Nên cho học sinh chọn nhiều ngoại ngữ khác nhau

6
Một lớp học Việt ngữ cuối tuần ở California (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Khi có thông tin về việc lãnh đạo giáo dục đưa thêm ngoại ngữ gồm tiếng Hàn và tiếng Đức vào chương trình học từ lớp 3 đến lớp 12, tôi không ngạc nhiên với đề nghị này, vì Việt Nam đang trên đường phát triển và hội nhập với thế giới nên việc học sinh học thêm ngoại ngữ của những quốc gia tiến bộ là điều cần thiết trong mô hình giáo dục của một quốc gia phát triển.

Lãnh đạo giáo dục Việt Nam muốn quân bình Đông Tây trong chương trình dạy ngoại ngữ cho học sinh Việt Nam, dù tiếng Anh đang được dạy tại nhiều trường ngay từ cấp Một. Vấn đề là nếu muốn đem vào chương trình học những ngoại ngữ khác, hiện đã có giáo viên đủ trình độ để giảng dạy hay không và trên đại học có khoa sư phạm để huấn luyện thày cô cho những ngoại ngữ này chưa.

Ở Mỹ dạy học từ lớp 1 đến lớp 12 giáo viên phải có bằng sư phạm, ít nhất là 4 năm đại học. Dạy cấp Một cần bằng sư phạm tổng quát, lên cấp Hai và cấp Ba là bằng sư phạm chuyên cho môn học muốn dạy.

Ngoại ngữ chưa được dạy nhiều ở cấp Một tại Hoa Kỳ, chỉ chưa đến 30% các trường và đa số trong khu vực khá giả. Lên đến cấp Hai cũng chưa có nhiều, chừng 50% các trường có dạy ngoại ngữ. Cấp Ba thì hầu như trường nào cũng dạy ngoại ngữ, vì học sinh tốt nghiệp phổ thông nếu muốn được nhận vào các đại học 4 năm thì rất nhiều trường đòi điều kiện học sinh đã có học một ngoại ngữ ít nhất hai năm và được điểm C hay cao hơn.

Các ngoại ngữ được dạy trong chương trình phổ thông tại Hoa Kỳ thì tiếng Tây Ban Nha (Spanish) là phổ thông nhất, sau đến tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý. Ở California ngoài những ngoại ngữ kể trên, trong chương trình phổ thông còn có tiếng Nhật, tiếng Trung và tiếng Việt.

Cần hiểu rằng ở Mỹ không có một chương trình giáo dục toàn quốc mà các quyết định về giáo trình đều do cấp địa phương quyết định, từ những hội đồng giáo dục (Board of Education) được cư dân bầu lên, vì thế chính sách phản ánh nhu cầu thực tế tại địa phương.

Nhiều khu vực vì trình độ học sinh kém toán và Anh ngữ nên chương trình học dành nhiều thời gian và chú trọng đến các môn học này để giúp các em tiến bộ hơn. Việc học ngoại ngữ hay các bộ môn như âm nhạc, hội hoạ, nghệ thuật không được quan tâm nhiều.

Từ hơn hai thập niên qua tiếng Việt cũng đã được chính thức công nhận là một ngoại ngữ ở California, sau khi người Việt vận động để tiểu bang công nhận và đưa vào chương trình phổ thông.

Các trường cấp Ba nhiều nơi tại California có dạy môn Việt ngữ, như tại một số trường ở Quận Cam và vùng San Jose.

Lên bậc đại học cũng có môn học Việt ngữ hay ở cấp cao hơn là văn chương Việt nằm trong giáo trình hai năm đầu đại học. Trong vùng Vịnh San Francisco các trường San Jose City College, College of Alameda là các trường cao đẳng 2 năm, hay các trường California State University-East Bay, U.C. Berkeley là đại học 4 năm là nơi có môn Việt ngữ cho sinh viên học ngoại ngữ.

Đại học U.C. Berkeley nơi có trên 60 ngoại ngữ được giảng dạy (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Dưới miền nam California các đại học từ Orange Coast College, Cal State Long Beach đến U.C. Los Angeles đều có dạy môn tiếng Việt.

Ở đại học, các ngoại ngữ phổ thông là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý. Nhiều trường cũng có dạy tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Ả Rập và ngay cả những ngôn ngữ ít phổ thông hơn như tiếng Hebrew, tiếng Hàn, tiếng Hy Lạp, tiếng Hmong nhiều trường đại học Mỹ cũng mở lớp mỗi niên khoá.

Riêng Đại học Berkeley có đến hơn 60 ngoại ngữ được giảng dạy, từ các ngôn ngữ thông dụng đến các cổ ngữ cần biết để nghiên cứu.

Nếu phụ huynh muốn cho con em học ngoại ngữ từ nhỏ thì có các trường chuyên dùng ngoại ngữ để giảng dạy cho học sinh ngay từ cấp Một, nhưng là các trường tư. Ở Berkeley có trường tiếng Pháp, Oakland và San Francisco có nhiều trường tiếng Trung. Học sinh cấp Một tại các trường này vẫn theo giáo trình với các môn học chính như Anh ngữ, toán, khoa học thường thức, nhưng ngôn ngữ giảng dạy được dùng là ngoại ngữ mà phụ huynh muốn con em được học, gọi là chương trình “immersion”.

Không có các trường “immersion” bằng tiếng Việt, nhưng nhiều phụ huynh muốn con học tiếng Việt, hiểu văn hoá nguồn cội nên mỗi cuối tuần đã đưa các em đi học tiếng mẹ đẻ tại hàng trăm trung tâm Việt ngữ khắp nơi ở Hoa Kỳ. Đây cũng là cách giúp cho con em học thêm một ngoại ngữ và nếu chăm chỉ, khi hết bậc phổ thông các em sẽ biết ba ngôn ngữ.

Tại Việt Nam hiện nay có nhiều trường quốc tế hoàn toàn sử dụng Anh ngữ trong các sinh hoạt tại trường.

Việc biết thêm một ngôn ngữ có nhiều điểm lợi cho học sinh, sinh viên trong tương lai. Tôi đã trải nghiệm và nhận ra khả năng tiếng Việt đã giúp mình nhiều.

Đến Mỹ được hai năm, tôi xin vào học Đại học U.C. Berkeley và bị từ chối với lý do không hội đủ điều kiện đã có học một ngôn ngữ khác, ngoài Anh ngữ được coi là chính khi nộp đơn. Tôi khiếu nại, với lý do là tôi thành thạo tiếng Việt, như thế nhà trường có thể chấp nhận là tôi biết một ngoại ngữ hay không.

Nhà trường trả lời họ chấp nhận tiếng Việt là một ngoại ngữ và để chứng minh khả năng, họ yêu cầu tôi lấy một bài khảo sát Việt ngữ của trường đưa ra.

Tôi đi thi tiếng Việt. Đề thi là một bài văn viết về cái chết của triết gia Camus, trong đó 100 từ vựng được xoá đi và tôi phải điền vào chỗ trống những từ cho hợp nghĩa. Kết quả tôi đủ điểm để chứng minh là người sành sõi tiếng Việt, nghĩa là biết một ngoại ngữ, và được nhận vào trường.

Mười lăm năm sau. Khi đã có bằng sư phạm toán, tôi muốn có bằng sư phạm Việt ngữ để nếu cần có thể dạy môn này, vì tôi yêu mến tiếng mẹ đẻ. Khi California công nhận tiếng Việt là một ngoại ngữ trong chương trình giáo dục, tôi lại đi thi. Kỳ thi do một trung tâm giáo dục của Đại học California State University-San Diego phụ trách và gồm thi viết và vấn đáp với ba giáo sư. Kết quả tôi được cấp văn bằng sư phạm Việt ngữ của tiểu bang California.

Tại Hoa Kỳ có hàng trăm trung tâm Việt ngữ cho các em học tiếng Việt vào cuối tuần (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Tôi không dạy Việt ngữ bậc phổ thông, nhưng thỉnh thoảng có hướng dẫn hội thảo cho giáo chức địa phương về ngôn ngữ, văn hoá Việt hoặc tình nguyện dạy Việt ngữ cho các em nhỏ trong khu vực.

Kể chuyện học ngoại ngữ để cho thấy biết thêm một ngôn ngữ nhiều khi đem lại những lợi ích cho bản thân.

Ngày nay tiếng Anh đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, việc dạy tiếng Anh cho học sinh Việt từ nhỏ là điều cần thiết và cần mở rộng. Tuy nhiên không vì thế mà không cho học sinh cơ hội học thêm các ngoại ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha vì tương lai Việt Nam sẽ có nhiều phát triển quan hệ với những quốc gia sử dụng những ngôn ngữ đó và trong nhiều ngành nghề tương lai sẽ cần người thông thạo nhiều ngoại ngữ và có hiểu biết về những nền văn hoá khác.

Vấn đề là hệ thống giáo dục Việt Nam đã có đủ điều kiện tài chính và vật chất để đào tạo thày cô với đầy đủ kiến thức và khả năng chuyên môn để dạy những ngoại ngữ đó hay chưa.

© 2021 Buivanphu

 

6 BÌNH LUẬN

  1. Tiếng Pháp ngày trước học ở VNCH là theo các vị khoa bảng Pháp viết và truyền thụ cho các nhà khoa bảng Việt . Sách viết thế nào cứ theo thế mà học , mà nhớ . Ba bia , mới đầu thấy nền giáo dục của Pháp đã khá hơn VNCH mà tại sao dân Pháp cứ biểu tình đòi “ cải tổ giáo dục “ hoài ? Bây giờ mới biết tụi Pháp trẻ nó nhìn “ văn phạm Pháp “ một cách hoàn mới ! Vì sự phát triển của internet mới thấy các trang Web của Mỹ viết về văn phạm Pháp , một cách rất là “ mẽo “ !! Tức là nếu tìm không ra chữ thì “ phát minh “ ra chữ mới !! Chẳng hạn như Pháp nó vẫn gọi chữ “ aucun “ là indéfini adjective mà mẽo phát minh ra chữ negative adjective !! Sự thực Pháp nó chia ra : loại không có , loại có một , loại có một số ít , loại có một số nhiều …

  2. Khi tôi đưa cháu ngoại mới từ VN sang xin nhập học lớp 6. Câu đầu tiên vị giáo viên (hay cố vấn giáo dục) hỏi cháu ngoại tôi “ở nhà học tiếng gì?” Cháu tôi trả lời, Tiếng Việt! thì vị giáo viên đó nói ngay, “Hãy ráng giữ tiếng Việt, vì tiếng Anh học ở đây thì dễ lắm!” Đó là tinh thần Đa sắc tộc, Đa văn hóa của người Hoa Kỹ lẫn tinh thần chương trình giáo dục của họ (ủa quên, của người Mỹ chúng tui!).

  3. Nước nhỏ, nền kinh lạc hậu, dân nghèo…chẳng việc gì phải đèo bòng; học cho lắm ngoại ngữ thì để làm gì?
    Học xong có dùng vào việc gì không, khi tiếng Anh kết cấu ngữ pháp rất khoa học, hệ thống, tương đối dễ tiếp thu (so với nhiều sinh ngữ khác cực kỳ khó là tiếng Đức, Pháp)…vậy mà mấy chục năm rồi vẫn còn ì ạch nghe không xong nói không nổi viết trật lất và đọc không hiểu, trả lời bậy bạ…thì nhào vô học mấy thứ tử ngữ như Hán, Hàn, Nhật… để thêm nôn oẹ sao?! Chuyện đó để cho cá nhân năng khiếu, cá ngân có nhu cầu. Không phải và không thể là chuyện phổ thông hoá mà được!

    Không ai dại dột vô tư khi đề xuất những chuyện tréo ngoe như vậy đâu.
    Tôi nghĩ có “ai đó” đang chơi trò gì đó.
    Họ đề ra một vài thứ tiếng nước ngoài (hình như là 5), rồi nay thêm cả Đức, Hàn cho xôm…làm như một đề xuất vô tư, nhưng là cố ý đấy!
    Đối tượng của đề xuất là tiếng Trung, nhưng cho chọn tùm lum trong các thứ khác, làm như vô tư.
    * HỌ KÈM THEO ĐIỀU KIỆN: SẼ CHỌN NGÔN NGỮ NÀO DỄ TÌM RA, DỄ CÓ GIÁO VIÊN DẠY.
    Tìm cho ra người dạy ngoại ngữ RẤT KHÓ. Nhưng người dạy tiếng TRUNG, THÌ CÓ ĐẦY, từ bên kia biên giới sẵn sàng chi viện, cả sư đoàn thầy Tàu sẵn sàng lên tiếng hảo hảo…nỉ hảo viêtnam.
    Vậy là vấn đề nêu ra rất vô tư, tự do, dân chủ…nhưng cái thế đẩy tới là…chỉ học ngôn ngữ nào có sẵn người dạy!
    Có đa nghi quá không, hay chỉ là sợ bóng sợ gió?

    Cẩn tắc vô áy náy, nói cho cùng!
    Dân ta bây giờ như chim sợ cành cong!

  4. Dạy tiếng Hàn là để đàn bà Việt Nam trần truồng quỳ gối hầu đàn ông Đại Hàn cho dễ dàng hơn, mang đô la về cho đảng; dạy tiếng Đức là để lực lượng chiến sĩ công an sang bên. ấy tổ chức bắt cóc, tống tiền trồng cỏ cho dễ dàng hơn….

    Khi chế độ coi con người là một công cụ thì nền giáo dục đó là nền giáo dục để dạy những con chó biết nghe lời… ý nghĩa của nền giáo dục đó không còn nhân bản nữa, đây là nền giáo dục quỷ sứ, cậu đừng ý kiến góp ý gì nữa từ đây về sao nhé… Cậu muốn hợp tác với cộng sản hay sao?

    (Đừng làm một thằng công dân Việt Nam Cộng Hòa phản quốc như con đĩ Nguyễn Thị Kim Ngân, Trương Tấn Sang, hay Nguyễn Minh Triết nhé)

    • Và nên nhớ đừng nên làm ten đầu sỏ TAY SAI NGUYEN VAN THIEU ruóc hơn 2 triệu thèng lính MẺO vào mien NAM cho chị em ta kinh doanh bang nguồn vốn tự có nhé NGỤY TAN DƯ.

      bang chứng nè em:

      Jerry Quinn is one of two million American soldiers sent to support the South Vietnamese army in the war against the North. During that conflict, it’s thought about 100,000 children were born from relationships between local women and American soldiers. Those soldiers are now getting old, and some are guilt-ridden, or just curious to find out what happened to their children.

      Hảnh diện quá hen.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên