Người Việt học được gì từ nền dân chủ Mỹ?

14

Chỉ còn ba tháng nữa là đến ngày bầu cử tổng thống 2020 và một số các chức vụ dân cử khác, nước Mỹ đang bị phân rẽ hơn bao giờ hết kể từ cuộc chiến Việt Nam lồng trong bối cảnh của Chiến tranh Lạnh.

Khởi đi từ cuộc đấu tranh giành độc lập với Anh, tiếp nối những chuyển đổi xã hội và chính trị ở châu Âu, Hoa Kỳ đã xây dựng được một nền dân chủ có thể xem như văn minh và hùng mạnh nhất thế giới, thay thế cho thể chế quân chủ kéo dài hàng ngàn năm của nhân loại. Nhưng những thập niên gần đây, nền dân chủ ấy đang bị thách đố bởi cách thức chọn lựa tổng thống đặc biệt của nước Mỹ, hoặc do mối nghi ngờ đánh phá lẫn nhau của cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hoà: Một Bush (con) chiếm toà Nhà Trắng không qua phổ thông đầu phiếu mà nhiều người cho là do quyết định thiên vị của Tối cao Pháp viện với đa số thẩm phán được các tổng thống Cộng Hoà đề cử; một Obama bị đồn đoán sinh ra ở nước ngoài nên theo hiến pháp, không phải là một tổng thống ‘chính danh’; một Clinton dày dạn kinh nghiệm chính trường, thua cuộc không do số phiếu phổ thông trước ‘tay mơ chính trị’ Donald Trump, được cho là do Nga mà thắng. Nay ông Trump lại tuyên bố không chấp nhận kết quả bầu cử nếu thua cuộc do nghi ngại có gian lận, gieo mối hoài nghi về tính chính danh của một chính quyền dân cử – một “fake democracy” nếu ông Trump thất cử?

Nền dân chủ Mỹ không chỉ bị nhiều người nghi ngại về tính ‘chính danh’ của những nhà lãnh đạo gần đây, mà ngay trong sinh hoạt xã hội, nước Mỹ cũng đang bị phân rẽ giữa hai hệ giá trị bảo thủ và cấp tiến chống đối lẫn nhau. Những trí thức đại học và truyền thông cấp tiến thường cổ võ cho lối sống của giới đồng tính và các phong trào như Me Too, Black Lives Matter, Women Rights…, ngay cả nét ‘văn hoá’ kỳ lạ, Cancel Culture (hay call-out culture) – Văn Hoá Loại trừ, nhiều khi mang tính cách độc đoán: cá nhân hay cơ sở thương mại nào không ủng hộ hay chống đối họ đều có thể dễ dàng bị bôi nhọ, đánh phá. Vô tình hay hữu ý, từ những ý hướng ban đầu tưởng là tốt, những người cổ vũ cho các phong trào nói trên được những người bảo thủ xem là đang thực hiện một cuộc ‘kiểm duyệt’ tự do ngôn luận, áp đặt ý chí lên người khác. Văn hoá loại trừ xuất hiện như hệ quả của đời sống ảo trên mạng xã hội phản ánh sự phân rẽ của đời thực: trẻ em không thích thì nghỉ chơi nhau, người lớn gặp đụng chạm, không thích nhau thì cắt mối liên hệ tức khắc (unfriend). Điều nguy hiểm của văn hoá loại trừ là nó dễ dàng khuyến khích đám đông cuồng nộ (mobs) từ các mạng ảo (Facebook, Twitter, Instagram…) biến thành bạo loạn thực gây bất ổn xã hội. Một số thanh thiếu niên đã huỷ hoại đời sống vì không chịu nổi những thoá mạ khủng bố tinh thần, đe dọa cô lập trên mạng xã hội đến từ văn hoá kiểu này. Nó cũng dễ bị các nhà nước thù địch lợi dụng đánh phá, nhất là trong các kỳ bầu cử.

Trong thập niên 1930 của thế kỷ trước, khi Âu châu còn đang vướng mắc với chế độ thực dân, nước Mỹ qua chương trình New Deal của Tổng thống Franklin Roosevelt trong cuộc Đại Khủng hoảng kinh tế 1929, có thể xem là đã thực hiện mô hình dân chủ xã hội trước châu Âu. Thoả thuận Mới (New Deal) của ông bao gồm một loạt các dự án công như cải tổ Wall Street, phát triển nghiệp đoàn, thiết lập mạng lưới an sinh xã hội, và các quy định mới được ban hành từ 1933 đến 1939 nhằm đáp ứng nhu cầu cải cách, cứu trợ và phục hồi sau cuộc đại suy thoái. Qua kinh nghiệm từ phát xít Đức trong Thế chiến 2 và nguy cơ cộng sản, châu Âu có nhu cầu phải xây dựng một chính phủ đủ mạnh để giữ vững hoà bình và phục hồi kinh tế, có thể nói đa số đã phát triển theo mô hình dân chủ xã hội, trong khi Mỹ lại bị dằn vặt giữa một nhà nước lớn hay nhỏ dù đã theo khuynh hướng này trước châu Âu.

Một trong những lý do có thể giải thích cho hiện tượng này là ngay từ thời lập quốc, dân Mỹ đã nổi lên chống lại thuế má và bảo hộ của Anh, họ lo ngại một nhà nước lớn sẽ tước đoạt tài sản qua chính sách thuế khoá và giới hạn quyền tự do cá nhân (individualism). Những giá trị đó đã trở thành lý tưởng cho những người thuộc đảng Cộng Hoà theo đuổi. Họ muốn một chính phủ nhỏ, tôn trọng vai trò doanh nhân, giảm thuế cho doanh nghiệp để tạo ra của cải (wealth creation) và quan tâm đến tình hình quốc tế. Trong khi đó, một nhóm khác đông đảo không kém lại cỗ võ cho bình đẳng xã hội, phát triển dân sinh, nâng đỡ người nghèo khó để lấp bớt hố sâu giàu-nghèo nên chính quyền phải phình to, can thiệp nhiều vào đời sống và cần tăng thuế để có ngân quỹ tài trợ cho các kế hoạch dân sinh (wealth distribution). Đó là nghĩa vụ mà những người thuộc đảng Dân Chủ cho rằng phải thực hiện.

Thực ra hai lý tưởng này không phải là bên nào đúng hay sai, mà đều cần thiết cho một đất nước có thể phát triển và phát triển một cách cân bằng, bền vững. Cái ‘dở’ nếu có thể gọi là sai, đến từ sự tranh chấp nhau, dựa trên lý tưởng của mình cho rằng ta đúng, ‘địch’ sai. Khi đã tranh chấp, phải có sự hơn thua chứ khó có thể hoà hợp. Vì vậy mà phe nào cũng dùng đủ mọi thủ đoạn nhằm tạo cho quốc dân cảm tưởng là phe tôi nghĩ đúng, làm đúng, phải bầu cho chúng tôi. Sự tranh chấp ấy tuy không tàn bạo như tranh chấp của niềm tin tôn giáo – người ta có thể nhân danh niềm tin để tiêu diệt người có tín ngưỡng khác biệt, dù các tôn giáo đều dạy phải thương yêu nhau! – nhưng từ lý tưởng theo đuổi khác nhau dẫn đến tranh chấp quyền lực, quyết không tương nhượng nên cũng rất khốc liệt, ngày càng làm cho người dân chán nản. Nhiều thống kê cho thấy niềm tin và đánh giá các chính trị gia hai đảng khá thấp. Tranh chấp quyền lực từ thượng tầng khiến người dân cũng bị lôi kéo vào, chia phe chống đối nhau, đất nước bị phân đôi trong thời bình, thể hiện rõ qua các cuộc bầu cử gần đây khi chênh lệch giữa hai phe chỉ khoảng một hai triệu phiếu. Dưới một cách nhìn nào đó, nếu chỉ là sự phân đôi ý kiến trong quốc dân cũng là điều có thể chấp nhận được, nhưng nếu không có phương cách hay cơ chế điều chỉnh hữu hiệu, nhất là khi bị kích động bởi các chính trị gia nhằm kiếm phiếu, nó dễ trở thành mối xung đột bạo lực trong xã hội, như cảnh ông Mỹ đen George Floyd bị ông cảnh sát da trắng dùng đầu gối chặn cổ đến nỗi chết.

Tranh chấp quyền lực không tương nhượng dễ dẫn đến một nền chính trị dân tuý – các chính khách phải mị dân, tuyên bố những điều dân muốn nghe nhưng chưa chắc đã thực hiện để kiếm phiếu. Điều này khiến người dân ngày càng chán nản, không còn tin vào các chính khách và giảm niềm tin vào nền dân chủ vốn từng đưa đất nước đến giàu mạnh. Người dân hoặc thờ ơ – mặc cho thời cuộc đưa đẩy, ai lo thân nấy vì không tin rằng dù có cố gắng đến mấy, tham dự đóng góp vào nền chính trị quốc gia cũng không thay đổi được gì – hoặc phản ứng cực đoan dễ gây rối loạn xã hội như chúng ta đang chứng kiến. Ba thập niên toàn cầu hoá khiến người giàu ngày càng giàu, đời sống tầng lớp trung lưu gặp khó khăn, nhất là lớp trung lưu vừa và thấp, càng khiến họ thờ ơ hay cực đoan hơn nữa, trở thành phương tiện cho các chính trị gia cơ hội thao túng.

Sự tranh chấp khiến cho nhiều dự luật mất rất nhiều thời gian thông qua vì hai bên phải thương lượng giằng co qua lại với nhau, thoả hiệp cuối cùng lại thường cho ra kết cuộc xấu nhất. Chẳng hạn về kinh tế, Cộng Hoà muốn chính quyền nhỏ, giảm thuế doanh nghiệp và cắt bớt các quyền lợi an sinh xã hội (thường có hại cho giới nghèo); ngược lại, Dân Chủ muốn chi nhiều vào y tế, giáo dục, cải tiến dân sinh nên chính quyền phình to và phải tăng thuế để có ngân sách (thường có hại cho sự phát triển và giới giàu), nhưng kết quả thương lượng lại thường tệ hại nhất: vừa tăng thuế vừa tăng chi khiến nợ công ngày càng cao, thế hệ con cháu phải gồng mình trả nợ. Nợ cao thì khó phát triển, các chu kỳ kinh tế lên xuống là bình thường nhưng nạn suy trầm nặng dẫn đến suy thoái có vẻ như gần nhau hơn: khủng hoảng dot-com bubble 2000, khủng hoảng tài chánh 2008 (financial bubble).

Từ chính trị đến kinh tế, hai bên đều muốn phe mình là kẻ chiến thắng, hoặc đường lối, tôn chỉ đảng mình phải được thực hiện. Tình trạng tranh chấp từ mặt tầng chính quyền đến đáy tầng dân chúng dễ tạo ra văn hoá loại trừ như nói trên: có anh hoặc có tôi, không thể cả hai cùng lúc. Khổ nỗi, đời sống luôn có hai thái cực: thúc đẩy kinh tế tăng trưởng lại dễ tạo phân cách giàu nghèo; muốn công bằng xã hội thì khó phát triển. Hai thái cực này cộng với hai hệ giá trị đối chọi nhau giữa hai đảng khiến nền dân chủ Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung trở thành nền dân chủ giằng co, kéo về phía mà lực ở đó mạnh hơn. Để tạo lực, hai bên đều không ngại sử dụng mọi thủ đoạn tồi tệ đối với nhau.

Đúng ra, lý tưởng hai đảng Cộng Hoà (CH) và Dân Chủ (DC) theo đuổi mà bổ khuyết cho nhau thì tuyệt vời, bởi nếu nhìn một cách tổng thể, cả hai đều cần thiết cho sự phát triển và công bằng xã hội. Sở dĩ chúng giằng co tranh chấp là vì cơ chế chính trị của Mỹ nói riêng và Tây phương nói chung dựa vào nguyên tắc đối lập loại trừ, tương nhượng chỉ để chung sống tạm bợ, tranh chấp quyền lực là chính.

Nói đến tranh chấp là nói đến loại bỏ nhau, rất khó để hoà hợp.

Điều này cho thấy nền chính trị phương Tây hiện đại cần được tiến hoá cao hơn vì vẫn còn đang bị nghiêng ngả giữa hai đối lực quyết ăn thua đủ, chưa tìm được cách thống nhất hai mặt đối lập – có thể xem là khởi đi từ tranh chấp hơn thua giữa hai chủ thuyết duy tâm – duy vật, kéo dài sang đối đầu tư bản – cộng sản trong thế kỷ 20 gây tang thương chết chóc cho toàn nhân loại. Nếu hai đảng thống nhất được hai cách nhìn, tạo sự hỗ tương giữa bảo thủ và cấp tiến, sẽ như người ta đi hoặc chạy bộ một cách vững chãi: một bước trụ, một bước tiến, không phải hai chân cùng nhảy hay tệ hơn, chân nọ đá chân kia. Dân chủ Mỹ không còn là đối lập thống nhất nữa mà là đối đầu chống phá nhau.

Nước ta cũng bị lôi vào vòng tương tranh quốc tế từ sự đối lập triệt tiêu của cuộc Chiến tranh Lạnh. Phe tự do lãnh đạo bởi Hoa kỳ đưa ông Diệm về nước, trao vũ khí và tặng cho danh hiệu ‘tiền đồn thế giới tự do’; bên kia cũng được phe cộng sản dẫn đầu bởi Liên Xô cung cấp súng đạn và ban cho danh xưng ‘thành đồng xã hội chủ nghĩa’ chống lại miền Nam. Gà cùng một mẹ nhắm mắt đá nhau trong cuộc huynh đệ tương tàn khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc. Việt Nam biến thành lò lửa đẫm máu điều khiển bởi tranh chấp quốc tế hai phe.

Hai lý tưởng theo đuổi của hai đảng DC và CH Mỹ có thể hợp tác tốt đẹp khi cơ cấu sinh hoạt chính trị dựa trên nguyên tắc đối lập thống nhất thay thế cho đối lập loại trừ hay đối lập triệt tiêu nhau như trong quá khứ: cộng sản phải tiêu diệt tư bản hay ngược lại. Điều này chỉ thực hiện được khi ý chí và quyền lợi toàn dân cao hơn lý tưởng hay quyền lợi đảng phái. Nói khác đi, thực thể nắm quyền quyết định tối cao phải là dân chứ không là đảng, cho dù là đa đảng. Dân quyết định thì dân phải được trực tiếp ứng cử hay đề cử người đại diện mình vào các cơ quan quyền lực cao nhất đất nước.

Đây có thể xem là mô hình dân chủ toàn dân và trực tiếp, không qua cơ chế trung gian là đảng phái. Toàn dân là toàn thể quốc dân bình bẳng cơ hội trong việc tham gia và đóng góp vào nền chính trị quốc gia, không chỉ giới hạn cho đảng viên các chính đảng. Trực tiếp là dân trực tiếp đưa người vào các cơ quan quyền lực quốc gia, và tự quyết định lấy cuộc sống của mình, cũng không cần thông qua giới hạn đảng phái (cử đại diện cho dân bầu). Có vậy, các quyết định mới là quyết định đích thực của dân, do dân và vì dân.

Việc quyết định lấy đời sống mình, vận mệnh chính trị của mình đã tiến hoá từ chế độ phong kiến do một người nắm giữ (vua), sang chế độ dân chủ do đảng phái thực hiện, nay phải tiến hoá thêm một bước nữa sang nền dân chủ nhân chủ do chính người dân quyết định chứ không giao phó vận mệnh cho các tương tranh quyền lực đảng phái.

Muốn vậy, cần phải có mô hình thực hiện nhằm đạt được cơ chế chính trị không độc quyền như cộng sản, đều quyền như Tàu, hay phân quyền như Tây, mà là cơ chế tựa mô hình liên bang – trung ương tập quyền, địa phương phân quyền mà cha ông ta đã từng thực hiện dưới hai thời thịnh trị Lý-Trần.

Cơ chế chính trị đan quyền (trung ương tập quyền, địa phương phân quyền) tương tự thể chế liên bang của Hoa Kỳ: tiểu bang có hiến pháp và những quyền riêng tư mà liên bang không được xâm phạm (như quyền mở cửa cơ sở thương mại trong đại dịch Covid-19) – tức địa phương phân quyền – ở xã hội xa xưa của ta gọi là phép vua thua lệ làng – hương ước lệ làng mạnh đến nỗi phép vua cũng phải dừng bước trước cổng làng; còn những gì thuộc chung cho cả nước thì trung ương quyết định: kinh tế, quốc phòng, y tế, giáo dục, an sinh xã hội…, tức trung ương tập quyền nhằm vận động toàn lực quốc dân cho những mục tiêu chung. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai cơ chế phân quyềnđan quyền là quốc dân quyết định hay các chính đảng quyết định? Trong cơ chế đan quyền, quyền ở dân thì họ sẽ cân nhắc lợi hại để có những quyết định hợp lý, hiệu quả và thể hiện đúng ý dân nhất; đảng phái quyết định thì còn dựa trên quyền lợi riêng tư, thương lượng kéo dài tốn kém, chưa kể còn bị ảnh hưởng bởi vận động hành lang (lobby) do các nhóm quyền lợi khác nhau lôi kéo (interest groups) khiến các quyết định thường nghiêng về phía quyền lực mạnh hơn, khó thể hiện được ý chí toàn dân, gần đây thường là ‘phân nửa nguyện vọng’ quốc dân Mỹ trong các cuộc bầu cử vừa qua. Nhưng nước Mỹ vẫn mạnh và vẫn có khả năng ‘lãnh đạo’ thế giới là nhờ nhân dân được phép phản biện và nhà nước biết lắng nghe, tôn trọng ý dân để điều chỉnh sai sót.

Trong cơ chế đan quyền, vai trò nhà nước chuyển từ cai trị sang điều hành và phối hợp các hoạt động xã hội, tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho toàn thể quốc dân phát huy hết tiềm năng và sáng kiến, đóng góp vào sự hưng thịnh tiến bộ chung của cả xã hội.

Qua các biến cố đau thương gây chia cách lòng người, ngày nay không một đảng phái hay nhóm người nào có thể dễ dàng thành công trong việc đưa đất nước thoát khỏi tụt hậu, cất cánh vươn lên nếu không dựa vào trí tuệ tập thể, tạo được đồng thuận và ủng hộ của toàn thể quốc dân. Người Việt dù ở phía nào, cộng sản hay không cộng sản, quá khứ có thể khác biệt nhưng có chung một tương lai và tiền đồ tổ quốc, đều cần nhìn đến thế lớn của dân tộc mà noi gương cha ông, bao dung chấp nhận sự khác biệt của nhau, hy sinh chối bỏ quyền lợi đảng phái riêng tư nhằm thực hiện nguyên tắc đối lập thống nhất từ đạo thống Tiên Rồng, thay thế cho đối lập loại trừ nhau như kiểu tranh chấp tâm – vật, tư bản – cộng sản, đều phát xuất từ phương Tây gây khốn đốn cho dân tộc, không có lợi cho công cuộc phát triển đất nước trong giai đoạn toàn cầu hoá hôm nay.

Tạ Dzu

 

14 BÌNH LUẬN

  1. Người Việt, trong và ngoài nước, gần như chẳng học được gì về nên dân chủ của nước Mỹ và các nước tiên tiến khác, ngay cả tác giả bài này.

  2. Hoàng Ngọc Tuấn.

    HÀNG TRĂM CỰU VIÊN CHỨC THỜI BUSH ĐỒNG LÒNG ỦNG HỘ BIDEN. Một super PAC đã được thành lập bởi hàng trăm cựu viên chức Cộng Hoà thời George W. Bush để nối kết và vận động cử tri Cộng Hoà bỏ phiếu cho Joe Biden. Super PAC này mang tên “43 Alumni for Biden” (vì Bush là tổng thống thứ 43) là một nỗ lực để khôi phục những nguyên tắc của sự đoàn kết, khoan dung và bác ái cho vai trò lãnh đạo của tổng thống.

    Karen Kirksey, giám đốc của tổ chức này, nói rằng “Bốn năm qua, chúng tôi đã hết sức lo lắng khi nhìn thấy cái đảng mà chúng tôi yêu mến đã biến thành một giáo phái sùng bái cá nhân và chẳng còn chút nào giống cái đảng của Lincoln và Reagan. Chúng tôi ủng hộ Joe Biden không nhất thiết là ủng hộ toàn bộ đường lối chính trị của ông ấy, nhưng chúng tôi hoàn toàn đồng lòng rằng tinh thần của đất nước này cần phải được khôi phục một cách khẩn cấp. Một khi ông ấy đã được bầu làm tổng thống, chúng tôi sẽ cùng làm việc trong một đường lối lưỡng đảng qua sự tranh luận hoà nhã và nhiệt tình để giải quyết nhiều vấn đề quan trọng của đất nước Hoa Kỳ hôm nay và nhiều thập niên sắp tới.”

    Super PAC “43 Alumni for Biden” là nỗ lực gần đây nhất của các thành viên kỳ cựu của đảng Cộng Hoà nhằm xoá bỏ sự lãnh đạo của Donald Trump, kẻ đã giành được ghế tổng thống bằng một chiến dịch thô bạo và gây chia rẽ dựa trên chủ nghĩa quốc gia và chối bỏ cách hành xử đúng đắn trong chính trị.
    Nguồn: https://www.npr.org/2020/07/01/886346437/hundreds-of-former-bush-officials-unite-to-endorse-joe-biden?fbclid=IwAR2JOEKME-cDnVF8XrV4BxqRrlthBz9_Quhq3lcjIEW5xST1VXTmGsWXDr4

    • Thêm một tên ở tận xứ kangaroo lè lưỡi qua Mỹ liếm nước đái Bíđen. Không hiểu sao có nhiều tên Mít ở Âu châu , Úc . Việt nam cứ muốn nhào qua Mỹ đội đít Lừa bưng bô Tàu chệt ??? Thiệt tình nghĩ hổng ra. Ai biết giải thích giúp tui . Đa tạ !!!

    • Người dân Mỹ chán Bush con như chán “cực cưng”… nay còn lên tiếng này nọ, đám quần thần của Bush thì còn chán đến đâu?
      Bush con năm 2016 tuyên bố “có lẽ tôi là TT Cộng Hoà cuối cùng
      Trong khi dân Mỹ chán anh như chán cục c….

    • Chuyện Dân Chủ đá Cộng Hòa, chuyện Cộng Hòa đá Dân Chủ, là chuyện thường trong thời gian tranh cử. Dĩ nhiên người ta có quyền theo DC hoặc CH để đá bên kia.

      Một đất nước mạnh cần có cả DC và CH, nếu chỉ có một đảng dù là DC hay CH dân đều khốn nạn. Khi bênh, hay theo bên nào chúng ta có quyền đá bên kia, và khen phe ta.

      Tôi tin là người theo bên nào cũng có lý do riêng để theo và hy vọng phe ta thắng cử. Sắp tới ngày bầu cử lại rồi. Chúng ta sẽ biết kết quả thôi.

    • Chủ Quan 13/08/2020 at 15:37
      Hoàng Ngọc Tuấn: “Super PAC “43 Alumni for Biden” là nỗ lực gần đây nhất của các thành viên kỳ cựu của đảng Cộng Hoà nhằm xoá bỏ sự lãnh đạo của Donald Trump, kẻ đã giành được ghế tổng thống bằng một chiến dịch thô bạo và gây chia rẽ dựa trên chủ nghĩa quốc gia và chối bỏ cách hành xử đúng đắn trong chính trị.”

      Chuyện cựu tổng thống George Bush muốn loại ông Trump kỳ này cũng dể hiểu, vì năm 2016, Trump đã đánh bại 16 cao thủ trong đảng Cộng Hoà, trong đó có Jeb Bush là em của ông ấy, vì ông Trump đang tác cái “Vũng lầy” DC làm cho nước Mỹ lụn bại gần nửa thế kỷ nay, và tất cả sự Lobby ở quốc hội Mỹ kể cả CH và DC đã bị Trump dẹp sạch và một trong những nhóm Lobbyist mạnh nhất ở DC là đế chế dầu hỏa của gia Bush ở Texas.
      Hơn nữa, ông Trump đã chỉ trích mạnh mẽ sự sai lầm của ông Bush về cuộc chiến ở Iraq đã tiêu tốn mất 8000 (Tám ngàn tỷ) dollars và mất trên 4000 quân sĩ nhưng vẫn bị sa lầy.
      Trong ngày lễ khánh thành thư viện của ông Bush ở Dallas, truyền thông Mỹ đã chất vấn ông Bush, tại sao chúng ta phải trả một giá quá đắt như vậy ở Iraq không? Và dù ông Bush cố biện minh cho sự cần thiết năng lượng dầu hỏa ở Trung Đông, nhưng ngay sau đó ông đã xúc động đến rơi nước mắt, điều đó chứng tỏ ông đã ân hận sự sai lầm của mình.

      “Giành được ghế tổng thống bằng chiến dịch thô bạo”?
      Có nghĩa ông Trump “thô bạo” xúi được 304 Electoral College để bầu áp đảo bà Hillary với 227 phiếu?

      Chủ Quan nói chuyện nghe giống hết sức là…chủ ngục!

      Còn “quyền lợi chủ nghĩa quốc gia.. cách hành xử đúng đắn trong chính trị”, thì CQ chỉ ra coi “thằng lãnh đạo nào” trên thế giới này mà không ma mãnh, mánh khoé vì không vì quyền lợi nước họ?
      Nói chuyện nghe mắc cười.

  3. T/g Tạ Du viết tràng giang đại hải, đọc mờ mắt. Cố gắng đọc xong mới thấy t/g không hiểu căn bản thể chế chánh trị Mỹ hoàn toàn khác Âu châu và Việt Nam Cộng Hòa trước đây.

    Thí dụ T/g viết: ”…một Clinton dày dạn kinh nghiệm chính trường, thua cuộc không do số phiếu phổ thông trước ‘tay mơ chính trị’ Donald Trump.” Ý t/g là bà Hillary Clinton đạt được phiếu bầu trực tiếp cao hơn Trump nhưng lại thua ‘tay mơ chính trị’ Donald Trump.”T/g còn bồi thêm chuyện : “Một Bush (con) chiếm toà Nhà Trắng không qua phổ thông đầu phiếu mà nhiều người cho là do quyết định thiên vị của Tối cao Pháp viện với đa số thẩm phán được các tổng thống Cộng Hoà đề cử” Ngưng.

    Trích đoạn trên chứng tỏ T/g quá hời hợt, không dành thì giờ tìm hiểu thể thức bầu TT Mỹ căn cứ vào phiếu bầu của Đại cứ tri đoàn. Đại cử tri đoàn giống như Đại hội đại biểu toàn quốc nhóm họp bầu chọn người lãnh đạo.

    Tổng số phiếu của Đại cử tri đoàn là 538 phiếu. Ứng cử viên Tổng thống nhận được 270 phiếu của Đại cử tri đoàn thì đắc cử. Cho dù phiếu bầu phổ thông của dân Mỹ dành cho bà Hillary Clinton cao hơn ông Trump, nhưng phiếu Đại cử tri đoàn bầu cho bà Clinton thấp hơn ông Trump thì bà Clinton cũng rớt đài.

    Tương tự như vậy, TT Bush con cũng đắc cử hai nhiệm kỳ. Dù nhiệm kỳ đầu số phiếu Đại cử tri đoàn khít khao so với số phiếu Đại cử tri đoàn dành cho Al Gore, dẫn đến nội vụ đưa ra tòa phân giải, sau cùng tòa quyết định cho TT Grorge W Bush đắc cử.

    Quyết định của tòa dỉ nhiên căn cứ vào sự thật, minh bạch và công bình chứ không phải tòa Việt cộng.
    Sau đây là trang mạng thông tin về Đại Cử Tri Đoàn:
    http://www.archives.gov/federal-register/electoral-college/

  4. Khi đọc bài nầy, t/g chỉ là đứa con nít nói về chính trị không những về nước Mỹ mà còn thế giới nữa.

  5. Tác giả nầy không biết gì về thể chế chính trị Mỹ cũng như các hoạt động liên đới với chính trị Hoa Kỳ, một cơ chế chính trị khác biệt với hầu hết các nước dân chủ, kể cả các nền dân chủ tại lục địa giả (châu Âu). Muốn phê phán về nền chính trị của một quốc gia, cần phải thông suốc về cơ chế, cách sinh hoạt, dân trí của nước đó và phải xem luật pháp của nước đó ra sao… để từ đó mới có thể nói ra cải dở của nó. Việc áp dụng thể thức cử tri đoàn trong bầu cử Mỹ, tác giả mù tịt mà đám chê bai, chỉ một việc nầy thôi đủ thấy tác giả như người mù sờ voi và một cái thùng rỗng. Tác giả chưa biết gì cả về luật “được ăn cả, ngã về không”, tác giả đâu biết chính quyền Dân Chủ của tiểu bang California không muốn chia tiểu bang nầy ra làm 2, làm 3 hay 4 vì họ muốn “ẳm trọn” số phiếu cử tri đoàn bằng mấy chục tiểu bang nhỏ gộp lại. (Mới nhất là trong cuộc bầu cử năm 2018, DC “không cho” đưa vào phiếu bầu (ballot) để lấy ý kiến cử tri về việc chia nhỏ tiểu bang California mà không cho biết lý do và họ tự động ngăn chận chuyện nầy. Còn nhiều chuyện nữa mà tác giả Tạ Dzu chưa biết gì. Chớ khoe khoang khi mình không rành về chuyện đó.

  6. Tôi cho rằng ĐCV nên có chính sách kiểm duyệt nghiêm chỉnh và công khai về việc này. Các bạn làm công việc chọn đăng comment cần cẩn trọng, không nên tự biến mình thành một tờ báo lá cải (trừ phi Quý vị cũng đồng tình với quan điểm: tự do ngôn luận = tự do xúc phạm người khác).

    Bạn đọc có quyền bày tỏ ý kiến cá nhân, nhưng ý kiến cá nhân không phải là những câu phát biểu kiểu chợ trời !

    • Để tránh kiểu chụp mũ vô trách nhiệm, cũng xin nói rõ: tôi không phải là tác giả TD và tôi cũng không đồng ý với tất cả ý kiến của tác giả.
      Nhưng tôi ý thức đây là một sân chơi chung & miễn phí, người đọc lẫn người làm báo (cả hai nhé !) phải tôn trọng nó.

    • Anh cảm thấy nơi này ko thích hợp với anh thì anh có thể đi ra chổ khác. Cái lý luận của anh rặt mùi cộng sản, anh nên về nước VN xhcn của anh mà xem.
      – viết ngu, viết tào lao, bịa đặt xuyên tạc thì bị chửi. Ko có gì oan ức cả. Bị chửi ko đưa ra nổi 1 lời bào chữa. Chỉ đập đầu ăn vạ “tự do xúc phạm người khác”
      – loại hình của anh là loại của chú phỉnh vi xi. Bán nước, đàn áp đẫm máu người dân, chà đạp nhân quyền. Nhưng dân nói sự thật là xuyên tạc nhà nước, nói xấu chế độ. Giống như kiểu anh “tự do xúc phạm người khác”.
      – anh đang lăm le đem luật rừng xã nghĩa áp dụng lên tờ báo này ? Về nước VN xhcn của anh mà chơi.

  7. Trước kia có Đầu Đá Cuội (Thạch Đạt Lang) nay có thêm Tạ Dzu (Côn) không sống ở Mỹ mà hay viết về Mỹ. Ngay người bản xứ sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ còn chưa hiểu hết về chính trị xứ Cờ Hoa mà 2 tay cà chớn chỉ cưỡi ô-tô mà dám bàn chuyện “triều đình của Mỹ” kể cũng to gan, lớn mật thật…. làm trò cười cho thiên hạ.

  8. T/G nói

    “”tổng thống đặc biệt của nước Mỹ, hoặc do mối nghi ngờ đánh phá lẫn nhau của cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hoà: Một Bush (con) chiếm toà Nhà Trắng không qua phổ thông đầu phiếu mà nhiều người cho là do quyết định thiên vị của Tối cao Pháp viện với đa số thẩm phán được các tổng thống Cộng Hoà đề cử; một Obama bị đồn đoán sinh ra ở nước ngoài nên theo hiến pháp, không phải là một tổng thống ‘chính danh’; một Clinton dày dạn kinh nghiệm chính trường, thua cuộc không do số phiếu phổ thông trước ‘tay mơ chính trị’ Donald Trump”
    (thôi trích)

    Theo tôi biết Tạ Dzu không sống ở Mỹ vì chẳng biết gì về Mỹ cả, nói Bush con chiếm nhà trắng không qua Phổ thông đầu phiếu là quá dốt nát!! Nước Mỹ từ ngày lập quốc tới nay đều tranh cử theo Cử tri đoàn, nay nếu đổi qua Phổ thông thì các tiểu bang nhỏ sẽ không có tiếng nói, họ sẽ không tham gia bầu cử, cuối cùng chỉ có những tiểu bang lớn Cali, TX, New york .. làm Tổng thống

    Tạ Dzu nói
    “một Clinton dày dạn kinh nghiệm chính trường, thua cuộc không do số phiếu phổ thông trước ‘tay mơ chính trị’ Donald Trump”
    (thôi trích)

    Câu này chứng tỏ t/g chả biết tí gì về Mỹ cả, phần vì Dân Chủ đã làm 2 nhiệm kỳ tồi tệ, phần vì nước Mỹ sẽ không bao giờ để cho một Thị mẹt làm lãnh đạo siêu cường, dù Thị mẹt có hơn Trump 10 triệu phiếu phổ thông cũng vứt vào thùng rác vì Mỹ bầu theo Cử tri đoàn

    Tạ Dzu nên học về Mỹ hơn là viết về Mỹ, không biết tí gì về Mỹ mà viết về Mỹ thì viết làm cái gì?
    Muốn làm trò cười cho độc giả hay sao??

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên