Nơi núi rừng Khe Sanh và trên vũ trụ ảo

15

LAO BẢO, QUẢNG TRỊ: Bạn hãy biết rằng hôm nay ngày mồng bốn Tết (25 tháng 1, 2023) tôi đang ở một thị trấn nhỏ gần biên giới Lào-Việt, gần Khe Sanh. Trong căn cốc nhỏ giữa một trang trại trà trên núi, bên giòng sông thượng nguồn Thạch Hãn, đủ tiện nghi hiện đại, tôi ngồi bên máy vi tính để “bước vào” thư viện đại học online. Tôi nhắp chuột vào cuốn mới nhất (2022) của triết gia Mỹ nổi tiếng hiện nay, David J. Chalmers, “Reality Plus: Virtual Reality and the Problems of Philosophy” (Thực tại Cọng: Thế giới gần như thực và các vấn đề triết học).

Cuốn sách hiện lên trên màn ảnh vi tính như hình thể thực tế của cuốn sách bên ngoài. Tôi “giở” từng trang và đọc chương đầu. Tôi “gấp” sách lại và nhìn qua cửa sổ. Bên ngoài, cơn nắng vàng cao nguyên Việt Nam chiếu xuống thung lũng xanh rờn bên kia đồi. Tôi thấy chính mình đối diện với hai cõi thực tại: một thực tại của “virtual reality” (gần như thực) qua kỹ thuật điện tử, đối lại cái thực tại của tổng thể thân xác trong môi trường mà bạn đang hiện diện trong đó. Tôi tự hỏi, thực tại nào là “thực”? Biên giới giữa “thực” và “ảo” nằm ở đâu?

THẾ GIỚI ẢO LÀ GÌ?

Trong thực tại gần như thực của “virtual reality,” thế giới của không gian điện tử, cyberspace, là một tổng thể hiện hữu khác: một cõi vượt thời gian và không gian mà tất cả chỉ còn là tín hiệu của một trật tự điện toán vượt ra khỏi biên độ thế giới vật thể. Ở đó, bạn có thể đi lướt qua hàng trăm đề mục thư viện với tốc độ của ánh sáng. Bạn chọn lựa tin tức và dữ kiện trên tầm mức hàng ngang – mọi thứ đều được sắp xếp như nhau và chỉ cần một nút bấm là bạn có thể bước vào gần như mọi cửa ngõ tin tức.

Ðây là “hypertext,” nơi mà bản chất liên hệ giữa các đơn vị hiện hữu được đặt trên căn bản “nodal order” – không có tính lịch sử từ những nội dung thực nghiệm. Tất cả đều nằm trên một vĩ tuyến hàng ngang gần như tuyệt đối mà sự di động của tâm ý của kẻ đi tìm (searcher) có thể vượt qua hàng triệu biên giới vô hình trong khoảnh khắc. Một cõi hiện hữu chỉ là một màn ảnh của những “digital beings”: hữu thể (being) và hư không (nothingness) biến dạng và tương giao qua dạng thức 1-0 để tạo nên một thế giới đầy “thực tế” cho kẻ đối diện – nếu hắn muốn đi tìm. Kẻ vượt sóng Internet, online surfer, không còn là của thân xác vượt non sông nữa – mà là của chủ ý vận hành qua “cursor” và con chuột (mouse) di động trong một khoảng mặt bằng không quá vài phân tây.

Trong không gian điện toán của Internet và liên mạng toàn cầu, sinh hiện là của tín hiệu – một dòng sống của ý thức và thân xác được cấu thành từ một gốc rễ bản thể hoàn toàn là trừu tượng và vượt qua thực nghiệm. Paul Tipler, trong tác phẩm về vật lý học nổi tiếng, “The Physics of Immortality” (Vật lý học về tính Bất tử), (1994), đã định nghĩa sự sống (life) bằng khái niệm “sinh thể” (living being) rằng,

“Một sinh thể là bất cứ đơn thể nào vốn ấn ký tín hiệu, để từ đó ấn ký tín hiệu này được tồn giữ bởi sự đãi lọc tự nhiên. Do đó, ‘đời sống’ là một thể thức vận hành tín hiệu, và đầu óc nhân loại – và linh hồn con người – là một chương liệu điện toán rất phức tạp.” (A “living being” is any entity which codes information with the information coded being preserved by natural selection. Thus “life” is a form of information processing, and the human mind – and the human soul – is a very complex computer program).

Từ đó, theo Tipler thì con người có thể trở nên bất tử và sẽ sống lại ở một điểm tối hậu – the Omega Point. Đây là điểm khi mà tất cả những sinh nghiệm thể xác và linh hồn của cá nhân qua tất cả các kiếp sống luân hồi đều được dữ kiện hóa trên cơ sở dữ kiện và được giả động (simulated) lại ở thời điểm cuối cùng này. Mỗi chúng ta sẽ sống vĩnh cửu trên cõi sinh động này bằng chương trình điện toán. Ðời sống, vì thế, là hoàn toàn mang bản chất kỹ thuật điện tử. Cảm nhận và kinh nghiệm vui sướng, đau khổ đều có thể “simulated” theo ý muốn bằng dữ kiện trên căn bản “digital beings.” Và “linh hồn” chỉ là một thảo chương điện toán (computer program) hoàn toàn được tự do và thuần chủ quan.

BI KỊCH THỜI ĐẠI

Vì vậy, lịch sử chỉ là thuần biểu tượng. Nói như Nietzsche thì lịch sử chỉ là một tiến trình sinh nở, tiếp nối những lỗi lầm của khái niệm và tín hiệu. Chủ nghĩa tiến hóa của Darwin, “tồn hữu của kẻ thích ứng” (survival of the fittest), nay không còn áp dụng ở bình diện sinh vật, mà là của thế giới điện toán vì bản chất tiến hóa và đáp ứng quá nhanh và quá thực. Tất cả những gì đang bận tâm các chuyên gia kỹ thuật ở vùng Thung lũng Ðiện tử ở California đều mới chỉ được phát minh trong vòng hai năm qua – và sẽ hoàn toàn biến mất trong vòng hai năm tới.

Ðời sống chỉ còn là những nỗ lực hoàn chỉnh hệ thống trật tự dữ kiện hàng ngang. Con người bị tràn ngập với dữ kiện để tất cả không còn cái gì là quan trọng và không quan trọng. Tất cả chỉ là con số. Cái “thực” và “không thực” sinh hiện theo chừng phút chốc của tâm ý bất định của kẻ ngồi trước màn ảnh vi tính. Như trong những chúng ta cầm cái “remote control” liên tục bấm cả trăm băng tầng truyền hình nhưng không có gì đáng để coi mà dừng lại. Ðây là thảm kịch của sự dư thừa. Chúng ta không còn suy nghĩ, không còn thao thức với sách vở như người xưa. Chúng ta có quá nhiều nhưng không có gì cả.

Trong thế giới của Internet, đời sống không còn thuộc về bình diện sinh nghiệm dục thức (sensual immediacy). Chúng ta rơi vào cõi thực tại mới mà tất cả những kinh nghiệm bản thân và tri thức chỉ là những hệ quả của một trật tự logic. Như W. V. Quine, một triết gia lừng danh của Mỹ, quan niệm rằng con người thực tại, cá thể như tôi và anh, không có một thực tính (reality) cao hơn hay khác chi; mỗi cá thể chỉ là một giá trị của từng biến số (to be the value of a variable).

Hay nói theo Michael Heim, trong “Siêu Hình Học về Cõi Gần Như Thực” (The Metaphysics of Virtual Reality), (1993), thì trong thế giới “gần như thực” cá nhân sinh động trên cõi thuần thể thức và tách biệt trừu tượng (pure formality and abstract detachment). Heim trích dẫn triết gia Nhật Kitaro Nishida về “Logic của tính Không” rằng, sự Hữu thì toàn phương và vô thể (Being is omnidirectional and formless). Cá nhân trở nên hư không và tất cả: hắn chỉ là một đơn vị tín hiệu kết hợp qua tâm ý từ các phạm trù khái niệm. Thế là lịch sử trở nên một cuộc đời của Khái niệm (Concept) muốn phô diễn để đi tìm chính mình – như là G. F. Hegel đã viết hai trăm năm trước.

NHƯNG THỰC TẠI KHỔ ĐAU KHÔNG THỂ TRÁNH ĐƯỢC

Và để rồi kẻ đi tìm đánh mất chính mình trong không gian gần như thực?

Không. Thân xác của tôi ở trong căn lều bé nhỏ giữa rừng núi biên cương trung phần Việt Nam, vẫn ngồi bên cửa sổ căn nhà tranh. Tôi bổng nghe giữa núi đồi hoang dã có tiếng rao bán bánh mì báo hiệu màn đêm đang đến. Tôi bước ra đường nhỏ, thấy một em bé bảy tám tuối xanh xao vác bao bánh mì nặng trĩu trên vai rao kêu trong sương lạnh núi đồi. Tiếng rao “bánh mì nóng đây!” làm tôi chợt tỉnh thức. Tôi hình dung đứa bé là con hay cháu gái của mình.

Và tôi phải đối diện với một thực tính cuộc đời – một cõi sống bi đát vì trình độ sinh nghiệm chúng sanh vẫn còn ở nấc thang mà nghiệp thức tổng thể chưa được nâng lên đến cõi khái niệm. Cái đau khổ của con người Việt Nam là bản chất bi thảm nơi một cộng đồng nhân loại vẫn còn chưa đến nơi chốn mà cái ý và lý cao hơn cái thân và cái tình.

Tôi gọi em bé đến để mua một ổ mì nóng. Cầm ổ bánh mì ấm trên tay, tôi cảm thức với cuộc đời, với gian lao của sự sống mà đôi mắt em bé trước mặt đánh thức tận đáy sâu tâm hồn.

Tôi tự nhủ, ta chỉ có muốn ngồi ẩn trong túp lều tranh giữa rừng xanh để nghiền ngẫm cổ thư, để giao tác với cộng đồng thế giới ảo, cho chặng cuối đời người, để tìm ra được ý nghĩa của sự Hữu (Being) chỉ để khích động cơn say chữ nghĩa, tin tức hay là tính dục – hơn là ta phải sống bên ngoài màn ảnh vi tính như là một con người chung đụng và chia sẻ với tất cả những gì chung quanh, ở đây, ở xứ Lao Bảo, Khe Sanh, Việt Nam. Lối sống nào cho tôi chọn lựa?

Thế giới ngày nay đang bị chia ra thành hai cõi: Cõi của không gian điện toán, cyberspace, nơi mà thực tính chỉ là “gần như thực” mà giá trị sinh hiện chỉ là một hệ thống tín hiệu của digital logic; Cõi còn lại là của phần lớn những con người thực hữu đầy khổ đau.

Họ là em bé bán bánh mì buổi sáng, bà mẹ bảy mươi tuổi vẫn còn lặn lội giữa nương tranh núi rừng đào tìm khoai sắn, hay của anh phu xe đói khát, vật vã với cuộc sống cay nghiệt trên phố thị, của cô sinh viên bán thân tủi nhục ở bên đường biên giới – của tất cả chúng ta, đang sinh hữu trong một cảm nhận về giá trị thuần dấu trừ, của cái mất nhiều hơn cái hy vọng.

Chúng ta bước vào không gian điện toán nhưng chúng ta không quên cái Ta thực tại dính liền với khổ đau của con người Việt Nam hiện nay.

A VISIO DEI?

Bạn có cảm được với tôi đôi khi rằng, như có một Thần đế đứng trên cao nhìn xuống cuộc đời và thấy con người chỉ thuần là dữ kiện – a set of statistical variables? Kiến thức qua thị giác trong không gian Internet, mượn từ của G. W. Leibnitz, có trở nên một ảo giác visio dei – một thứ “tri thức toàn năng”: an omniscient cognition of the deity?

Liệu rằng cái ảo vọng tri thức toàn năng đó – qua mỗi chúng ta – có còn cảm nhận được nỗi khổ đau của em bé nghèo khổ Việt Nam ngoài kia?

Nguyễn Hữu Liêm

15 BÌNH LUẬN

  1. Triết gia viết có khác ! Một chuyện giản dị – Việt Nam khôn đốn dưới tay Cộng Phỉ – mà Nguyễn Hứu Liêm cũng bày đặt phô trương kiến thức, viết lách kênh kiệu, vô cùng đáng ghét !
    Nguyễn Hứu Liêm đã viết một chuyện mà ai cũng đã biết, cố nhiên là chẳng có chi để bàn cãi.
    Việt Nam dưới tay lũ “vượn người”, lúc nào cũng lơn lối “đỉnh cao trí tệ”, ắt phải đem đến khổ đau tan nát cho đất nước. Chuyện ấy đã xảy ra từ khi cướp Bắc Cộng tiến vô Saigon; nó vẫn còn tiếp tục tới ngày nay, dù bọn ngu việt cộng đã sống còn nhờ tư bản bơm dưỡng khi qua kinh tế thị trường. Nhưng Liêm viết đẻ phơi bày thêm cái thực trạng, thì cũng O.K. dâu có hại gì ! Cái đáng ghét là cái rởm đời, cái giộng điệu “chiết ra” của một anh lúc nào cũng vênh váo, ngầm huênh hoang cái kiến thức triết!
    Anh cu Nguyễn Hữu Liêm lúc nào cũng tưởng minh là “bố con chó sồm”. Y lên mặt cao sang rởm đời. Viết một chuyện bằng cái móng tay mà y cũng cố tìm cách lươn lẹo để cố ý khoe mớ kiến thức buồn cười của y. Đọc cái giộng kênh kiệu của Liêm, lần nào tôi cũng phải nhổ nước miếng và…chửi thề !
    Mẹ kiếp ! triết gia cỡ Karl Marx, Jean Paul Sartre, Trần Đức Thảo…còn chưa ra cái đếch gì; cỡ ” chiết ra” như Liêm thì nước mẹ gì mà làm bộ.

  2. Một chính quyền dân cử ,thường là một chính quyền chính thống,
    mới quy tụ được những nhân tài thực dụng, những kẻ của giới tinh
    hoa tranh giành tài sức để góp mặt với đời ,giúp dân ,dựng nước .

    Một chính quyền thối nát ,chỉ quy tụ được những đứa làng nhàng
    như Nguyễn Hữu Liêm … để trang điểm ,che đậy cái thối tha của
    bộ máy cầm quyền mục ruỗng .

    Kẻ có thực tài ,chẳng bao giờ cộng tác với lũ dốt nát .
    “Người khôn ở với người ngu ,bực mình”.

  3. Hôm nay có thì giờ rảnh một chút ,đọc bài viết này có cái tựa
    đề thật bắt mắt “Nơi núi rừng Khe sanh và …” , thú thật tôi đã
    đọc nó vài ba lượt .

    Tác giả cập đến : Khe sanh, Thạch Hãn, Lao Bảo, Quảng Trị ,
    biên giới Lào Việt … Toàn những địa danh nổi tiếng trong cuộc
    chiến đẫm máu giữa hai miền Nam Bắc,cuộc chiến quốc-cộng .
    Tư tưởng tôi hướng đi một chiều khác ,thế nhưng toàn thể bài
    viết không có một giòng nào ,một chữ nào nói đến cuộc chiến
    này cả . Không có một ý nào về đau khổ của chiến tranh ,thay
    vào đó là sự đau khổ về nghèo đói của một em bé bán bánh mì .
    Rồi cứ thế mà “tản mạn” ra, “liên hệ ,liên quan” qua những vấn
    đề triết học …”cõi gần như thật”, “vũ trụ ảo”,”logic của tính không” …

    Thì ra tôi bị hắn lừa ,treo đầu dê ,bán thịt chó .

    • Đồ chơi thứ thiệt của triết gia là ở hai đoạn nay:
      1. “Bạn hãy biết rằng hôm nay ngày mồng bốn Tết (25 tháng 1, 2023) tôi đang ở một thị trấn nhỏ gần biên giới Lào-Việt, gần Khe Sanh. Trong căn cốc nhỏ giữa một trang trại trà trên núi, bên giòng sông thượng nguồn Thạch Hãn, đủ tiện nghi hiện đại, tôi ngồi bên máy vi tính để “bước vào” thư viện đại học online. ”
      2. “Không. Thân xác của tôi ở trong căn lều bé nhỏ giữa rừng núi biên cương trung phần Việt Nam, vẫn ngồi bên cửa sổ căn nhà tranh. Tôi bổng nghe giữa núi đồi hoang dã có tiếng rao bán bánh mì báo hiệu màn đêm đang đến. Tôi bước ra đường nhỏ, thấy một em bé bảy tám tuối xanh xao vác bao bánh mì nặng trĩu trên vai rao kêu trong sương lạnh núi đồi. Tiếng rao “bánh mì nóng đây!” làm tôi chợt tỉnh thức. Tôi hình dung đứa bé là con hay cháu gái của mình.”
      Hiểu..chết liền!

      • Ý kiến của tôi:
        Ngài NHL nếu đi làm “cách mạng” thì mới đúng với tài năng mà đảng ta cần. Giữa thiệt và ảo thì ngài trở tay cái rụp. Thường dân thì bảo sao phải nghe vậy. Tôi quả quyết là truyện của ngài là…gần như thiệt.

      • Hao hao giống như điển tích Trang Chu mộng hồ điệp ,trong
        Nam Hoa kinh :

        “Có lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hoá bướm vui vẻ
        bay lượn,mà không biết mình là Chu nữa ,rồi bỗng tỉnh
        dậy ,ngạc nhiên vẫn thấy mình là Chu .
        Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hoá bướm,
        hay là bướm nằm mộng thấy hoá Chu .”

        Trang tử là cơn mộng của con bướm ,hay bướm là cơn
        mộng của Trang Chu ? Cái nào “thật” cái nào “ảo” ? –
        Tư tưởng cốt lõi của triết học Đông phương .

        Còn dưới đây là “tư tưởng” của NHL khi đọc Virtual Reality
        and the Probems of Philosophy: ” Bên ngoài ,cơn nắng
        váng cao nguyên Việt Nam chiếu xuống thung lũng
        xanh rờn bên kia đồi .Tôi thấy chính mình đối diện
        với hai cõi thực tại : một thực tại của “virtual reality”,
        qua kỹ thuật điện tử ,đối lại cái thực tại của tổng thể
        thân xác trong môi trường mà bạn đang hiện diện
        trong đó . Tôi tự hỏi ,thực tại nào là “thực” ? Biên
        giới giữa “thực” và “ảo” nằm ở đâu ? — trích NHL .

        Trang tử chỉ một vài đoạn ngắn,đã nói lên được
        “mộng ảo” và “thực” không có biên giới . Ng. Hữu
        Liêm thì dài dòng hơn ,cố gắng giải thích “gần như
        thật”(Virtual reality) là … “ảo” .

        Dĩ nhiên rồi ,có cần phải là một triết gia đâu ,mới
        hiểu được điều đó .

    • Có phải ngài NHL đã cắm lều ở trại sáng tác này không?

      “https://nhandan.vn/khai-mac-trai-sang-tac-van-hoc-nghe-thuat-ve-luc-luong-cong-an-nhan-dan-post719391.html”

  4. Chẳng hiểu chủ dích của tác giả qua bài viết muốn nói lên,hay
    bàn luận về việc gì ? về vấn đề gì ?

    Đọc câu kết luận ,một kết luận rất mơ hồ, huề vốn ,không rõ ràng ,
    chả biết đoán thế nào cho nó môn ra môn,khoai ra khoai . Cứ cái
    kiểu môn khoai lẫn lộn ,dễ gây hiểu lầm :

    “Liệu rằng cái ảo vọng tri thức toàn năng đó – qua mỗi chúng ta – có còn cảm nhận được nỗi khổ đau của em bé nghèo khổ Việt Nam ngoài kia?” Trích .

    “ảo vọng tri thức toàn năng ” không giải quyết được ,cảm nhận được “cái bánh mì ”
    hay “nỗi đau khổ của em bé Việt Nam ” . Có phải đây chính là chủ đích của ông Ng
    Hữu Liêm muốn nói đến ? Có phải ông Liêm cũng đồng ý với Mao : “Trí thức không
    bằng cục phân ” ?, và chỉ có tư tưởng cộng sản duy vật mới là cứu cánh cho “khổ
    đau của em bé nghèo khổ VN ” kia ?

  5. “Liệu rằng cái ảo vọng tri thức toàn năng đó – qua mỗi chúng ta – có còn cảm nhận được nỗi khổ đau của em bé nghèo khổ Việt Nam ngoài kia? “ NHL.

    Nếu chiêm nghiệm kỷ câu hỏi thì chúng ta (độc giả) có thể thấy Tự bản thân tác giả đã trả lời Có trong câu hỏi rồi. Nếu không, thì tác giả không tự vấn thảm trạng trước mặt ở câu kết của bài viết. Vấn đề là, tác giả phải làm gì để giải phóng em bé ngoài kia khỏi thảm cảnh đó hay chỉ có ngồi triết lý suông thôi?

    Hơn nữa, và ngược lại độc giả cũng tự vấn, tại sao tác giả (tự dựng cảnh hay thật sự đến đó) lại chọn địa danh “Nơi núi rừng Khe Sanh và trên vũ trụ ảo” mà không phải một nơi nào khác?

    -Có phải tác giả cố ý chọn nơi đã một thời là một mặt trận đầy máu lửa và xác người tàn khốc để làm bối cảnh “em bé bánh mì” để phơi bày sự thật, đồng thời giải tỏa được nỗi đau tiềm thức của chính mình?

    -Có phải tác giả đang ân hận vì thời trẻ con đã mê muội nghe theo những kẻ từ bên kia vĩ tuyến 17 chủ trương chém giết, nhẫy nhót ca hát trên những xác chết để rồi hậu quả cho một VN hôm nay?

  6. Cắt đôi hạt lúa ra thấy gì?

    Thấy chút bột. Hết. Nhưng loài người chế ra được hột lúa không? => Ngọng ! Loài người chỉ có thể lai tạo giống lúa thôi. Vậy, internet là gì? Internet chỉ đơn giản là kỹ thuật dựa trên điện tử và sóng vi ba truyền âm. Hết. Điện vốn đã có sẳn trong trời đất qua hiện tượng sấm sét. Trước đây khi màn ảnh TV chào đời thập niên 50 thì mọi người nghĩ là phim màn ảnh rộng sẽ cáo chung. Nhưng không phải. Movie vẫn còn. Điện thoại smart phone màn hình ra đời thì TV cũng vẫn còn tiếp tục. Nói vhung một ngày nào đó vài chục năm sau khi internet lại trở nên lỗi thời.

    Kỹ thuật cho dù tiến bộ tới đâu thì loài người sẽ vẫn còn tứ khoái ăn ngủ đ. ĩa như thường ! Nghĩa là vẫn còn thằng hành nghề bưng bô & hửi … địc. Ha ha ha !

  7. Khà khà khà, hảy thuong khóc cho con cháu các ngươi truóc rồi hảy thuong khóc cho con cháu thien hạ.
    Nội dung như thế anh Phét đả đoc đuọc đâu đó hình như trong kinh thánh thì phải khi mỉa mai nhửng thành phần đạo đưc giả

    Lòng thuong xót bao dung đại độ của Triêt gia LIÊM đả vượt ra khỏi biên giói địa lý. Từ Tây Bán CẦu lòng bao dung trăc ẩn đó đả tìm về bên kia Thái Bình Duong và tói những ngỏ ngách hang cùng ngỏ hem của vùng rừng núi LAO BẢO QUẢNG TRỊ, trong khi đó bên cạnh TRIET GIA, nuóc MẼO củng đang có hàng triệu sinh linh đang vất vưởng đói khát rét mướt trên khắp các ngả đường và các trung tâm mua sắm sầm uất của nuoc MẼO.

    Tai sao Triêt Gia LIÊM hỏng động lòng trắc ẩn tí nào sất về những tuong phản , trái khoáy của THIEN ĐUÒNG MẼO noi mà TRIET GIA LIÊM đang sông’ mà phải về tận thâm sâu cùng cốc của VIET NAM để THUÔNG VAY KHÓC MƯỚN cho những mảnh đời noi đó là sao hả hả? Phải chăng living being nơi thien đàng MẼO CUỐC khong đánh động đuọc lòng trăc ẩn của TRIET GIA ?, kakkakakakakak.

    Thảo nào có lần MARX đả lên án rằng TRIÊT GIA chỉ là những bọn lừng khừng nửa mê nửa tỉnh như đang ở trên mây. Củng thế Marx củng ghét triêt học lắm vì nói cho cùng TRIET HOC củng chỉ là hóa thân của THẦN HỌC , chỉ nhằm để củng cố sức mạnh cho kẻ cai trị và an ửi cho kẻ bị trị vì sẻ đuọc thuợng đế trả ơn sau khi chết.

    Thuọng đế có trả ơn hay không thì chẳng có ai trả lòi đuọc vì cho tói nay theo thong kê thì đả có khoảng 100 Tỉ con nguòi đả từng sống và 92 tỉ đả ra đi và MỘT ĐI KHÔNG TRỞ LẠI.

    Stephen Hawking , một nhà vủ trụ học , viện truỏng toán học của đai hoc CAmbridge(Anh) và cugn? là nguòi khám phá ra tuỏi của vủ trụ đả bảo rằng “NEXT LIFE is just a WISHFUL” , hoạc là “NO TIME FOR GOD TO CREATE UNIVERSE ” hoạc củng như Albers Einstein , Stephen Hawking đả bảo rằng “BIBLE is just a fairy story ” hoạc là “I regard the brain as a computer which will stop working when its components fail. There is no heaven or afterlife for broken down computers; that is a fairy story for people afraid of the dark

    Măc dù tự nhận là vô thần, sau khi Stephen Hawking qua đời, nhửng nguòi vô gia cư và nhửng kẻ đói khát vẩn đuọc Stephen Hawking giúp đở thông qua di chúc của ong ta.

    Nhửng kẻ khác tự nhận là HỦU THẦN(tin chua tin phặt và tin có đời sau) thì có máy ai có lòng bác ái đại đô như Stephen Hawking.

    • Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Why Dog csvn hiẹn đứng thứ 37 trên 200 nuóc về kinh tế, thua Bangladesh?
      Poland 37,5 triệu dân, kinh tế hàng thứ 25.
      Ba Lan: 30 năm thay đổi dân chủ và thị trường, vượt xa Việt Nam
      Ngày 21/9/1988, tôi đặt chân sang Ba Lan làm nghiên cứu sinh. Toàn cảnh Ba Lan XHCN trong cơn hấp hối khiến tôi thất vọng tột độ. Lúc đó đường phố thủ đô Warszawa toàn các tòa nhà xám xịt đã lâu không quét lại vôi, các cửa hàng bách hóa và thực phẩm gần như trống rỗng, những dòng người với gương mặt căng thẳng đầy lo âu bước vội trên vỉa hè hoặc chen chân chật cứng trên các phương tiện giao thông công cộng.
      Khi cầm trên tay tờ phiếu thịt 2,5kg/tháng và đường 1,5kg/tháng được phát theo tiêu chuẩn, tôi càng thất vọng hơn nữa. Ba Lan “đã xây dựng xong CNXH, đang xây dựng CNXH phát triển để tiến lên xây dựng CNCS” như tuyên truyền đây ư?
      Nền kinh tế thị trường thay thế hoàn toàn nền kinh tế kế hoạch hóa quan liêu bao cấp. Chỉ mấy tháng sau khi chuyển đổi chế độ, bức tranh toàn cảnh Ba Lan là “trên trời, dưới hàng”.
      GDP/người từ gần 2.000 USD năm 1990 lên 17.318 USD năm 2020, tính theo sức mua PPP là 37.323 USD. Mức sống của người dân Ba Lan đã vượt qua Bồ Đào Nha và Hy Lạp, đang đe dọa vượt qua cả Tây Ban Nha và rút gần khoảng cách với Italia. Trong hơn 20 năm qua, nền kinh tế Ba Lan tăng trưởng liên tục với tốc độ cao nhất Cộng đồng châu Âu (EU).
      Hiện nay, Ba Lan là cường quốc khu vực Trung Âu, có nền kinh tế lớn thứ sáu EU và là một trong những nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới. Đất nước này được xếp hạng rất cao về an sinh xã hội và chỉ số phát triển con người. Nền giáo dục Ba Lan rất phát triển. Trong khu vực nhà nước, giáo dục tiểu học và trung học được miễn học phí hoàn toàn.
      Đã sau 30 năm, bao giờ Việt Nam mới thay đổi triệt để như Ba Lan, loại bỏ được nguy cơ xung đột giữa nền chính trị bảo thủ với nền kinh tế cởi mở, mở đường cho đất nước phát triển toàn diện trong tương lai?
      StupidDog csvn
      Dog phét trả lời bố nè GDP đầu người của Vn là bao nhiêu? Để so sánh thì phải so sánh GDP, thế mới biết csvn và cs Redchina ngu( 1,4 tỷ dân ma’ thua USA)
      Dmcs
       ago
      Bọn chó đẻ Việt cộng âm thầm cấu kết dâng bán biển đảo Hoàng sa Trường sa cho bọn chó đẻ Tàu cộng cùng chung ý thức hệ cái mả mẹ nhà chúng nó ! Chính sách cai trị ngu dân tàn ác cướp bóc của các quan chức Việt cộng khốn nạn ăn bám trên xương máu đồng bào Vn !
      Dmcs

    • “Thảo nào có lần MARX đả lên án rằng TRIÊT GIA chỉ là những bọn lừng khừng nửa mê nửa tỉnh như đang ở trên mây. Củng thế Marx củng ghét triêt học lắm vì nói cho cùng TRIET HOC củng chỉ là hóa thân của THẦN HỌC , chỉ nhằm để củng cố sức mạnh cho kẻ cai trị và an ửi cho kẻ bị trị vì sẻ đuọc thuợng đế trả ơn sau khi chết.” Phét

      Ồ! Thế mà 7, 80 năm trước đây có tên bác béc gì đó chui từ trong hang Pắc pó ra ngồi dịch Triết của MARX là sao?
      Vậy là hoá ra tên bác Hù khùng đó bày trò để hù, đặng được làm cha già thiên hạ thôi chứ có triết trét cái mẹ gì đâu, đúng không?

  8. Liệu rằng cái ảo vọng tri thức toàn năng đó – qua mỗi chúng ta – có còn cảm nhận được nỗi khổ đau của em bé nghèo khổ Việt Nam ngoài kia?(NHL)

    Nhảm. Con người có khả năng tưởng tượng. Từ ngàn xưa đã vậy. Chỉ có cách thể hiện và phương tiện khác nhau thôi. Lúc chưa có phương tiện internet thì loài người cũng đã có sự tưởng tượng được thể hiện qua những cuốn kinh, truyện hay thi ca tiểu thuyết. Kinh Thánh là gì khi nói về thiên Chúa trên các từng Trời. Kinh Dịch là gì, là kinh không có chữ khi bàn về vũ trụ chỉ bằng các biểu tượng.

    Cảm nhận được nỗi khổ đau ?

    Đã là con người thì vẫn có Thiên Lương trong tâm khảm để cảm động và trắc ẩn. Thấy em bé đi chập chững bước ra đường xe thì ai ai cũng lo lắng và dừng lại bế nó vào lề đường. Người có con nuôi con nhỏ thì tự nhiên thương con mình, nói riêng, và sẽ động lòng sự thiếu thốn bất hạnh của trẻ em khác nói chung. Nhưng nếu xảy ra hỏa hoạn thì cứu ai trước? Dĩ nhiên là lo cho gia đình mình con cái của mình trước là điều tự nhiên.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên