Sập bẫy?

5
Cô giáo Chu Thị Thanh có bài thơ gây sốt

Mấy ngày qua, cộng đồng mạng cũng như báo chí trong nước xôn xao bàn bạc về bài thơ Đất Nước Ở Trong Tim của cô giáo Chu Ngọc Thanh, giáo viên trường trung học chuyên sâu Hùng Vương huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đăng trên báo Thanh Niên ngày 18.02.2020, sau đó thấy xuất hiện trên nhiều tờ báo khác.

Bài thơ đã được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao – dĩ nhiên, nhắc tới ông với lời lẽ trân trọng, không đánh giá cao, coi sao được? – và gửi lời cám ơn. Lạ một điều là chỉ 2 ngày sau, các báo đăng tải bài thơ cùng với văn bản khen ngợi của Nguyễn Xuân Phúc đã đồng loạt rút bài thơ xuống. Ngộ thiệt.

Nội dung của bài thơ nói trên diễn tả về tình hình, khí thế mãnh liệt, đồng bộ chống dịch cúm Vũ Hán (CoV.ID-19) ở VN. Báo chí, truyền thông, truyền hình lề phải cũng như lề trái đã nói rất nhiều về con vi khuẩn quái ác này về đủ mọi phương diện, do đó không lập lại ở đây, chỉ bàn đến khía cạnh xã hội cùng những tác động của bài thơ trong suy nghĩ của người đọc.

Nếu không giữ được điềm đạm, người đọc ít ai có “can đảm” và đủ “nội công” đọc cho hết bài Đất Nước Ở Trong Tim mà không buông tiếng chửi thề. Người bình tĩnh “nhân văn” nhất chắc chắn cũng phải thở dài, bởi ngay từ những câu đầu, chất thơ của Tố Hữu đã thoang thoảng bốc mùi…ngập ngụa.

Tuy nhiên, cho dù có bực mình, khinh bỉ, chán ghét…,không ai có thể phủ nhận bài thơ với những ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, mộc mạc, chân thành, cô giáo Thanh đã dùng để diễn tả tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình một cách sống động, hình tượng nhất, xứng đáng là học trò ngoan, giỏi, xuất sắc của các “thi sĩ” Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…Phải chăng cô giáo Thanh là “hậu duệ” của cô giáo Nguyễn Thị Hoàng Bắc, một thời nổi tiếng nhờ nâng bi “Bác”?

Dù thương, thông cảm hay ghét bỏ, khinh khi, không ai có thể phủ nhận rằng cô giáo Thanh đã được chân truyền về khả năng nâng bi lãnh đạo, đồng thời đạt tới đỉnh cao trong nghệ thuật và kỹ thuật giáo dục học đường…một cách “chuyên, sâu”. Với công trạng, thành tích này, cô giáo Thanh đã được huyện Ia Lai khen thưởng đột xuất.

Vậy lý do nào bài thơ vừa được báo lề phải khen nức nở, khen tới tấp, khen tá lả, được thủ tướng Phúc gửi giấy khen, đột nhiên đồng loạt bị rút xuống không kèn không trống, không thông báo lý do, hoàn toàn biến mất không còn thấy trên mặt báo chỉ, trừ tờ Thanh Niên trong vòng 2 ngày?

Phải chăng cơ quan tình báo của đảng CSVN hay ban tuyên giáo, bộ thông tin và truyền thông bất ngờ khám phá ra âm mưu thâm độc của tác giả trong bài thơ nhằm nhạo báng, mỉa mai, phê phán, chửi xéo chế độ, đảng và cá nhân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong bài thơ Đất Nước Ở Trong Tim?

Đọc đi đọc lại, đọc tới đọc lui, đọc xuôi đọc ngược, đọc trước đọc sau…tổng cộng “bốn lần” bài thơ của cô giáo Thanh, người viết vẫn không nhận ra có điều gì bất thường, cao siêu, khó hiểu, mang tính ẩn dụ trong từng con chữ, câu cú hàm ý chê bai, xỏ xiên đảng, chế độ hay cá nhân ông thủ tướng 63 cái đầu tầu Ma-Dê In Cờ Lờ Vờ Mờ.

Suy nghĩ đến tận cùng “sâu thẳm, hun hút” của bài thơ, người viết thấy chỉ có thể có 2 lý do khiến cô giáo Thanh sáng tác bài thơ gây bão…chửi này. Lý do thứ nhất là cô Thanh muốn nổi tiếng, chơi bạo lấy tiếng… ngu, lý do thứ hai là muốn mượn bài thơ để cạnh khóe chế độ, lãnh đạo đảng, chính quyền CSVN.

Có người suy luận, cho rằng báo chí, truyền thông lề đảng hấp tấp rút bài thơ của cô giáo Thanh xuống vì bị hớ khi khám phá ra rằng lời lẽ trong bài Dất Nước Ở Trong Tim đã lấy ý, từ, âm điệu trong bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh của cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh như chất liệu sống, rồi “xào, nấu” cho chín…qua mắt chế độ và kiểm duyệt.

Sự suy luận này không phải là vô lý, bởi bất cứ ai giữ cái đầu cho thật lạnh, chậm rãi, bình tâm đọc kỹ từng câu, chữ cô giáo Thanh dùng, sẽ thấy tất cả những gì diễn tả trong bài thơ hoàn toàn mâu thuẫn đi ngược lại với thực trạng đất nước.

Nếu bài thơ được làm cách đây 60-70 năm hoặc bệnh dịch xẩy ra vào thời Cải Cách Ruộng Đất thập niên 50, khi truyền thông, báo chí ở VN còn thô sơ, tin tức bị giới hạn, loan truyền chậm chạp, dễ bị bóp méo, thao túng vì chưa có radio, TV, mạng xã hội…bài thơ chắc chắn sẽ có tác dụng khác.

Đã kích, phê phán cách hành xử của chế độ, lãnh đạo đảng CSVN, đồng thời chỉ trích sự thờ ơ, vô cảm, mất cảnh giác, xem thường sinh mạng mình lẫn sinh mạng người khác trước cơn đại dịch cúm Vũ Hán của người dân Việt Nam bằng những lời ca ngợi, sáo rỗng trong thời đại thông tin bùng nổ, thật không còn gì thâm thúy, hiệu quả hơn.

Phải chăng vì khao khát nâng bi, kiếm điểm với chế độ, lãnh đạo, cả hệ thống truyền thông, tuyên giáo với hơn 700 tờ báo giấy lẫn báo mạng đã bị sập bẫy, một cái bẫy thật đơn giản không hề ngụy trang, che dấu? Một cái bẫy mà chính người làm ra nó cũng không nghĩ đó là cái bẫy.

Đạt Thạch Lang

5 BÌNH LUẬN

  1. thơ với thẩn như thế mà cũng được khen rối rít … chứng tỏ ông thủ lợn nghẹo cổ là một i tờ rít chân chính và có lỗ mũi rất quen với mùi thum thủm

  2. Bài phân tích rất hay về bài thơ có vẻ như ca tụng Thủ tướng và chế đ̀ộ khiến TT và báo chí Nhà nước nhào vô tung hô tức thì nhưng không lâu. Hiều ra được thì cũng đã muộn.
    Thời Nhân văn-Giai phẩm giữa thập niên 50 thế kỷ trước, Đảng không cho phép xuất bản tập Nắng Chiều của Phan Kh̀ôi nhưng nhờ có văn công Đoàn Gỉỏi “mượn” chuyện phê bình tư tưởng phản động của Phan Khôi đã gián tiếp giới thiệu tập sách này trong đó có truyện ngắn để đời là Cây Cộng sản mà nay ai cũng biết.
    Đoàn Giỏi sau đó bị hạ tầng công tác trong khi cô giáo Thanh cỏn được bằng khen thưởng. Thanh đấy mà Thâm đấy !!!

  3. Đúng là “đất nước” của chúng nó ở trong …chim.Còn đất nước của nhân dân mới là ở trong tim họ.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên