8000 người chết trong tết MT (dân /không kể linh Bắc K ộng),mà ở Huế chết nhiều nhất (6000 người) đã ám ảnh quỷ Hồ , ác giả ác báo ,hăn đã phải đền tội…
      (,,,, viết lại cho rỏ)

    • Nếu trong phòng chỉ còn lại 2 người: HCM và Lê Dỏm, thì ai là người đã kể lại chuyện hắn đã chỉ tay vào mặt HCM, chửi, rồi bắn vào đầu??? FAKE NEWS riết nên quen thói xấu rồi.

      • Chí lý.
        Toàn bọn mất dạy viết “lịch sử”. Dân mà đọc những thứ rác rưởi nầy, họ hết hy vọng về phe quốc gia! Nói dối mà cũng ngu!
        Đừng giành hết phần lưu manh của CS.

        • Chuyên Hồ bị Lê Duẩn dùng súng băn chết là ở một bài báo của một tên cs viết ra.
          Khi Hồ nằm một chô thì phải có nhiều người chăm sóc ,y tá bác sỷ nên không phải lúc đó không có người nghe được Lê Duẩn càm ràm cái tên hồ băc cụ nằm chờ chết đó và họ thấy ,nhưng họ không nói vì .nói ra chỉ tổ hại mình (bọn CS khát máu mà .) Đưa ra lúc đó đã không có bằng chứng thi chỉ có chết mà thôi ! (như vụ thủ tiêu Nông thị Xuân /Hoàn hảm hiếp thị trước rồi đập đầu xong dàn dựng tai nạn xe / sau đó giét cô em gái và bạn cô ta đẻ bịt miệng ….vv và vv… Vụ cụ htKháng bị giét cung vì Cụ nhìn thấy Hồ đang cùng cháu gái nhỏ “tập hít đật ” . Hay 5 cô giao liên miền Nam ra Hà Nội báo công hồ xơi tái (và có cô gái tự tử) . Vậy có ai lúc đó dam kể hay bấy giờ mới nói ra ? …
          Chỉ có bọn theo cộng cuồng Hồ mới “KHÔNG TIN”….

  4. Trích: “Là Chủ tịch đảng, chủ tịch nước, có quê hương đất nước, có mấy chục triệu thần dân sùng bái mà Tết Mậu Thân 1968 tuổi già Hồ Chí Minh phải đón Tết bằng bánh bao, cơm Tàu, trong cô đơn, trong trống vắng lạnh lẽo nơi đất khách quê người như một kẻ thất thế lưu vong,……”

    Chưa chắc là Hồ Chí Minh đã buồn vì chuyện này; Không những thế, có khi ông ta còn vui vì được trở về Cố Quốc trong thân phận của một anh Tàu mang tên Thiếu tá Hồ Quang là đằng khác!

    Còn gì vui bằng Tết mà được trở về “nhà” để ăn bánh bao, ăn cơm Tàu, uống chè Tàu, nghe “dân ca Trung Quốc” và ôm hôn các cháu nhi đồng thơm phức mùi….Tàu ?

    • Lảnh tụ tong thong của mình thì chêt’ như chó chết khong cảm tháy nhục mà cú đi buói móc lảnh tụ của VC chúng anh là the nào hả hả

      Hai nền đệ I và II CỘNG Hòa, một thèng tong thong thì bị bắn nhu bắn chó ghẻ. Khi chết rồi thì bọn đàn em làm nhục bằng cách cỏi quần ra xem DIỆM cóbdế hày không.

      Một tong thong đuọc đám NGỤY TAN DU ca tụng là………”ANH MINH” , nhung khi chết thì không có một thèng lính tói viếng. Diệm Nhu nằm chơ vơ lạnh lẻo tại bênh viện sau khi hoàn thanh thủ tục Pháp Y.

      thèng tong thong thứ 2 thì phóc chạy và nói phét, cuoi cùng thì sống tha phuong và chết vô địa táng.

      Trong khi đó HO CHỦ TICH của VC chúng anh thì chết già, chết trong vòng tay âm áp của chién sĩ đống bào .

      Bay giò HO CHI MINH đuọc nằm trong lăng to đùng nhu thế.

      So ra VC sống có tình có nghỉa, có lòng ton trọng lảnh tụ. Trong khi đó NGỤY xum xoe là nhan đạo , chinh nghỉa mà giét tong thong mot cách man rọ nhat thé giói , thé thi thien ha sẻ nghi the nào giủa VC và Ngụy SAI GON về đạo lý giủa lảnh tụ và toàn dân.

      Thinh about it NGỤY COCK

      • Viết chữ Việt mà khởi đầu bằng văn Pắcpó thì éo muốn đọc, “Lãnh đạo” chứ không phải “lảnh đạo”, “Chính nghĩa” éo có thể viết là “chính nghỉa”, “sẽ” chứ không phải “sẻ”, “giữa” chứ không phải “giửa” … v.v . Thằng ngu mà thích to mồm về chính trị đó là lũ vịt cộng, về học lại lớp Mẫu giáo đi cu … và Ai đã nói thằng hồ chết trong vòng tay ấm áp của chiến sĩ đồng bào? LÁO !!!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên