S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Nhân Văn Giai Phẩm

9

Cuối năm 1973, nhà văn Bùi Ngọc Tấn được thả khỏi tù. Lúc đến văn phòng làm thủ tục giấy tờ phóng thích, ông chợt nhìn thấy tác phẩm của mình trên bàn giấy của những nhân viên công an ở trại:

“Tên hắn in trên bìa sách chứng tỏ điều đó. Như có một ma lực, hắn bước đến chỗ ấy. Hắn buộc miệng kêu to như gặp lại con mình:

  • Thưa các ông các bà, đây là sách tôi viết.

Mọi người ngơ ngác…

  • Cái gì? Anh nói cái gì?

Hắn cầm lấy cuốn truyện. Bìa có đóng dấu trại. Hắn nhìn mãi vào những tên hắn in trên bìa sách. Thật không tin được. .. Hắn lắp bắp như người ngẹn thở:

  • Quyển sách này của tôi.

Cô trung sĩ nhìn giấy tờ của hắn. Rồi lại nhìn tên hắn in trên bìa sách. Cô đưa tờ lệnh tha cho ông Thanh Vân đọc. Ông ngẩng lên nhìn hắn chăm chú từ đầu đến chân. Rồi với giọng hiểu biết:

  • Anh lại Nhân văn Giai Phẩm chứ gì?

Báo cáo ông, Nhân văn Giai Phẩm có từ năm 1956, tôi bị bắt năm 1968.

  • Thế anh bị bắt về tội gì? ( Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập I. CLB Tuổi Xanh, Hoa Kỳ: 2000, 127- 129).

Từ 1956 đến 1973 là một khoảng thời gian khá dài, đủ dài để nhà nước CHXHCNVN biến bốn từ “Nhân Văn Giai Phẩm ” thành một … tội danh : “Anh lại Nhân văn Giai Phẩm chứ gì?”

Và thêm mười năm sau nữa thì “Nhân Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch” – theo như tường thuật nhà phê bình văn học Thụy Khuê , trong phần lời tựa tác phẩm (*) của bà :

Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ. Kín đáo dò hỏi những người thân trong gia đình sống ở Hà Nội, thuộc thế hệ ‘phải biết’ Nhân Văn, xem có ai còn nhớ gì không? Nhưng không, tuyệt nhiên chẳng ai ‘nghe nói’ đến những cái tên như thế bao giờ: linh hồn Nhân Văn đã bị xóa trong ký ức quần chúng, và như vậy, ‘nọc độc’ Nhân Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch.

Ðó là lý do chính khiến vài năm sau, khi thực sự bước vào nghề cầm bút, tôi đã coi Nhân Văn Giai Phẩm là một trong những nghi vấn văn học hàng đầu, cần phải tìm hiểu. Bài viết đầu tiên của tôi về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đăng trên nguyệt san Văn Học, California, số 27, tháng 4 năm 1988; tiếp theo là những buổi phát thanh trên đài RFI, trong nhiều chương trình từ 1991 đến 2004, trong số đó có những buổi phỏng vấn các tác nhân chính của phong trào: Lê Đạt, Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang.

Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm, từ 1988 đến ngày nay.”

Thụy Khuê mô tả thành quả “công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm” của mình bằng tên gọi (khiêm tốn và giản dị) chỉ là một cuốn sách. Thực ra, đây là một công trình biên khảo (dầy đến 957 trang giấy) và chỉ cần xem qua thư mục cũng như phần phụ lục – gồm 164 trang – cũng đủ khiến cho bất cứ ai còn quan tâm đến phong trào Nhân Văn cảm thấy ấm lòng, và bồi hồi xúc động.

Trong buổi tọa đàm bỏ túi – tại toà soạn Diễn Đàn Giáo Dân, vào sáng hôm 03/ 03/ 2012 – những người hiện diện (Trần Văn Cảo, Nguyễn Đình Cường, Nguyễn Chí Thiện, Trần Nguyên Thao, Trần Phong Vũ … ) đều lặng nhìn tác phẩm, còn thơm mùi mực của Thụy Khuê, với rất nhiều xúc cảm. Cái cảm xúc của những kẻ được chứng kiến cảnh một chiếc tầu chìm (mang theo hàng ngàn sinh mạng, cùng với những di sản vô giá) đã nằm im lìm dưới lòng đại dương – hơn nửa thế kỷ qua – vừa được trục vớt ra khỏi biển sâu.

Nhờ vào sự tận tụy của Thụy Khuê, và một số những đồng nghiệp của bà (trong cũng như ngoài nước: Lại Nguyên Ân, Phạm Thị Hoài …)  những tiếng kêu uất nghẹn và những mảnh đời oan khuất – tưởng đã tiêu trầm với thời gian (nay) vẫn còn tươi rói và nguyên vẹn, gần như không thiếu một ai (**).

Thụy Khuê chia tác giả của Nhân Văn Giai Phẩm ra làm hai thành phần khác biệt:

“Loạt bài chính luận trực tiếp định hướng tư tưởng của các nhà trí thức và loạt bài sáng tác dấn thân nói lên khát vọng tự do của các văn nghệ sĩ. Hai thể loại này đan cài và bổ sung cho nhau, tạo nên làn sóng đấu tranh toàn diện cho tự do dân chủ và tự do tư tưởng.”

Cả hai, tất nhiên, đều phải trả giá bằng những đòn thù hung bạo và ti tiện như nhau. Trong khuôn khổ của một trang sổ tay, chúng tôi xin phép sẽ không nhắc đến tên những hung thủ hay thủ phạm (họ không đáng gì để chúng ta phải bận tâm) và chỉ ghi lại đôi nét chính, về vài ba nhân vật (theo thứ tự alphabétique) mà số phận bi đát nhất so với những người đồng cảnh, qua ngòi bút của Thụy Khuê:

– “Thụy An (1916 – 1989) là một khuôn mặt nổi trội, bị kết án nặng nề nhất. Trường hợp của bà giống như một bi kịch Hy Lạp, và cho đến nay, chưa mấy ai hiểu được những khúc mắc ở bên trong.”

“Thụy An là ai?

“Là phụ nữ duy nhất, không viết bài cho NVGP, nhưng tên bà bị nêu lên hàng đầu trong ‘hàng ngũ phản động’, bà bị quy kết là ‘gián điệp quốc tế’, lãnh án 15 năm tù cùng với Nguyễn Hữu Đang…”

“Về việc bà chọc mù mắt, dư luận chính thức loan rằng bà bị tai nạn ở mắt, khi đi lao động cải tạo. Chúng tôi hỏi nhà thơ Lê Đạt, người rất thân với bà trong suốt hành trình Nhân Văn Giai Phẩm: có phải trong Hỏa Lò chị Thụy An tự chọc mù mắt ? Lê Đạt lặng lẽ gật đầu, không thêm một lời nào cả…”

“Tháng 10/1974 Thụy An được thả theo diện ‘Đại xá chính trị phạm trong hiệp định Paris’, cùng với Nguyễn Hữu Đang. Bà bị trả về quản thúc ở Hoà Xá. Trên đường giải về làng, khi bị đẩy xuống xe tù, bà bị ném đá. Bà mất ngày 10/6/1989, tại nhà riêng ở đường Lê Văn Sỹ, Sài gòn.”

– “Phùng Cung (1928-1998) đại diện cho tất cả những người bị tù không có án, thậm chí không có lý do, hoặc lý do mơ hồ, khó hiểu, trong danh sách hàng trăm người bị xử lý nặng, hoặc hàng ngàn người, đã ‘liên hệ’ xa gần với NVGP, với nhóm ‘Xét lại chống đảng’ những năm sáu mươi. Mỗi cá nhân là một trường hợp, là một chân dung bị xoá, bị đưa đi biệt tích, trong cô đơn, đau khổ…”

“Dưới mắt Phùng Cung, chính sách đấu tranh giai cấp của đảng cộng sản, được mô tả dưới dạng phân chia giai cấp giữa ChóNgười. Giai cấp mà ông gọi là chó thuộc thành phần những kẻ ‘úp mặt hôn mê liếm lộc’, những kẻ ‘cưỡng bức ngữ ngôn’, những kẻ ‘tình nguyện trọn kiếp bút nô’, những kẻ ‘ngợi ca tội ác’… Và trong bối cảnh, chó đô hộ người, các công tác dò thám, hãm hại, thủ tiêu, đạt đỉnh điểm. Sự triệt tiêu văn hoá trở thành quốc sách. Chưa một ngòi bút nào đi xa đến thế trong việc mô tả xã hội độc trị…”

“Bài Nghe đêm gói trọn nỗi cô đơn cuối đời của con người bị lưu đầy, vì chữ nghĩa, từ tuổi thanh niên đến lúc đầu bạc:

Đêm chợt nghe
Trong gối vọng tiếng ru
Lắng tai mới rõ
Tiếng tóc mình chuyển bạc …

Đó là sự cô đơn của kẻ một mình một ngựa trên hành trình mở nước và dựng nước về phía văn hóa, tình nước và tình người.”

– “Nguyễn Hữu Đang (1913-2007) là một trong những khuôn mặt trí thức dấn thân tranh đấu cho tự do dân chủ can trường nhất trong thế kỷ XX. Là cột trụ của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, Nguyễn Hữu Đang đã bị bắt, bị cầm tù, bị quản thúc và mất quyền tự do phát biểu trong 49 năm, từ tháng 4/ 1958 đến tháng 2/2007, khi ông mất…”

“Sau thời kỳ quản thúc ở Thái Bình, được về sống tại Cầu Giấy, ngoại ô Hà Nội, ông vẫn bị ‘chăm sóc’ kỹ càng. Điện thoại của ông, cũng như của các thành viên cựu Nhân Văn đều bị kiểm soát, nhưng riêng ông, ông không được phục hồi quyền phát biểu, tức là không được quyền trả lời phỏng vấn công khai như những người khác…”

“Nguyễn Hữu Đang là một khuôn mặt chính trị, văn hoá và đấu tranh, hiếm có trên chính trường Việt Nam dưới chế độ cộng sản. Một người theo đảng từ lúc 16 tuổi, hiểu rõ hơn ai hết quy luật tuân thủ của một cán bộ cộng sản. Nhưng ông đã đi ra ngoài trật tự ấy. Nguyễn Hữu Đang luôn luôn giữ vị trí tự do trong hành động cũng như tư tưởng của mình. Chính trong tư thế tự do ấy, ông đã đứng lên lãnh đạo phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đã tạo được một thời kỳ sôi nổi, trong vòng bốn tháng, trí thức và văn nghệ sĩ, dám nói, dám viết những điều mình nghĩ, dám chủ trương cải tiến xã hội Việt Nam thành một nước dân chủ theo đà tiến của thế giới bên ngoài.”

“Nhưng Nguyễn Hữu Đang đã thất bại. Sự thất bại của Nguyễn Hữu Đang cũng là sự thất bại chung của một dân tộc. Và hậu quả kéo dài đến ngày nay: nước Việt là một trong những nước cuối cùng, ở thế kỷ XXI, vẫn còn chưa biết nhận diện, để đòi hỏi những quyền cơ bản và tất yếu nhất của con người, đầu tiên là quyền tự do tư tưởng.”

Công trình biên khảo của Thụy Khuê không chỉ giới hạn vào phong trào Nhân Văn. Trong phần lời tựa, bà cho biết thêm :

“Trong quá trình làm việc, có những ngã rẽ bất ngờ: khảo sát về Phan Khôi, tôi thấy sau khi đi Pháp về, Phan Châu Trinh giao cho Phan Khôi nhiệm vụ viết lại lịch sử đời mình, từ đó, phải tìm hiểu về những ngày Phan Châu Trinh ở Pháp, dẫn đến mối tương quan giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh, người tự nhận là lãnh tụ đầu tiên của phong trào Việt kiều Yêu Nước.”

“Tôi tìm đọc nguyên văn tiếng Pháp các bài viết ký tên Nguyễn Ái Quốc, mới thấy tác giả những bài viết này phải là người biết tiếng Pháp rất sâu và có văn tài; không thể là người mà Trần Dân Tiên mô tả trong cuốn hồi ký ‘Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch’. Vậy có một sự giả mạo lịch sử quan trọng cần phải tìm hiểu đến nguồn cội. Đó là lý do tại sao có phần biên khảo về Vấn đề Nguyễn Ái Quốc trong cuốn sách này.”

“Sự giả mạo lịch sử quan trọng” này, và công việc “tìm hiểu đến nguồn cội” của Thụy Khuê đã đưa đến lời khẳng định của bà, ở đầu chương 16, như sau:

“Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật. Chỗ nào ông muốn viết (hoặc sai người viết), chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, đều có chủ đích rõ ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận mình là tác giả những bài viết và những công trình không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận này … chỉ chú ý đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919 đến1923. Thời gian này, ông tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và chính những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh.”

Về cú “knockout” vô cùng ngoạn mục này của Thụy Khuê (kể như đã chấm dứt vĩnh viễn sự nghiệp giả trá của một nhân vật lịch sử vào bậc quan trọng nhất ở Việt Nam) chúng tôi xin

03/2012

—————

(*) Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc, biên khảo của Thụy Khuê, sách dầy 976 trang, bìa cứng, Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2012, giá bán 40 M.K, có thể đặt mua theo địa chỉ sau: Tủ Sách Tiếng Quê Hương, P.O.Box 4653, Fall Church, VA  22044, email:  info@tiengquehuong.com

(**) Theo chỗ hiểu biết của chúng tôi, trong  công trình biên khảo này, chị Thụy Khê đã không nhắc đến một số tên tuổi quen thuộc khác, cũng có liên quan ít nhiều đến phong trào Nhân Văn như Bùi Quang Đoài, Thanh Châu, Hoàng Huế, Hoàng Yến, Hữu Loan,  Tạ Hữu Thiện … Tuy nhiên, nếu nói theo Lê Đạt (“…ở đất nước Việt Nam, những người đau khổ vì Nhân Văn chắc rất nhiều, không thể đếm xuể được”) thì sự sai sót – dù vì bất cứ lý do gì – là điều rất khó tránh khỏi.

9 BÌNH LUẬN

  1. Thus Spoke Tưởng Năng Tiến, “một trong những cây viết chủ lực đáng nể, đáng trọng của người Việt hải ngoại chống Cộng”, rằng nếu vô ơn với lính Bác Hồ thì hổng xứng đáng đại diện cho Việt Nam, tớ bót lại 1 “nhân văn” viết về “lính Bác Hồ” và công lao của họ

    Khi đoàn quân tiến về là đêm tan dần

    Như mùa xuân xuống cạnh đường nghe gió về

    Hà Nội bừng tiến quân ca

    Bài thơ trên là của Văn Cao, 1 trí thức luôn trung thành với Đảng, với cách mạng . Dù bị ngược đãi 1 tẹo, ông vẫn trung thành với lý tưởng của người “lính Bác Hồ”, trung thành với Đảng, chớ hổng có dinh tê hay vượt tuyến . Trích Giáo Sư Tương Lai, từng nối nghiệp quốc sư Vũ Khiêu làm Viện trưởng viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam (cả 2 miền Nam-Bắc) “Văn Cao đã đi trước thời đại, người nghệ sĩ đã dự phóng được tương lai, bài này ra đời trước 5 năm ngày giải phóng thủ đô“. Nếu Tưởng Năng Tiến, “một trong những cây viết chủ lực đáng nể, đáng trọng của người Việt hải ngoại chống Cộng” mến mộ Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, bắt chước tren ecommerce bi giờ, rất có thể Tưởng Năng Tiến, “một trong những cây viết chủ lực đáng nể, đáng trọng của người Việt hải ngoại chống Cộng”, sẽ thờ Giáo Sư Tương Lai, đệ tử của Tổng bí thư Lê Duẩn, Tưởng Thú Võ Văn Kiệt & Thủ tướng Phạm Văn Đồng . Ha nguyen nên học Giáo Sư Tương Lai trong chuyện “ái tử thi” Thủ tướng Phạm Văn Đồng, vì cách GS Tương Lai ái tử thi Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhìn đỡ dơ & đỡ tởm hơn bác nhiều

  2. Tưởng Năng Tiến trong bài này lại thiếu “khách wan” gòi

    Cách đây hổng lâu lém, Hoàng Hải Vân có trưng ra bài của Nhà Văn Nguyên Ngọc phê phán Phùng Cung . Là 1 người (rất) mến mộ văn tài & đạo đức của NN, đáng lẽ ra Tưởng Năng Tiến, nếu khách wan để được đăng báo Đảng, cần phải lên án Nhân Văn-Giai Phẩm mới đúng tinh thần hòa giải hòa hợp, hợp lưu chớ . Chống Cộng cũng có cả triệu cách, có cần phải giữ 1 cách nhìn chủ wan, 1 chiều như thía này hông ?

    Còn về Bác Hồ (*), ngay chính tác giả cũng đã khẳng định vô ơn với “lính Bác Hồ” thì hoàn toàn hổng xứng đáng là người Việt Nam or đại diện fo 1. Count me the Phúc out. Thì để xứng đáng là 1 người Việt trong con mắt của Tưởng Năng Tiến “một trong những cây viết chủ lực đáng nể, đáng trọng của người Việt hải ngoại chống Cộng”, 1 nhận xét rất xác đáng, đã phải nhớ ơn “lính Bác Hồ” aka lính của/theo Bác Hồ thì cũng phải nhớ ơn Bác Hồ lun chớ .

    Hổng lẽ lại như ô Nguyễn Hữu Vẹn, trí thức VK PAP, thích tất cả những gì dưới thời Bác, ngoại trừ Bác ?

    Chỉ lói thía lày, TẤT CẢ những trí thức mà Tưởng Năng Tiến “một trong những cây viết chủ lực đáng nể, đáng trọng của người Việt hải ngoại chống Cộng” kính trọng -Nhà Văn Nguyên Ngọc, Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, Nhà báo cách mạng Đoàn Bảo Châu …- ai ai cũng kính trọng Bác Hồ hít chơn hít chọi lun

    (*) để bảo đảm tính khách wan. Học đòi Tưởng Năng Tiến “một trong những cây viết chủ lực đáng nể, đáng trọng của người Việt hải ngoại chống Cộng”

  3. Somewhat & loosely related

    Đây là người dân gốc Cộng nghĩ về văn hóa VNCH

    NCM 09/03/2022 at 11:40 pm
    Bây giờ Ngụy mà còn…?
    Thử xem lại cái “Ngụy” ấy đã làm được những gì, đã có những tác phẩm gì …vang danh nơi xứ người ??? Chứ đừng nói tới “vang danh năm châu bốn bể” !!!
    Ngưng “tự sướng” đi cái, được không ???

    Hợp với chả lưu, mịa kiếp . In the name of “hợp lưu”, “trí thức” hải ngoại đã & đang làm nhìn chiện khá (là) khốn nạn

  4. Nhân văn giai phẩm
    Chỉ là cán bộ ta bị đảng ta chỉnh huấn

    Chuyện này đã lỗi thời rồi. Tất cả những người trong nhóm này nếu còn sống thì sau 75 đều dần dần được VC chính thức hoặc gián tiếp “phục hồi danh dự”. Không tin quý vị về hỏi hội nhà văn hiện tại của VC xem. Phùng Quán, Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang, Trần Đức Thảo, Phùng Cung, Nguyễn Bính, Phan Khôi, Hoàng Cầm, Đào Duy Anh v.v. bây giờ thì VC đều tôn vinh họ cả đấy.

    Nhân văn giai phẩm chẳng qua là VC TA phê bình TA vậy thôi. So với văn nghệ sĩ VNCH thì không nhằm nhòi gì cả. Bởi vì họ chống cộng triệt để. Chứ không nửa vời hàng hai chàng hảng như nhóm NVGP. VC có thể phục hồi danh dự cho Nguyễn Hữu Đang hoặc Phùng Quán, Hoàng Cầm, Phùng Cung …. chứ nó không bao giờ công nhận các nhà văn chống cộng như Nguyễn Mạnh Côn, Hồ Hữu Tường, Vũ Hoàng Chương, Tuệ Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Vũ Khắc Khoan, Bình Nguyên Lộc v.v

  5. Cái tôi ac biến môt dân tôc thành ngu muôi là vô cùng thảm khốc.Nghèo rồi có thể giàu.Nhưng ngu si-dốt nát ,thì k bao giờ trở thành thông minh sáng lan đươc ,nếu k có một nền giáo dục nhân bản và tiến bộ! Điều nầy đả nói lên rằng còn DCS thì Dân tôc việt còn trong đêm tối. Rất dễ hiểu vì CS chọc-thủng-mắt mọi người,như đả làm với nhà văn Thuy An!!

  6. Sau 69 năm đất nước bị CS, TB chia đôi
    Sau 20 năm cuộc chiến tranh do Liên Xô ủy nhiệm để cả nước thống nhất trong XHCN chết hàng triệu người. Ruộng đồng bỏ hoang, thành phố đổ nát..
    Sau 20 năm băng đảng thủ phạm chiến tranh kềm kẹp dân trong kinh tế bao cấp Dân không chết vì chiến tranh thì vẫn chết vì đói khát, bệnh tật, vì chạy trốn CS phải băng rừng vượt biển tìm đất sống tự do .
    Sau 28 năm CS tan hàng, băng đảng trị dân phải đu bám theo Tư Bản để còn đảng còn mình, sau những năm phát động chiến tranh phi nhân phi nghĩa cho CS.
    Tưởng đất nước chỉ cần chữa trị ung nhọt độc đảng, để kinh tế được hồi sinh, dân cùng nhau xóa đói giảm nghèo .
    Ai ngờ độc đảng còn làm nẩy sinh không biết bao băng nhóm lợi ích lớn nhỏ . Nhóm này nhóm kia được phe nhóm cầm quyền bảo kê cắn xé lẫn nhau,càng khiến dân nghèo cơ cực.
    Quả thật KTTT định hướng XHCN đã làm cho dân nước mình giẫy chết thay cho TB,
    Dmcs
    Dm mày dog phét
    Mẹ dog phét mút cacx Tao
    Đập chết cha mày dog phét

    • He he he …

      Ai Can Du…Xin đừng “Dm dog phét”, vì:

      nếu Phét là dog

      thì mẹ phét cũng là…gì?

      Anhma2 đòi đờ mờ phét tức là anh doggy con …dog đó.

      Rồi anh lại còn muốn con dog mút cacx cho anh thì ha ha ha …coi chừng nó cắn đứt của quý đấy.

      Mong anh bảo…chọng!

      • Hay hay, cười té ghế luôn, ha ha
        Cũng biết vậy nhưng chờ dog phét tự nói thì lúc đó sẽ chửi kiểu khác.
        Giờ thì cứ tiếp tục dm dog phét cho nó chết hộc máu vì tức

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên