Cuộc nổi loạn trên tàu Bounty, hay câu chuyện của cây bánh mì (breadfruit tree)

1
HMS Bounty II with full sails on Lake Michigan near the Port of Chicago for the 2010 Great Lake Tall Ship Challenge.

Tàu Bounty của hải quân Anh, do thuyền trưởng Bligh, một nhà hàng hải lão luyện, được gởi tới Tahiti để chở cây bánh mì (bên Việt Nam gọi là cây sa kê) đem qua Jamaique trồng, mục đích thay thế lúa mì, lúa gạo, cho người nô lệ da đen ăn cho đở tốn (dân nô lệ Phi Châu, bị bán qua Mỹ Châu để khai thác đường mía).

Cuộc hành trình bắt đầu vào cuối năm 1787. Sau 10 tháng hải hành, Bligh tới Tahiti, nhưng cây bánh mì không chiết được lúc đó, thủy thủ đoàn phải chờ 6 tháng, đó là một trong những đầu mối của cuộc nổi loạn, vì các thủy thủ rỗi rãnh, đi cua gái, dan díu với các em bé xinh hải đảo, hơ hớ cái xuân tình, phơi ra “đôi gò bồng đảo trên miền tuyết hương” thì bố ai nhịn được, cộng thêm mấy cái bầu ngoài . muốn càng thêm đổ nợ! Sau đó, tàu Bounty, lên đường,hướng về phía tây, để tới Caraïbe Mỹ châu.

Màu đỏ: hải trình tàu BOUNTY đi tới TAHITI
Màu xanh: hải trình của thuyền cấp cứu của thuyền trưởng BLIGH
Màu vàng: hải trình của của CHRISTIAN sau khi nổi loạn

 

Ba tuần sau, ngày 28/4/1789, khi tàu tới đảo Tonga, thủy thủ đoàn nổi loạn, do thuyền phó Fletcher Christian lãnh đạo. Có ba giả thuyết về lí do nổi loạn:

1- Thuyền trưởng Bligh là người tàn nhẫn, đánh đập thủy thủ.

2- Thuyền phó chủ mưu nổi loạn vì cho rằng thuyền trưởng tâm thần không ổn.

3- Một số thủy thủ si mê, dan díu các cô gái hải đảo nên muốn ở lại.

Nhưng có thể là do cả ba yếu tố trên gọp lại.

Thuyền trưởng Bligh, cùng 18 thủy thủ trung thành, bị bỏ xuống thuyền cấp cứu, thả trôi trên biển, nhờ tài điều khiển tàu, ông đưa được chiếc thuyền 7m, trôi nổi trên Thái Bình dương, để tới được Timor, sau 41 ngày, 5823km trên biển, đây là một kỳ tích trong lịch sử thế giới không bao giờ lập lại được.

Đầu năm 1790, Bligh trở về Anh, cuộc điều tra cho thấy ông vô tội trong cuộc nổi loạn.

Về phần thuyền phó Christian, sau khi dự tính đổ bộ lên đảo Tubuai bất thành, vì bị thổ dân đánh đuổi, cả nhóm trở lại Tahiti, 16 thủy thủ ở luôn trên đảo mặc dù Christian đã cảnh cáo họ là không nên, có thể bị treo cổ vì tội nổi loạn một khi hải quân Anh trở lại Tahiti để tìm họ.

Nhóm của Christian, định cư ở một đảo xa xôi là Pitcairn và nhờ đám thủy thủ này mà sau năm 1892, khi mà Tahiti và Polynésie trở thành thuộc Pháp, nước Anh còn lại một di tích cuối cùng trong vùng Oceanie. Ngày nay,một nửa dân đảo Pitcairn mang họ Christian.

Trái bánh mì BREADFRUIT

Cuộc trả thù đám nổi loạn diễn ra năm 1791 rất dữ tợn. So với thuyền trưởng Edward Edmond thì Bligh thật là “nice guy”, (một người đàn ông thật dễ thương). E E đến Tahiti, báo cho các bà vợ đám thủy thủ nổi loạn là chồng họ sẽ bị dẫn độ về Anh. Kết quả là: 14 thủy thủ bị bắt, đưa lên tàu Pandora, trên đường về Anh bị kẹt ở Great Barrière Reef chết 4 người, 10 người về tới Anh, bị ra toà án binh: 4 người được tha bổng, 3 người được ân xá, 3 bị treo cổ.

Về phần thuyền trưởng Bligh, ông trở lại Tahiti năm 1791, chỉ huy chiếc HMS Providence, với 19 lính hải quân bảo vệ tàu để tránh một cuộc nổi loạn khác. Rồi ông thành công trong việc chở cây bánh mì tới được Jamaique.

Kết quả sau cùng là dân nô lệ da đen tẩy chay , không bao giờ chịu ăn trái bánh mì: máu đổ nhưng không đem lại ích lợi gì cả.

Đối với tác giả, cây bánh mì để lại cho tôi một kỷ niệm đẹp. Cha vợ tôi là người thích trồng cây lạ đã kiếm được một cây ở Cái Bè mang về trồng trong vườn nhà ở Sài Gòn, cây bánh mì có lá to cho bóng mát, dáng đẹp, trái tròn, to hơn quả gấc, đặc ruột, gọt vỏ, luộc, hấp chín hoặc chiên lên cho một hương vị đặc biệt, hơi giống khoai tây nhưng ngọt hơn một tí. Sau 75, mỗi ngày đều ăn độn bo bo, thực phẩm gia súc, người ăn không tiêu nỗi mà có trái bánh mì này thì vui, có lẽ nhờ nó mà mình đỡ khổ hơn. Tôi không quên được cảnh con trai tôi, lúc đó 2-3 tuổi nô đùa cùng các anh em họ của nó dưới bóng mát tàng cây thân yêu này.

Montreal 3/ 2019

————-

Tài liệu tham khảo:

Wikipédia: Mutiny on the Bounty

National Geographic

Wikipédia : Breadfruit.

Có 3 cuộn film về cuộc nổi loạn

1/ Mutiny on the BOUNTY 1935

2/ Mutiny on the BOUNTY 1962

3/ BOUNTY 1984

 

1 BÌNH LUẬN

  1. câu chuyên của Ban Tang quốc Việt rất hay.”Cây bánh mì” nghe tên là hết đói rồi.Tôi mới nghe và mới biết.Xem thế,thì rỏ ràng VN ta bây giời có nó thì đở biết mấy cớ gì phải nhớ đến thời bo-bo ! Cây-bánh-mì lại nhớ đến cây-chó đẻ-cây cứt ngưa hay là cây-công -sản ,thời ở Việt Bắc xa xưa mà nhà văn Phan Khôi mô tả trong Trăm-hoa-đua-nở ,như là một đai họa cho nông dân. Loai cây nầy phát triển rất
    nhanh-phá hai mùa màng của nông dân,dân chúng gọi cây nầy là “cây-công-sản”,goi tình cờ thôi,chứ k có ac cảm với ĐCS đâu,vì thuở ấy dân làm gì biết ác như bây giờ !! Nhưng dần dà,goi tư nhiên mà đúng với bản chất.Thế mới biết nhân đinh k bằng Thiên đinh.! Và như thế giữa 2 loai cây,,chắc chắn Dân ta chon “cây bánh mì” ,không chon “cây-công sản”??

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên