Vết thương còn mưng mủ – Nhân đọc Như Hạnh về Triết trước 1975 ở miền Nam

3

Thính Đằng (Facbook)

Nhân đọc bài “Suy nghĩ về triết và nghĩ lại về triết tại (Nam) Việt Nam trước 1975″ (tapchitriet.com) của ông Như Hạnh, thật ra tính mình không thích mấy tranh luận kiểu này (ra cà phê thì ok), thứ đến, triết chẳng phải là ngành của mình. Nếu còn trẻ được đi Mỹ học, mình sẽ chọn vật lý/toán, CNTT, dứt khoát là không học triết. Có điều đọc bài này thì rất khó chịu mặc dù không phải là không có những chi tiết đắt trong đấy (ví dụ Tạng Kinh Narthang).

  1. Triết miền Nam, ĐH Vạn Hạnh

– Viện trưởng đầu tiên là Hòa Thượng Thích Minh Châu. Nói tóm, Hòa Thượng Minh Châu có cao vọng, nhưng mà tổ chức một viện đại học đâu phải là chuyện đơn giản. Trước hết là tài lực. Lấy gì làm trường sở? Sau đó là nhân lực. Lấy ai ra dạy? Tôi thuộc thế hệ học sinh đầu tiên của Đại Học Vạn Hạnh, lúc đó trường sở là mấy ngôi chùa và chỉ có một khoa thôi, đó là khoa Phật Học …

– Đáp: Nếu VĐHVH không mở khi ấy thì bao giờ sẽ mở? Muốn phán xét về tình trạng miền Nam nói riêng và cả nước nói chung, thì phải nhìn từ góc độ khi ấy: VN mình (196x) nghèo, chiến tranh, vừa mới có một ít độc lập, tự chủ thì làm sao có thể so được với Mỹ, một cường quốc số một của thế giới? Năm 1998, trường Tôn Đức Thắng vừa được thành lập cũng chẳng khác: thuê một phòng cho BGH, 1 phòng cho các khoa gồm CNTT, Anh Văn và QTKD và khoảng 8 phòng học (có lẽ ít hơn cả Vạn Hạnh). Chỉ 6 năm thôi, bạn có thể lên mạng xem mức bề thế trường lớp của nó! ĐHVH cũng vậy, có thể dễ dàng kiếm tài liệu về ngôi trường này, cho đến 1975 thì số lượng sv và các khoa của nó là bao nhiêu!

– Các giáo sư triết của (Nam) Việt Nam thuở ấy thì giống như đào kép trong gánh cải lương lưu động. Có nhiêu đó đào kép thôi, tuần này lưu diễn thành phố này, tuần sau lưu diễn thị trấn khác.

– Đáp: nhiều đại học khác ở VN giờ vẫn vậy: 3 tiết đầu thì dạy trường này, xong lật đạt phóng xe sang trường khác cũng vì miếng cơm manh áo cả thôi; giờ thì có lẽ đã cải thiện về bằng cấp của giảng viên đại học (tối thiểu thạc sĩ, nhưng khoảng 15 năm trước thì phần nhiều GV cũng chỉ có cử nhân, gọi là cơm chấm cơm).

– Nói tóm, triết trước 1975 nói ra thì buồn bã thôi. Nó chẳng khác gì VŨNG LẦY… Còn về Đại Học Vạn Hạnh, tuy rằng cái trường này suýt nữa là làm đời tôi tàn mạt…

– Đáp: VŨNG LẦY? Tôi cũng không biết nói làm sao khi ông Như Hạnh may mắn qua Mỹ học hành, làm việc để rồi quay nhìn lại đống vũng lầy đó: Mỹ cường quốc số một thế giới, văn hoá, đào tạo, GS, thư viện, … mọi thứ đều số một thế giới. Có lẽ điều này ông Như Hạnh nói cũng đúng, nhưng, chẳng phải Ns Lê Uyên Phương chẳng nói hay sao: VŨNG LẦY CỦA CHÚNG TA!

Hình dưới đây cho thấy PGS Nguyễn Vũ Hảo đã cám ơn những người trong vũng lầy ấy như thế nào – mặc dù mấy mươi năm trước họ ở hai bên chiến tuyến khác nhau; là kẻ thù của nhau, thậm chí PCT [Phạm Công Thiện (?)] còn bị xếp vào loại văn hoá Mỹ, Nguỵ phản động [mấy tay CS miền nam còn kết án nặng nề hơn, xem [Biệt kích văn hóa], một cuốn sách do Trần Văn Giầu, Vũ Hạnh, Lữ Phương viết]. Sau 1975, PCT còn ở VN chắc chắc không né được các trại cải tạo!

Vậy mà giờ đây, trí thức miền Bắc còn ngỏ lời cảm ơn – ta phải nghĩ gì?

Và riêng ông Như Hạnh, theo như tôi biết thì sau khi học xong, có tham gia hoạt động xuất bản (Kinh Thi?), dịch một vài đầu sách, thế thì chất lượng của ĐHVH cũng đâu đến nỗi nào mà gọi là tàn mạt?

Theo tôi đọc được một tài liệu của 1 Gs MỸ: ở đại học có một nghịch lý – ông thầy kém nhất chính là ông thầy giỏi nhất! Vì sao? Vì khi đấy SV phải tự học và đây chính là một trong những nét đặc biệt của nó!

  1. Về những cá nhân

– Trước 1975 có một ông rỗng tuếch mà to mồm[31] huyênh hoang nói rằng dịch Sein sang Việt ngữ là hữu thể là sai bét, “ngu xuẩn”, phải dịch là “tính thể” mới đúng. Nhưng mà “tính thể” có vai trò và ý nghĩa gì trong tiếng Việt mà nó lại có thể hoàn toàn diễn đạt được chữ Sein của Đức ngữ và nhất là chữ Sein theo cách hiểu của Heidegger? Đó là chưa nói rằng “tính thể” là một danh từ, trong khi Sein, theo một học gỉa Mỹ chuyên về Heidegger thì Sein phải là động từ.[32] Đại khái ông nói dịch Sein sang Anh ngữ thành Being là lầm lẫn, đúng hơn phải là “to be”.

– Đáp: việc ông PCT dịch SEIN là TÍNH/TÍNH THỂ/THỂ TÍNH tôi cũng không ưng, nhưng nói ông PCT không biệt nỗi SEIN vừa là động từ vừa là danh từ thì tôi cũng chịu! Hơn nữa, ngay trong số tạp chí này, ông DND vẫn theo PCT dịch SEIN là TÍNH THỂ (bài [Hệ diễn ngôn thi pháp Trung Quốc…])- THẬT LÀ HÀI HƯỚC, có lời khen ông NHL để cả hai bài này trong cùng một số, đây là biện chứng thứ thiệt!

– Còn hai ông Bùì Giáng và Phạm Công Thiện là thuộc loại dịch giả cưỡi lên đầu lên cổ tác giả. Xin đưa ra bằng chứng, Jiddu Krishnamurti, một trong các “guru” lớn của thế kỷ 20. Krishnamurti viết bằng một thứ Anh ngữ rất đơn giản trong sáng. Ông chủ ý như thế, cố tránh không xử dụng thuật ngữ của một ngành học chuyên môn nào cả. Nhưng nếu chúng ta đọc bản dịch của ông Phạm Công Thiện, chúng ta không khỏi nhận thấy đôi khi Krishnamurti có khẩu khí của một tên côn đồ.

– Đáp: ông NH [Xin đưa ra bằng chứng…] thế thì tôi muốn ông NH đưa cụ thể 1 câu nào của Krishnamurti mà ông PCT dịch theo khẩu khí của côn đồ?

 

– Thiệt sự thì ông đâu có credit hay trình độ gì để mà được một đại học Mỹ nhận vào học.

– Đáp: theo lời PCT và Lê Khắc Thanh Hoái (vợ ông PCT) thì ông PCT có MỘT ít bằng cấp!

– Có lần ông còn khoe khoang vớ vẩn trong một cuốn sách của ông rằng, “tôi vừa ném trọn bộ Summa Theologica của Thomas Aquinas vào một thùng rác ở lề đường Paris.” Cái gì? Nếu mình không học thần học, nhất là thần học Catholic, mình mua sách của Thomas Aquinas để làm gì?

– Đáp: PCT đọc Summa Theologica (Thomas Aquinas) để làm gì thì vui lòng xem hình bên dưới.

– Trình độ hiểu biết của Phạm Công Thiện về Phật Giáo không hơn gì một ni cô chú tiểu bình thường.

– Đáp: THẬT KHÔNG?

– Đây không phải là chỗ thảo luận vấn đề này, nhưng mà tôi không khỏi thắc mắc tại sao ông Trịnh Công Sơn lại nói “gia tài của mẹ một bọn lai căng, gia tài của mẹ một lũ bội tình”? Có dân tộc nào mà không lai căng?

– Đáp: TCS là nghệ sĩ, ngôn từ cần được hiểu theo nghệ sĩ: lai căng mà ở đây ông NH vặn khi so với [thuần chủng] thì tôi cũng hết ý kiến!!!

– Chúng ta có thể gọi Hòa Thượng Minh Châu là một thứ “idiot savant”, mặc dù phần “idiot” nặng hẳn hơn phần “savant”. Hòa Thượng là người có học đàng hoàng, lấy PhD ở Đại Học Phật Giáo Nālandā. Tôi mang ơn được học Pāli với Hòa Thượng trong hai năm. Nhưng mà ngoài Pāli và một phương diện rất hẹp và không thiết yếu của Phật Giáo ra, Hòa Thượng dường như không biết gì hết, thậm chí không phân biệt được ai là giỏi là dốt.

– Đáp: may là […mang ơn được học Pāli…]

– Với cương vị là triết gia Descartes lớn hơn Nietzsche nhiều.

– Đáp: không đồng ý: Descartes chỉ may mắn có vai trò bản lề khi thời điểm chuyển sang cận đại.

KẾT LUẬN: ÔNG NHƯ HẠNH ĐỪNG SỔ TOẸT THẾ CHỨ!

[HẾT HỨNG GÕ PHÍM]

Bài của ông Như Hạnh:

https://tapchitriet.com/?p=598#post-598-footnote-ref-9

 

3 BÌNH LUẬN

  1. trời ơi! người ta lấy bài của fb Thính Đằng thì người ta để như vậy là đúng PHẢI PHÉP RỒI, đâu có ĐẠO VĂN như các tiến sĩ xhcn đâu. Còn lý do người ta để TÁC GIẢ ĐÀN CHIM VIỆT là vì bài này người ta tự ý lấy từ fb Thính Đằng chứ không phải Thính Đằng gửi cho đàn chim việt. Ghi như vậy là RẤT ĐÚNG PHÉP TẮC VÀ TÔN TRỌNG TÁC QUYỀN RỒI BẠN UI!

  2. Giừa các triet gia……lừng khừng nửa mùa của ĐAN CHIM VẸT và nhà vật lý trứ danh Stephen Hawking thì anh Phét Xin nguyện đứng về phía Stephen Hawking để tin rang “TRIET HỌC ĐẢ CHẾT”.

    Em Xin mượn vần thơ của Tran Te Xuong để thay đổi chử nói về số phận của ngành triet học trong the ky 21 này :

    Triet học ngày nay đả hết thời

    Muòi thằng học triet, chin thằng ngu

    Phuong trinh hàm số khong biét giải

    Đạo hàm tích phân lại càng ngu

    Cô hàng bán sách lim dim ngủ

    Thầy triết đăm chiêu đi cày ruộng

    Kẻ sĩ ngu ngơ thay đổi nghề

    Tỉ phú đi du lịch không gian

    Triet học ngày nay đả chết rồi.

  3. Đề nghị BBT của ĐCV nên để rõ tên tác giả bài viết, chớ không nên để chung chung là ĐCV, như đã làm trong nhiều bài viết khác. Nếu bài viết này lấy từ Facebooker tên Thính Đằng chi đó, thì cũng phải nêu rõ. Xin cám ơn.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên