Ngưu tầm ngưu

7
Tập Cận Bình gặp Putin hôm 20/03/2023 ở Moscow. Ảnh dw.com

Cách nay hơn một năm, hôm 4 tháng 02/22, Poutine tới Bắc kinh thăm Xi để xác nhận thêm một lần nữa mối hũu nghị « không biên giới » giữa hai người. Có lẽ vì xúc động mà Xi đã gọi Pou là « người bạn tốt nhứt » của mình. Cả hai tên đầu xỏ độc tài cộng sản và kiểu cộng sản đều cùng bị cơn chấn thương nảo do Liên-xô, năm 1991, một sớm một chiều, sụp đổ không kịp báo trước. Nhớ lại, Pou thấy mộng đế quốc bỗng chốc thành mây khói nên nay cố găng phục hồi. Xi học được từ biến cố đó bài học là muốn giữ vững chế độ thì phải bóp chết không nương tay mọi đòi hỏi dân chủ tự do của dân chúng. Lê-nin đã dạy « Dám cai trị tàn bạo tuyệt đối với dân chúng thì chế độ không bao giờ sụp đổ ».

Đáp lễ người bạn tốt nhứt, hôm 20/03 vừa qua, Xi qua Moscou thăm viếng Pou và được đón tiếp trọng thể. Tuy Xi qua Moscou theo chương trình đã định trước nhưng cuộc thăm viếng của Xi vẫn mang ý nghĩa « thách thức » với Tòa Án Hình sự Quốc tế vừa phát hành lệnh bắt giữ Pou . Thật ra đó không phải là thái độ thách thức của kẻ can trường mà là bản chất của cộng sản là không có ý thức tôn trọng luật pháp, không riêng luật pháp quốc tế mà ngay cả với luật pháp của chính mình. Về tư cách con người, cộng sản cũng không biết tự trọng mà chỉ biết mục tiêu. Đạt được mục tiêu là trên hết. Nên việc Xi viếng thăm Pou, một tội phạm chống nhơn loại, bất cần lịnh của Tòa án Hình sự Quốc tế, chẳng những không  xác nhận tư cách lãnh tụ một nước lớn mà còn tố cáo một hành động « tòng phạm », trong ý nghĩa luân lý. Quốc tế đã nhìn Pou không ra gì, nay nhìn Xi chỉ là thứ cá mè một lứa. Đúng là 2 người đang trong thế cô đơn.

Xi cố né tránh để bị lôi cuốn vào cuộc chiến ở Ukraine đang làm Pou suy yếu nhưng Xi không vì vậy mà buông Pou ra và cũng chưa có ý nghĩ sẽ bỏ rơi người bạn tốt nhứt này.

Từ 70 năm trước

Pou và Xi có duyên nợ với nhau. Năm 1950, vừa về được Bắc kinh và lập chế độ cộng sản xong, Mao vội chạy qua Moscou bái kiến Xịt (Stalin). Xịt tiếp Mao với tư cách «Đại ca» và Mao là «Tiểu đệ », người được Xịt bảo vệ . Nay Xi có qua tận Moscou thăm Pou nhưng vẫn được Pou đón tiếp đúng theo nghi lễ « Tiểu đệ » đón tiếp «Đại ca».

Cùng thời điểm đó ở Hà-nội, Hồ Chí Minh cũng vội khăn áo âm thầm một mình lẻn qua Bắc kinh chầu Mao nhưng hụt vì Mao đã đi rồi. Hồ Chí Minh vội vàng lấy xe lửa từ Bắc kinh qua Moscou để có cơ hội chầu luôn 2 Đại đế . Xin kể lại một giai thoại thú vị trong cuộc viếng thăm này của riêng Hồ Chí Minh .

Trước mặt Mao, Xịt chỉ 2 cái ghế và bảo Hồ Chí Minh: « Đây là ghế địa chủ, còn đây là ghế bần cố nông. Đồng chí hảy chọn và ngồi » (Pierre Brocheux, Hồ Chí Minh, l’icône de la révolution vietnamienne, Paris, 2003) . Rất tiếc không thấy tác giả Pierre Brocheux nói Hồ Chí Minh đã chọn chiếc ghế nào!

Và nhơn đó, Xịt giao Hồ Chí Minh cho Mao quản lý về đường lối làm cách mạng cộng sản ở Việt Nam cho rập khuôn theo Xịt và Mao. Về tới Việt nam, Hồ vội bắt tay vào làm cải cách ruộng đất để đưa bần cố nông lên làm lực lượng nồng cốt của cộng sản, áp dụng đúng chủ thuyết của Xịt và Mao « trong CCRĐ, càng tàn bạo, càng thành công ».

Về quan hệ Đại ca/Tiều để giữa Xi và Pou, nhà ngoại giao nga, ông Serguei Lavrov, chịu khó giải thích nay ông Tổng thống Pou của chúng tôi không phải Tiểu đệ của Chủ tịch Xi vĩ đại. Nhưng Nga đang  âm thầm và vững chắc  tiến lên nắm giử vai trò của một chư hầu của Bắc kinh. Phải chịu chư hầu khi Pou vẫn muốn duy trì chế độ độc tài cai trị nước Nga, với Pou làm Tổng thống muôn năm. Không chấp nhận bầu cử thật sự tự do như ở Ukraine . Cũng như Hà nội tuyệt đối thần phục Bắc kinh để duy trì cái đảng cộng sản cai trị Việt nam mà thay phiên nhau ăn, đời này qua đời kia. «Thà mất nước chớ không mất đảng » (Tên Nguyễn văn Linh tuyên bố).

Liên minh quyền lợi

Mối quan hệ khắn khích giữa 2 người độc tài đều cùng có lợi cho họ. Moscou giúp cải thiện võ trang cho Tàu và cung cấp nhiên liệu với giá rẻ. Xi giúp Pou tránh bị mất thế cường quốc trong quan hệ địa chánh, từng bước làm giảm áp lực do những biện pháp trừng phạt kinh tế của Tây phương và gia tăng uy thế chiến lược với Huê kỳ.  Hai nước cùng  tổ chức diển tập quân sự với nhau ở Thái Bình dương, với chiến thuật và võ khí tối tân.

Về trao đổi thương mãi, chỉ trong năm qua, họ đạt được 140 tỷ mỹ kim. Cần giữ chế độ nên phải bám theo Xi nhưng Pou vẫn cảm thấy lo ngại vì ngày càng phụ thuộc Xi về kinh tế. Nga đã trở thành con nợ lớn đầu tiên của Tàu, với mức nợ 125 tỷ mỹ kim (theo Aid Data).

Trước khi Ukraine bị Nga xâm lăng, người ta vẫn nghĩ sự liên kết Bắc kinh và Moscou chỉ giai đoạn vì giữa hai nước có sự ngờ vực lẫn nhau, quyền lợi mâu thuẫn nhau và nhứt là những xung đột trong lịch sử chiến tranh cuối thế kỷ XIX mà tới nay, nhiều người tàu vẫn chưa quên. Trong các nước Âu châu đánh dẹp phong trào Hội kín tàu nổi lên ở Bắc kinh đuổi ngoại quốc xăm lược, Nga tàn phá nước Tàu thảm hại hơn hết. Nay hai nước gắn bó « môi hở răng lạnh » chỉ vì cùng độc tài và cùng chống Tây phương. Riêng với Huê kỳ, Nga biểu dương là một siêu cường nguyên tử bạn của Tàu, Xi giúp chống ảnh hưởng những biện pháp phong tỏa kinh tế cho Nga. Và đây là lần đầu tiên, Tàu thay thế Âu châu giúp tư bản, cung  cấp công nghệ cao và thị trường cho Nga. Á châu, với Tàu dẩn đầu, đã trở thành hấp dẫn Nga hơn Âu châu trước kia. Dưới mắt Nga, Á châu là tương lai của mình.

Nga vẫn không hề muốn giam mình trong phạm vi Âu châu mà thôi, ngay cả khi Nga tìm cách thể hiện mình là một thứ « Âu châu khác » dưới nhiều mặt. Người pháp, phần đông, cứ nghĩ rằng Nga không thể vượt ra ngoài Âu châu, trái lại phần lớn người nga, cả giới lãnh đạo, lại muốn thoát ra khỏi cái khung Âu châu.

Người ta có lý cho rằng Nga sợ bị lệ thuộc vào Tàu vì trong tương quan lực lượng giữa hai nước, Nga bị thất thế nhiều. Nhưng thực tế lại khác. Các nhà cầm quyền ở Moscou chọn phụ thuộc mạnh vào Tàu hơn là lệ thuộc kẻ thù tây âu.

Nếu Tàu không ủng hộ Nga hơn mức quyền lợi mà Nga đem lại thì Tàu cũng không thấy có lợi gì hơn khi Nga quá suy yếu . Hai nước độc tài này phụ thuộc lẫn nhau, kết họp thành một thứ liên minh chỉ trên cơ sở nuôi tham vọng quá lớn là thiết lập một trật tự thế giới mới trong đó Nga sẽ là một lực lượng hợp tác then chốt.

Nếu Nga tìm cách đẩy kinh tế mạnh lên và phát triển quyền lực mềm bị suy sụp trong vừa qua thì Xi sẽ sẳn sàng ủng hộ. Nhứt là về quân sự trong trường  hợp một ngày nào đó phải cần tới quân sự.

Thật vậy, trên phương diện này, sự hợp tác nga-tàu đang  tiếp tục gia tăng ngoài mong đợi. Nếu nhìn thấy một liên minh quân sự thực tế không có, nhưng hữu sự thì sẽ xuất hiện vì những  nhà lãnh đạo đã hội ý với nhau rất chặt chẽ. Cũng trong dự án này, Nga và Tàu vẫn còn nhiều ngờ vực lẫn nhau nhưng họ biết vượt qua tất cả vì mục tiêu chung.

Thế mà, chánh giới pháp vẫn còn nghĩ Nga vốn là nước âu châu thì không thể nào chạy theo Tàu và Á châu hết mình được cho nên hảy tìm cách đưa Nga trở về với mái nhà xưa.

Đây là thứ lập luận dựa theo văn hóa âu châu khi cả Âu châu không ai tin Poutine sẽ tấn công chiếm lấy Ukraine mặc dầu đã đọc bản tin tình báo của Huê kỳ. Cũng như khi Pou đã thật sụ chạy theo Tàu như một chọn lựa mà nhiều người vẫn  nghĩ rằng Âu châu đẩy Nga vào tay Xi .

Vậy giờ đây Âu châu, không làm gì, không nghĩ gì khác hơn là hảy rủ bỏ những ảo tưởng cũ mà cùng nhau suy nghĩ một chiến lược mới đối phó mọi tình huống mới có thể xảy ra.

Nguyễn thị Cỏ May

7 BÌNH LUẬN

  1. Ngưu tầm ngưu. Việt cộng nói thà mất nước hơn mất đảng.
    Hãy bỏ đảng cứu nước.

  2. Tập giúp Putin hay là giúp đểu để cuộc chiến kéo dài? Càng kéo dài Putin càng lệ thuộc vào sự giúp đỡ (kiểu đểu) của Tập. Kéo dài cho tới lúc Putin phải tính sổ lại những vùng Nga đã chiếm của Tàu+ hồi trước mà cuộc chiến 1969 giữa hai bên Tàu+ đã không đòi lại được. Xin coi: Sino-Soviet border conflict (wikipedia).

  3. Xét về mặt quân sự nếu không có Tập, Putin cũng không dám đánh xâm lăng Ukraine; và nếu nước Nga không là cường quốc nguyên tử mạnh ngang với nước Mỹ Tập cũng không kết bạn với nước Nga, hay nói rõ hơn là với Putin. Tập chỉ còn biết quanh quẩn đàn áp dân mình trong nước chứ không dám bước ra ngoài biển xanh tranh hùng với nước Mỹ. Vậy nên, dù là bằng mặt không bằng lòng, dù có những xung khắc lợi ích với nhau, hoặc tranh giành biên giới, hai tên Tập và Putin cũng phải vịn nhau đi. Nếu một ngã đổ thì một kia cũng không còn làm gì được để đe dọa thế giới và rồi cũng ngã đổ theo thời gian.

    Dân chúng hai nước Nga và Tàu chưa chắc muốn đất nước mình chống lại Phương Tây nhưng họ chỉ là người dân, bị Tập và Putin xỏ mũi dẫn dắt. Chống đối thì bị giết. Putin cũng đã giết rất nhiều thành phần đối lập, và Tập cũng đã thanh trừng xong tất cả phe cánh khác. Nay chỉ còn hai anh độc tài cô đơn không bạn bè trong nước nên phải kết bạn với nhau. Như một sợi dây, nếu đứt, một anh chết thì anh kia cũng sẽ chết theo. Họ kết hợp lại để chống thế giới, chống loài người văn minh, thì chúng ta, tất cả chúng ta phải chống lại sự bá quyền dẫn dắt của họ. Putin ra đi hay sụp đổ không có nghĩa chiến tranh nguyên tử sẽ xảy ra mà là báo hiệu cho cái chết chung của hai tên này.
    nv

    • Tàu cộng giờ đây khó
      đối phó hơn Nga nhiều.

      Trong thời gian qua,nhờ
      được những kỹ thuật của
      tư bản,kinh tế và kỹ thuật
      của Hoa lục đã tiến bộ
      đáng kể . Kinh tế,khoa
      học kỹ thuật dần dần tiến
      đến giai đoạn tự cung,
      tự ứng thì những đòn
      trừng phạt kinh tế của
      Tây phương sẽ không
      còn hiệu nghiệm nữa .

      Nếu liên minh Nga Tàu
      được thành hình ở mức
      độ hoàn toàn tin tưởng
      vào nhau ,thì Thế giới
      tự do sẽ không có cách
      chống đỡ . Tàu và Nga
      là những cường quốc
      rất giàu về tài nguyên,
      khoáng sản …trữ lượng
      của quốc gia họ xài đến
      bao giờ mới hết .

      Tây phương đã đánh thức
      và dung dưỡng một con
      quái vật: Trung cộng .

      • Nếu xảy ra chiến tranh với Tàu (như đang xảy ra với Nga) thì mọi trao đổi và giao thương sẽ chấm dứt, ngoại trừ về ý tế hoặc những vấn đề về đạo đức. Lúc đó Tàu sẽ phải tự lực cánh sinh mọi thứ, thử hỏi Tàu Cộng có nuôi nổi dân số 1,4 tỷ người?

        Về kỹ thuật và khoa học. Tàu hiện có khả năng làm được mọi thứ nhưng mọi thứ đều nhờ vào trợ giúp của Phương Tây, nhất là về kỹ thuật cao. Ví dụ như ngành bán dẫn. Không có Tây Phương bán con siêu chíp thì Tàu chỉ làm được những thứ như Nga bây giờ mà thôi, thậm chí cái máy của máy bay thế hệ 5 Tàu cũng chưa làm được mà phải mua từ Nga. Số lượng thì nhiều nhưng chất lượng thì không so sánh được với Mỹ và Tây Phương. Như Liên Xô thời trước, và Nga thời nay, ngoài số lượng kho vũ khí nguyên tử còn lại thì Nga không còn gì để có thể theo được Mỹ mặc dù trước đó khoa học không gian có thời còn hơn Mỹ.

        Đúng là Tàu Cộng bây giờ khó đối phó hơn Nga nhiều vì kinh tế của Tàu mạnh hơn, dân số đông hơn, chưa kể đạo quân thứ 5 ở mọi nơi mọi nước, ngành gián điệp trà trộn thao túng nước Mỹ cũng mạnh hơn, kỹ nghệ nói chung chung cũng có khả năng chế được mọi vũ khí cạnh tranh với Mỹ, chỉ ngoại trừ những kỹ thuật cao.

        Nói tóm lại. Nếu chiến tranh kiểu như thế kỷ trước thì Tàu đủ sức đối đầu với Mỹ vì họ bây giờ cũng có những vũ khí mà Mỹ có. Nếu liên minh Nga -Tàu hình thành (thực tế là đã hình thành) thì Mỹ và NATO đối phó khó khăn hơn nhiều so với phe trục thời WWII. Tàu có vũ khí diệt hàng không mẫu hạm, có vũ khí hạ máy bay (dù là tân tiến), quân đội đông và hùng mạnh, kinh tế không thua Mỹ. Nên xảy ra chiến tranh thì nếu có thắng Mỹ cũng sẽ trả một cái giá đắt. Thế nên muốn không cho liên minh này kết hợp thì Mỹ và NATO phải làm suy yếu nước Nga. Tàu rất cần hai thứ của Nga mà Putin phải bảo đảm khi chiến tranh là năng lượng dầu khí và sức mạnh nguyên tử hỗ trợ, để ít nhất, cầm chân được NATO và cũng làm giảm sức mạnh của Mỹ phải phân chia giảm bớt. Được như vậy thì Tàu mới dám tranh hùng với Mỹ. Nhưng nếu Putin không còn thì thế trận sẽ biến đổi khác vì một lãnh đạo khác của nước Nga chưa chắc dại mà hợp tác với Tập, chống lại khối Tây Phương, nhưng để làm chư hầu cho Tàu.
        nv

Leave a Reply to Trần Tưởng Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên