Thông minh nhân tạo (AI: Artificial Intelligent)

5

Thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng kĩ nghệ quan trọng:

1/ Thế kỉ 18: Phát minh động cơ hơi nước.

2/ Thế kỉ 19: Năng lượng điện.

3/ Thế kỉ 20: Công nghệ thông tin.

4/ Thế kỉ 21: Thông minh nhân tạo.

Chúng ta không thể nào không biết về thông minh nhân tạo ở thế kỉ này, vì nó quyết định vận mệnh con cháu chúng ta (xin xem bài:”tương lai không trong tay ta“ của cùng tác giả), nó có thể lấy hết việc làm của con cháu chúng ta.

Thông minh nhân tạo (TMNT) thuộc lĩnh vực máy tính, là sự kết hợp với thông minh con người để thực hiện các việc con người làm được. Nói cách khác, đó là trí thông minh của máy do con người tạo ra.

Vài thí dụ cho dễ hiểu, trong lĩnh vực TMNT và Robotic.

1/  Khả năng của Robot thực hiện các công việc thích ứng với tình thế mới gọi là học máy (Generalized Learning).

2/ Robot đi tới một con đường có 2 ngã rẽ, một bên trãi nhựa, bên kia còn lồi lõm, chọn một trong hai con đường để đi một cách tối ưu, Robot phải biết suy luận (Reasonning)

3/ Robot đi tới một dòng sông, nó không biết bơi, phải làm một cái bè, hay tìm một chiếc ghe, chiếc tàu.. để qua sông, tức là nó phải biết cách giải quyết vấn đề (Probleme Solving).

Xin mở dấu ngoặc ở đây, ngày nay thông minh được định nghĩa như cách giải quyết vấn đề một cách chính xác nhất và nhanh nhất.

Một máy Robot thông minh phải có các yếu tố sau đây:

1/ Thích ứng với tình thế mới.

2/ Có lí luận.

3/ Cung cấp được giải pháp tối ưu.

LỊCH SỬ CỦA THÔNG MINH NHÂN TẠO:

Tôi xin lược bỏ bớt vì quá dài, chỉ nói phớt qua, đặc biệt không thể bỏ qua Turing vì ông được coi như cha đẻ của TMNT với câu hỏi nổi tiếng:”Máy có thể suy nghĩ không“? trong sách Computing Machine & Intelligence năm 1950, Turing là người đã giải được mật mã của Nazi trong thời đệ nhị thế chiến. Nổi tiếng nhất là phép thử Turing (Turing Test). Giải thưởng mang tên ông do ACM  (Association for Computing Machinery) do các hãng điện tử tài trợ để bù vào sự thiếu sót giải Nobel tin học, Theo một giai thoại, vợ của ông Nobel ngoại tình với một nhà toán học, nên ông giận mà không lập ra giải Nobel toán học, mà tin học lại nằm trong lĩnh vực toán học.

Theo Norvig & Russel, có 4 cách tiếp cận trong lĩnh vực AI:

1/ Suy nghĩ như con người.

2/ Suy nghĩ hợp lí.

3/ Hành động như con người.

4/ Hành động hợp lí.

Người ta phân ra 2 loại AI:

1/ AI yếu: chỉ cho ra được một giải pháp mà thôi. Ví dụ: chơi được cờ gô, không chơi được cờ chess.

2/ AI mạnh: cho ra nhiều giải pháp khác nhau.

CÁCH CHẾ TẠO THÔNG MINH NHÂN TẠO:

Có nhiều cách, ví dụ: nghiên cứu xem não bộ sản sinh ra trí thông minh như thế nào, rồi bắt chước theo nguyên lí đó. Nhưng cũng có những cách khác, xử dụng nguyên lí hoàn toàn khác với cách tự nhiên mà vẫn làm ra được một cái máy thông minh như người, hoặc hơn người. Giống như chiếc máy bay, bay tốt hơn chim mà không cần đập cánh.

Từ phần này trở đi, Tôi trích và thêm bớt chút ít trong chương 2: CÔNG VIỆC, từ quyển sách “ 21 bài học cho thế kỉ 21 “ của GS YUVAL NOAH HARARI, mà sau khi đọc các tài liệu khác nhau tôi nghĩ nó dễ hiểu và hữu ích nhất cho độc giả “ Tôi xin nói rõ điều này để khỏi mang tiếng đạo văn.

NHẬN DẠNG MẪU:

AI hay hơn con người là cách nhận ra các mẫu lập đi lập lại, phát hiện ra và tránh người đi đường bất cẩn, người vay tiền hay trốn nợ của những tay lừa đảo để tránh cho ngân hàng khỏi bị phá sản.

Một ví dụ cụ thể, khi ta mua đồ trên Amazone, AI sẽ nhận dạng người mua thích loại hàng nào: ví dụ, sách, dụng cụ nhà bếp v.v..rồi cứ thế máy sẽ liên tục gỡi các quảng cáo theo khuynh hướng sở thích của người tiêu dùng.

Có hai khả năng của AI làm khác biệt giữa con ngừời và AI:

KẾT NỐI và NÂNG CẤP:

Con người là các cá thể riêng biệt, khó có thể kết nối với nhau để đảm bảo tất cả đều được cập nhật cùng một lúc. Các máy tính không phải là các cá thể độc lập nên dể kết nối với nhau thành một mạng lưới, không phải chỉ thay thế hàng triệu công nhân bằng hàng triệu Robot và máy tính, mà bằng một mạng lưới hợp nhất khổng lồ, đây chính là sức mạnh của AI.

Ví dụ, có những tài xế không nắm vững qui ước giao thông thay đổi liên tục, do đó gây ra tai nạn hoặc vi phạm luật mới, trái lại xe tự động lái sẽ không có chuyện đó vì tất cả đều nằm trong một mạng lưới nên không thể đụng nhau, khi luật giao thông thay đổi, tất cả các xe đều được cập nhật cùng lúc không còn lỗi của một cá nhân.

Tương tự, khi tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát hiện một bệnh mới, hay có một thuốc mới, với hàng triệu BS trên thế giới, không thể thông báo cùng một thời điểm, trái lại với BS Robot sẽ được cập nhật tức thì cùng một lúc.

Bác Sĩ AI có thể cung cấp dịch vụ y tế cho hàng tỉ người, ngay ở những vùng quê hẻo lánh với giá rẽ, không còn chuyện trong rừng phi châu không có BS. Vậy trong tương lai, BS sẽ thất nghiệp ư? Chắc chắn như thế, chớ chọn nghề y trong tương lai!

Với xe tự động lái, sẽ giúp giảm số tai nạn chết người 90% nghĩa là từ 1.25 triệu còn 250,000 người trên thế giới mỗi năm, 90% là do lỗi của con người như: uống rượu lái xe, nhắn tin trong khi lái v.v…Xe tự động lái sẽ không có chuyện đó. Vậy tại sao ngăn cản lưu hành xe tự động lái vì sẽ có hàng triệu tài xế bị thất nghiệp, câu hỏi đặt ra là: ta phải bảo vệ ai? Việc làm hay sinh mạng con người? Đến đây thì mọi người phải đối mặt trước một viễn ảnh đáng sợ: nạn thất nghiệp !

Nhưng AI có thể tạo công việc mới, cũng như các cuộc cách mạng kỉ nghệ trước đây. Ví dụ máy bay không người lái, làm phi công mất việc, nhưng nó sẽ cần 30 người để vận hành chiếc máy bay này, cộng thêm việc phân tích dữ liệu cần thêm 80 người, như vậy, thị trường lao động năm 2050 sẽ cần sự hợp tác giữa người và AI hơn là cạnh tranh nhau, nhưng vấn đề không đơn giản như vậy, các công việc mới đòi hỏi trình độ chuyên môn rất cao, nếu không có chuyên môn thì phải chịu thất nghiệp không có giải pháp nào khác.

Đến năm 2050, khi một thu ngân viên nhà băng thất nghiệp vì Robot thì không thể chuyển qua lĩnh vực nghiên cứu ung thư, điều khiển máy bay không người lái, hay trở thành nhóm người AI ngân hàng.

Mặc dù sẽ có nhiều việc làm mới, chúng ta sẽ chứng kiến sự xuất hiện một tầng lớp vô dụng đông đảo. Họ sẽ làm gì khi sáng ngủ dậy? Đó là một câu hỏi ghê gớm hết sức mà chưa có lời giải đáp.

Còn chuyện khác nữa cứ 10 năm, những ai bị thất nghiệp vì Robot lại phải học nghề mới, cứ thế cho tới khi già, làm sao học mãi được mỗi 10 năm.

Nếu ta nghĩ rằng sẽ xuất hiện đầy đủ công việc mới để bù lại các việc bị mất đi là lạc quan thái quá. Có 3 vấn đề cần phải giải quyết :

1/ Làm thế nào để ngăn chận tình trạng mất việc?

2/ Làm thế nào để tạo đủ việc làm mới?

3/ Làm thế nào khi số việc mất đi vượt quá số việc mới tạo ra?

Một mô hình mới UBI (Universal Basic Income) đề nghị chính phủ đánh thuế các tỉ phú, các tập đoàn kiểm soát thuật toán và Robot, rồi dùng tiền đó phát cho mỗi người một khoản lương hào phóng, để chi trả cho các nhu cầu cơ bản của họ, đây là kiểu mẫu lí tưởng kiểu Xã hội chủ nghĩa, không làm gì cả mà hưởng theo nhu cầu!

AI thường làm con người sợ hãi vì họ không tin AI sẽ mãi tuân phục họ. Nhưng ngược lại, chúng ta nên sợ Robot vì nó luôn vâng lời chủ nhân, không bao giờ đặt vấn đề hay nổi loạn, khi chủ nhân ra lệnh giết các thường dân vô tội, Robot không suy nghĩ có nên làm hay không, không đặt vấn đề tình cảm hay đạo đức, luân lí gì cả, nó cứ theo lệnh mà giết ráo trọi. Cái đáng sợ là ở chỗ nó vâng lời tuyệt đối.

Trang 96 trong quyển 21 BÀI HỌC THẾ KỈ 21 nói về các phim khoa học giả tưởng, cốt truyện cơ bản của gần như mọi bộ phim và tiểu thuyết về AI , xoay quanh cái giây phút kì diệu này: khi máy tính hay Robot có được ý thức. Khi điều đó xảy ra, hoặc nhân vật chính là con người yêu Robot, hoặc Robot giết sạch con người, hoặc cả hai cùng xảy ra một lúc.

Xin hãy yên tâm, trên thực tế không có lí do gì để cho AI có được ý thức, vì thông minh và ý thức là hai chuyện rất khác nhau. Thông minh là khả năng giải quyết vấn đề. Ý thức là khả năng cảm nhận những thứ như: đau đớn, vui buồn, yêu, giận. Chúng ta có xu hướng nhầm lẫn hai thứ với nhau, vì ở con người và các loài có vú khác, thông minh đi đôi với ý thức. AI giải quyết vấn đề tốt hơn các loài có vú mà không cần phải phát triển cảm giác.

Vì chúng ta biết rất ít về ý thức, nên không có khả năng lập trình được các máy tính có ý thức trong tương lai gần.

Trong tương lai, của cải và quyền lực sẽ tập trung trong tay một nhóm tinh hoa cực nhỏ, trong khi đa số còn lại sẽ hứng chịu không phải sự bốc lột mà là thứ khác tệ hại hơn nhiều: SỰ VÔ DỤNG, không biết làm gì cho hết ngày !

Khi người ta đặt câu hỏi cho cựu giám đốc cơ quan tình báo Nga: Cơ quan tình báo nào lợi hại nhất thế gian, biết rõ ta và địch, trả lời: google !

Khi các thuật toán biết ta quá rõ, các chính phủ độc tài có thể kiểm soát hoàn toàn công dân của mình, thậm chí còn hơn Đức quốc Xã, và việc chống lại một thể chế như vậy là hoàn toàn bất khả. Cứ nhìn sang Trung Hoa lục địa, cứ mỗi 7 công dân thì có một Camera để theo dõi thì làm sao mà nổi loạn (tqk).

Để kết luận, thôi thì cứ sống vui mỗi ngày, que sera sera…..

Montreal  15/3/2022

————————-

Tài liệu tham khảo:

1/ 21 bài học cho thế kỉ 21.

2/ AI . IBM.COM

3/ What is AI, Built in.com

4/ Nhập môn trí tuệ nhân tạo. TS NGÔ HỮU PHÚC.

5/ Trí tuệ nhân tạo. PHẠM THỌ HOÀN & PHẠM THỊ LÊ ANH.

5 BÌNH LUẬN

  1. Cảm ơn tác giả veef bài viết thú vị.
    AI có thể giải quyết được hầu hết tất cả các vấn đề. Nhưng rất có thể AI đe dọa việc làm của nhiều người và điều đó là điều chúng ta lo sợ cho tương lai.

    Nhưng tôi lại nghĩ là cứ bảo thằng AI nó giải quyết vấn đề đó.
    ):

  2. “học máy (Generalized Learning)”

    Machine learning

    “2 ngã rẽ, một bên trãi nhựa, bên kia còn lồi lõm”

    Does that mean nếu con đường đang bị traffic jam, AI sẽ chỉ cho người ta leo lề như ở VN, hay đi ra ngoài lề ?

    “Robot đi tới một dòng sông, nó không biết bơi, phải làm một cái bè, hay tìm một chiếc ghe, chiếc tàu.. để qua sông”

    Or a line can appear, “You on your own there, bud”

    “như con người” dont go together w “hợp ní”

    “vì thông minh và ý thức là hai chuyện rất khác nhau”

    Chính vì sự khác biệt này là basis của toàn bộ những phin kiểu Terminator. Máy móc chỉ thông minh, nhận thấy con người vi phạm tất cả những luật lệ của mình tự đặt ra & input vô máy móc, quyết định để tuân thủ luật lệ, chỉ còn cách tiêu diệt con người

    Ignorance is ALWAYS bliss

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên