Thất bại của các cuộc cách mạng dân chủ

6

Trong những năm gần đây, nhiều chế độ độc tài bị lật đổ nhưng rồi các cuộc cách mạng dân chủ tiếp nối lại suy thoái theo những bước như sau:

1. Thể chế toàn trị bị lật đổ.

2. Nhà nước mới được bầu lên nhưng không xây dựng được một nền dân chủ lành mạnh, thay vào đó chính quyền trung ương yếu ớt vì nạn chia rẽ và bè phái khiến tham nhũng lan tràn, tình trạng mất an ninh, sự bộc phát của tầng lớp đầu sỏ chính trị và kinh tế (oligarchy) thao túng thị trường và chính trường khiến dân chúng thất vọng.

3. Phong trào dân túy xuất hiện, đáp ứng nỗi bức xức trong quần chúng nên được đám đông ủng hộ.

4. Một cuộc bầu cử tự do sau đó lại mang đến kết quả hạn chế nền dân chủ, khi người dân chán ngán với nền dân chủ hư hỏng (failed democracy) nên đặt kì vọng vào thành phần lãnh đạo mới và quyết đoán tái lập trật tự và ổn định.

5. Giới cầm quyền thắng cử bài trừ tham nhũng, thanh trừng những tập đoàn lợi ích và siết chặt an ninh, sẵn dịp thanh toán các đối thủ chính trị và bè phái thù nghịch nhằm ngăn chặn tiến tình dân chủ hóa, hòng cũng cố địa vị.

Đây là bài học của Nga và Phi Luật Tân, cùng nhiều trường hợp tương tự xảy ra ở Đông Âu, Ai Cập, Thái Lan, Ukraine. Cho nên năm 2017, Tập Cận Bình đề cao mô hình ổn định và phát triển theo kiểu Trung Quốc nhằm thay thế tiến trình dân chủ thất bại vốn được Tây phương khuyến khích.

Một yếu tố quan trọng trong thế kỉ 21 là sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội, trở thành mối đe doạ sống còn cho những chế độ độc tài. Nhưng đồng thời mạng xã hội lại khiến việc xây dựng một nền dân chủ phôi thai trở nên vô cùng khó khăn vì quá nhiều tiếng nói bất đồng trong xã hội. Cuối cùng mạng xã hội cũng tạo môi trường rất thuận tiện cho chủ nghĩa dân túy và khuynh hướng cực đoan sinh sôi, nẩy nở.

Khác với thế kỉ 20, những nền độc tài toàn trị ngày nay không còn tự khép kín sau bức màn sắt. Họ đón nhận thế giới bên ngoài nên cần phải tô vẽ bộ mặt chính danh đối với cả quốc tế và trong nước qua nhiều biện pháp khác nhau:

1. Chuyên chế nhưng mở cánh cửa đầu tư và xuất ngoại (trừ Bắc Hàn và Cuba). Tuy đối lập chính trị bị đàn áp nhưng người dân lại được hưởng nhiều quyền tự do khác so với thế kỉ 20. Dù khuyến khích kinh doanh tư nhân, nhà cầm quyền vẫn nắm giữ các ngành công nghệ chủ lực để kiểm soát nền kinh tế và dùng làm túi tiền riêng.

2. Giới lãnh đạo rút kinh nghiệm rằng mối đe dọa lớn nhất cho chế độ chính là lúc họ bị bịt mặt bởi đám đàn em nịnh bợ cho nên những nhà độc tài khôn ngoan không còn tin tưởng vào các báo cáo và thống kê chính thức.

3. Trái lại, họ chấp nhận cho vài tiếng nói phản biện chân chính (trái với đối lập giả hiệu) hoạt động nhưng luân phiên bắt giam số còn lại để phong trào không đủ đông hình thành lực lượng chống đối. Tuy đàn áp nhưng vẫn cần lắng nghe quan điểm đối lập để “bắt mạch” dư luận quần chúng (khi mà cán bộ cấp dưới chỉ báo cáo láo), chủ yếu nhằm đề phòng và sớm giải tỏa các bức xức trước khi tâm lí bất mãn bùng nổ, thổi ra làn sóng chống đối bất ngờ như từng xảy ra ở Ukraine, Tunesia, Ai Cập.

4. Mục tiêu ngoại giao khi chấp nhận cho những tiếng nói phản biện chân chính tồn tại nhằm tạo tấm bình phong dân chủ ra nước ngoài.

5. Nhà cầm quyền cho phép vài trí thức phản biện trong Quốc hội (thay vì chỉ toàn nghị gật) để cho thấy giới lãnh đạo không có dốt.

6. Chế độ toàn trị nhưng phải có vẻ tôn trọng pháp luật vì (a) nay làm ăn với ngoại quốc nên luật pháp cần tỏ ra công minh (b) tăng chính danh với dân chúng trong nước. Cho nên trong nhiều trường hợp, nhà cầm quyền đe dọa và bắt bớ đối lập chính trị nhưng chỉ dựa vào vi phạm hành chính, thuế má, du đãng… thay vì dùng công an hay xét xử theo tội bất đồng chính kiến.

7. Giải pháp tốt nhất đối với các nhà dân chủ nổi tiếng là áp lực để xuất ngoại vì nhà cầm quyền nhổ được gai nhọn mà không cần dùng đến những biện pháp bị quốc tế và dân chúng lên án.

8. Trái với thế giới từ sau Thế chiến II, khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa hiện đang thổi bùng không những từ Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ mà còn ở cả các nền dân chủ lớn như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Đông Âu… theo mức độ nhiều ít khác nhau.

Lợi thế của các nền chuyên chế ngày nay nơi họ rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ của Liên Xô để né tránh tình trạng độc tài mù quáng. Yếu điểm là họ phải mở xú-páp cho thoát hơi nóng nhưng lại sợ mất quyền kiểm soát làm bung nắp nồì nên đâm ra bị ám ảnh (paranoia) về các thế lực thù địch nào đó rình rập ám hại mà quên rằng chính mô hình toàn trị mới là kẻ thù lớn nhất của chế độ.

Nhiều trường hợp cho thấy những chế độ độc tài tự biện minh bằng ổn định (stability) nhưng lại trở thành trì trệ (stagnation) như ở Nga, Ai Cập. Nhưng cạnh đó có mô hình Trung Quốc với nền kinh tế tăng vọt liên tục trong vòng 30 năm cho nên chưa thể kết luận dứt khoát về tương quan giữa chính trị và phát triển, ít nhất từ trung hạn cho đến ngắn hạn.

Các nhà dân chủ cũng uyển chuyển theo thời thế, dùng quyền tranh cử, kiến nghị và mạng xã hội để tấn công vào tính chính danh của nhà cầm quyền, dựa vào luật pháp để vạch trần những bất cập trong khi thi hành luật pháp (inconsistencies in the application of laws). Hiện độc tài chiếm ưu thế lớn so với đối lập ở Nga, Trung Quốc, Việt Nam… nhưng trò kéo cưa giữa hai bên chưa chấm dứt.

Các nền độc tài của thế kỉ 21 rút kinh nghiệm từ những thất bại trong thế kỉ 20 nên không còn mù quáng tự tôn mà trở nên thận trọng và thâm hiểm hơn trước đây [1]. Tuy không thể nào so sánh nhưng người viết nghĩ rằng những chế độ chuyên chế ngày nay phảng phất mô hình Quốc xã theo kiểu Hitler (và Goebbels) vào đầu thập niên 1930, vừa dụ dỗ vừa đàn áp, thay vì giống Stalin vốn chỉ dựa trên thanh trừng và khủng bố.

Đ.H.Q
————————–
[1] Xin đọc sách The Dictator’s Learning Curve (tạm dịch Các nhà độc tài đang học hỏi) của William Dobson (ký giả tờ Washingtong Post) rút tỉa kinh nghiệm ở Ai Cập, Nga, Trung Quốc, Venezuala v.v…

6 BÌNH LUẬN

  1. Khổ nhất là muốn kẻ nào đó chết mà nó không chết, nó cứ sống khoẻ. Hậm hực mấy chục năm nay rồi, các người chống Cộng Sản Việt Nam sống mà như chết. Thời buổi công nghệ này mà không tuyên truyền được cho 1/10 thôi chứ đừng mơ nhiều hơn người dân Việt Nam ghét CS để vùng lên lật đổ, xong rồi đưa những người chống cộng lên cầm quyền, thì thật chỉ đáng xách dép cho CS. Người dân thừa hiểu rằng, đưa những người chống cộng lên thì họ sẽ sống trong địa ngục trần gian. Cho nên, mơ đi nhé!

    • Tập đoàn Nguyễn phú Trọng, Trần đại Quang bề ngoài tuy lãnh đạo Việt nam, thế nhưng thực chất thì là tay sai cho Hán triều Tập cận Bình, bọn đế quốc Tàu cộng bảo sao, muốn gì thì tập đoàn Nguyễn phú Trọng đều răm rắp cúi thi hành:

      Thiếu tướng cộng sản Nguyễn Trọng Vĩnh (ở Việt nam): ” Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay thân Trung Quốc quá, và sợ Trung Quốc quá nên nó làm cái gì cũng không dám phản đối”.

      Cựu đại tá cộng sản Bùi Tín : Hà nội đã bất lực để cho đế quốc Tàu cộng tung hoành biển Đông, chiếm đảo, chiếm biển của Việt nam, bắt bớ, tàn sát ngư dân Việt .

      Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi (ở Việt nam): “Về quan hệ quốc tế thì Việt nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc một cách thảm hại, cả kinh tế lẫn chính trị: Biển đảo, đất đai biên giới của Việt nam bị Trung Quốc ngang nhiên lấn chiếm mà các lãnh đạo Việt nam cam tâm im lặng”.

      Giáo sư Mạc Văn Trang (Việt nam) : Làm sao lảng tránh được thực tế phũ phàng là Trung cộng coi khinh Việt Nam, hạ nhục Việt Nam trước thế giới, nó muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói; lãnh đạo xin gặp năm lần bảy lượt nó không thèm gặp, gọi “dây nóng” nó không thèm nghe, phản đối này nọ nó bất chấp …Nhục thế mà lúc nào cũng “Tự hào Việt Nam”, “Vinh quang Việt Nam”!?

  2. Mấy bác NGUỴ TÀN DƯ chỉ toàn làm CACH MẠNG BẰNG MỒM vì ai củng THAM SỐnG Sợ Chết, hay noi mot cách khác lá HÈN. Thua CSVN xa vơì vợi. Mấy bac NGỤY TÀN DƯ năm xua chỉ giỏi giết nhau thôi, có ai đời tổng thống cuả mình mà đem mà bắn như bắn những tên cươp cạn, trong khi gặp CSVN thì té cò CHẠY chí chết kkakkakkakkakkkakakka, thế mà đòi làm cách mãng. Hảy xem CSVN kià, noí bợp tai PHÁP là cán bộ đảng viên CSVN đi tiên phong, có cán bộ CSVN nào mà không nếm mùi nhà tù cua PHÁP từ Hoả Lò, tơi Hai Phòng , toí CHÍ HOÀ, toí Côn Đảo, Phu Quoc v.v. roi sau này Cóc đầu Mỹ củng thế từ nhà tù PHU LỢI cho toí HOC MÔN đèu khong thiêú cán bộ CSVN. Nhìn lại mấy bác NGUỴ TÀN DƯ làm cach mạng BĂNG MỒM chán chết. Hô hào ngoài hải ngoại roì xuí may’ thẳng NGU, mấy con KHÙNG trong và thí cho chúng vaì Dollars roi bào là làm CACH MẠNG. Làm cách mạng kiêủ may’ bac NGUỴ TÀN DƯ thì 1000 năm dan VIET NAM tiep tục nhộ TOẸT vào măt may bác về thaí độ HÈN NHÁT mà tõ ra NGUY HIỄM. Cho nên đề nghị mấy bác NGỤY TÀN DƯ coi lại mình xem may bác có đáng làm hoc trò cua CSVN khong hả?
    thoi chaò may bác nghen, noí nhiều làm may bác len máu roì đi đoàn tụ vơí Cụ Diêm, cu. THIỆU thì khỗ.

  3. À há, chuyện ngàn năm gió vẫn thổi thì mây phải bay vậy mà chả có ai nghĩ ra hết!

    Thôi, nếu Hải Vũ…hù một cách hải hùng như vậy thì từ đây các nhà đấu tranh đòi dân chủ hãy ngồi yên ở nhà ăn nhậu lai rai chờ đảng…ban phước lành, chịu không?

    Bởi vậy, người CS đấu tranh để xoá bỏ giai cấp củ nên cả trăm triệu người phải bỏ mạng để bây giờ những kẻ chủ trương đó lại chính là những tên “Giai cấp mới” tham lam ăn trên đầu trên cổ dân còn hơn bọn tư bản bốc lột chứ gì, phải không?

    Bác Karl Marx và Engels ơi, các ông hãy hiện hồn về coi những công nông được “ưu đãi” ở VN, ở bên Tàu đói bệnh ngáp ngáp nẳm dưới sàng gạch, rồi so coi đám công nông bị “bốc lột” của bọn tư bản. Xong rồi các ông làm ơn và làm phước viết thêm cuốn the red capitalists and blue capitalists coi thằng khỉ nào… Đớp bẩn hơn thằng nào?

    Trên đời nầy quả là có nhiều chuyện khốn nạn, nhưng… Đù má, chuyện khốn nạn nhất là thẳng ăn cướp lại đi rao giảng đạo đức khuyên răng ngưởi ta ăn trộm là điều xấu!

  4. Trong bất kỳ chế độ nào thì dân chúng cũng đều là số đông, là đa số, là “bị trị”. đã là “bị trị” mà lại còn là con số rất đông thì lại nhiều xu hướng tư tưởng, nhiều bức xúc, nhiều mong muốn tự do… muốn cải thiện tình trạng bị trị bằng nhiều hình thức chống đối. Tuy nhiên con số ít nắm quyền thì lại có quyền đặt ra những rào cản nhằm củng cố địa vị, củng cố, tăng cường quyền lãnh đạo, thắt chặt an ninh… để bảo vệ thể chế. Nhìn từ những góc độ đó thì quyền lợi của giới lãnh đạo có phần đối lập với quyền lợi của đám đông dân chúng. Ở chế độ nào phần đối lập nhẹ hơn phần đồng thuận thì xung đột giữa dân chúng và chính quyền bớt căng thẳng nhưng chẳng bao giờ triệt tiêu. Cũng bởi thế mà bất cứ thời đại nào, ở bất cứ đâu trên thế giới này đều có những mâu thuẫn, những đấu tranh không dứt. Chỉ có điều nó công khai, mạnh mẽ hay ngấm ngầm, âm ỉ, èo uột.
    Xét cho cùng đã là đối lập thì cho dù lật đổ chế độ này, xóa tầng lớp lãnh đạo này thì rồi cũng lại lập nên một chế độ mới với tầng lớp lãnh đạo mới đương nhiên chứa đựng những mâu thuẫn âm ỉ trong lòng chờ thời cơ nào chín lại nổ ra. Dân chúng cứ kỳ vọng một cuộc đấu tranh dân chủ, một cuộc bầu cử tự do và một thành phần lãnh đạo mới. Thế nhưng bao nhiêu đời nay vẫn vậy, thay thế chế độ này bằng một chế độ khác, thay thế thế hệ lãnh đạo này bằng một thế hệ lãnh đạo khác … dù có khác tới hàng trăm ngàn lần vẫn không thể đi đến nhất thể quyền lợi giữa số ít cầm quyền và số đông dân chúng. Cách nào rồi cũng lại mâu thuẫn, bức xúc, đấu tranh…
    Có đấu tranh mới có động lực để phát triển. Vậy thì cứ đấu tranh đi. Bởi thế nên các cuộc cách mạng cho dù mang màu sắc gì. Dân chủ hay không dân chủ thì cũng cứ thất bại thôi. Lấy đâu ra một nền dân chủ cho tất thảy mọi người. Tự do của người này sẽ là hạn chế của người kia. Cứ kỳ vọng một nền dân chủ song không thể có đâu một nền dân chủ tuyệt đối. Thế mới là xã hội. Các nhà dân chủ mồm đang leo lẻo mằng mỏ những “nhà cầm quyền”, “giới lãnh đạo” của “chế độ” hiện tại là độc tài, là dã man, với cách cai trị “độc tài toàn trị”, là “thanh trừng”, “đàn áp”, “khủng bố”… Nhưng rồi chắc chắn nếu cuộc cách mạng mà các “nhà dân chủ” đang khởi xướng, thúc đẩy kia mà hoàn thành, sẽ lại đẻ ra một chế độ cai trị mới với tầng lớp cầm quyền mới còn kinh khủng hơn những gì đang có trong hiện tại bởi xã hội ngày một văn minh hơn thì biện pháp của nhà cầm quyền cũng sẽ có ứng dụng thông minh hơn, chặt chẽ thậm chí tàn bạo dã mạn hơn nhiều. Ngày xưa tùng xẻo, voi dày, ngựa xé là dã man, ngày nay, bom đạn nổ banh xác không còn một mảnh, rồi vũ khí hạt nhân, tối tân… thì thời nào dã man tàn bạo hơn thời nào???. Kỳ vọng gì ở những cuộc “cách mạng” của một số người “dân chủ” ấy cơ chứ hỡi đám đông dân chúng!

    • Đừng kỳ vọng vào những cuộc cách mạng mà phải tự mình làm cuộc cách mạng. Quyền sống là của mình chứ không phải sự sắp xếp từ những thằng ăn cướp cộng sản.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên