Chăm sóc trẻ mất cha mẹ vì Covid

5
Ông Trương Gia Bình

LTS: Theo thống kê chưa đầy đủ mới đây, Việt Nam hiện có khoảng 1500 trẻ mồ côi do cha/ mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ mất vì Covid-19. Con số này làm nhức lòng nhiều người. Doanh nhân Trương Gia Bình, chủ tập đoàn FPT đưa ra tuyên bố, sẽ xây dựng trường sở để chăm sóc những trẻ em mồ côi này. Ngôi trường dự tính đặt ở Đà Nẵng.

Tuyên bố của ông Bình ngay lập tức đón nhận nhiều ý kiến. Khen ông hảo tâm, làm việc tốt; ngờ ông vẽ dự án lấy đất vì sao phải xây trường, trong khi có thể chu cấp để các bé tiếp tục được ở bên người thân. Bên cạnh các ý kiến trên, có ý kiến dưới đây, thay vì khen chê, ngờ vực, đã phân tích dưới góc độ pháp luật.


 

Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ Em nhấn mạnh, rằng mỗi trẻ em có quyền lớn lên trong môi trường gia đình, và Hướng dẫn về Chăm sóc Thay thế (khi trẻ mất đi chăm sóc từ cha mẹ) cũng nhấn mạnh rằng các thiết chế chăm sóc (trung tâm trẻ mồ côi, trường trẻ mồ côi…) chỉ nên là “lựa chọn cuối cùng”, “mang tính tạm thời” và “trong thời gian ngắn nhất có thể.”

Kể cả khi trẻ được chuyển qua các thiết chế chăm sóc thay thế, thì về nguyên tắc phải “xét từng trường hợp”, “giữ cho trẻ càng gần càng tốt môi trường sống quen thuộc với trẻ”, nhất là những họ hàng gần (ông bà, cô dì chú bác), và giảm thiểu tối đa sự đứt quãng trong đời sống học tập, văn hóa, giáo dục của trẻ. Ông bà ta có câu “sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú vú dì” chính là minh triết dân gian của nguyên tắc trẻ cần lớn lên trong môi trường gia đình.
Andrea Freidus, nhà nghiên cứu nhân học, tiến hành nghiên cứu quy mô lớn về trẻ mồ côi và trại trẻ mồ côi ở vùng Nam Phi, cho thấy hệ thống họ hàng và mạng lưới xã hội xung quanh trẻ mồ côi là “rất bền bỉ, mạnh mẽ” hơn so với các thiết chế chăm sóc thay thế. Bà nhận định rằng “trẻ mồ côi không phải là hoàn toàn bị bỏ rơi như cách mà phương Tây nghĩ. Nếu có một mạng lưới gia đình mà trẻ em mong muốn tới, thì không nên đưa trẻ vào các thiết chế chăm sóc. Ở Mỹ, Châu Âu đều không còn trường mồ côi nữa, vì chúng ta đều biết nó không tốt cho trẻ.”

Thật vậy, ở Mỹ thì “trại trẻ mồ côi/trại tế bần” chỉ còn trong phim ảnh. Mô hình hiện đại chính là “chăm sóc tại cộng đồng” nơi mà họ hàng, cộng đồng thay thế tạm thời trong lúc tìm cho trẻ gia đình mới. Các chương trình này đều do nhà nước tài trợ, để tránh sự thúc đẩy lợi ích kinh tế, tôn giáo, chính trị khi tư nhân trực tiếp quản lý.

Các trường trẻ mồ côi tư nhân đã dần lui vào lịch sử. Hiện nay mô hình chăm sóc thay thế phổ biến cho trẻ mồ côi như “chăm sóc tại cộng đồng” (foster care). Về lý thuyết trẻ mất cha mẹ vẫn đang còn một hệ thống trợ giúp xã hội mà cha mẹ các em để lại: họ hàng, bạn bè của cha mẹ trẻ, nhà cửa, làng xóm, trường học… nên vì lợi ích tốt nhất cho trẻ thì không nên bứng trẻ ra khỏi hoàn toàn môi trường ấy, dù nó đã bất lợi hơn so với khi trẻ còn cha mẹ. Trong thời gian này, trẻ có những mối quan hệ, tương tác với môi trường xung quanh như mọi đứa trẻ khác.

Nói thêm về trường trẻ mồ côi, ngành công tác xã hội đã chỉ ra nhiều bất cập của mô hình này, khi không đặt lợi ích của trẻ làm trung tâm, cũng như phản đối cái mà họ gọi là “du lịch trại trẻ mồ côi” (orphanage tourism) như việc có những chuyến viếng thăm định kỳ, ép buộc trẻ phải tương tác với khách thăm, thậm chí phải trình diễn các tiết mục văn nghệ. Nghiên cứu UNICEF tại Nga năm 2006 cũng cho thấy trẻ em trong các thiết chế thay thế có tuổi trưởng thành khó khăn, bất lợi hơn nhiều lần so với trẻ lớn lên trong môi trường gia đình: 1 trong 3 trẻ trở thành người vô gia cư sau khi rời trường, 1 trong 5 trẻ vi phạm tội hình sự, 1 trong 10 trẻ từng tự tử.

Thông điệp rút ra ở đây là: môi trường gia đình, tại cộng đồng chính là môi trường tốt nhất để trẻ tiếp tục cuộc sống của mình sau mất mát cha mẹ. Và nếu muốn giúp trẻ, hãy giúp cho gia đình, họ hàng, nơi trẻ sinh sống. Các nguồn lực cộng đồng, tư nhân nên phối hợp cùng nhà nước, các tổ chức/nhân viên công tác xã hội để kết nối các nguồn hỗ trợ lại với nhau, lấy từng trẻ làm trung tâm của chăm sóc. Trẻ mồ côi không cần “cuộc sống mới” mà cần tiếp tục được sống trong gia đình, cộng đồng của mình sau những mất mát.

(Lương Thế Huy– Facebook)

5 BÌNH LUẬN

  1. “Thông điệp rút ra ở đây là: môi trường gia đình, tại cộng đồng chính là môi trường tốt nhất để trẻ tiếp tục cuộc sống của mình sau mất mát cha mẹ. Và nếu muốn giúp trẻ, hãy giúp cho gia đình, họ hàng, nơi trẻ sinh sống. Các nguồn lực cộng đồng, tư nhân nên phối hợp cùng nhà nước, các tổ chức/nhân viên công tác xã hội để kết nối các nguồn hỗ trợ lại với nhau, lấy từng trẻ làm trung tâm của chăm sóc. Trẻ mồ côi không cần “cuộc sống mới” mà cần tiếp tục được sống trong gia đình, cộng đồng của mình sau những mất mát.”
    Quoted Luong The Huy.

  2. Ha ha ha …

    Bọn cá mập lại bắt đầu ngửi thấy mùi máu của các nạn nhân bị chết vì cúm Tàu và con cái của họ.

    Thôi thì đảng và chính phủ “ta” cũng nên nhân cơ hội này, cùng bắt tay với các “Shark”… (tanh), phối hợp phát động phong chào “xã hội hóa” …cô nhi để ‘đôi bên cùng có …nợi

  3. Một nhà nước thật sự Do Dân và vì Dân ,thì vấn đề “lo-cho-trẻ-mồ-côi” không còn là vấn đề nửa ?? Vì sao ??Ai củng biết “trẻ em” là hạt mầm của sự sống -là tương lai của Dân tộc. Biết mà không làm,vì CS lo cho “bạo lực” lực lương vủ trang để bảo vệ chế-độ.Bạn cứ tưởng đi,một thằng vô học ,ngồi vá xe đạp ở quê tôi trước 1975,khi VC vào hắn trở thành CA,về
    hưu không dưới $15 triêu VN với cấp bậc Đại Tá.Trong lúc một GS đại học trước 75,đươc luu7 dụng,nay về hưu không quá 7 triệu!!Như vậy thử hỏi còn-gì-là Đất nước ?? Đúng là Đất nước hôm nay toàn là bọn Đầu-trâu-mặt ngưa quả không sai!!Ở Mỹ con nít được cưng như như trứng-bứng như hoa. Bửa cơm miễn phí của các em,khắp mọi miền Đất nước ,được
    Đệ nhất phu nhân chăm sóc .Một quốc gia ,đủ mọi màu da,các em được đối xử như nhau. Ở VN hở một chút là gia-đình -có công với CM(VC),thiệt tình hết chổ nóii. Đất nước có phát triển hay không-có tương lai hay không hảy nhìn vào sự chăm sóc những-hạt mầm của Dân tộc! Trẻ con đi bán vé số đây đường-trại mồ côi lập nên đầy ngỏ-thậm chí bán trẻ thơ để kiếm tiền…con số nầy không giảm mà càng ngày càng tăng,mà cứ bảo là phát triển.Phát tiển cái nổi gì ???

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên