Tô Thùy Yên: Một thi sĩ tài hoa, một nhân cách lớn vượt trên hận thù

5

Hỡi ơi! Chim Đã xa Ngàn
Lá bay về cội thơ sầu ngẩn ngơ
Cuối đường trần đến thiên thu
“Ta Về” trên bước hành trình thế nhân.

(Tiễn biệt nhà thơ TTY . Texas 30/5/ 2019 . Quỳnh Thi)

1 – Cái Chết Của Một Cựu Sĩ Quan Cao Cấp Trong QLVNCH.

Bạn vừa đi dự đám tang của nhà thơ Tô Thùy Yên (TTY) về. Thấy bạn trầm tư, có vẻ như đang suy nghĩ về một điều gi lung lắm. Phải thế không? Đời người ai mà không phải chết. Mà chết được như anh TTY, một cách êm ái, nhẹ nhàng, không phải đau đớn nằm trên giường bệnh lâu ngày, làm khổ mình và khổ vợ con. Thì đó cũng là ước muốn của nhiều người trong mỗi chúng ta.Cứ theo như chị Bích vợ anh cho biết, thì anh ra đi rất nhẹ nhàng , thênh thang như trong giấc ngủ, không hề đớn đau thân xác. Bạn nghĩ, đó cũng là một điều an ủi rất lớn cho anh và những người thân yêu của anh chứ.

Thường thì chúng ta ở trong cùng một thành phố, mới vừa gặp gỡ nhau đây đó. Hôm qua, hôm kia rồi bỗng nhiên nghe tin người đó vừa mới qua đời. Làm sao chúng ta không sửng sốt, ngạc nhiên. Sao sự chết đến dễ quá vậy, nhanh vậy. Thật không sao ngờ được. Tưởng ai đó nói dỡn chơi. Rồi gọi hỏi thăm , người này, người nọ, thì mới tin chắc đó là sự thật. Không còn nghi ngờ gì nữa. Đời người trăm năm , mới nghe tưởng là dài lắm . Té ra thời gian trôi qua trăm năm rất là ngắn ngủi, tưởng đâu chỉ là một giấc mộng.

Mới đây ít lâu, bạn nói có gặp anh chị TTY trong phố chợ Hồng Kong trên đường Bellaire. Anh thì đang đẩy xe chở đồ còn chị thì đi bên cạnh , cười nói rất là vui vẻ. Bạn đứng lại chào hỏi anh ít câu rồi từ giã đi ra , còn anh chị thì đi vào chợ.

Trước nay vẫn vậy, anh em, bằng hữu chỉ gặp gỡ nhau trên bài vở, văn thơ, ít khi có dịp ngồi lâu chuyện trò. Hồi nhà văn nữ Hàn Song Tường còn sống. Khi có những dịp chị tổ chức ra mắt sách hay kỷ niệm tờ tạp chí Gió Văn thì anh em văn nghệ sỹ ở Houston thường gặp mặt nhau ăn uống , hàn huyên ở nhà chị rất là thân thương, đầm ấm. Những dịp vui đó bạn thấy anh TTY thường đi chung với nhà văn Đặng Phùng Quân và hai người thường trò chuyện rất lâu và tâm đắc. Có lần đang nói chuyện với chị Hàn Song Tường về họa sĩ Nguyễn Quỳnh vẽ một bức chân dung họa sĩ vẽ cho chị được treo ở trên tường, thì anh TTY và anh Quân đi đến góp chuyện. Anh ưu ái thăm hỏi bạn và nói lâu nay ít thấy. Từ khi tờ Gió Văn đình bản, rồi chị Hàn Song Tường qua đời thì bạn bè ít gặp nhau hơn. Vả lại mình là kẻ hậu bối , nên có phần e dè khi gặp các vị niên trưởng đã lừng lẫy tiếng tăm địa vị và danh vọng trong văn đàn và cộng đồng.

Nhà thơ TTY qua đời ngày 21 / 5/ 2019 lúc 9.30 tối. Theo chương trình lễ an táng nhà thơ. Thăm viếng, tưởng niệm vào chiều 31/6/ 2019, lúc 6 giờ. Tang gia và anh em văn nghệ sĩ Houston tổ chức buổi tưởng niệm nhà thơ ở nhà quàn Vĩnh Cửu, rồi hỏa táng vào hôm sau 01/ 6 / 2019, cũng trong nhà quàn. Bạn cũng đã đến tham dự.

Chiều đó tuy trời đổ mưa lớn nhưng trong nhà quàn đã chật kín người. Những bạn hữu của nhà thơ ở xa cũng tề tựu đến rất đông. Hàng ghế trên cùng, các nhà thơ Đỗ Quí Toàn, Đinh Quang Anh Thái. . . ở California sang, anh Trần Doãn Nho mới về sống ở Dallas cũng đã có mặt , và còn nhiều thân hữu nữa ở các nơi gần, xa, và hầu hết văn nghệ sĩ ở địa phương cũng đến thăm viếng anh lần cuối. Người dẫn chương trình là anh Bùi Huy, một nhà văn thân hữu rất gần gũi với anh ở trong một thành phố.Tất cả trên dưới khoảng vài trăm người tham dự . Người ta ít thấy có đám tang nào đông đủ anh em văn nghệ sĩ, vừa ngưỡng mộ vừa yêu mến anh tham dự đông đủ như vậy. thật là vinh dư và an ủi cho nhà thơ và tang quyến xiết bao.

Nhà thơ TTY không những là một thi sĩ nổi tiếng đã rất lâu từ hồi còn trong quân ngũ khi công tác ở Sài Gòn, mà anh còn là một sĩ quan cao cấp trong Quân Lực VNCH, anh là Thiếu tá Trưởng phòng Tâm lý chiến thuộc Tổng cục Chiến Tranh Chính Trị cho đến ngày miền Nam bị xâm chiếm 30 / 4 / 75 rồi phải đi tù 3 lần, tổng cộng trên 13 năm lao động khổ sai ròng rã. Sau đó, anh và gia đình được Mỹ cứu đi tỵ nạn sang Hoa Kỳ 1990 theo diện H.O.20. Hiện anh và gia đình gồm một vợ , hai người con đã thành đạt và các cháu đang sinh sống tất cả ở thành phố Houston Hoa Kỳ.

Theo lệ thường chúng ta thường thấy, những sĩ quan cựu tù nhân chính trị sống ở Hoa Kỳ , sau khi qua đời . Thể thức an táng theo lễ nghi Quân cách , có đội quân danh dự trong quân phục binh chủng bồng súng đứng chào, rồi Ban nghi lễ quân đội làm lễ phủ cờ Vàng VNCH trên linh cữu, Quốc ca VNCH được cất lên, sau đó là điếu văn cũa Hội Cựu Tù nhân Chính đại diện Quân đội chia buồn, người được cho là hy sinh vì Tổ Quốc. Nhưng trong tang lễ của anh, bạn không thấy những nghi thức nói trên , nên trông bạn ưu tư với suy nghĩ riêng của mình cũng phải.

Nếu cựu Thiếu Tá TTY không phải là một trong những người lãnh đạo phụ trách về công tác tuyên truyền chính trị trong QLVNCH , thì sự ưu tư thắc mắc không phải chỉ riêng bạn mà còn là của nhiều đồng hương Việt Nam khác có lý lẽ đã đi một nhẽ. Đằng này anh là một Sĩ quan cao cấp của Quân Đội, mà sau khi chết , cũng chỉ muốn được mọi người coi là một người Việt tỵ nạn bình thường, lúc còn sống và sau khi chết đi, thì nó phải có một lý do nào đó quan trọng mà anh đã ủy thác cho gia đình anh đã quyết định tổ chức tang lễ như vậy. Phải thế không?

Trong bài thơ “ Ta Về “ có đoạn:”Ta về như lá rơi về cội/ Bếp lửa nhân quần ấm tối nay/ Chút rượu hồng đây xin rưới xuống/Giải oan cho cuộc biển dâu này . . .” À thì ra như thế.

2 – Tư Tưởng Của Một Nhà Thơ Lớn.

TTY không những là một Sĩ Quan trong quân đội mà ông còn là một nhà thơ. Hồi còn rất trẻ ông đã có một quan điểm cũng giống như bao nhiêu trí thức của miền Nam Việt Nam trước 1975 về cuộc chiến Quốc cộng , huynh đệ tương tàn , nồi da xáo thịt, mà số đông những người trí thức coi là một cuộc Nội chiến. Như vậy trong con người thật của TTY đã có một quan điểm hai mặt rõ rệt. Một khuôn mặt là một chiến binh và một khuôn mặt nhà thơ. Khi đến tuổi động viên phải tham gia vào Quân đội thi hành nhiệm vụ của một thanh niên thời loạn thì anh chấp hành gia nhập quân đội , anh được gọi học khóa 20 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Khuôn mặt thứ hai trong con người anh là một người làm thơ. Nhưng quan điểm của một trí thức nhà thơ nhận định về cuộc chiến tranh đang hồi mỗi ngày một thêm dữ dội, xác chết thành núi, máu chảy thành sông. Không phải tự nó là một nhu cầu chiến tranh bảo vệ đất nước bị xâm lăng bởi một nước khác. Mà là một cuộc chiến Bắc Nam xung đột bắn giết nhau về Ý Thức Hệ. Một bên do Liên Xô và Trung Cộng lãnh đạo khối cộng sản cầm đầu. Một bên là khối tư bản do Hoa Kỳ lãnh đạo. Sau khi quân đội Pháp thua ở trận Điện Biên Phủ phải bàn giao miền Nam lại cho Quốc Trưởng Bảo Đại và Chí sĩ Ngô đình Diệm đang du hoc và bôn ba ở Mỹ được Quốc trưởng Bảo Đại cử về thành lập chánh phủ theo hiệp định Geneve 1954 được Việt Minh và Pháp ký kết tại Paris Pháp quốc. Chí sĩ Ngô Đình Diệm cũng đã được chánh phủ Mỹ ủng hộ và hậu thuẫn giúp đỡ về tài chánh và quân sự.

Theo Hiệp định Geneve, thì quân đội Việt Minh tức cộng sản miền Bắc (Sau này chúng biến đổi thành Mặt trận Giải Phóng miền Nam để đánh lừa dư luận Quốc tế , thường được gọi là Việt Cộng ) phải rút hết về Bắc, lấy con sông Bến Hải là vĩ tuyến 17 làm ranh giới phân chia Bắc Nam. Nhưng sau này Bắc Việt được khối cộng sản quốc tế do Liên Xô và Trung cộng yểm trợ về súng đạn, quân dụng, tiền bạc áp lực buộc chúng phải đem quân xâm chiếm miền Nam. Do Bắc Việt chủ động chiến tranh như vậy nên phía miền Nam cũng đã được Mỹ và khối đồng minh yểm trợ rồi quân đội Mỹ cũng đã ồ ạt được đưa sang giúp Nam Việt Nam. Nhưng chánh phủ Nam Việt Nam không đồng thuận việc gửi quân sang tham chiến trực tiếp ở miền Nam. Lúc đầu do chánh phủ Ngô Đình Diệm phản đối việc đưa quân đội Mỹ và đồng minh sang tham chiến ở Việt Nam nên Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị các tướng lãnh dưới quyền do Mỹ chủ mưu mua chuộc, đã lật đổ và giết chết ba anh em Tổng Thống Diệm như chúng ta đã biết.

Rồi cuộc chiến do nhu cầu và quyền lợi của những nước lớn hai khối Quốc Cộng không cần thiết cho họ. Họ đã quyết định dàn xếp quốc tế với nhau. Như vậy cuộc chiến tranh Việt Nam là do những nước lớn bên ngoài định đoạt mà nhà thơ TTY cũng đã nhận ra. Người lính tham chiến hai bên Bắc Nam cũng chỉ là những người thi hành theo quyết định của những nước lớn.

Trong bài thơ Chiều Trên Phá Tam Giang có đoạn: Vì sao ngươi tới nơi đây/ Hỡi gã cộng quân sốt rét, đói/ Xích lời nguyền sinh Bắc tử Nam/ Vì sao ta tới đây?/ Lòng xót xa thân xác mỏi mòn/ Dưới mắt ngươi làm tên lính ngụy/ Ví dầu ngươi bắn rụng ta/ Như tiếng hét/ Xé hư không bặt im/ chuyện cũng thành vô ích/ Ví dầu ngươi gục/ Vì bom đạn bất dung/ Thi thể chẳng ai thấu/ Nào có chi đáng kể/ Nghĩ cho cùng, nghĩ cho cùng/ Ví dầu các việc ngươi làm, các việc ta làm/ Có cùng gom góp lại/ Mặt đất này đổi khác được bao nhiêu?/ Ngươi chẳng thấy sao/ Phá Tam Giang ngày rày đâu đã cạn?/

Rồi qua đoạn sau ông tiếp tục viết:

Ta phá lên cười, ta phá lên cười
Khi tưởng tượng người và ta gặp gỡ
Ở cõi âm nào ngươi vốn không tin
Hỏi nhau chơi thỏa chút tính bông đùa
Ngươi cùng ta ai thật sự hy sinh
Cho tổ quốc Việt Nam, một tổ quốc. . . ?
Các việc ngươi làm
Ngươi tưởng chừng ghê gớm lắm
Các việc ta làm
Ta xét thấy chẳng ra chi
Nên ngươi hăng điên còn ta ảm đạm
Khi cùng làm những việc như nhau

Ta tự hỏi vì sao
{Còn ngươi có bao giờ ngươi tự hỏi?}
Và ta tự trả lời
( Có bao giờ ngươi tự trả lời ?)
Chúng ta khác nào cánh quạt phi cơ
Phải quạt phải quạt!
Chỉ vì nó phải quạt!
Ta thương ta yếu hèn
Ta thương ngươi khờ khạo
Nên cả hai cùng cam phận quay cuồng
Nên cả hai cùng mắc đường lịch sử
Cùng mê sa một con đĩ thập thành
Chiều trên Phá Tam Giang rộn ràng tiếng chiến trận
Chiều trên phá Tam Giang im lìm âm cảm thông . . .

(Chiều Trên Phá Tam Giang , ông viết vào năm 1972)

Đã đến lúc cuộc chiến tranh Việt Nam phải được kết thúc. Quân đội Mỹ và đồng minh rút ra khỏi Việt Nam. Bỏ rơi Nam Việt Nam cho Bắc cộng chiếm giữ! Tất cả đất nước từ Bắc chí Nam đã lọt vào tay cộng sản Bắc Việt 30/ 4 / 75. Tất cả quân cán chính đều tan rã. Nhiều người đã chết trong tay quân địch và nhiều trăm ngàn người đã phải cảnh tù đày khổ sai không sao kể xiết. Đó là một sự thật đau lòng như mọi người chúng ta đều biết.

Còn chúng ta những người may mắn hơn những anh em khác ở trong nước, chúng ta đang được sinh sống ở hải ngoại, được hưởng no đủ về vật chất và tinh thần trong một đất nước rất tự do bởi một khúc quanh có một không hai trong lịch sử, chưa bao giờ diễn ra. Chúng ta có bao giờ để tâm suy nghĩ đến vận nước còn rất chênh vênh bị đe dọa xâm lăng và đói khổ ở tương lai. Mà hận thù giữa trong và ngoài nước vẫn ngày đêm diễn ra . Không biết đến khi nào anh em trong ngoài nước mới hàn gắn được hận thù do hậu quả cuộc chiến Quốc Cộng để lại, để cùng nhau chung một lòng bảo vệ và xây dựng phồn vinh cho đất nước! Mỗi người trong chúng ta phải làm gì? Đó là một câu hỏi thiết thực cho những ai còn nặng lòng với quê cha đất tổ và dân tộc.

3 – Thơ TTY lớn ở chỗ nào?

Không ít người nói “ TTY là một nhà thơ Lớn “ Hay có người còn ví von gọi nhà thơ TTY là “ Bắc đẩu của văn học Việt Nam. “ Nhưng khi bạn hỏi lại người đó : “ Nhà Thơ TTY lớn hay Bắc đẩu văn học ở chỗ nào?” Thì người đó ngọng hay trả lời tán dóc trong bài viết một cách vớ vẩn.

Vậy thì hỏi tức là trả lời . Ngay từ hồi còn rất trẻ, phục vụ trong ngành Tâm Lý Chiến. Tâm thức của một nhà trí thức đã có những suy nghĩ về cuộc chiến khác hơn, cao hơn những người cùng thời với ông rất nhiều. Chúng ta hãy lấy bài thơ “ Chiều Trên Phá Tam Giang“ là một trong những thí dụ điển hình như đã trích ở trên về quan điểm cuộc chiến giữa hai bên chém giết lẫn nhau mà những người lính chiến chỉ biết thi hành mệnh lệnh của những tên đầu sỏ tay sai hiếu chiến làm theo ý đồ của ngoại bang phản dân hại nước. Bài “Chiều Trên Phá Tam Giang” TTY làm trong lúc bay trực thăng tháp tùng một phái đoàn Thủy Quân Lục Chiến đi thị sát mặt trận ở Cổ thành Quảng Trị hồi tháng 6/ 1972, khi đi ngang qua khúc sông hung dữ chảy khôn xiết của ba con sông cái Ô Lâu, sông Bồ và sông Hương nhập lại đổ ra Cửa Thuận An trở thành phá Tam Giang thành thử những thuyền bẻ qua lại khúc sông dữ dằn này rất khó mà đi qua, thường hay bị đắm chìm nên người xưa mới có câu ca dao “ Thăm em anh cũng muốn đi qua/ sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang “. Trên máy bay trực thăng nhìn xuống cảnh tàn phá của chiến tranh làm ông mủi lòng:

Chiếc trực thăng bay là mặt nước
Như cơn mộng nhanh
Phá Tam Giang Phá Tam Giang
Bờ bãi hỗn mang dòng bát ngát
Cát hôn hôn mê nước miệt mài trôi
Ngó xuống cảm thương người lỡ bước
Trời nước mông mênh thân nhỏ nhoi
Phá Tam Giang Phá Tam Giang
Nhớ câu ca dao sầu vạn cổ
Chiều dòn tan, nắng đọng nứt ran ran
Trời thơm nước, thơm cây, thơm xác rạ
Thơm cả thiết tha đời
Rào rào trận gió nhám mặt mũi
Rào rào trận buồn ngây chân tay

Ta ngó thấy ghe thuyền quần tụ
Từng đoàn như trẻ nhỏ ghê ma
Ta ngó thấy thùy dương gãy rũ
Từng cây như nỗi bất an già
Ta ngó thấy rào chà cản nước
Từng hang như nỗ lực lao đao
Ta ngó thấy nhà cửa tróc nóc
Từng ngôi như mặt đất đương gào
Vì sao ngươi tới đây
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. ..
Chiều trên Phá Tam giang
Mày nhìn con nước xiết
Chảy ngang bờ bãi ngổn ngang câm

. . . . . . . .
Nhìn từ Trực thăng xuống cả hai bờ Phá Tam giang bị tàn phá bởi chiến tranh tang thương , nhà thơ cảm thương cho thân phận mình , cho thân phận người dân khốn khổ nơi đây , cửa nhà, ruộng vườn bị cày phá bởi bom đạn. Nghĩ tới kiếp người đang lỡ độ đường, rồi ông chợt nghĩ và nuối tiếc tuổi thanh xuân của mình bị bỏ dở dang.
Thơ TTY thường là thơ mới bảy chữ và bài Chiều Trên Phá Tam Giang là thơ tự do, ngôn ngữ trong thơ ông chọn lựa kỹ càng , nghiêm túc. Chất cổ phong trong thơ dù thi sĩ cố làm mới nhưng vẫn hiện ra . Thí dụ như câu : Phá Tam Giang Phá Tam Giang / Nhớ câu ca dao Sầu Vạn Cổ. . .

Trong bài Chiều Trên Phá Tam Giang : chia ra làm 3 đoạn . Đoạn 1 ông mô ta về chiến tranh và thân phận của người lính chiến hai bên. Đoạn 2 ông nói về tình yêu, thương nhớ người yêu trong lúc ông vắng nhà, ông mường tượng người yêu đang sống an bình trong đêm ở thành phố Sai Gòn mà trước khi ông đi công tác . ông nghĩ đến một thương xá đã khuya sắp đóng cửa … Ngoài đường phố sắp đến giờ giới nghiêm. . . người phu quét đường. .. Đoạn 3 lại nói đến thân phận người trai thời chiến đang đối mặt với quân địch ngoài mặt trận.

Bài thơ này được nhiều người biết đến vì đã được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc. Nhưng chủ đích và giá trị cao của bài thơ không phải là đoạn 2 được ông nhạc sĩ phổ nhạc. Mà giá trị đích thực và làm tứ thơ lớn lao là ở đoạn 1 và đọan 3. Nhưng TTY phải cám ơn bản nhạc Chiều Trên Phá Tam Giang vì nhờ bản nhạc này đã làm cho đọc giả biết đến TTY nhiều hơn . Loan truyền rộng rãi nhiều hơn.Nhân cách và tư tưởng nhân sinh đi vào lòng người nhiều hơn.

Ý nghĩa cuộc chiến khơi gợi trong thơ làm lu mờ một sự tuyên truyền láo khoét của Bắc cộng . Có lẽ ban Tâm lý chiến của Thiếu tá Đinh thành Tiên khó bề mà qua mặt nổi nhà thơ TTY trong cái chính danh của cuộc chiến đau khổ mà hai bên Bắc Nam trước đây vẫn rỉ rả trên các phương tiện truyền thông. Thế mà Chiều Trên Phá Tam Giang đã làm cho nhiều người ngộ ra.

4 – TTY NGƯỜI VƯỢT LÊN TRÊN ĐAU KHỔ VÀ HẬN THÙ.

Thi tứ trong thơ TTY chảy lồng lộng vào hồn người, Những giai điệu toát lên cung bậc nhạc tính không phải do vần điệu tạo thành, mà do ngôn ngữ chắt lọc phần nhiều là sâu sắc và truyền cảm. Vẻ sang trọng đồng đều trên mỗi con chữ trong hầu hết những bài thơ như bài; Chiều Trên Phá Tam Giang, Tàu Đêm, Mộ Khúc, Bất Tận Nỗi Đời Hung Hãn, hay bài : Sáng Nay, Ta Còn Đi Bên Nhau , bài này ông mới làm khi sang Mỹ cho một người yêu vào năm 95, mà người đọc cảm nhận được. Bạn đã tìm thấy bài thơ này trên số tạp chí Hợp Lưu mà nhà văn Khánh Trường làm số chuyên đề về thơ TTY . Số 24 tháng 8&9 Năm 1995.

Không phải cho đến khi qua đời ông mới được nói tới như số đông của những người làm văn nghệ khác, tầm vóc lớn lao trong thơ ông đã được nhiều tạp chí văn học việt Nam nói đến cả hàng nửa thế kỷ nay. Nhiều nhà phê bình đã phân tích và nói về thơ ông, nhưng đa số không lột tả hết tư tưởng trong thơ TTY gửi gớm.

Trong bài Ta Về, TTY viết khi ông vừa ra khỏi tù cải tạo 10 năm , được nhiều người đọc biết đến nhiều hơn cả. Nhưng cái lớn lao và kỳ vĩ trong đời thơ TTY là ông đã vượt lên trên chính mình . Vượt lên trên Cả hận thù và những khổ đau, mà những người cộng sản đã đày ải ông, trả thù ông . Chúng ta hãy nghe:

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe lượng từ tâm của đất trời
Cám ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui vì mỗi lẻ loi . . .

Trong cả một bài thơ dài và sau đó, không có những lời thóa mạ , oán hận những người đã đày đọa mình. Có chăng :

Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười Năm đá cũng ngậm ngùi thay. . .
. . . . . . . . . . . . .
Vĩnh biệt ta mười năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm mặt sạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ
. . .

Bạn thử nghĩ xem, lòng khoan nhân độ lượng cả một chế độ đã cầm tù mình, đày đọa mình trên 13 năm. Chặng thời gian dài khổ nạn dằng dặc như đường thánh giá mà đấng Giesu đã vượt qua. Thiển nghĩ chỉ có một thánh nhân, hay một thiền sư đã giác ngộ mới thứ tha và bao dung được như nhà thơ TTY vậy.

QUỲNH THI

(Houston Jun 12, 2019)

5 BÌNH LUẬN

  1. Thưa tác Quỳnh Thi kiêm người hùng Tonydo, Blackjack chào vĩnh biệt Tô Thùy Yên (TTY) vào cái hôm cuối cùng đó với lòng buồn vô hạn không phải vì Anh là nhà Thơ mà vì anh là người Lính. Anh TTY có thể tha thứ cho Việt cộng nhưng dân tộc “cờ vàng” này hay at least, cả gia đình dòng họ của tôi đều dứt khoát không tha thứ cho chúng. Cám ơn người hùng Quỳnh Thi. Gớm, văn hay nick đẹp, đọc bài mà cứ mướt cả lòng. Tỉ tê nước chảy đá mòn ghê quá!

  2. Guỉ bác mấy câu thơ mang đi đường vế bên kia thế giới’ nghen. Nhớ học bài thơ cho kỷ , nhở mà có quay lai kiếp ngưới thì TUYET ĐỐI đừng làm NGỤY nửa bác nghen.

    Đệ nhất thì bị Mỹ tru di
    Đệ nhị khóc lóc Mỹ truất ngôi vàng
    Đu Càng thì giỏi , ngông cuồng vô mưu
    Đệ tam tự xưng Ma Vương
    Dựng cờ âm phủ ! chiêu hồn Ma Ranh

    • Đánh Mỹ là đánh cho Tàu
      Diệt Nguỵ là chết cho thầy Liên Xô
      Việt Cộng chết mấy triệu tên
      Công lao to đó do Hồ chí meo

    • À anh vẹm cho tôi hỏi tí.
      Sao trong nước có cái dzụ Bún bò Dũng Đinh hot thế mà tôi search hoài mới thấy có mỗi tờ Tuổi Trẻ là có đăng tin vậy ?
      Chuyện một công dân xứ vẹm treo bảng cấm khựa bước chân vào và treo bảng “chúng tôi không bán nước” bị cưỡng chế đập phá quán thấy chế độ vẹm các anh sợ quá rồi sanh ra quẩn rồi chăng ?
      – Chuyện cưỡng chế vì xây dựng trái phép (tớ đang ở trong nước nên biết sơ sơ nhá) có nghĩa là xây dựng không có xin phép và không được cấp phép. Như thế người ra lệnh cưỡng chế quá ngu và dốt nên cũng không biết xây dựng được ngay chính xứ vẹm định nghĩa như thế nào.
      Quán bún bò chỉ là che tạm, không phải xây dựng. Khi dùng các vật liệu nhẹ che cất tạm bợ thì không phải là xây dựng nên không cần xin phép.
      Luật xứ vẹm là thế nhưng tới lúc thi hành thì công an thường dùng luật phổ thông và đơn giản hơn nhiều:”tao là pháp luật, pháp luật là tao” thằng nào nói trái là phản động (kẻ phản bội lại động Pắc Bó).
      Rồi hay ho nữa là in cái quyết định cưỡng chế ra sai tên chủ đất, sai luôn tên người kinh doanh thì biết mức độ đỉnh cao trí tuệ các anh đến cỡ nào.

      Thông thường, nếu một người dân ở một Quốc Gia nào mà tuyên bố không bán nước thì chắc sẽ được chánh quyền ngợi khen. Tại sao lại có cái xứ sở dân tuyên bố không bán nước là bị cưỡng chế ngay ?
      Tại sao chuyện trong nước Việt Nam mà tôi phải đọc báo nước ngoài để biết vậy ?

  3. Cũng vẫn như thế, rập khuôn, sáo rổng, những thứ tuyên truyền của vẹm.
    Trước tiên tôi xin nói về sự công bằng. Nếu các vị ở nước ngoài, chắc hẳn các vị phải biết “a tooth for a tooth, an eye for an eye”.
    Sáu cuộc thảm sát của vẹm gây ra cho đồng bào Việt Nam. Sau đó khi chiếm được miền nam Việt Nam, vẹm đã khiến hơn triệu đồng bào chết trên biển cả. Và cũng cả triệu đồng bào chết nơi rừng thiêng nước độc do chánh sách Kinh tế mới. Những con số triệu này đã làm cho người ta phải nghẹn ngào vì câu máu chảy ruột mềm. Chúng ta không thể nào quên được, nếu chúng ta ý thức được chúng ta vẫn thuộc về dân tộc VNCH.
    Có những thứ không bỏ qua được. Nói cách khác, anh không thể giết người xong rồi xin lỗi được là hết chuyện được. Nồi da xáo thịt không phải do người VNCH chúng tôi gây ra. Chẳng có cái ý thức hệ nào của Bắc cộng cả, mà chỉ có “chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”. Thật sự rõ ràng đến mức độ trơ trẽn như thế mà vẫn lờ đi để gán ghép đây là ý thức hệ ?
    Tôi muốn nhắc lại bọn vẹm có những chiêu trò củ rích là đánh vào lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn của chúng ta. Khiến cho ngày xưa đệ nhị VNCH bị thua là như vậy. Hôm nay, nếu chúng ta tự hào là hậu duệ VNCH thì chúng ta phải biết nhìn ra và tránh những vết xe đổ của người đi trước. Điều đó sẽ giúp chúng ta chiến thắng cộng sản ngày trong tương lai gần.
    Tôi hoàn toàn không thể nào yêu cầu ai loại bỏ lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn. Bởi vì những cảm xúc này khiến chúng ta trở thành con người. Tôi chỉ xin các bạn đừng để lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn của các bạn trở thành một yếu điểm cho bọn vẹm khai thác

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên