Báo cáo sau chuyến đi

4

Ở nước ta bây giờ Tổng Bí Thư (TBT) là nhất, nắm toàn quyền sinh sát, muốn cho hoặc không cho ai đi chăn kiến thì tùy ý, muốn cất nhắc hay hạ bệ ai cũng vậy.

Gần đây TBT đã thu xếp để một cậu lên làm Chủ tịch nước (CTN) sau khi CTN trước đó bị thất sủng và dính vào vụ Việt Á. Có người nói vụ Việt Á chỉ là cái cớ thôi, chứ nếu không bị thất sủng thì dù có tội tày đình anh Bảy vẫn không sao; bằng chứng là cậu CTN dính vào vụ bốn cô tiếp viên hàng không khuân ma túy về thì có sao đâu.

Do TBT cất nhắc quy hoạch, do TBT xá tội có bà con làm tiếp viên hàng không mang hàng cấm cho nên cậu CTN sợ TBT một phép, giống như Tom và Jerry vậy. Trước mặt bá quan văn võ thì một điều kính thưa, hai điều kính thưa, nhưng trong chốn riêng tư, cách xưng hô giữa hai người này khác nhiều, giống như cuộc trò chuyện dưới đây:

CTN: Con kính chào bác, mới vừa bước xuống chuyên cơ là con te te đến gặp bác ngay để báo cáo giải trình về chuyến đi Mỹ vừa rồi, một công hai việc, vừa dự cuộc họp A-péc, vừa triển khai chính sách Hợp tác Chiến lược Toàn diện giữa ta và Mỹ.

TBT: Tốt lắm. Thế cậu có thu hoạch gì không nào?

CTN: Báo cáo bác, về mặt giáo dục, phía Mỹ đã đồng ý nâng Kô-ta du sinh của ta từ 15 ngàn suất mỗi năm lên 20 ngàn.

TBT: Cậu bị nó bịp rồi. Giáo dục đại học của Mỹ đa số là của tư nhân, ai có tiền là cứ nộp tiền vào học thôi, đâu có Kô-ta Kô-tiếc gì đâu. Từ khi có đại dịch, sinh viên Mỹ chuyển sang học On-lai từ nhà rất nhiều, ký túc xá của các trường dư chỗ bao la, nó cần sinh viên nước ngoài hơn là ngược lại. Nó làm ra vẻ ưu đãi cho mình nhưng thực chất là mình ban ơn cho nó, mình là khách hàng của nó, bộ cậu không thấy mấy cái hội chợ chiêu sinh của các đại học Mỹ vừa tổ chức ở Hà Nội và Sài Gòn sao?

CTN: Bác nói rất phải, con sẽ rút kinh nghiệm lần tới. Tiếp theo, về mặt tài chính, phía Mỹ đã đồng ý cho chúng ta chuyển khoản ngân hàng không giới hạn, ta cứ vô tư chuyển tiền sang Mỹ bao nhiêu cũng được. Đặc biệt khách hàng có thẻ đảng còn được khuyến mại 1 phần trăm, có nghĩa là nếu đảng viên của ta chuyển sang Mỹ 100 USD thì bên đó sẽ vô sổ cho ta là 101 USD.

TBT: Cậu lại bị nó bịp rồi. Bọn Mỹ nó có luật ai mà chuyển khoản ngân hàng từ 10.000 USD trở lên thì ngân hàng phải báo cáo cho cơ quan chức năng. Nó khuyến mại như vậy là để dụ các cậu chuyển khoản đại trà, sau đó nó lập danh sách những người có tiền, dùng danh sách này để bắt chẹt những người đó phải làm những việc có lợi cho nó, hiểu chưa? Cách tốt nhất để khỏi mắc bẫy nó là ta cứ chuyển theo đường tiểu ngạch như cũ, hiểu chưa?

CTN: Dạ hiểu, bác nói rất phải, con sẽ rút kinh nghiệm lần tới. Con xin báo cáo tiếp. Về mặt bất động sản thì phía Mỹ đồng ý để những đảng viên nào của ta mua nhà thì cứ mua thoải mái, khỏi cần kiểm tra mức thu nhập hằng năm là bao nhiêu, thành tích trả nợ trong mấy năm vừa qua như thế nào, lại còn được bớt 1 phần trăm tiền hoa hồng phải trả cho đại diện hai bên bán và mua.

TBT: Cậu lại bị nó bịp nữa rồi. Chuyện mua bán nhà cửa bên Mỹ là chuyện giữa tư nhân với tư nhân, thuận mua vừa bán chứ nhà nước có dính vào chút nào đâu mà ra cái vẻ như đặc ân vậy. Cậu nên nhớ là người Mỹ có cái câu, không có gì gọi là bữa trưa miễn phí cả. Mua nhà xong mà không ngay giao sổ đỏ cho người mua thì khách họ kiện mất việc chứ đùa à. Nhưng thôi cứ kệ bố chúng muốn nói gì nói, đảng viên của ta mua nhà bên đó toàn trả tiền tươi một phát là xong, đâu cần kiểm tra cái quái gì, xem ra cái đặc ân này cũng chẳng cần thiết gì.

Còn cái chuyện quan trọng tớ nhờ cậu nói chuyện với thằng In-teo để bảo nó quay lại xây nhà máy mấy tỷ bên Việt Nam có kết quả gì không?

CTN: Dạ có bác. Con xin kể bác nghe từ từ từng bước. Đầu tiên, đoạn đường từ khách sạn mà đoàn của tụi con trú chỉ cách Xăng-ta-cờ-la-ra, nơi đặt bản doanh của bọn In-teo chỉ mất khoảng một tiếng lái xe. Khổ nỗi nơi đó là một trong những hang ổ của Việt Tân. Con nghĩ bụng nếu gần tới bản doanh mà bọn Việt Tân cho người cầm cờ ba que ra dàn chào thì thật là quê một cục, các trang mạng xã hội sẽ phủ đầy; do đó, con đã nói với thằng CEO của In-teo đến gặp con ở khách sạn thay vì con đến chỗ nó, và nó đã OK; điều đó cho thấy mình như thế nào thì nó mới chiều ý mình như vậy, phải không bác?

TBT: Chính xác! Như thế mới đáng tự hào chứ lị! Rồi sao nữa?

CTN: Dạ, như bác đã biết, In-teo nó đổi ý mang mấy tỷ đầu tư sang Mã Lai hay Ba Lan gì đó, thay vì lúc đầu định đầu tư tại Việt Nam, kết quả sẽ mất đi hàng vạn job cho người Việt, có thể làm gương cho những tập đoàn bán dẫn khác bắt chước. Đây là một chuyện động trời, sẽ làm tan giấc mơ trở thành một cường quốc chip do đảng quang vinh của ta lãnh đạo.

TBT: Đúng vậy, rồi sao?

CTN: Và như bác đã biết, In-tel nó chê ta hai điểm; thứ nhất là quan liêu, vòi vĩnh, nói trắng ra là tham nhũng ; thứ hai là nguồn điện của ta không ổn định.

TBT: Đúng vậy, rồi sao?

CTN: Con nói với thằng CEO của In-teo rằng tham nhũng thì nước nào mà chẳng có. Ngay cả Mỹ vừa rồi ở bang Niu-giơ-zì có vợ chồng Thượng nghị sĩ Mê-nen-đê của đảng Dân chủ đã bị khởi tố về tội nhận hối lộ hàng trăm ngàn đô la để đổi lấy việc dùng danh nghĩa cụ thượng để gây ảnh hưởng. Các dạng hối lộ của cặp này gồm có vàng, tiền mặt, trả dứt tiền mua nhà và một ô tô loại xịn. Thậm chí Tổng thống Biden cũng bị cáo buộc nhận tiền của nước ngoài trong thời gian làm phó tổng thống. Nghe con nói xong là nó tắt bếp chuyện tham nhũng.

TBT: Chuẩn không cần chỉnh. Thế còn lý do điện của ta không ổn định thì cậu trả lời với nó ra sao?

CTN: Dạ, trước tiên nó nói với con sở dĩ nguồn điện không ổn vì Việt Nam chỉ có độc nhất một công ty bán điện, nếu bây giờ đảng ta cấp phép thêm cho các công ty bán điện khác thì khách hàng sẽ có nhiều tùy chọn, công ty nào cung cấp điện liên tục với giá cả phải chăng, không phải muốn tăng già lúc nào thì tăng, thì họ mua, kết quả là công ty nào cũng phấn đấu cung cấp điện tốt cho mọi người để tồn tại.

Con bèn trả lời nó tại thời điểm này Việt Nam chưa thể cấp phép cho thêm công ty bán điện được vì dân trí của ta còn thấp.

Nó thắc mắc dân trí có ăn nhậu gì đến điện lực, con trả lời nó ở Việt Nam bây giờ mới chỉ có một công ty điện mà dây điện đã giăng mắc đầy đường còn hơn là mạng nhện, người đi đường không cẩn thận dây rớt xuống đầu chết không kịp ngáp. Nếu bi giờ cho thêm công ty điện hoạt động thì thử hỏi sẽ có bao nhiêu cụm dây điện treo lủng lẳng trên đầu nữa, xảy ra tai nạn thì người có trí tuệ kém lại đổ lên đầu đảng; ngoài ra, người tiêu dùng lợi dụng có nhiều đường dây như vậy sẽ tìm cách tháo gỡ lấy kim khí bên trong đem bán, bom mìn do Mỹ Ngụy để lại họ còn dám cưa, dây điện nhằm nhò gì; nếu không tháo gỡ thì người dân cũng tìm cách câu điện chùa, gây thiệt hại khủng cho các công ty điện.

TBT: Đúng vậy, Nhưng mà chắc cậu cũng nhượng bộ nó chút xíu, theo đúng sách lược vừa đấm vừa xoa, vừa đánh vừa đàm, lui một bước tiến hai bước của đảng ta chứ?

CTN: Dạ có. Con có nói với nó là đảng ta cũng biết sở dĩ nguồn điện không ổn một phần vì khâu năng lực của ta chưa đạt, khâu giám sát của ta chưa chặt; vì thế cho nên vừa rồi đảng ta đã bắt năm cán bộ điện lực, bắt thêm một giám đốc công ty mua bán điện để chứng tỏ đảng ta cũng có biện pháp, nhưng…

TBT: Nhưng sao?

CTN: Thằng CEO In-teo nó nói mấy đứa bị bắt chỉ là tép riu, chẳng ăn thua mẹ gì, cần phải nâng tầm thêm nữa.

Con bèn nói với nó nếu bây giờ chúng tôi nâng tầm bằng cách tóm thủ trưởng của EVN thì ngài có mang tiền trở lại đầu tư bên Việt Nam hay không thì nó lắc đâu rồi bảo cần phải nâng thêm tầm cao mới.

Con nói với nó nếu bây giờ chúng tôi bắt Bộ trưởng Công thương, cơ quan chủ quản của EVN thì ngài có mang tiền trở lại đầu tư bên Việt Nam hay không thì nó vẫn lắc đâu nguây nguẩy rồi bảo cần phải nâng thêm tầm cao mới hơn.

Đến đây chắc bác cũng hiểu ý nó muốn cái gì. Con bèn bảo nó đối với những vụ việc như thế này, ở Việt Nam chúng tôi chỉ trảm tới mức bộ trưởng là hết, tức là chỉ đánh tới vai thôi, trên nữa thì bất khả xâm phạm.

TBT: Chính xác! Tứ trụ của ta không thể đụng đến chỉ vì nguồn điện không ổn định.

CTN: Chưa hết đâu bác. Thằng CEO In-teo còn thắc mắc sao kỳ vậy, tứ trụ đã thống nhất chọn lựa, bổ nhiệm bộ trưởng thì tứ trụ cũng phải có trách nhiệm chớ?

Con trả lời nói chế độ chúng tôi hoạt động theo nguyên tắc trách nhiệm tập thể, nếu bây giờ ngài chỉ cho chúng tôi cái thằng tập thể này nó ở đâu, sinh năm nào, trú quán tại đâu, căn cước gắn chip số mấy, điện thoại di động số mấy, địa chỉ email nào, tài khoản nào trên các mạng xã hội… thì chúng tôi sẽ bắt nó ngay lập tức.

TBT: Quá chuẩn! Thật không uổng công tớ đã bố trí, quy hoạch cho cậu. Nhưng mà này, tớ hỏi cậu, có vẻ như cậu vẫn chưa thuyết phục được thằng In-teo quay lại?

CTN: Bác nói hơi bị đúng. Có nghĩa là nếu nó không quay lại, các tập đoàn bán dẫn khác mon men vào Việt Nam cũng có thể chùn chân, hàng vạn người Việt Nam sẽ không có job, không biết đến hết thế kỷ này giấc mơ trở thành cường quốc chip của ta sẽ có thành hiện thực hay không.

TBT: Chuyện đó nhằm nhò gì, cùng lắm nó chỉ tác động đến giai cấp công nhân của ta thôi, chứ còn giai cấp lãnh đạo thì vẫn vô can và vững như bàn thạch.

Đến đây, công cụ số ghi lại cuộc trò chuyện này chỉ còn nghe tiếng cười tồ tồ và tiếng vỗ tay đôm đốp theo đúng xì-tin XHCN.

4 BÌNH LUẬN

  1. Dân ta kẻ khóc người cười!

    Ấu trĩ ích kỷ vô tâm
    Khôn vặt khôn lỏi ngậm câm tôi đòi
    Hèn hạ nhục nhã giống nòi
    Quê hương còn đó lạc loài vì đâu?

    Gái thơ xuất khẩu làm dâu
    Trai tơ nô dịch ngựa trâu xứ người
    Dân ta kẻ khóc người cười
    Phân chia giai cấp giữa người Việt Nam

    Dân ngu khu đen lầm than
    Đại gia móc ngoặc tham quan sang giàu
    Con buôn lý tài thằng nào
    Vi la biệt phủ lău đài nguy nga

    Cán bộ tỷ phú đô la
    Ăn bò rắc muối – đéo cha rợ Hồ
    “Bắc kỳ lý luận” tội đồ
    Ăn tạp ăn bẩn cá vồ cá tra

    Chúng nó liếm đít Nga Hoa!

    Nông Dân Nam Bộ

  2. Thuyền Nhân – Bộ Nhân – Vô Nhân!

    Lạc hậu nghèo đói tai ương
    Không ai rời bỏ quê hương bạn à
    Dân ta từ bỏ quê nhà
    “Thuyền Nhân” thà chết hơn là Vô Nhân

    Đi bằng đường bộ – Bộ Nhân
    Người dân bỏ phiếu bằng chân bạn à
    Làm thân viễn xứ xa nhà
    Dân ta chấp nhận thà là tha phương

    Ai không thương nhớ quê hương?
    Ra đi rời bỏ ruộng vườn vì đâu
    “Trải qua mấy cuộc bể dâu
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

    Vì chưng một cổ hai tròng
    Gông cùm xiềng xích thù trong giặc ngoài
    Cam tâm thái thú nô tài
    Rợ Hồ bán nước tay sai giặc Tàu

    “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào
    Đánh là ta đánh cho Tàu cho Nga”
    Văn hóa địt mẹ đéo cha
    “Bắc Kỳ lý luận” thờ Nga lạy Tàu

    Kẻ thù truyền kiếp ngày nào
    Ngàn năm nô lệ hận trào hờn căm
    Ấu trĩ ích kỷ vô tâm
    Khôn vặt khôn lỏi ngậm câm tôi đòi

    Hèn hạ nhục nhã giống nòi
    Quê hương còn đó lạc loài vì đâu?
    Xuất khẩu lao động năm châu
    Làm thân nô dịch ngựa trâu cho người

    Ta đang dở khóc dở cười!

    Nông Dân Nam Bộ

  3. “Ở nước ta bây giờ Tổng Bí Thư (TBT) là nhất, nắm toàn quyền sinh sát, muốn cho hoặc không cho ai đi chăn kiến thì tùy ý, muốn cất nhắc hay hạ bệ ai cũng vậy.”

    Coi vậy chớ đụng tới trùm công an Tô Lâm thì TBT nhà ta hổng dám đâu!

  4. Xuất khẩu lao động năm châu!

    Lạc hậu nghèo đói tai ương
    Không ai rời bỏ quê hương bạn à
    Dân ta từ bỏ quê nhà
    “Thuyền Nhân” thà chết hơn là Vô Nhân

    Đi bằng đường bộ – “Bộ Nhân”
    Người dân bỏ phiếu bằng chân bạn à
    Làm thân viễn xứ xa nhà
    Dân ta chấp nhận thà là tha phương

    Ai không thương nhớ quê hương?
    Ra đi rời bỏ ruộng vườn vì đâu
    “Trải qua mấy cuộc bể dâu
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

    Vì chưng một cổ hai tròng
    Gông cùm xiềng xích thù trong giặc ngoài
    Cam tâm thái thú nô tài
    Rợ Hồ bán nước tay sai giặc Tàu

    “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào
    Đánh là ta đánh cho Tàu cho Nga”
    Văn hóa địt mẹ đéo cha
    “Bắc Kỳ lý luận” thờ Nga lạy Tàu

    Kẻ thù truyền kiếp ngày nào
    Ngàn năm nô lệ hận trào hờn căm
    Ấu trĩ ích kỷ vô tâm
    Khôn vặt khôn lỏi ngậm câm tôi đòi

    Hèn hạ nhục nhã giống nòi
    Quê hương còn đó lạc loài vì đâu?
    Xuất khẩu lao động năm châu!

    Nông Dân Nam Bộ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên