Như chúng tôi đã viết nhiều lần, Mỹ đã thực sự thực hiện cuộc chiến tại Việt Nam chỉ có 3 năm, từ 1965 đến 1967, để tiêu thụ hết các võ khí còn tồn động từ sau thế chiến II và thí nghiệm một số vũ khí mới, sau đó ra đi. Nhưng việc ra đi khó hơn việc đưa cuộc chiến vào rất nhiều.
Kissinger đã đưa ra kế hoạch thiết lập “MỘT KHOẢNG CÁCH VỪA PHẢI” (Decent Interval), làm thế nào để sau khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam khoảng 2 năm, Miền Nam mất là vừa, lúc đó dư luận sẽ không đổ lỗi cho việc mất Miền Nam là do sự phản bội của Mỹ, mà do sự bất tài (incompetence) của người Miền Nam. Frank Snepp, Trưởng phân tích của CIA tại Sài Gòn đã viết một cuốn sách dài 590 trang với cái tên là “Decent Interval” để nói về kế hoạch này của Kissinger. Kế hoạch đó gồm những điểm chính sau đây:
Lập các phong trào phản chiến để tạo lý do rút quân và làm giảm bớt sức mạnh của Cộng quân bằng cách (1) để cho Cộng quân chiếm Huế vào Tết Mậu Thân 1968 rồi tiêu diệt, (2) mở các cuộc hành quân qua Cambodia năm 1970 và Hạ Lào 1971 để phá vỡ các mật khu của Cộng quân, và (3) gài bẫy cho Sư đoàn 308, một sư đoàn thiện chiến nhất của Bắc Việt, vào Cổ thành Quảng Trị năm 1972 rồi cho B-52 san bằng, v.v.
LÊ DUẨN TRÚNG KẾ MỸ KHI CHIẾM HUẾ?
Qua các cuộc thăm dò, Mỹ biết trong bước thứ nhất, Hà Nội muốn chiếm một phần Miền Trung làm lãnh thổ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Huế được chọn làm thủ đô của Mặt Trận. Huế rất thuận lợi về cả địa lý lẫn chinh trị. Về địa lý, Huế có nhiều thành trì kiên cố và đèo Hải Vân ở phía Nam là tiền đồn vững chắc. Về chính trị, sau khi đấu tranh cướp chính quyền tại Huế và Đà Nẵng năm 1966 để thành lập một chính phủ Phật Giáo bị thất bại, Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đã dứng hẳn về phía Mặt Trận. Chiếm Huế sẽ được dân chúng hoan hộ.
Biết rõ âm mưu của Hà Nội, Mỹ huy động Sư đoàn Không kỵ 101 thiện chiến của Mỹ từ Quy Nhơn đi về phía Bắc, nói là đến Khe Sanh, nhưng khi tới Huế thì cho dừng lại và đóng bộ chỉ huy ở sân bay Phú Bài. Các chiến hạm của Mỹ ở Thái Bình Dương được huy động đến đóng ngoài khơi của cửa Thuận An. Bộ chỉ huy Mỹ cũng xin thêm 3 tiểu đoàn Dù thiện chiến của VNCH đem thả xuống Sịa, ở phía đông bắc Huế. Đó là các lực lượng được phục sẵn, chờ Cộng quân rơi vào tử địa là tiêu diệt.
Căn cứ vào tài liệu của cả hai bên, chúng tôi xin trình bày diễn tiến của cuộc chiến ở Huế trong Tết Mậu Thân, sau dó sẽ tím hiểu lý do tại sao các cuộc thảm sát tàn bạo nhất lịch sử đã xầy ra.
KẾ HOẠCH CỦA HÀ NỘI
Đọc cuốn “Chiền trường Trị-Thiên-Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng” của Khu Ủy và Bộ Tư Lệnh Quân Khu Trị –Thiên-Huế do nhà xuất bản Thuận Hóa Huế ấn hành năm 1985, chúng ta biết được quyết định của Hà Nội về việc chiếm Huế làm căn cứ lâu dài của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
1.- Thành lập Khu Ủy và Bộ Tư Lệnh Quân Khu Trị-Thiên-Huế
Năm 1965 và năm 1966, khi phong trào Phật Giáo đấu tranh nổi lên ở Huế chủ trương đi theo đường lối của MTGPMN, đòi hòa bình, rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam, đốt phòng thông tin và thư viện Mỹ ở Huế, v.v., Hà Nội nhận thấy rằng có thể chiếm Huế làm căn cứ địa lâu dài của MTGPMN vì hai lý do: Lý do thứ nhất là Huế có nhưng thành quách rất vững chắc, nếu chiếm giữ được, Quân Lực VNCH và đồng minh khó lấy lại được, trừ khi phá hủy thành phố. Lý do thứ hai là phong trào Phật ở Huế cho thấy các nhà lãnh đạo Phật Giáo ở đây ủng hội MTGPMN. Vì thế, Hà Nội đã lập một kế hoạch chiếm và giữ Huế rất kỹ càng.
Trước 1966, Trị Thiên là Phân Khu Bắc trực thuộc Quân Khu 5. Tháng 4 năm 1966, Thường Trực Quân Ủy Trung Ương ra quyết định thành lập Khu Ủy và Bộ Tư Lệnh Quân Khu Trị-Thiên-Huế tách khỏi Khu 5, và đặt trực thuộc Trung Ương và Quân Ủy Trung Ương. Thiếu tướng Trần Văn Quang được cử làm Tư Lệnh Quân Khu Trị-Thiên-Huế và Đại Tá Lê Minh làm Phụ tá kiêm Trưởng Ban An Ninh Quân Khu. Lê Chưởng, Phó Bí Thư Khu Ủy Trị Thiên Huế, được cử làm làm Chính Ủy.
Mới thành lập, Khu Ủy Trị Thiên Huế đã đứng ra lãnh đạo cuộc đấu tranh của Phật Giáo tại Huế, nhưng thất bại. Tài liệu ghi lại như sau:
“Trong tháng 5-1966 cả thành phố Huế hầu như hổn loạn, ngụy quân, ngụy quyền bị tê liệt. Nhưng do tương quan lực lượng không cân xứng và sự lãnh đạo trực tiếp của ta chưa đủ mạnh, địch đưa quân đến đàn áp khốc liệt và dìm trong bể máu. Các đơn vị ly khai đầu hàng, lực lượng Phật Giáo tan rã, cơ sở của ta trong trào một bị bắt, một số rút vào bí mật. Phong trào kéo dài được 96 ngày.” (tr. 111).
Báo cáo của Khu Ủy Trị Thiên Huế cho biết lúc đó tại Thừa Thiên có 398 chùa, 9 hòa thượng, 15 thượng tọa, 220 tăng ni sư sãi và 80.000 Phật tử. Báo cáo nói rằng “chính tinh thần dân tộc và ý thức giác ngộ chính trị của nhân dân đã đánh bại quân địch ngay trên lãnh vực tôn giáo mà chúng ta đã ra sức lợi dụng.”
2.- Lệnh chiếm Huế
Tài liệu cho biết: “Ý đồ đánh vào thành phố Huế đã có từ lâu. Tháng 2-1967 Đồng Chí Đặng Kính và Thanh Quảng ra báo cáo, Bộ đã chỉ thị cho Trị – Thiên nghiên cứu đánh vào Huế và thị xã Quảng Trị. Tháng 5-1967, Thường Vụ Quân Ủy Trung Ương họp nhận định: “Tình hình phát triển của phong trào đã tạo ra khả năng đánh lớn vào thành phố Huế.” (tr. 136).
Chỉ thị còn nói rõ hơn:
“Phấn đấu trong 7 ngày đêm hoàn thành mọi mục tiêu cơ bản, tập trung chủ yếu vào 2 ngày 3 đêm đầu. Dự kiến tình huống khó khăn, thì có thể phải một tháng hoặc nếu kéo dài 2, 3 tháng cũng phải chiếm lĩnh bằng được thành phố Huế và giữ đến cùng (dự kiến này chỉ phổ biến bằng miệnh cho cán bộ cao cấp)…”
“Nhanh chóng xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị, xây dựng chính quyền để phát triển thắng lợi…” (tr. 110).
Những chỉ thị này cho thấy Hà Nội quyết định chiếm Huế và giữ Huế lâu dài rồi thiết lập một chính quyền tại đây. Ngoài Huế, không thành phố nào trên miền Nam được chỉ thị phải hành động như vậy.
3.- Chuẩn bị tấn công Huế
Việc tấn công Huế không phải dễ dàng vì mặt trận quá rộng lớn. Vì thế, để tấn công Huế, Quân Khu Trị Thiên Huế được lệnh phải chuẩn bị về lực lượng, tổ chức, tư tưởng, lương thực, phương tiện, nhất là phải chuẩn bị chiến trường.
Về quân số, Quân Khu Trị Thiên Huế chỉ có 2 trung đoàn chủ lực là E6 và E9, 4 tiểu đòàn bộ binh của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên, 4 tiểu đoàn đặc công và các lực lượng pháo binh, công binh. Lực lượng này quá nhỏ bé, không đủ để mở cuộc tấn công Huế. Do đó, vào cuối năm 1967, Trung Ương đã tăng cường cho Huế Trung Đoàn 9.
Gần đến ngày nổ súng, Trung Ương đã tăng cường thêm: Trung Đoàn 2 của Sư Đoàn 324, Trung Đoàn 8 của Sư Đoàn 325. Sau đó tăng cường thêm Trung Đoàn 3/325 rồi Trung Đoàn 1/325. Sau khi chiếm được Huế, Bộ cho tăng cường thêm Trung Đoàn 141 để giữ Huế, nhưng quá muộn. Như vậy Trung Ương đã tăng cường cho Huế đến 5 Trung Đoàn. Với sự tăng cường này, Quân Khu Trị Thiên Huế đã có khoảng 7.500 quân.
Về lương thực, Quân Khu đã thu gom được 2000 tấn ở đồng bằng và 1000 tấn ở miền núi.
Về chính trị, an ninh và tuyên truyền, Quân Khu đã đưa khoảng 700 cán bộ từ thành phố Huế và đồng bằng lên chiến khu huấn luyện, phân công và ra lệnh phải hành động như thế nào sau khi đã chiếm được thành phố (tr. 141).
CHẾM HUẾ VÀ LẬP CHÍNH QUYỀN
Năm 1968, mồng một Tết Mậu Thân nằm vào ngày 30.1.1968 dương lịch. Lệnh tấn công được đưa ra vào lúc 2 giờ 35 sáng 31.1.1968, tức sáng mồng 2 Tết. Cuộc tấn công được chia làm hai cánh: Cánh chính là cánh Bắc: Cộng quân tấn công vào Đồn Mang Cá, nơi có Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1, sân bay Tây Lộc, khu cột cờ Đại Nội, khu Gia Hội, khu Chợ Đông Ba, v.v. Cánh thứ hai là cánh Nam: Cộng quân tấn công vào Tiểu khu Thừa Thiên, cơ sở cảnh sát, đài phát thanh Huế, cầu Kho Rèn, Tòa Đại Biểu Chính Phủ, Dinh Tỉnh Trưởng, nhà lao Thừa Phủ, nhà Ga, v.v.
Cộng quân chia Huế thành ba mặt trận: Mặt trận Thành Nội do Đại Tá Lê Trọng Đấu chỉ huy; mặt trận Quận Nhì (tả ngạn sông Hương) do Chính Ủy Hoàng Lanh và mặt trận Quận Ba (hữu ngạn) do Nguyễn Mậu Hiên bí danh Bảy Lanh.
Tuy nhiên, Quân Lực VNCH vẫn giữ được Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1, cơ sở MACV, Tiểu khu Thừa Thiên, đài phát thanh Huế, Trường Kiểu Mẫu và cầu tàu Hải Quân.
Sau khi tin tình báo và không ảnh cho thấy Cộng quân đã thiết lập xong các cắn cứ phòng thủ cố định, ngày 8.2.1968, tức hơn 7 ngày sau, Mỹ và Quân Lực VNCH mới ra lệnh cho các lực lượng phản công lại, khởi đầu là những đợt đại pháo 175mm do các chiến hạm Mỹ ở ngoài khơi rót vào các vị trí đã được xác định của Cộng quân. Sau đó là những đợt oanh tạc do máy bay Mỹ thực hiện. Tiếp theo, các đơn vị thiện chiến của Mỹ và VNCH tiến vào thành phố. Cuộc chiến rất ác liệt. Quân Lực VNCH và đồng minh đã xử dụng hỏa lực tối đa và tiến vào từng khu phố để đánh bật Cộng quân ra. Ngày 15.2.1968 Hà Nội ra lệnh cho Cộng quân phải tử thủ ở Huế đồng thời tăng cường thêm cho mặt trận Huế Trung Đoàn 141 để bảo vệ những cứ điểm đã chiếm được. Nhưng hỏa lực của Quân Lực VNCH và đồng minh quá mạnh nên Cộng quân được lệnh rút.
Sáng 25.2.1968 toàn thể khu Gia Hội được giải tỏa. Đại Đội Hắc Báo của Sư Đoàn 1/BB chiếm được Kỳ Đài, hạ cờ Cộng sản xuống và kéo cờ VNCH lên. Sau 25 ngày đêm giao tranh ác liệt, cuộc chiến ở Huế đã chấm dứt.
Vì các trận đánh ở Huế đã được mô tả đấy đủ trong cuốn “Cuộc tổng công kích – tổng khởi nghĩa của Việt Cộng Mậu Thân 1968” của Quân Lực VNCH, chúng tôi sẽ trình bày trong một bài khác. Ở đây chúng tôi chỉ tìm hiểu Việt Cộng đã làm gì sau khi chiếm được Huế và tại sao các cuộc thảm sát đã xẩy ra trong khắp thành phố rồi lan rộng ra các vùng phụ cận.
HOẠT ĐỘNG SAU KHI CHIẾM HUẾ.
Do sự chỉ đạo là huấn luyện từ trước, khi vào Huế, bộ đội lo chiếm các cơ sở quân sự và hành chánh quan trọng ở Huế, còn nhóm cán bộ chính trị, hành chánh và an ninh đã cùng với các thành phần nằm vùng tại địa phương thực hiện các công tác sau đây:
VỀ CHÍNH TRỊ: Ngày mồng 3 Tết (tức 1.2.1968) Hà Nội tuyên bối thành lập “Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hoà Bình tại Huế” do Tiền Sĩ Lê văn Hảo làm Chủ Tịch. Liên Minh này là một bộ phận của Liên Minh do Trịnh đình Thảo làm Chủ Tịch.
Lê văn Hảo gốc người Huế, sang Pháp học từ năm 1953, trở về Huế năm 1966 và dạy nhân chủng học đại học tại Huế và Sài gòn. Năm 1966, Hảo tham gia phong trào ly khai ở Huế và bị bắt sau đó được Đại Học Huế nhận ra. Giữa năm 1967, Hảo được Hoàng Phủ Ngọc Tường và Tôn Thất Dương Tiềm, một cán bộ cộng sản nằm vùng, móc nối vào Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Ngoài Lê Văn Hảo, Liên Minh còn có Phó Chủ Tịch là bà Tuần Chi (tên thật là Đào thị xuân Yến, chị vợ Nguyễn Cao Thăng) hiệu trưởng trường nữ trung học Đồng Khánh, và Hoà Thượng Thích Đôn Hậu, đương kim Chánh Đại Diện Phật Giáo miền Vạn Hạnh. Các thành phần nồng cốt của Linh Minh còn có: Nguyễn Đóa (cựu giám thị trường Quốc Học), Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Duy Nhân, Phạm Thị Xuân Quế, Tôn Thất Dương Tiềm, Tôn Thất Dương Kỵ, Tôn Thất Dương Hanh…
VỀ HÀNH CHÁNH: Khu Ủy Trị Thiên quyết định thành lập Ũy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thành Phố Huế và giao cho Tiến sĩ Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch Ủy Ban, còn bà Tuần Chi (tức Đào Thị Xuân Yến) và Hoàng Phương Thảo, thường vụ Thành Ủy, làm Phó Chủ Tịch. Tuy nhiên, mọi quyết định đều năm trong tay Hoàng Phương Thảo.
Khu Ủy giao cho Hoàng Kim Loan (một cán bộ nằm vùng trong nhà Nguyễn Đóa), Hoàng Lanh (Thường Vụ Thành Ủy Huế) và Phan Nam (tức Lương) thành lập các Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng tại mỗi quận trong thành phố.
Hoàng Kim Loan phụ trách Thành Nội (Quận 1) đã đưa Nguyễn Hữu Vấn, Giáo Sư Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế lên làm Chủ Tịch. Phan Nam phụ trách Quận Tả Ngạn (Quận 2) đã giao chức chủ tịch cho Nguyễn Thiết (tức Hoàng Dung). Tại Quận Hữu Ngạn (Quận 3), Hoàng Lanh, vì phải dồn mọi nổ lực vào việc bắt các thành phần bị coi là Việt gian, ác ôn và phản động và đưa đi thủ tiêu, nên chưa kịp thành lập Ủy Ban Nhân Dân
VỀ AN NINH: Đi theo quân đội chủ lực là các đại đội đặc công, võ tranh tuyên truyền và các toán an ninh. Hoạt động về an ninh được đặt dười quyền chỉ huy của Đại Tá Lê Minh, Phụ tá Bộ Tư Lệnh Quân Khu kiêm Trưởng Ban An Ninh Quân Khu. Trụ sở chính của Ban An Ninh được đật tại Chùa Từ Đàm.
Chỉ huy các toán an ninh là Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Đình Bảy (tực là Bảy Khiêm) thuộc Khu Ủy Trị Thiên.
Ban An Ninh chia thành phố Huế thành 4 khu để phân chia trách nhiệm hành động:
Khu 1 là Quận 1, tức Thành Nội.
Khu 2 là Quận 2 thuộc vùng tả ngạn sông Hương, nhưng lấy cầu Gia Hội làm ranh giới rồi kéo dài về hướng Tây, qua khỏi cầu Bạch Thổ, xuống tận An Vân, tức bao gồm một phần của Quận Hương Trà.
Khu 3 là Quận 3, tức khu vực hữu ngạn sông Hương, nhưng bao gồm luôn cả giáo xứ Phủ Cam thuộc Quận Hương Thủy ở phía Nam sông An Cựu.
Khu 4 là phần lãnh thổ từ cầu Gia Hội đến Cổn Hến. Phần này vốn thuộc Quận 3.
T
ống Hoàng Nguyên phụ trách Khu 1 và Khu 2, Nguyễn Đình Bảy phụ trách Khu 3 và Nguyễn Đắc Xuân đặc trách Khu 4.
(Còn tiếp)
Ngày 8.2.2018
Lữ Giang
Viết được một bài như trên không phải đơn giản hay dễ dàng đâu ông Tuan Le ơi. P
hải đọc thật nhiều tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau kể cả của phía cộng sản như ông đă thấy trong bài viết trên ,rồi phối hợp những tài liệu đó để đưa ra những nhận định của mình. Ông đã làm công viêc viết lách bao giờ chưa?.Ông có thể tin hay không tin những nhận định của tác giả,.,nếu không tin ông có thể phản bác bằng những tài liệu khác mà ông có được để thuyết phục độc giả rằng ông Lữ Giang đã viết sai, như vậy có ích hơn là chỉ trích suông hay mỉa mai,điều đó chỉ cho thấy ông có thành kiến với tác giả.
Sau vụ khủng hoảng hỏa tiễn ở Cuba (Tháng 10/ 1962), Khrouschev đã thấy một chân lý vô cùng khủng khiếp: LX và khối CS không thể thắng Mỹ và đồng minh của Mỹ, dù đó là đường lối hòa binh (như: kinh tế, văn hóa, xã hội…) hoặc chiến tranh (qui ước cũng như nguyên tử). Từ đó, Khrouschev chủ trương thay vì đối đầu với Tây phương thì nên theo đuổi chính sách chung sống hòa bình. Tiếc thay, bọn đầu bò ở điện Cẩm Linh cứ “tưởng bở” Tây phương là một “bọn hèn nhát, ham hưởng thụ và sợ chết” nên đã theo đuổi và khuyến khích giải pháp dùng chiến tranh giải phóng từng nước, từ nước nhỏ (như VN) hoặc nước lớn (như TQ), để cuối cùng sẽ thống trị toàn thế giới! Tên đầu sỏ của phe hiếu chiến này chẳng ai xa lạ, chính là Brezhnev.
Người Mỹ đã khôn khéo dùng tâm lý “tưởng bở” ấy để lôi kéo LX vào một cuộc chạy đua trang bị vũ khí mà Mỹ đã biết chắc chắn là LX cuối cùng sẽ “đứt hơi” và chết tốt. Vừa khi Brezhnev của LX lên ngôi thì tên nô bộc Lê Duẫn của VN sang chầu. Sau khi nghe Lê Duẫn tấu Mỹ vừa đổ hơn nửa triệu quân vào VN, Brezhnev đã đồng ý là sẽ đánh cho Mỹ “te tua” mới thôi. Cuối năm 1967, thế gian này còn ai tâm đầu ý hợp vơí nhau hơn hai tên cô hồn này? Chúng đã chẳng đồng thanh khua môi, múa mỏ “đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào” đó sao? Vì thế, cuối năm 1967, Brezhnev- LX đã viện trợ khủng cho Lê Duẫn -CSBV để dốc toàn lực “đánh Mỹ”. Có điều, cả hai tên đều đang chui đầu vào cái rọ của Mỹ đang giương ra mà chúng không biết.
Cái rọ mà Mỹ giăng ra là một cuộc dàn cảnh vĩ đại: MỸ PHẢI THUA TRẬN MẬU THÂN, ĐỂ CHO HAI TÊN TIỂU NHÂN BREZHNEV- LÊ DUẪN TIẾP TỤC ĐẮC CHÍ VÀ TƯỞNG LÀ CHÚNG ĐANG THẮNG! (Nên nhớ: vào cuối năm 1967, người Mỹ ở VN đã có đủ tinh binh, hỏa lực, những phương tiện chiến tranh và tiếp liệu dồi dào, cộng với những kinh nghiệm và kiến thức quân sự có sẵn trong tay, họ dư sức “nuốt” cả miền Bắc VN, chứ không chỉ bảo vệ suông cho miền Nam VN!).
Mậu Thân 1968 không phải là cái “mốc lịch sử” để đánh dấu cho sự bại trận của Mỹ ở VN, mà là cái mốc ghi dấu LX- CSBV đã bị Mỹ gài cho vào mê hồn trận. Ngưòi Mỹ đâu còn mong gì hơn lá cứ để cho khối CS tưởng rằng càng đánh Mỹ thì chúng càng thắng? Một mặt, người Mỹ vừa để hai tên côn đồ LX-CSBV “được đằng chân, lân đàng đầu”, mặt khác vừa tung tình báo ra để nghe ngóng. Sau khi tất cả các tin tức tình báo đã được thu lượm và phối kiểm kỹ càng thì người Mỹ thấy ra là họ đã lôi kéo thành công Liên Xô và Brezhnev vào cuộc chạy đua vũ trang. Sau tết Mậu Thân 1968, báo cáo về ngân sách quốc phòng của LX nói riêng và của khối CS nói chung đã tăng vọt đáng kể, bất chấp cái bụng đang đói meo của người dân mỗi nước.
Đại Bi Kịch Chiến Tranh VN kết thúc bằng sự “tháo chạy” của người Mỹ tháng 4 năm 1975. Nhưng Mỹ đã đạt được mục đích là làm cho LX chết tốt vì đứt hơi tháng 12 năm 1991. Người Mỹ đã không chính thức là kẻ thắng trận trong Chiến Tranh Lạnh, nhưng nay thì con nít cũng biết là LX đã thua vì đã tự sát khi tự lao mình vào cuộc đua vũ trang với Mỹ, mà khởi sự là chiến tranh VN, hoặc chính xác hơn, biến cố Tết Mậu Thân 1968. Xin xem tài liệu link học tập của sinh viên ngành Kinh Tế, Trường Đại Học San José, California, dưới đây:
http://www.sjsu.edu/faculty/watkins/sovietcollapse.htm
Dầu sao đi nữa, chỉ là một canh bạc. Muốn thấy cây bài tẩy thì bỏ tiền vô.
CSBV, LX, TC cho đến ngày hôm nay vẫn chưa biết con bài tẩy của Mỹ là gì.
Chính xác !
Vậy mà sòng mới đang gài độ tiếp, mà kỳ nầy có lẽ ăn thua lớn à nghen !
Cái ưu điểm của xã hội tự do dân chủ là nhân đạo, là vì dân, lo cho dân, nhưng yếu điểm của nó là dể bị lung lai rồi bỏ cuộc trước dư luận dù dư luận đó được giựt dây sách động bởi kẻ thù. VNCH bị bỏ rơi sau hai 20 chiến đấu gian khổ để thế giới tự do được hưởng sự bình yên và kế hoạch Neutron Bomb thời TT Jimmy Carter là bằng chứng.
Cũng may, hay TT Reagan, các ông tướng ở Ngũ Giác Đài và những Thinkers-Gia Các Lượng của Mỹ đã nhìn thấy điều đó mà Hoa Kỳ duy trì được sự vững mạnh như hôm nay.
Hiện nay lịch sử đang lập lại, dù tính khí của TT Trump bị dư luận cho là hơi “bốc” một chút, nhưng rõ ràng sự quyết tâm của nưởc “Mỹ trên hết” cho thấy Hoa kỳ đã học được bài học lịch sử.
Cám ơn Lý Chính Luận cho cái Links
Toi da thua voi cac quy vi MNVN mat vao tay v+ la chinh nguoi mien nam chung ta chung dung ket toi nguoi MY con ong LG neu ma lanh dao mien nam toi nghi mnvn se roi vao tay v+ som hon . ong oi bot noi phet ( stop lying )
Viết theo suy luận cảm tính nhiều quá
Ông Lữ Gian thiệt là tài tình
Chuyện lịch sử thời Cụ Ngô, thời ông Thiệu, chuyện thời Tây, thời Mỹ… chuyện nào ông cũng kể vanh vách, tài thật: ông nói Thích Minh Châu gia nhập đảng CS ngày nào tháng nào, ở Ấn độ về nước ngày nào, ông Thiệu biết TM Châu là VC mà chưa bắt… cứ y như ông Lu Gian ở dinh Độc Lập biết hết mọi chuyện
Chuyện Lịch sử ông kể rất hay, cứ y như chuyện Tề Thiên đại thánh
Tác giả Lử Giang có nhắc đến bà Tuần Chi (nhủ danh DTXYến ,nguyên hiệu trưởng Đồng Khánh) là chị ruột của vợ dược sĩ Nguyễn cao Thăng. Chồng bà Xuan Yến tên là Chi làm Tuần vủ ,nên gọi là Tuần Chi, bị VM làm “thịt” năm 1947 !! Ông Thăng lấy luôn mấy chị em. Ông Thăng là cậu của TT Thiệu.! Gia đình bên vợ của NCThang đả có thời vận chuyển thuốc tây cho VC ! Không biết Ông Thiệu có biết chuyện nầy không ?? Và gần đây nhất,đầu năm 1990 cháu ngoại của Vỏ nguyên Giáp bị ung thư máu,đả nhờ bà Tuần Chi liên hệ với gia đình vợ NCT ở Mỹ giúp đở,đưa qua Mỹ chửa trị. Thiệt tình mà nói,đôi lúc nghĩ quẩn : Mất Miền Nam do bọn Ăn cơm quốc gia thờ ma CS! Gia đình NCT là một điễn hình !! Còn nhiều chuyện ở “hủ mắm” Tuần Chi nầy. Có dịp sẽ “hầu chuyện” với bà con ./