Người hùng thầm lặng

15
Tôi yêu những người anh hùng.
Trong mắt tôi, anh hùng có nhiều loại. Có anh hùng một việc. Có anh hùng một thời. Có anh hùng một đời. Cách nhìn này làm cho những người tôi gặp hiển hiện dưới một ánh sáng khác, rõ ràng hơn, nhiều khi đẹp hơn.
Tôi có anh bạn là tiểu đoàn trưởng trong kháng chiến chống Pháp. Tiểu đoàn phó, bạn anh, bị địch bắn hạ trong một trận công đồn.
– Tao có một đứa con chưa biết mặt – nắm tay tiểu đoàn trưởng, anh thều thào – Vợ tao là một người đàn bà tốt. Tao chết, vợ tao sẽ phải lấy chồng. Giá người đó là mày thì tao yên tâm.
Tiểu đoàn trưởng ghé vào tai bạn:
– Mày chưa chết được. Chúng tao đang gắng đây. Nhưng nếu mày “đi đoong” (chết) thì tao sẽ làm theo di nguyện của mày.
Người bạn gặng:
– Mày hứa chứ?
Tiểu đoàn trưởng nói:
– Tao hứa.
Người bạn nở một nụ cười, trút hơi cuối cùng.
Kết thúc chiến dịch, anh xin nghỉ phép, tìm đến nhà bạn:
– Trước khi mất, anh dặn tôi tìm chị – anh ấp úng kể lại lời trăng trối của bạn – Chị bằng lòng thì nếu tôi trở về, chúng ta sẽ là một gia đình.
Thời chiến, các sĩ quan rất có giá.
Như lời một bài hát của Việt Lang:
“ Đoàn quân đi giữa sóng mến thương xuân về mùa thắm.
Tôi thấy những nàng, khăn hồng lệ thắm.
Hẹn ngày mai chiến thắng chớ quên đường về làng cũ.
Em vẫn mong chờ… “
Anh tiểu đoàn trưởng là trai tân, dáng Từ Hải, chị là gái goá, không sắc nước hương trời, anh lấy ai chẳng được, nhưng anh đã giữ lời.
Chiến tranh rồi qua. Anh còn sống.
Tôi thường đến chơi nhà anh. Môt gia đình êm ấm, hạnh phúc
Trong mắt tôi, anh là anh hùng. Chứ lại không à?
Nhưng anh chỉ là anh hùng trong một việc ấy thôi.
Ngoại giả, anh là người bình thường.
Cuộc sống thời bao cấp đã biến người anh hùng của tôi thành một tên láu cá. Anh biết rõ đâu có hàng hiếm, làm sao mua được nó, bán lại sẽ được lãi bao nhiêu. Anh chạy như đèn cù trong thành phố trống rỗng, mọi nhu yếu phẩm tối thiểu chỉ mua được với tem phiếu. Bạn bè biết tài anh, thường nhờ vả. Với bạn, anh có giá đặc biệt. Họ chỉ còn biết lắc đầu:
– Nó thánh lắm!
Thôi cầm súng, anh cầm bút, là nhà báo. Anh còn viết văn nữa. Có lần biết tôi có hợp đồng với nhà xuất bản Lao Động cho một tập truyện ngắn, anh bảo tôi:
– Cậu nhét thêm vào đấy cho tớ một truyện.
Khi nhận tạm ứng, anh nằn nì:
– Cho tớ lấy trước khoản này. Tớ có việc cần; phải có chút quà gọi là bôi trơn cho thằng con vào VOSCO.
VOSCO là đội tàu đại dương, thuỷ thủ có thể kiếm tiền dễ dàng bằng cách mua đồ phế thải ở các cảng Nhật mang về bán với giá gấp đôi, gấp ba hoặc cao hơn.
Thằng con mà anh nói chính là con người bạn chết trận. Anh lo cho con bạn như con mình.
Anh là người yêu bạn bè. Với tôi, anh tự coi mình là người bảo trợ, có trách nhiệm dìu dắt tôi vì trong mắt anh tôi là thằng blanc bec, tiếng Tây nghĩa là ngây thơ, là khờ, nói cách khác là không thức thời.
Một hôm, anh bảo:
– Nghe này: bây giờ nhất thân nhì thế, không biết mở rộng quan hệ là thiệt đấy. Cậu quen biết hẹp lắm. Đi với tớ.
* *
*
Người mà anh muốn tôi làm quen là một thư sinh đứng tuổi, gày, xanh, trong bộ quần áo thùng thình.
– Anh chàng này là trưởng phòng biên tập nhà xuất bản Văn Hoá – anh dặn trước – Mọi sách được in hay không là trong tay cậu ta.
Bạn bè tôi trải qua chiến tranh đều cục mịch, không rắn rỏi thì cũng bỗ bã lỗ miệng. Người này giống một thầy ký ga xép, với hai cánh tay lòng khòng.
Anh ta bắt tay tôi rất chặt, tự giới thiệu:
– Lý Hải Châu.
Sau vài lần gặp, chúng tôi mau chóng thân nhau, theo cách nói thời bấy giờ là hợp “cạ”.
“Cạ” là cái gì, tôi không cắt nghiã được. Hợp là hợp, vậy thôi. Chúng tôi chơi với nhau, thân nhau như hai con người, không phải hai cán bộ, càng không phải hai đồng chí. Anh là đảng viên, chắc chắn thế. Trong hệ thống chính trị, người ở cương vị anh không thể không là đảng viên. Tôi là người ngoài, là Bạch vệ, theo cách nói dân dã.
Thế đấy, lúc đầu tôi quen Lý Hải Châu theo lời khuyên của bạn, chứ tôi chẳng định nhờ vả gì anh này.
Biết tôi từng học ở Liên Xô, lại là dân có tý toáy viết lách, Lý Hải Châu bảo:
– Ông thấy văn học Nga có cái gì hay thì dịch cho chúng tôi.
Tôi ngần ngừ:
– Cái tôi thích thì không hợp thời. Cái hợp thời thì tôi lại không thích. Ông làm xuất bản, ông thừa biết: các nhà xuất bản chỉ chọn sách cách mạng, sách có tính chiến đấu. Nhà xuất bản của ông cũng không ngoại lệ.
Anh cười hì hì:
– Chiến đấu đủ rồi. Chiến đấu mãi không chán à? Ông có chuyện gì không quá cứng không?
Tôi lắc.
– Thì một cái gì hay hay, không giống sách của các nhà xuất bản khác.
Tôi nghĩ.
– Có một cuốn viết về tình yêu văn chương của một tác giả Nga. Tác giả này không giống ai. Một cuốn sách viết về nghề văn, tôi khoái. Có điều không biết nó có hợp với đại chúng không? Đọc nó, người cầm bút được dẫn vào những nẻo đường không có lối mòn, không lần theo sự chỉ dẫn của các thứ bản đồ và la bàn được chế tạo hàng loạt.
Mắt Lý Hải Châu sáng lên:
– Hay nhỉ? Thế thì còn đợi gì nữa, ông dịch đi. Và nhanh lên.
Bản dịch cuốn Bông Hồng Vàng của Konstantin Paustovsky đã ra đời như thế, có bàn tay bà đỡ của anh.
Lý Hải Châu làm việc cẩn trọng. Nhận một bản dịch, anh còn đưa cho một hoặc hai cộng tác viên xem lại, rà soát, thẩm định, đánh giá. Có thể nói những bản dịch của nhà xuất bản Văn Hoá thời kỳ ấy là những cuốn sách có độ tin cậy cao
Với cuốn Bông Hồng Vàng tôi có một kỷ niệm vui.
Số là khi dịch câu “Những luồng sáng (lutchi) quờ quạng trên mặt biển đen” ở một đoạn nào đó, do lãng trí tôi đã dịch thành “Những cánh tay ánh sáng quờ quạng trên mặt biển đen” (nhầm “lutchi-luồng sáng” ra “ruki-cánh tay”).
Nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo, cũng là bạn tôi, đã soi ra lỗi ấy.
Lý Hải Châu tiếc rẻ:
– Này, ông ạ, tôi thấy trong văn cảnh ấy “những cánh tay ánh sáng” xem ra có khi còn thi vị hơn “những luồng sáng”.
* *
*
Để đối phó với những thiếu thốn trong đời sống Lý Hải Châu là người cực kỳ khờ khạo. Vợ anh còn khờ khạo hơn.
Nhìn thằng cu đầu lòng khóc ngằn ngặt trong nôi vì thiếu sữa, tôi vỗ vai anh:
– Không lo, đâu sẽ có đó.
Tôi đến mấy anh bạn thạo chợ đen.
– Của hiếm. Hàng Liên Xô dạo này ít về.
Tôi chạy tới Badridze ở khu nhà ở của các chuyên gia. Anh đang ngồi lom khom, hai tay ôm đầu, mặt chảy dài.
– Chuyện gì vậy? – tôi ngạc nhiên.
Badridze là ca sĩ nổi tiếng trong Thế chiến II. Từ chiến hào, những người lính Hồng quân Liên Xô viết thư về đài phát thanh yêu cầu Badridze hát cho họ nghe vào những giờ im tiếng súng.
Anh được cử sang Việt Nam dạy thanh nhạc.
Badridze hất mái tóc bù xù, giơ hai tay lên trời:
– Chúng giết tôi rồi!
– Ai? Ai giết anh?
Badidze rền rĩ:
– Hai đứa học trò yêu của tôi. Hai giọng soprano tuyệt vời. Cả hai đứa phễnh bụng ra rồi. Cùng một lúc, ông ạ.
Tôi trình bày khó khăn của tôi để lôi Badridze ra khỏi nỗi tuyệt vọng.
Tôi chưa bao giờ nhờ anh chuyện gì.. Badridze hiểu. Anh đứng phắt lên, quên bẵng nỗi phiền muộn, đưa tôi đến cửa hàng cung cấp dành cho chuyên gia và cán bộ cao cấp.
– Chỉ mua được hai hộp thôi. Họ hạn chế.
Hai gương chảy dài bừng sáng trước hai hộp Moloko. Người xô-viết thực thà: Moloko chỉ có nghĩa là sữa. Không Con Chim hay Ông Thọ gì ráo.
Kể chuyện tôi nhờ Badridze, vợ tôi bảo:
– Anh nhanh nhảu đoảng. Nhà còn phiếu sữa cho cu Chính kìa, chưa dùng đến. Nó đã có sữa mẹ. Anh mang cho cháu.
* *
*
Cái sự nhớ lại chẳng bao giờ chính xác. Chỉ có những chi tiết hằn sâu là có thể tin được – chúng có tên là ấn tượng.
Chúng tôi không có với nhau một bữa rượu nào. Đến với Lý Hải Châu, tôi chỉ được uống trà, mà là thứ trà loãng toẹt, nhạt thếch, khác hẳn thứ trà đặc đến mức có thể cắm đứng que tăm vào chén trà, gọi phóng đại là “trà cắm tăm”. Thời buổi người khôn của khó, trà cắm tăm là thú tiêu khiển thời thượng.
Lý Hải Châu không rượu đã đành, nhưng cách uống trà của anh cũng chẳng giống ai. Chén trà của anh thường không đi thong dong từ bàn trà tới nơi nó phải đến, mà chỉ được nửa đường rồi dừng lại. Ấy là nó bị một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu anh cản trở.
Bây giờ tôi đã có chữ dùng cho hành vi ấy – anh ủ mưu.
Một hôm, Lý Hải Châu tự dưng ngẩn ra, quên bẵng câu chuyện đang nói, rồi bần thần tâm sự:
– Ông nghĩ thế nào về cái nền văn học hiện tại của ta? Cứ nhìn các quầy sách thì thấy, rặt một thứ. Người đọc phải đi theo một độc đạo, không có, không được lựa chọn, đọc mỗi một thứ sách. Ngán thấy mồ.
Anh người Bắc, nhưng là cán bộ miền Nam tập kết, còn quen dùng nhiều phương ngữ Nam Bộ.
– Dễ hiểu mà. Tự ta thiến ta – tôi nói – Ta chặt đứt ta với quá khứ. Cứ như thể mọi cái không dính tới cách mạng đều xấu.
– Ông đúng. Văn học ta nghèo là tại ta. Chẳng tại cái gì khác.
Cái mưu anh ủ rồi sau cũng thành, nhưng không phải ngay lập tức.
Không dễ dàng thuyết phục được những người trông nom việc xuất bản. Trên các quầy sách dần dần xuất hiện những tác phẩm chẳng dính dáng gì tới cách mạng của những cây viết được gọi là tiền chiến: Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng…
Nguyễn Tuân có hẳn một tuyển tập.
– Là sự lạ đấy – Nguyễn Tuân chỉ cho tôi tập sách để ngay ngắn trên kệ, ở vị trí trang trọng
– “Các ông ấy” có coi tôi ra quái gì đâu. Cái anh giám đốc này lì lắm. Đã quyết là làm. Mà còn lịch sự nữa chứ, xin phép tôi hẳn hoi. Cứ như thể tôi không thích, tôi không cho phép ấy.
Lý Hải Châu không kể, nhưng nhà văn Hoàng Lại Giang cho tôi biết chủ trương in những tác phẩm trước cách mạng của anh gặp không ít trở ngại. Những cây đa cây đề trong làng văn như Hoài Thanh, Hoàng Trung Thông… chống ra mặt.
Chức vụ giám đốc cho anh nhiều thuận lợi trong việc đấu tranh với những quan điểm thủ cựu hoặc ra cái điều chân chính cách mạng.
Thơ Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử được xuất bản lại là trong thời kỳ này.
– Ông ạ – Lý Hải Châu cười khúc khích, bao giờ cũng khe khẽ, bao giờ cũng hiền lành – Thơ Nguyễn Bính người ta mua ào ào. Chả bù cho thơ Sóng Hồng đầy bụi bám trên các quầy sách.
Sóng Hồng là thơ của lãnh tụ Trường Chinh. Lý Hải Châu bảo:
– Không in cho ông ấy thì đừng hòng in các thứ khác.
* *
*
Khi tôi bị bỏ tù, bản dịch cuốn Năm Người Im Lặng của Miguel Otero Silva, người Venezuela, mà tôi dịch, đã được dịch, còn nằm trong đống bản thảo ở nhà xuất bản Văn Hóa. Miguel Otero Silva không có tội. Ông là nhà văn cộng sản. Tội là tên người dịch. Nhà văn Hoàng Lại Giang phụ trách cuốn ấy cho biết không thể in cuốn này vì người dịch là một tên “phản động” đang nằm tù.
Lý Hải Châu kiên quyết cho in:
– Cứ in. Tội vạ đâu tôi chịu.
Nghe nói vì hành vi bênh vực tôi, còn nói người như tôi không thể là “phản động”, Lý Hải Châu được cho đi nằm bệnh viện Việt-Xô, thực chất là ngồi chơi xơi nước.
Lại cũng nghe nói, một phái đoàn cán bộ miền Nam thấy tình trạng đối xử với anh như thế, đòi trả anh về miền Nam. Sau một thời gian “ngâm cứu” người ta cho anh nhận một chức vụ khác, còn cao hơn: vụ phó Vụ Báo chí và Xuất bản của đảng.
Lý Hải Châu là một cán bộ giỏi trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Nam. Lý lịch của anh được tóm tắt như sau:
Lý Hải Châu, bí danh Xuân Sơn, sinh ngày 1.4.1927, tại huyện Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp tú tài 2 trường Bưởi, Hà Nội; tốt nghiệp Viện Văn học Gorky, Moskva.
Tham gia cách mạng từ 1945, hoạt động công khai trong lòng địch với tư cách nhà báo, sát cánh cùng những nhà báo cách mạng như Hải Triều, Nam Quốc Cang… Bị Pháp bắt giam 2 lần, bị kết án tử hình năm 1949, sau giảm xuống chung thân, bị đày đi Côn Đảo, sau Hiệp định Geneve thì được trả về miền Bắc năm 1954…”
Cái lý lịch ấy sau này tôi mới biết. Nó là lcái đáng để khoe, nhiều người vỗ ngực suốt đời, nhưng chưa khi nào Lý Hải Châu kể cho tôi nghe những gì anh đã làm, đã trải qua.
Chỉ riêng một lần tôi đến chơi thì thấy anh nằm liệt. Hỏi thăm thì anh cầm tay tôi đưa lên đỉnh đầu mình. Tôi sờ thì thấy có một chỗ mềm xèo – đó là mảng xương sọ bị vỡ.
– Kỷ niệm Côn Đảo. Chúng nó đánh bằng dùi cui cao su đặc. Thế mà vỡ đấy.
Không phải anh chỉ làm công việc phục hồi những tác phẩm giá trị trước cách mạng bị coi rẻ. Anh còn quan tâm việc đưa người đọc đến với văn học thế giới. Nhiều tác phẩm kinh điển của các tác giả nước ngoài do các nhà văn rành ngoại ngữ dịch là sáng kiến của anh. Bằng cách đó anh nâng đỡ những người cầm bút bị cấm xuất hiện trên văn đàn có công ăn việc làm.
Dịch giả Dương Tường nói về Lý Hải Châu:
– Tôi với Lý Hải Châu quen nhau từ những năm 1960. Chúng tôi gắn bó với nhau, vừa là cộng tác viên vừa là bạn bè. Những cộng tác viên thuộc loại người không được chính quyền sử dụng nhờ thế mới có tiền để sống. Các anh Trần Dần, Lê Đạt cũng được anh ấy thu xếp cho có việc làm, dù vẫn phải ký tên khác. Cuốn Những người chân đất do Trần Dần dịch đã ra đời trong hoàn cảnh như thế.
Xét cho cùng, trong hoàn cảnh xét nét về cái gọi là “tính tư tưởng” thống trị nền văn nghệ quan phương mà làm được như Lý Hải Châu đã tốt lắm.
So với việc ra sách ở miền Nam thời Việt Nam Cộng hòa thì công việc anh làm chẳng thấm tháp vào đâu.
Sau năm 1975, tôi từ Sài Gòn ra thăm anh, kể chuyện sách xuất bản trong ấy thời Việt Nam Cộng hòa đa dạng thế nào, Lý Hải Châu thở dài:
– Tôi biết chứ. Tôi từng ở đấy mà…
Anh nói thế rồi bỏ lửng, không nói tiếp.
* *
*
Khi tôi ra tù, Lý Hải Châu tức tốc đến thăm tôi, mang cho tôi đường, sữa, thuốc bổ, và cả tiền. Tiền, tôi không nhận. Lương cán bộ, tôi biết, chẳng nhiều nhặn gì.
– Tôi chắc ông hiểu – tôi nói khi đến thăm Lý Hải Châu – Tôi không phải người cổ, nhưng tôi giữ lề xưa. Ông đã đến thăm tôi ba lần, người trên ông có thể trách ông, nhưng ông không ngại họ, vẫn giữ tình bằng hữu. Sau ba lần ông đến, thì bây giờ tôi đến. Không ai có thể nói tôi vừa ra tù đã chạy đến cậy nhờ các quan chức.
Lý Hải Châu cười:
– Ông vẫn là ông mà tôi biết.
Anh mất khi tôi ở xa…
Nhờ một bạn facebook, tôi gửi được một vòng hoa viếng bạn. Tôi yêu Facebook thêm một chút vì chuyện này.
Anh ra đi như một người không tên tuổi.
Với tôi, Lý Hải Châu là một người hùng.
Anh đã làm công việc anh thấy phải làm, không thể không làm, trong giới hạn của thời thế.
Tuy không làm được nhiều như anh muốn, nhưng không buông tay, anh đã làm, không phải vì mình, mà vì mọi người.
Có một người bạn như anh, tôi hạnh phúc.
Paris, tháng 6. 2020

15 BÌNH LUẬN

  1. Trích câu ngắn trong bài để cho thấy mặt trái của cuộc sống phải luôn giấu diếm che đậy dưới chế độ cộng sản.

    “Cuộc sống thời bao cấp đã biến người anh hùng của tôi thành một tên láu cá.”
    Không riêng người “anh hùng” của tác giả mà nghe qua nhiều người kể lại chính Hồ Chí Minh cũng hút thuốc lá và trong túi luôn có hai gói thuốc, một là thuốc ngoại thơm, và một là thuốc nội địa, và khi tiếp ai, tùy đối tượng, và khi không tiếp ai Hồ hút thuốc ngoại hoặc thuốc nội địa. Điều này chứng tỏ Hồ cũng láu, hưởng thụ nhưng che đậy.
    nv

  2. Thật cám ơn tác giả Vũ Thư Hiên, qua bài nầy tôi mới biết có loại đảng viên CS nhưng mà tốt.

  3. Thanh Hóa không vua chua, vua chua quê quán Ninh bình, tỉnh Hà Nam Ninh. Gốc gác, từ Nguyễn Bac. vua lê, chúa trịnh, ngô quyền, quê quán ở hà nội, hà nam ninh.
    Thanh Hóa lừa đảo, viết sai lịch sử.
    Thanh Hóa: Gần 500 tỷ phục dựng lăng miếu Triệu Tường, nơi phát tích của nhà Nguyễn, lừa đảo, viết sai lịch sử.
    -thu truong bo vh tt dl, Trinh Thi Thuy, sn 1971, lam viec 51 Ngo Quyen, Ha Noi. Sai trai. Viet sai lich su.
    -Gs su hoc Le Van Lan, Phan Huy Le, viet sai lich su, lua dao, tu nam 2008.
    (Tieng viet co dau).

  4. Nón cối anh hùng của mày ở Mỹ đang xin tiền người Việt ở Mỹ để mua vac xin mà không biết xấu hở là gì. Mày đúng là thằng nói phét không biết ngượng

  5. Một đời người, đôi khi chỉ kiếm được một hay hai người bạn đã là khó lắm rồi. Bạn tri kỷ càng khó kiếm, có thể không bao giờ kiếm ra. Trường hợp Lý Hải Châu nghe sao quá lý tưởng, quá hiếm trong chế độ bao cấp khắc nghiệt thuở đó. Đọc từ đầu đến cuối mà cứ như là chuyện tưởng tượng. Nếu nhân vật Lý Hải Châu là có thật, tôi cho rằng ông là một vị thánh sống vì lòng nhân ái hiếm hoi và khác thường của ông.

  6. Ui chao bác Vủ thư Hiên gủi bài’Người Hùng Thầm Lặng’ mà kèm theo bức hình minh họa của anh bộ đội cụ HỒ thì e không được các bác Ngụy Kóc Tàn Dư hoan nghênh rồi đó nghen bác Vủ Thu Hiên.

    Theo kinh nghiệm của Ngụy Van Phét này thì bất cứ cái chi mà có hình dép rầu nón cối, bộ đội cụ Hồ thì đó là kẻ thù KHÔNG ĐỘI TRÒI CHUNG của các bác NGỤY KÓC TÀN DƯ hải ngoại.

    Mồi lần đi ngang qua khu Phuoc Lộc Thọ vùng Little SaiGon tại Bólsa , liếc nhìn vào cái tuọng đài ‘THẰNG CAO THẰNG THÂP’ làm cho Nguy Van Phét lien tuỏng tói 21 năm bộ đội cụ HỒ vói đôi dép râu, chiếc nón cối và cái ba lô bằng vải giản dị như thế nhưng đả khiến cho 2.5 triệu luọt quân Mẽo, một lien minh 5 nuoc khác gồm Đai Hàn, Australia, New Zealand, Thai Lan, Phillipine và cộng thêm 1,3 triệu lính NGỤY SAI GÒN chạy tán loạn , cuốn cờ trong hoảng loạn năm 1975.

    Thế giói nguoi ta nhìn đôi dép râu, cái nón cối, chiếc ba lô thì nguoi ta nguõng phục cả một dân tộc Viet Nam đả quật cường đứng lên đánh đuồi NGOAI BANG. Ngụy Cóc Tàn Dư hải ngoại thì cứ KAY CÚ, TƯC TỐI, UAT HẬN , PHÀN NÀN lả tại bộ đôi cụ HỒ cho nên họ phải sống đời nghèo khổ luu vong, làm kiếp culi trên xú nguòi cô quanh.

    Bác Vu Thu Hien lần sau mà gủi bài thì nên kèm theo tấm ảnh minh họa về nguoi lính NGỤY SAI GON , hình càng hung tợn càng tốt. Chẳng hạn như hình anh lính THUY QUAN LỤC TÚI đang hiép dâm một phụ nử tại bải biển vào những ngày cuoi cùng năm 1975 , hoạc là hình anh lính NGỤY binh chủng BIET ĐỘNG KHỜ có con cọp há mồm chẳng hạn thì cho dù bai viét có dở cách mấy thì củng đuọc các bác NGụY Cóc Tàn Dư hoan nghênh và nhiệt liệt tán thuởng.

    Chúc bác khỏe nghen bác Vu Thu Hiên.

    • Ơ hay..Đồng chí nào vừa gọi tên bác 3 lần và kèm theo việc…hiếp dâm nữa đấy?

    • Thằng cọng sản này mò qua Mỹ để làm gì mà thấy tượng đài ở Little Saigon. Sao mày không ở VN mà xây dựng XHCN của ông nội mày

      • Ô hay bác NGụy Kóck ni lại nổi điên nhanh thế là thế nào. Thèng Mẽo, dân Mẽo bao gồm các bác Ngụy kóck đi Viet Nam liền liền thì Viet Cộng chúng anh củng đuoc quyền đi Mẽo đi Tây chớ vì răng mà bác nổi điên khi Viet Cộng đi MẽO đi Tây.

        Có lần anh Phét vưa đăt chân đến MẼO thì có mot lảo Ngụy Kóck trờ tới kiếm chuyện và thọc anh Phét rẳng tại sao Viet Công xưa kia đuổi MẼO bây giò lại đi Mẽo là thế nào? Anh Phét nhìn thẳng vào mắt lảo Ngụy Kóck và từ tốn giả nhời rằng xua khi đánh Mẽo đuổi Mẽo là vì lúc đó thèng MẼO nó cà chớn , nó mất dạy quá cho nên Viet Cộng chúng anh phang chúng nó. Ngày nay Mẽo (đúng hon là chinh phủ Mẽo) đàng hoàng lich sụ vói ta thì hà cớ chi ta không đàng hoàng lich sụ đối vói họ. “Khôngco’ kẻ thù truyền kiếp, chẳng có bè bạn mải mải, chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh viễn và tói thuơng .”

        Viet Cộng chúng anh đến Mẽo là vì thằng MẼO nó mời. Nó mời qua làm việc , qua đối tác (Partnership)cho nên VC chúng anh phải đi. Nó qua mình hoài thì mỉnh củng phải qua vói nó chứ lị. Mà sao Ngụy Kóck lại tức tối khi phái đoàn Viet Cộng đi Mẽo là thé nào. Bánh ít trao di, bánh quy trao lại, không thằng nào ngu hơn thằng nào mà cho không mọi thứ. Trên đòi này mọi thú đều có đieu kiện trao đồi hết, không trao đổi kinh té thi trao dỏi ngoại giao, khong trao dỏi ngoai giao thì trao dỏi chính trị. Làm gì có chuyện TIỀN CHO KHÔNG BIẾU KHÔNG trên cỏi đời này. Ngụy Kóc yen tâm và đừng ganh tị nủa nghen chưa. Ganh tị là xấu tánh lắm đó. Jealousy is terrible, bớt bớt đi nghe chưa.

        • chăn trâu như mày mà nói là partner của tụi Mỹ. Nói mà không biết xấu hổ. Chăn trâu nói tiếng Anh cờ lờ mờ phải không. Thằng tổng lảnh sự VN ở San Francisco đang ăn xin tiền của “việt kiều” ở Mỹ để mua vac xin kìa partner ăn xin

      • Nước Mỹ tự cho mình là xứ tự do, dân chủ bậc nhất thế giới, vì thế Việt cộng Ngụy văn Phét sang tận Mẽo “khiêu chiến” với lũ HO, cựu binh lính sĩ quan VNCH sống tại Mẽo thế mới là anh hùng, còn tụi bay VNCH chỉ giỏi chửi đổng tại xó nhà, gõ bàn phím ở xứ Hoa Kỳ cuốc, chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng sủa ăng ẳng ở Mẽo, nếu có gan anh hùng như Ngụy văn Phét thì hãy về sống tại Sài Ghềnh viết bào chửi Việt cộng như Nguỵ văn Phét trên diễn đàn mới đáng mặt người chiến binh chứ.
        Tụi bay có dám về Hà Nội Sài Ghềnh chống cộng không? Nếu không chỉ là bọn chạy trốn cộng sản mà thôi

        • mấy thằng việt cọng không biết xấu hổ là gì. Tụi tao không muốn bị chôn sống như người Huế tết Mậu Thân nên không dám về VN viết báo đâu.

          • Biết chống cộng tại Hà Nội sẽ bị lên giàn thiêu cho nên phải chui trong xó buồng ở Mẽo chống cộng thế thì nên kéo zíp mơm lại cho nó thành đường thẳng. Còn Ngụy văn Phét sang tận Mỹ chống bọn HO và VNCH mà co sợ thằng nào con nào đâu, Ngụy Văn Phét sống ở Cali đấy
            Việt+ và con em Việt+ sống nhan nhản ngay tại San José, Quận Cam…. trung tâm của bọn VNCH mà tau đố tụi bay dám dở trò ma cô, ma cậu với họ đấy. CIA, FBI và cảnh sát Hao Kỳ sẽ tống tụi bay vào nhà giam liền. Tên Lý Tống nghe Việt Tân xúi dại, xịt hơi cay vào tên tiểu tôt Việt+ Đàm Vĩnh Hưng từ xứ Việt+ sang Cali để hát, ấy thế là bị tù 57 ngày, thế là nhà tan cửa nát, mất việc phải ăn mày ở đậu bạn bè.
            Thách mi dám vác dao, súng đe dọa con em Việt+ cỡ bự du học hay nhân viên toà đại sứ và lãnh sự quan Việt+ ở Mẽo đấy. Cố nội bay dựng mồ sống lại xúi bay cũng chẳng dám làm rụnfg 1 chiếc lông chân nó đấy. Tại Cali ra đường là gặp Việt+, tại sao họ nghênh ngang như thế bởi chính phủ Mỹ đang o bế chính phủ Việt+ chứ không còn cái thời kỳ “biến Bắc Việt trở về thời kỳ đồ đá” và ném bom, nã canon vào Việt+, hiểu chưa?

    • Trích lời của Phét :
      “Ui chao bác Vủ thư Hiên gủi bài’Người Hùng Thầm Lặng’ mà kèm theo bức hình minh họa của anh bộ đội cụ HỒ thì e không được các bác Ngụy Kóc Tàn Dư hoan nghênh rồi đó nghen bác Vủ Thu Hiên.
      Theo kinh nghiệm của Ngụy Van Phét này thì bất cứ cái chi mà có hình dép rầu nón cối, bộ đội cụ Hồ thì đó là kẻ thù KHÔNG ĐỘI TRÒI CHUNG của các bác NGỤY KÓC TÀN DƯ hải ngoại.”
      Nhiều người bảo rằng không cần để ý đến tên Phét Lác nầy , vì hắn từ nhỏ đã được csVN đào tạo để nói phét . Để chứng minh sự phét lác của hắn thì tôi mới tìm hiểu bức hình người lính trong bài viết của ông Vũ Thư Hiên ( hiện sống tại Paris ) được lấy từ tạp chí Diễn Đàn Thế Kỷ của nhíp ảnh gia Igal Pronin . Anh lính nầy có tên viết tắc Y.K. ( phía sau ba lô ) được chụp trong tư thế đầu trần và đi giầy trận ( Tactical combat boots ,loại đi rừng ) , ở cổ chân có đeo một con dao ngắn . Anh ta không có nón cối và cũng không có dép râu như hình ảnh của bộ đội cụ Hồ (nón cối với dép râu của báo chí csVN ) , thế mà cháu Phét ” hồ hởi phấn khởi ” nhận bừa là “ngụy bộ đội của ta” .
      Cái họ của tác giả mà cháu Phét cũng viết sai mà thích bố láo bố lếu. Đúng là phét lác không chịu nỗi !

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên