Kim có xe sang bằng cách nào?

2
Kim Jong-un đến dự một buổi lễ trên chiếc Maybach (Ảnh cắt từ video của Xplained)

Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un được hưởng thụ một số mặt hàng xa xỉ cao cấp nhất mà tiền bạc có thể mua được, ngay cả sau khi phải đối mặt với các lệnh trừng của phạt quốc tế. Các biện pháp trừng phạt này về cơ bản ngăn cản nhiều quốc gia bán hàng cho Bắc Hàn. Vậy làm thế nào để Bắc Hàn có được tất cả những hàng hóa này? Trang mạng Xplained tường trình như sau.

Bắc Hàn đã nhập lậu xe xịn từ nhiều năm qua. Những xe này nằm trong số các mặt hàng cao cấp khác trị giá nhiều triệu đô la, bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, nhưng ai đã lén lút giúp Bắc Hàn và đâu là những tuyến đường đang được sử dụng?

Ai cũng biết Kim Jong-un sống cuộc sống của một ông vua, từ đồng hồ hàng hiệu đến du thuyền riêng, ông ta đã chi hàng triệu đô la cho một bộ sưu tập các mặt hàng cao cấp, nhưng xe hơi là thứ mà “ngài” ưa thích nhất. Ngài được nhìn thấy đang ngự trong một chiếc Rolls Royce màu đen, một chiếc Maybach S62 có giá khoảng 500.000 đô la và một chiếc Maybach S600 Pullman Guard trị giá hơn 1,5 triệu đô la.

Các chiếc xe đó không giống bất kỳ chiếc xe cao cấp nào khác, ví dụ chiếc S600 có ghế da có thể bật nút mát-xa, lớp vỏ chống đạn súng trường loại tấn công và các loại chất nổ khác.

Nhưng làm thế nào Kim có được những thứ này bất chấp lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc không được bán cho Bắc Hàn các loại hàng hóa xa xỉ?

Một báo cáo điều tra của tổ chức nghiên cứu quốc phòng Center for Advanced Defense Studies (C4ADS) có trụ sở tại Washington cho thấy Bắc Hàn trông vào một nhóm nhỏ gồm những người đáng tin cậy và sử dụng cùng một mạng lưới buôn hàng lậu giống như các mạng lưới khác trên khắp thế giới.

Chúng ta hãy xem hai chiếc Maybach S600 đã đi từ châu Âu đến Bắc Hàn như thế nào. Cuộc hành trình bắt đầu tại cảng Rotterdam ở Hà Lan. Hồ sơ vận chuyển hàng hóa cho thấy những xe này đã vào bến vận chuyển trong hai container kín, nhưng không rõ lúc đầu ai là người mua.

Daimler Mercedes, công ty mẹ của Maybach cho biết họ luôn kiểm tra lý lịch người mua trước khi xuất khẩu để biết chắc không bán cho những người vi phạm lệnh trừng phạt.

Tàu của Tập đoàn Vận tải biển Cosco Trung Quốc rời cảng Rotterdam ở Hà Lan (Ảnh cắt từ video của Xplained)

Vào ngày 20 tháng 6 năm 2018, các container rời Rotterdam trên một tàu chở hàng thuộc sở hữu của Tập đoàn Vận tải biển Cosco của Trung Quốc và sau 41 ngày lênh đênh trên biển, con tàu đã đến cảng Đại Liên ở Trung Quốc vào ngày 31 tháng 7. Các container đã được dỡ xuống và vẫn nằm yên tại cảng.

Vào ngày 26 tháng 8, hai container được đưa lên một con tàu có điểm đến là Osaka, Nhật Bản và từ Nhật Bản, chúng được chuyển lên một con tàu khác, trải qua cuộc hành trình 3 ngày đến Busan ở Nam Hàn.

Cho đến thời điểm này, cuộc hành trình khá rõ ràng, nhưng đến đây, mọi thứ bỗng trở nên khác thường.

Trong vòng một ngày sau khi đến Nam Hàn, các container đã được chất lên một tàu chở hàng có số hiệu DN5505

Tàu rời cảng Busan của Nam Hàn trên đường đến Nakhodka của Nga (Ảnh cắt từ video của Xplained)

Chiếc DN5505 rời Nam Hàn ngày 1 tháng 10 để đi Nakhodka, Nga, dự kiến đến nơi vào ngày 5 tháng 10. Nhưng giữa cuộc hành trình, con tàu coi như mất tích, Hệ thống Nhận dạng Tự động (AIS) của nó, thường truyền tín hiệu để cho biết nó đang ở đâu, bỗng ngừng truyền tín hiệu.

18 ngày sau, tín hiệu bật trở lại, cho thấy con tàu đang ở vùng biển Nam Hàn; nhưng bây giờ, thay vì các container, nó chứa đầy 2.588 tấn than và đang quay trở lại Busan ở Nam Hàn.

Vậy chuyện gì đã xảy ra khi con tàu biến mất và các container đi đâu?

Chủ tàu khai với Hải quan Nam Hàn rằng tàu đã đến Nakhodka của Nga, nhưng cảng Nakhodka không có hồ sơ về tàu đến.

Có cái gì khét khét, phải không?

Chúng ta trở lại với chiếc DN5505 một chút. Cuộc điều tra của C4ads cho thấy tên ban đầu của nó là Trường Tân, thuộc sở hữu của một công ty đăng ký tại Hồng Kông, nhưng vào ngày 27 tháng 7, tức là chỉ 3 ngày trước khi hai container đến Trung Quốc, quyền sở hữu con tàu đã được chuyển sang một công ty vận chuyển đường biển Do Yung và người ta đã đổi tên nó thành DN5505.

Vậy chủ nhân của Do Yung là ai? Cuộc điều tra liên kết nó với Danil Kazachuk, một doanh nhân người Nga. Kazachuk sống ở Vladivostok, một thành phố ngay bên cạnh Nakhodka, nơi chiếc DN 5505 được cho là sẽ đến. Công ty Do Yung đăng ký tại Quần đảo Marshall, nhưng con tàu mang cờ Togo ở Tây Phi.

Thật là khó hiểu phải không? Mục đich của nó là như vậy, vì đây là một mánh cổ điển của các mạng lưới buôn lậu thường được sử dụng để tránh né các lệnh trừng phạt.

Nhưng điều gì đã xảy ra cho các container chứa xe khi tàu DN5505 được cho là đến Nga?

Vào ngày 7 tháng 10, hai ngày sau khi con tàu dự kiến cập bến, ba máy bay chở hàng loại Illyushin-76 từ Bắc Hàn đã bất ngờ đến Vladivostok, những máy bay phản lực này thường được Bắc Hàn sử dụng để vận chuyển xe bọc thép.

Vậy sự xuất hiện của những máy bay phản lực này có phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên?

Có thể phải, có thể không phải; nhưng nếu xét rằng trong quá khứ, những máy bay này đã từng vận chuyển những chiếc limousine bọc thép của Kim Jong-un; rất có thể chúng đã chở hai chiếc Maybach.

C4ADS cho biết Bắc Hàn đã nhập ít nhất 191 triệu USD hàng hóa từ năm 2015 đến năm 2017. Đây là những hàng có nguồn từ 90 quốc gia và 803 trong số các món hàng này là xe sang.

Vậy tại sao chúng ta cần phải phát hiện ra các tuyến đường nhập lậu hàng hóa xa xỉ của Bắc Hàn?

Câu trả lời là, mạng lưới vận chuyển cho Bắc Hàn có thể giúp tiết lộ nhiều hơn về việc vận chuyển loại hàng hóa lưỡng dụng nguy hiểm hơn, ví dụ như hóa chất và công nghệ vũ khí.

Những món lưỡng dụng này khó theo dõi hơn và chúng có thể được Bắc Hàn sử dụng trong chương trình vũ khí của mình.

 

 

Đàn Chim Việt

2 BÌNH LUẬN

  1. Bắc Hàn không có tham nhũng nên không cần chống tham nhũng? Kim Jong-un không cần phải tham nhũng vì muốn gì được đó?

    • Vì cậu Ủn Công Tử không bắt ép người ta học theo tấm gương đạo đức của môt ai nên nước bên đó sạch.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên