Mô hình thiếu sinh quân dành cho trẻ em mồ côi sau Covid?

0
Hệ thống trường học FPT tại Đà Nẵng - Ảnh: FPT

Như đã đưa tin, ông Trương Gia Bình mong muốn sẽ nuôi đạy những trẻ em mồ côi sau Covid theo hướng mở trường nội trú. Điều này khiến nhiều người, ngay cả những người ủng hộ việc từ thiện của ông phân vân.

Chia sẻ trên trang Tuổi Trẻ, ông Trương Gia Bình cho hay:

“Chúng tôi thấy đây là việc nên làm và có thể làm. COVID-19 đang gây ra nhiều tang thương và xáo trộn cho hàng triệu người, hàng nghìn gia đình và cho cả đất nước. Và đau thương hơn nữa là hàng nghìn em nhỏ mất cha, mất mẹ”.

“FPT mong muốn tạo ra một môi trường để các em được học tập, rèn luyện, giúp đỡ các em trưởng thành, biến đau thương thành sức mạnh trở thành người có ích cho xã hội và chinh phục những đỉnh cao.

“Chúng tôi cam kết nhận 1.000 em mất cha mẹ và đào tạo liên tục trong 20 năm tới, chi phí mỗi năm dự kiến 80 tỉ đồng. Sau 24 giờ kể từ khi lên ý tưởng, chúng tôi đang cấp tập bàn thảo cách thức triển khai, vận hành, chương trình giảng dạy… để có thể sớm đi vào hoạt động. Chúng tôi cam kết giúp các em học tập theo chương trình phổ thông, đại học FPT và học lên cao hơn nếu có nguyện vọng.

Trong quá trình đào tạo đó, chúng tôi muốn giúp các em phát huy mọi khả năng của mình. Nếu các em giỏi công nghệ thì đi theo con đường công nghệ, giỏi nghệ thuật đi theo con đường nghệ thuật, giỏi khoa học thì làm khoa học.

May mắn FPT có những người bạn lớn, học giả hàng đầu về khoa học, nghệ thuật bên cạnh công nghệ. Chúng tôi sẽ mời họ chung tay đào tạo các em”.

Mô hình thiếu sinh quân liệu có thích họp không, và có phải em nào cũng cần vào sống trong môi trường nộ trú hay không, rồi tạ sao lại chọn Đà Nẵng trong khi đa số trẻ em mồ côi ở tp. HCM và các tỉnh cực Nam của tổ quốc?

Dưới đây là ý kiến nhận được nhiều đồng thuận của nhà báo Huy Đức chia sẻ trên trang cá nhân của ông..

ÔNG TRƯƠNG GIA BÌNH VẪN NÊN CÂN NHẮC KHI ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH
Vào thời điểm này, những nghĩa cử như của ông Trương Gia Bình là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên – càng ngày chúng ta càng thấy – muốn làm từ thiện thành công, rất cần, không chỉ tấm lòng mà còn phải rất chuyên nghiệp.
Trước hết, trong số 1.500 đứa trẻ mất cha, mất mẹ trong đại dịch này, không phải cháu nào cũng thiếu sự đùm bọc của gia đình; Các cháu còn ông, còn bà, còn chú, còn bác. Cũng có những trường hợp không phải thiếu tiền. Giúp các cháu không đơn giản là gom về một chỗ theo mô hình “thiếu sinh quân” như ông tính.
Một người có tiềm lực kinh tế và uy tín xã hội như ông Trương Gia Bình thì nên lập một quỹ giúp trẻ em mồ côi. Ưu tiên trước mắt là cho trẻ em mồ côi sau đại dịch.
Tùy vào từng trường hợp, cháu nào có người thân có thể cưu mang, nương tựa thì việc để các cháu lớn lên trong môi trường gia đình vẫn là tốt nhất. Trường hợp các cháu mất cha, mất mẹ mà vẫn còn có nhà, anh em có thể bảo nhau cũng không nên đưa vào các “trại mồ côi”. Trường hợp các cháu không còn nơi nương tựa, có thể tìm đến “trường thiếu sinh quân” của anh hoặc đến hàng trăm cơ sở nuôi dạy trẻ em mồ côi đang làm rất tốt ở khắp nhiều vùng trên cả nước.
Quỹ của anh Trương Gia Bình, có thể trợ cấp hàng tháng một khoản kinh phí để những đứa trẻ không nơi nương tựa có thể sống. Trợ cấp trực tiếp cho người đang chăm sóc các cháu hoặc thông qua các cơ sở nuôi dạy trẻ em mồ côi. Cấp học bổng các cấp học cho các cháu (trong vòng 20 năm như anh hứa).
Không nên gom các cháu về một trường của FPT. Tập trung các cháu cùng hoàn cảnh vào một nơi chỉ làm cho những mất mát hằn sâu hơn và khó quên hơn. Nhưng điều quan trọng nữa là hãy nâng đỡ những ước mơ, để các cháu được chọn các ngành học (ở các trường đại học khác) mà các cháu phát huy được nhiều khả năng nhất.
Không nên áp dụng mô hình thiếu sinh quân, “rèn luyện và kỷ luật” theo mô hình quân đội không phải với đứa trẻ nào cũng phù hợp. Ông Trương Gia Bình chắc chắn có rất nhiều bạn bè từng qua các trường thiếu sinh quân, nên tham vấn để biết tuổi thơ của họ có thật là hạnh phúc.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên