APEC San Francisco lai rai ba sợi

15
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị G20 ở Bali, Indonesia, ngày 14/11/2022. (Ảnh REUTERS/Kevin Lamarque)

VÀI NÉT VỀ APEC

Các thành viên APEC gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam.

Các thành viên luân phiên tổ chức hội nghị APEC mỗi năm một lần, lần cuối cùng Hoa Kỳ tổ chức là 2011, dưới trào Obama.

APEC chiếm khoảng 62% GDP toàn cầu và gần một nửa thương mại toàn cầu. Nhóm này hoạt động theo nguyên tắc các cam kết không ràng buộc, được thực hiện dựa trên tự nguyện và các quyết định đạt được bằng sự đồng thuận.

APEC độc đáo ở chỗ nó là một tập họp của các nền kinh tế hơn là tập họp của các quốc gia, do đó, Hồng Kông và Đài Loan vẫn được mời tham gia. Nhưng John Lee, đặc khu trưởng của Hồng Kông đang bị Hoa Kỳ trừng phạt về nhân quyền. Chính quyền Hồng Kông cho biết ông Lee sẽ không đến San Francisco do có “xung khắc về lịch làm việc” nên Bộ trưởng Tài chính Paul Chan sẽ đi thay. Tổng thống Đài Loan năm nay không tham dự, Morris Chang, người sáng lập công ty sản xuất chất bán dẫn TSMC sẽ đại diện cho hòn đảo này tại San Francisco.

Tổng thống Nga Putin cũng sẽ không có mặt. Năm ngoái ở Bangkok ông ta đã không đến. Lý do ai cũng hiểu.

Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới, muốn tham gia APEC nhưng chưa được chấp nhận vì nền kinh tế của Ấn Độ không hội nhập vào hệ thống toàn cầu và tại thời điểm này hồ sơ gia nhập đang bị ngâm.

Theo thông lệ, các nguyên thủ quốc gia sẽ nhóm họp từ thứ Tư đến thứ Sáu, sau các cuộc họp chuẩn bị của các Bộ trưởng kinh tế tài chính. Bên cạnh cuộc gặp các nguyên thủ còn có hội nghị của các CEO của APEC từ thứ Ba đến thứ Năm.

ÁNH ĐÈN SPOTLIGHT

Mọi cặp mắt đều đổ dồn về cuộc gặp tay đôi bên lề APEC giữa Joe Biden và Tập Cận Bình vào thứ Tư. Nhiều lúc cuộc họp bên lề mang lại nhiều khai thông hơn các hội nghị chính thức

Sân khấu APEC năm nay đã trở thành nơi cạnh tranh chiến lược giữa nước đứng số một và số hai thế giới, nước số hai muốn giành vị trí số một, mỗi nước đều có những khó khăn nội bộ riêng và nước nào cũng muốn khẳng định vị trí của mình bằng cách đóng vai trò lớn giải quyết các điểm nóng trên thế giới, trước mắt là Ukraine và Trung Đông.

Đây là cuộc gặp trực tiếp thứ hai kể từ khi ông Biden nhậm chức vào đầu năm 2021. Đối với Tập, đây là lần thứ hai đặt chân đến Mỹ kể từ khi lãnh đạo Trung Quốc, lần trước cách nay 6 năm gặp Trump tại Cali.

Xét về thân xác bề ngoài của hai võ sĩ, một bên là cụ già đi đứng lạng quạng, nói trước quên sau; một bên là xì thẩu bệ vệ, to béo, giọng nói như sư tử hống.

Trước khi thi đấu, bên kia đã gửi Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị và bên này đã gửi Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đi dọn đường.

Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của ông Biden hôm Chủ nhật cho biết ưu tiên hàng đầu là phía Mỹ sẽ tìm cách “thúc đẩy” việc lập lại liên lạc quân sự với Trung Quốc để tránh “sai lầm hoặc tính toán sai lầm hoặc thông tin sai lệch”.

Trong thực tế, từ năm ngoái, Trung Quốc đã cắt đứt các cuộc đối thoại quân sự hai nước ở cấp cao để phản đối chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện khi đó là Nancy Pelosi.

Quan hệ quân sự trở nên phức tạp hơn khi Bắc Kinh vào tháng 3 bổ nhiệm một vị tướng bị Mỹ trừng phạt làm Bộ trưởng Quốc phòng. Trung Quốc yêu cầu Mỹ rút lại lệnh trừng phạt đó trước khi có đàm phán giữa hai bộ trưởng quốc phòng.

Tuy nhiên, vào tháng trước ông Tập bất ngờ cho nghỉ việc Bộ trưởng Lý Thượng Phúc, dọn đường cho Bắc Kinh bổ nhiệm một bộ trưởng không bị Mỹ trừng phạt, coi như loại bỏ một rào cản cho các cuộc đàm phán cấp cao. Trung Quốc vẫn chưa nêu tên người thay thế ông Lý.

Tin chính thống nói ông Lý bị thanh trừng vì một cái tội đã xảy ra từ nhiều năm trước, khi ông giữ chức mua bán vũ khí cho PLA; trong khi tin ngoài luồng nói ông bị loại phản đối chuyện đánh chiếm Đài Loan. May là cái đầu của ông vẫn còn ngồi trên cái cổ, chưa bị nhồi máu cơ tim giống như cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Ngoài quan hệ quốc phòng, hai nước dự kiến sẽ bàn về quan hệ kinh tế và thương mại “công bằng”, trí tuệ nhân tạo, nhân quyền… Không biết phía Mỹ có đặt vấn đề ngày càng có nhiều công dân Trung Quốc vượt rào vô Mỹ qua ngả Mexico không? Vào được rồi thì có người nói với tờ Economist: “Tôi không bao giờ quay lại Trung Quốc cho dù phải… bò tới Mỹ hoặc chết trên đường đến đó!”. Rõ khổ, muốn làm bá chủ thế giới mà người dân của mình cứ bỏ nước ra đi thì đến bao giờ mới tới đích?

Dĩ nhiên hai ông Biden và Tập cũng bàn đến các vấn đề toàn cầu, từ cuộc chiến Israel-Hamas đến cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, mối quan hệ của Triều Tiên với Nga, Đài Loan, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương…

Iran cũng là vấn đề phức tạp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Mỹ muốn trừng phạt Iran vì đã cung cấp vũ khí cho các phe chống Do Thái ở Trung Đông – trong đó có phe Hamas ở dải Gaza, phe Hezbollah ở Liban, phe Houthi ở Yemen – nhưng Tàu đang mua rất nhiều dầu hỏa của Iran nên Mỹ chưa biết phải tính sao.

SAN FRANCISCO, APEC, VIỆT NAM

Trong thập niên 1960, thời son trẻ của thế hệ sinh trong những năm 1940, San Francisco là thành phố của Hippy, của Make Love Not War. Tuổi trẻ thành phố miền Nam Việt Nam hầu như ai cũng nghe qua bài hát của Scott McKenzie, ai có qua thành phố này cũng đừng quên cài một nhánh hoa lên tóc…

Cũng có thời San Francisco là thành phố của người đồng tính, nếu có đi trên đường Market thấy có tờ giấy bạc ai làm rơi thì chớ có cúi xuống mà lượm.

Giờ đây, San Francisco là thành phố của người homeless. Số liệu được thống kê vào tháng 2 năm 2022: bất kỳ đêm nào cũng có khoảng 3.400 người ngủ trong các nhà tạm trú cho người vô gia cư của San Francisco, trong khi khoảng 4.400 người ngủ trên các con đường của thành phố.

Ban tổ chức APEC năm nay dự trù sẽ có nhiều cuộc biểu tình. Với khu Chinatown đông đúc, phe thân Đài Loan cũng nai nịt sẵn sàng như phe thân Bắc Kinh. Đặc biệt năm nay sẽ có biểu tình của phe ủng hộ Ukraine và phe ủng hộ Nga, phe ủng hộ Israel và phe ủng hộ Hamas…

Xin đừng quên San Francisco đã từng có duyên nợ với Việt Nam.

Cách nay 72 năm, tại thành phố này, ở hội nghị 51 nước bàn về trách nhiệm bồi thường của Nhật Bản, nước thua trân trong Thế Chiến 2, Thủ tướng Trần Văn Hữu đã xác nhận chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Vì sắp theo thứ tự ABC, phái đoàn Việt Nam đứng áp chót, chỉ trước phái đoàn Nhật Bản là nước bại trận. Vì vậy phái đoàn Việt Nam được mời phát biểu gần như sau cùng ngày 8-9-1951. Vào cuối phần phát biểu của mình, thủ tướng Trần Văn Hữu nhấn mạnh: “Chúng tôi phải thẳng thắn lợi dụng tất cả các cơ hội dành cho chúng tôi để chận đứng những mầm mống bất đồng, chúng tôi xác định chủ quyền của chúng tôi trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vốn luôn luôn thuộc Việt Nam.”

Phát biểu của Thủ tướng Trần Văn Hữu không bị đại diện phái đoàn nào trong hội nghị phản đối và được ghi vào biên bản, chứng tỏ hội nghị đồng ý với quan điểm của chính phủ Quốc gia Việt Nam.

Không biết lần này Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có ho he gì hay không, có thể là không phù hợp, nhưng chắc chắn cậu Thưởng sẽ được dàn chào bằng những người Việt cư ngụ chung quanh vùng Vịnh, tay cầm lá cờ mà cậu Thưởng rất dị ứng.

Đường xá xa xôi, không có dịp tham gia với các bạn biểu tình, nếu có dịp thuận tiện, xin các bạn hỏi cậu Thưởng hộ tôi: “Tại sao bốn tiếp viên hàng không mang ma túy về thì không sao, còn người dân ăn cắp con vịt lại bị tù 7 năm?”  Xin cám ơn các bạn.

Châu Quang

15 BÌNH LUẬN

  1. “Đường xá xa xôi, không có dịp tham gia với các bạn biểu tình, nếu có dịp thuận tiện, xin các bạn hỏi cậu Thưởng hộ tôi: “Tại sao bốn tiếp viên hàng không mang ma túy về thì không sao, còn người dân ăn cắp con vịt lại bị tù 7 năm?” Xin cám ơn các bạn. “Châu Quang

    -Ê, Thưởng?
    -Dạ, chào bác Tư.
    -Có người théc méc: tại sao mấy bỉm hàng không chiêu đãi …đãi cả chục ký ma túy vào VN thì Không phạm tội, nhưng dân mạt chỉ đãi có một con vịt mà tù 7 năm ?
    -Thưa bác, chuyện dễ hiểu vì số ma tuý đó có ăn chia với quan…có chức nhà nước, trong khi anh kia đớp nguyên con vịt chỉ một mình.
    -Đ…ù…mẹ, vậy là bọn nhà nước tụi mầy ăn chia với cả bọn buôn lậu ma túy?!
    -Dà, chúng cháu là thứ cướp dám cướp cả Chánh quyền thì thứ gì mà không dám làm, chứ kể số gì là chuyện buôn lậu ăn chia?
    -Đù…bà, thằng chủ tịch nó…tịt thế thì còn théc méc…hồ bắc cụ gì nữa.

  2. “Tại sao bốn tiếp viên hàng không mang ma túy về thì không sao, còn người dân ăn cắp con vịt lại bị tù 7 năm?”

    Ui dễ . Ma túy là 1 trong những commodities (rất) có giá trị hiện nay, 1 vốn bảy ngàn lời . i witnessed this 1st hand, tiền phải chở bằng máy bay . Mỗi lần bị cảnh sát địa phương phát hiện, mừng còn hơn trúng số, vì con số rì bọt chưa bao giờ chính xác . Ngành kinh tế ma túy có thể nuôi sống được (rất) nhiều người, hãy lên vùng núi biên giới Guatemala để xem nông dân tậu Toyota Tundra bằng tiền trồng & thu hoạch hoa thuốc phiện . Ma túy cũng đã chuyển hóa các nhóm phiến quân vũ trang mác xít thành những nhóm chuyên sản xuất & nhập cảng, 1 giác ngộ cách mạng in reverse if you will. Các nhóm phiến quân mang màu mác xít ngày xưa, vốn used to own the nite ở Nam Mỹ, ngày nay non-existent nhờ ma túy . Ma túy đã trở thành 1 thứ currency của nhiều nước cả ở châu Á lẫn châu Mỹ . Nhập vô VN có nghĩa VN hội nhập, tham gia international trades of ma túy . The silk road ngày xưa, nguồn hàng chủ yếu là thuốc phiện, ngoài những món đồ lặt vặt hổng đáng kể . Bảo tàng ở Ý còn giữ tư liệu witness accounts Marco Polo buôn thuốc phiện .

    In a sense, nhập khẩu ma túy về VN hổng có tội . Người nghèo cant afford it, người giàu … Instant Karma, hay luật nhân quả là thứ đang hót ở VN hiện nay . Thử hỏi con cán bộ hay con đại gia nghiện ma túy, dân lao động bình thường nên vui hay nên buồn ? Nhập ma túy về là làm hỏng giới đại gia, giới có tiền, giới ăn chơi xa đọa, nghệ thuật nghệ thẹo ở VN, phù hợp với chủ nghĩa Mác . Tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng, cấm là phải, nhưng ma túy ở VN là thuốc phiện của giới tư bửn . No complains there.

    Trong khi đó vịt là tài sản hiếm hoi của giới vô sản

    Oh, btw. Với thái độ ủng hộ Đảng no matter what, thì VN có làm gì cũng Phúc Kđinh A cả dân trong lẫn ngoài nước . Then, it should be OK no matter what

  3. Tập hết đường binh. Bài chỉ có ba phé. Nhưng không muốn binh rời rạc ba phé ba nơi nên Tập bắt đầu lò dò chịu qua San Francisco gặp Biden, chứng tỏ thế yếu của Tàu Cộng đã lộ kể từ sau khi bị Mỹ bắn rơi khinh khí cầu do thám làm Tập bẽ mặt một thời gian dài không thèm nói chuyện với phía Mỹ.

    Tưởng Tập to con mà hiếp được ông già Biden là lầm chết. Chính sách của nước Mỹ đã thay đổi 180 độ và đã kéo dài trong nhiều năm. Dù hai cuộc chiến tại hai nơi cố lôi kéo nhưng Mỹ đã nhìn thấy kẻ thù đích thực là nước nào. Không thay đổi, Mỹ dồn mọi nỗ lực tổng thể, sức mạnh kinh tế và quân sự để cạnh tranh và đấu với nước Tàu.

    Bắt đầu từ thời tổng thống Trump sau khi Tập lầm lỗi xuất cảng con Virus Tàu qua Mỹ và đi khắp thế giới giết chết hàng chục triệu người. Tội ác này vượt xa mọi tội ác trong lịch sử nhân loại. Cấm vận và tăng thuế hàng hóa Tàu kể từ đó vẫn chưa đủ sức quật ngã Tập, nhưng nay Mỹ rút đầu tư ra khỏi nước Tàu là con bài chiến lược cuối cùng đảng cộng sản Tàu của Tập phải sụp đổ từ bên trong nội bộ đảng của Tập.

    Cố lên USA. Tiếp tục chiến lược rút vốn bỏ đầu tư là kinh tế nước Tàu sẽ sụp đổ. Cộng sản Tàu sẽ không còn đủ sức đe dọa Mỹ và đe dọa thế giới. Ba phé ba nơi mà lại ba phé nhỏ thì chỉ ăn được cù lũ không phé. Tham cù lũ ách đít bự nhưng không đầu không giữa là chết. Mỹ chắc chắn sẽ không binh con đường này. Bằng chứng cộng sản Hà Nội cũng là một phé đầu trong chiến lược bao vây của Mỹ.

    Thưởng qua San Francisco tham dự tiếp tục đu dây theo chính sách ngoại giao cây tre của Trọng. Hà Nội, tay kéo vai Tàu nhưng chân thì bước qua đất Mỹ. Tay mạnh hơn chân hay chân mạnh hơn tay?

    • Đế gỡ nước cờ bí vì áp lực thấu cấy từ phương tây. Ai sẽ là nạn nhân của Tập. Vietnam? Taiwan?
      Cái nào dễ hơn?

      • Mỹ và thế giới tư bản đang đối đầu
        với hai cuộc chiến ở Ukraine và Do
        Thái . Tập muốn gây chiến,thì đây
        là thời gian rất thuận tiện để đánh
        úp ở khu vực Á châu.

        Không biết là Tập nhà ta ,chùn tay
        hay đang tính toán điều gì .

        Chắc Tập biết mình ,nhưng không
        biết được phía tư bản có mạnh tay
        đối phó với cuộc chiến mà Tập sắp
        gây ra hay không ?

      • Tập đánh Việt Nam thì đễ hơn,
        nhưng sẽ mất cơ hội để đánh úp
        Đài Loan .Mất cơ hội bất ngờ,Tập
        muốn chiếm Đài Loan ,còn khó
        hơn lên trời . Đánh cả Đài Loan
        và VN ,thì Tập không chắc có
        thể thắng được cả hai cùng một
        lúc ,kéo dài chiến tranh thì Tập
        sẽ sa lầy còn nặng nề hơn Putin.

        Khó có đường binh cho an toàn
        trên xa lộ . Chắc Tập chỉ đành
        ẩn thân,chờ thời thêm một thời
        gian nữa.
        Tập láu cá bỏ xừ ,chớ đâu có vai
        u ,thịt bắp như Putin .

      • Chính sách chiến lược của một quốc gia, nhất là những quốc gia lớn có tham vọng dẫn dắt thế giới như Mỹ hay Tàu, là không chỉ nhìn ở tầm một vài chục năm mà phải nhìn xa ít nhất cũng nửa thế kỷ. Nếu chỉ nhìn gần một hai chục năm thì sẽ hối hận. Và càng hối hận nữa khi cố ý nuôi kẻ thù để bị kẻ thù cắn lại. Bài học Mỹ bỏ VNCH để đến với nước Tàu là một cái nhìn thất bại về chiến lược để tiếp tục giữ cái thế bá chủ thế giới mà Mỹ có trước kia; và trước đó nữa để chế độ Bắc Hàn tồn tại cũng là một vấn đề khó của Mỹ ngày nay khi để Bắc Hàn có vũ khí nguyên tử mà đồng minh hai nước Nhật và Nam Hàn chỉ biết trông chờ vào Mỹ. Giờ thử hỏi Mỹ dám còn bỏ nước nào nữa để làm hòa với Tàu để bị Tàu tiếp tục cắn?

        Miếng đất Đài Loan nhỏ bé không có giá trị kinh tế ở thế kỷ trước bỗng trở thành nơi sản xuất ra con chíp cho thế giới, là công lao của người dân Đài Loan, nay trở thành con bài để Mỹ làm khó Tàu; và đất nước VN nhỏ bé nằm cạnh nước Tàu cũng trở thành con bài để Mỹ phải nắm trong tay, không còn dám mang tơ tưởng sẽ bỏ rơi như khi bỏ VNCH chạy theo Mao khi lợi ích không còn. Nếu hy sinh VN hoặc Đài Loan mà được lợi ích khác cao hơn thì Mỹ cũng sẽ tiếp tục làm. Nhưng thử hỏi lợi ích nào cao hơn lúc này khi chính nước Mỹ cũng đang chật vật tìm đồng minh và đối tác để bảo vệ sự sống còn của nước Mỹ?

        Mỹ và Tây Phương không tháu cáy mà làm thật và họ đã và đang làm. Họ đã bớt mua và bớt lệ thuộc vào hàng Tàu. Rút bớt đầu tư, đồng nghĩa từ nay về sau Tàu không còn bắt chẹt thế giới phải chia xẻ kỹ thuật khi vào đầu tư. Tương lai trước mắt là nước Tàu đang khủng hoảng kinh tế và tài chánh; tương lai xa là nước Tàu sẽ không thế bắt kịp kỹ thuật của thế giới. Và như vậy dù chưa sụp đổ lúc này thì cũng không còn đủ sức để tranh đua với Mỹ.

        • Nếu Mỹ mún VN luôn ở phe mình, gotta lật đổ chế độ Cộng Sản one way or another. Chế độ Cộng Sản còn đó thì VN hổng bao giờ là 1 đồng minh chánh thức của mình, & ngược lại . Quan hệ Việt-Mỹ chỉ là thứ viển vông, hú họa, hổng thỉa dùng chủ quyền để đánh đổi được

          Which means … Với những người yêu Đảng 1 cách quái đản nhứt ive ever seen, no amount of anything để có thể làm lung lay lòng tin của họ vào Đảng Cộng Sản . All i can do is tryin to prove them wrong

          • Chế độ cộng sản còn đó thì VN không bao giờ là một đồng minh chánh thức của Mỹ và ngược lại.  (ý của montaukmosquito)

            Tại sao dám khẳng định là không bao giờ? Không có gì là không thể xảy ra khi lợi ích chung hội tụ. Cộng sản Liên Xô đã từng cùng đồng minh chống phe Trục trong WWII. Cộng sản Tàu cũng đã từng đánh cộng sản Hà Nội cũng vì lợi ích riêng. Và tại sao đồng minh Liên Xô của cộng sản Hà Nội lúc đó không giúp người cộng sản anh em Hà Nội là vì lợi ích của VN quá nhỏ không so được với Tàu Cộng. Đồng minh với nhau và là cộng sản đồng chí với nhau mà họ đánh nhau và bỏ mặc nhau. Vậy lấy cái gì để khẳng định là đồng minh thì phải sống chết bảo vệ nhau? Nhưng nếu lập lại một lần nữa thì không gì bảo đảm là Hà Nội sẽ không là đồng minh của Mỹ.

            Lòng tin? Họ hay nói về lòng tin nhưng lòng tin chỉ là lời nói để muốn tìm đến nhau nhưng nó sẽ chẳng có giá trị gì khi không mang lại lợi ích. Mỹ tin VC? NO! VC tin Mỹ? NO! Chẳng ai tin ai nhưng vì lợi ích nên họ gắn kết đến với nhau. Đồng minh với nhau mà còn phản bội nhau vì lợi ích như vụ mua bán tàu ngầm nguyên tử tay tư giữa Úc-Pháp- Anh và Mỹ thì làm sao bảo đảm Mỹ và VC ai dám tin ai chứ? Họ chỉ tin nhau khi lợi ích đôi bên cùng hòa nhịp. Tại sao Mỹ luôn nói và hứa sẽ không lật đổ chế độ cộng sản Hà Nội? Vì điều này hiện có lợi cho cả hai. Tại sao Mỹ không tích cực ủng hộ dân chủ và nhân quyền ở VN? Họ vẫn ủng hộ, nhưng chỉ ở một mức độ không làm phật lòng cộng sản Hà Nội vì lợi ích chung và vì hiện chưa có lợi ích khác tốt hơn để thay thế chế độ cộng sản.

            Mỹ không cần VC về phe mình khi thời gian chưa phải lúc. Chỉ cần Hà Nội không phản bội Mỹ và không ngả về bên Tàu để chống lại lợi ích của Mỹ thì cũng là quá đủ. Hiện tại, Hà Nội không chống lại lợi ích của Mỹ mà còn tạo điều kiện để Mỹ hiện diện quân sự trong khu vực và đầu tư để cùng bảo vệ lợi ích chung. Còn khi có xung đột và xảy ra chiến tranh thì con bài mới lật ngửa.

            Hãy đặt câu hỏi cộng sản Hà Nội theo Tàu thì được gì và sẽ mất gì? Và theo Mỹ thì được gì và mất gì thì mới hiểu tại sao Hà Nội cố bám vào chính sách 4 Không và ngoại giao kiểu cây tre để tránh chiến tranh và để giữ chế độ.

          • “Không có gì là không thể xảy ra khi lợi ích chung hội tụ”

            Which one?

            “Cộng sản Liên Xô đã từng cùng đồng minh chống phe Trục trong WWII”

            Vì phe trục oánh cả 2. Sau đó thì sao ? Oh, who cares, rite? Chưa tuyên bố chấm dứt chiến tranh Mỹ đã lập cầu trực thăng vận Berlin.

            “Cộng sản Tàu cũng đã từng đánh cộng sản Hà Nội cũng vì lợi ích riêng”

            Not really. Vì Mỹ, hay đúng hơn, để lấy lòng Mỹ . Guess whats goin on now?

            “Hãy đặt câu hỏi cộng sản Hà Nội theo Tàu thì được gì và sẽ mất gì? Và theo Mỹ thì được gì và mất gì thì mới hiểu tại sao Hà Nội cố bám vào chính sách 4 Không và ngoại giao kiểu cây tre để tránh chiến tranh và để giữ chế độ”

            EXACTLY my point. Well, … nah. Ignorance is bliss. Thía lày dá … Nah. Lại bảo tớ nói sạo

            Đamn, gotta get rid of thói quen mixin business w pleasures

          • Ngoại giao cây tre là để giữ chế độ . OK

            Chỉ hỏi thía lày, nếu sự vững bền của chế độ bị ảnh hưởng, Đảng của bác sẽ gọi ai đến cứu ?

            Nếu Đảng gọi Mỹ, Phúc man, Đảng của tụi bay đáng chết

            methink Đảng của tụi bay hổng ngu tới cỡ đó . Đừng có suy đầu mình ra đầu Đảng, thats all i ask

    • “Tay mạnh hơn chân hay chân mạnh hơn tay?”

      Người đánh đàn bằng chân is seen as a freak show, aka cụt tay. Thủ công chớ không/chưa có túc công, manual labor chứ chưa nghe leggy labor. Its the distance from the brain các bác ạ . Chính vì vậy nên đứt mạch máu não, tay cảm thấy trước & bị ảnh hưởng trước, cũng bị ảnh hưởng nặng nhứt .

      Chân thì chỉ mỗi túc cầu, đầu óc ngu si, cái chân phát triển

  4. Trong bộ luật hình sự của dân chơi cầu Ba Cẳng có ghi rõ: bất cứ ai ăn cắp một con vịt sẽ bị tù 7 năm. Riêng trường hợp ăn cắp 3 con vịt thì sẽ vô tội, nếu chia đều cho cho trưởng công an và chánh án mỗi người một con vịt. Hy vọng chân lý này sẽ giải quyết mọi thắc mắc của tác giả.

  5. “Giờ đây, San Francisco là thành phố của người homeless.”(trích) ? Mới có chỗ ở hết rồi!

    “Drug addicts, homeless plaguing San Francisco’s downtown miraculously disappear ahead of Biden, Xi Jinping summit ” (nypost , By Marjorie Hernandez, Nov. 10, 2023)

    Google dịch: “Người nghiện ma túy, người vô gia cư hoành hành ở trung tâm thành phố San Francisco biến mất một cách thần kỳ trước hội nghị thượng đỉnh Biden, Tập Cận Bình”

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên