Từ vựng trong năm

0
Ảnh mang tính minh họa. Nguồn báo C.A Nghệ An

Dictionary.com đã chọn từ vựng trong năm (Word of the Year) cho năm 2017 là “complicit” (đồng lõa). Từ vựng trong năm của Merriam-Webster là “feminism”, nhằm nhấn mạnh sự lên tiếng của phụ nữ khi tố cáo các vụ quấy rối tình dục. Từ vựng trong năm của Oxford Dictionaries là “youthquake”, ám chỉ những ảnh hưởng mang lại thay đổi trong văn hóa, chính trị và xã hội từ hành động và sự biểu đạt của giới trẻ.

Từ vựng trong năm của Việt Nam là gì? Có ít nhất ba từ “nổi bật” trong năm: Giết người; bạo hành trẻ em; và bắt bớ. Đây không phải là những từ “mới lạ” nhưng tần suất xuất hiện của chúng trong năm 2017 thật sự là rất khủng khiếp. Nó cho thấy xã hội đang tan vỡ như thế nào. Sự bạo lực kinh khủng trong xã hội cho thấy nó lấn át gần như tất cả vấn đề khác và nó đáng chú ý hơn tất cả những “từ trong năm” khác chẳng hạn từ “đốt lò”, vốn dĩ bản chất chỉ là cuộc tranh trừng nội bộ hơn là mang dấu chỉ một cuộc cải cách chính trị. Không có cuộc cải cách chính trị hay thay đổi chính sách cai trị nào cả, khi mà 2017 là năm mà các cuộc bắt bớ được tăng cường mạnh tay nhất trong vài năm gần đây, và cũng chẳng có dấu hiệu gì cho thấy một sự nhân nhượng của chính quyền đối với người dân. Bản án cho Như Quỳnh là một ví dụ. Cách xử lý Đồng Tâm là một ví dụ nữa. Nhân nhượng một sự việc sẽ tạo ra tiền lệ và điều tối kỵ đối với chế độ cộng sản cầm quyền là tạo ra tiền lệ. Gần như không có tiền lệ nào tốt cho người dân mà có thể “tốt” cho chính quyền.

“Giết người”; “bạo hành trẻ em”; và “bắt bớ”, cùng nhiều từ khác, như “ô nhiễm môi trường”, “thực phẩm nhiễm độc”, “ngập úng”, “kẹt xe”… thật ra đã được in đi in lại nhiều lần trong “từ điển sinh hoạt” của người dân. Chỉ khác ở chỗ mức độ tăng dần của chúng.

Mỗi năm lại trôi qua, mức độ lại nặng nề và tồi tệ hơn. Chính quyền, ngoài việc củng cố sức mạnh cai trị của nó, đã hoàn toàn bất tài và bất lực trong việc xây dựng một xã hội văn minh.

Tất nhiên không phải tất cả đổ nát xã hội đều do chính quyền nhưng chính quyền hiển nhiên phải có một phần trách nhiệm khi không thể có một giải pháp gì để ngăn chặn hoặc giảm thiểu. Đến bao giờ thì người ta mới hiểu rằng bạo hành trong xã hội là biểu lộ của tâm lý bế tắc và ức chế gây ra một phần bởi môi trường chính trị?

Và đến bao giờ người ta mới hiểu rằng từ bạo hành xã hội đến bạo động chính trị là một con đường không hẳn là rất gần nhưng không hẳn là không có khả năng nổ ra.

Facebook Mạnh Kim

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên