Người làm rung chuyển Bắc Kinh: Hoàng Chi Phong (Joshua Wong Chi-Fong )

2
Hoàng Chi Phong trả lời phỏng vấn báo chí hôm sau khi mãn hạn tù hôm 17/6. Ảnh Reuters

Trong 2 ngày cuối tháng 9, và những ngày đầu tháng 10- 2014, một biến cố lớn làm lu mờ những tin tức nóng bỏng nhất thế giới. Đó là cuộc xuống đường rầm rộ của Liên Đoàn Sinh viên, Phong trào Chiếm Lĩnh Trung Hoàn và Phong trào Học Dân Tư Triều (Scholarism) do hai người sinh viên còn rất trẻ Hoàng Chí Phong và một người nữa là Linh Mục Chu lãnh đạo.

Hoàng Chí Phong (Joshua Wong Chi-Fong) sanh ngày 13 – 10 – 1996 trong một gia đình trung lưu ở Hồng Kong, lúc còn nhỏ chừng 6, 7 tuổi , anh thường được cha dắt đi thăm những người nghèo khó thiếu ăn theo lời răn dạy trong kinh thánh, vì gia đình anh theo đạo Công giáo.

Chỉ một năm sau( 1997) ngày Phong sanh ra. là ngày ký kết có hiệu lực giao trả Hồng Kong thành phố cảng nổi tiếng và là trung tâm tài chánh thương mại quan trọng vào hàng đầu thế giới này cho Trung Quốc.

Theo bản tuyên bố chung giữa bà Thủ tướng Margaret Thatcher của Vương quốc Anh đã thuê mướn Hồng Kong và Thủ tướng Triệu Tử Dương củaTrung Hoa vào ngày 19- 12 – 1984. Hai nước đã thỏa thuận sau 50 năm, dân chúng Hồng Kong được theo chế độ Tư bản, được tự do làm ăn và hưởng các quyền tự do dân chủ pháp trị. Trung Quốc cũng hứa hẹn thành phố này sẽ được áp dụng phương châm “ Nhất quốc lưỡng chế” ( một nước hai thể chế ) do Chủ Tịch Đặng Tiểu Bình lúc đó khởi xướng. Hồng Kong mà họ gọi là Đặc Khu hành chánh do một Đặc Khu Trưởng được dân chúng bầu lên, theo lối phổ thông đầu phiếu điều hành.

Đặc Khu Trưởng Hồng Kong hiện nay là Lương Chấn Anh mà Phong trào “ Cách mạng Dù” đòi hỏi ông phải từ chức, vì Lương Chấn Anh là người do đảng Cộng sản Trung quốc ủng hộ.

Theo bản qui định giữa Thủ tướng Thatcher và Triệu Tử Dương thì đến năm 2017 Hồng Kong sẽ bầu lại Đặc Khu Trưởng.

Vào tháng 8- 2014 vừa qua , chính quyền Trung cộng ra thông báo, dân Hồng Kong được tự do phổ thông đầu phiếu, nhưng chỉ được bầu những ứng cử viên do chính quyền trung ương đề cử , nghĩa là “ đảng cử dân bầu” như kiểu ở lục địa Trung Hoa hay kiểu bầu cử “dân chủ “ đang được áp dụng ở Việt Nam hiện nay. (Cái thứ dân chủ trá hình ‘chó chết’ theo kiểu Cộng sản như nhiều người vẫn gọi!) Do đó mà có cuộc cách mạng xuống đường của Phong trào Sinh viên học sinh , đòi chính quyền Hoa Lục phải tôn trọng quyền tự do bầu cử thực sự như họ đã ký kết trước khi được Anh Quốc trao trả.

Phong trào “Cách Mạng Dù”dấy lên với một khí thế dũng mạnh, bất khuất nhưng không bạo động, làm cả Thế giới Tự do ngạc nhiên, khâm phục. Làn sóng người ùn ùn mỗi ngày tham gia một đông đã làm tê liệt sinh hoạt cả thành phố trong mấy ngày cuối tháng 9 như chúng ta đều biết.

Bắt đầu từ ngày 28, 29 – 9 cả hàng ngàn người xuống đường biểu tình làm tắc nghẹn lưu thông. Theo tin tức từ internet và các phương tiện thông tin thì các trạm xe buýt, xe điện ngầm, các máy rút tiền của các ngân hàng đều ngưng hoạt động, các nhà hàng đóng cửa, các trường học bãi khóa các công sở cũng không thể hoạt động bình thường. Vào ngày 1 – 10 cả rừng người biểu tình dơ cao tay vẫy điện thoại di động của mình đòi hỏi nhà cầm quyền thực thi quyền dân chủ của người dân. Kể từ đêm Chủ nhật 29 – 9 khi cuộc ‘cách mạng lên cơn sốt ‘, những hình ảnh đàn áp của cảnh sát Hồng Kong đang xịt hơi cay đã được truyền tải trên internet phát tán đi khắp thế giới, đã đánh động hàng ngàn sinh viên học sinh và dân chúng còn ở nhà chưa tham gia phong trào cách mạng , như được tiếp thêm bầu máu nóng họ đã nô nức xuống đường đến tập trung trong khu vực tòa hành chánh để ủng hộ và tham gia phong trào.

Thái độ quyết liệt và dũng cảm của người dân Hồng Kong đã làm chấn động đến nhà cầm quyền ở Bắc Kinh qua mạng internet mỗi giờ mỗi phút, người ta thấy cảnh sát Hồng Kong dường như đã chùn tay đàn áp vì một mệnh lệnh bí mật nào, vì họ e rằng nếu hàng ngũ biểu tình bị ép đến đường cùng thì sự nguy hiểm cho chế độ không sao lường hết. Vì hình ảnh đàn áp sẽ được hàng trăm, hàng ngàn chiếc điện thoại di động truyền đi khắp nơi trên thế giới.

Phong trào đấu tranh mỗi lúc một tăng cao ngùn ngụt làm rúng động cả Hoa Lục, Hồng Kong nóng như một hỏa diệm sơn, các cuộc xuống đường tập trung ngồi lỳ ở khu trung tâm thành phố, những chướng ngại vật cản trở làm trở ngại ách tắc lưu thông, ngày một nghiêm trọng.

Sau ngày 1 – 10 dân chúng tiếp tục xuống đường ủng hộ ngày một kiên cường, gia tăng, sau mấy ngày đêm va chạm với cảnh sát, làm chính quyền Hồng Kong rúng động lo sợ. Để chống lại cuộc đàn áp của cảnh sát bằng lựu đạn cay, dùi cui , sinh viên học sinh và dân chúng chỉ có một thứ vũ khí duy nhất là chiếc dù che mưa! Do vậy mà cuộc biểu tình xuống đường được Phong trào Sinh viên Học sinh tranh đấu mệnh danh là “Cuộc cách mạng Dù”. Trong mấy ngày xuống đường, theo số liệu thông báo trên báo chí, đã có gần 50 chục người bị thương, gần trăm người bị bắt, hầu hết các phương tiện giao thông công cộng ngưng hoạt động, các tiệm buôn, nhà hàng tiếp tục đóng cửa ở khu trung tâm hành chánh. Sự tê liệt sinh hoạt các ngành, làm đa số người dân bất mãn vì cuộc xuống đường làm trì trệ và gián đoạn việc làm ăn sinh sống của họ. Không rõ chính quyền thành phố có thỏa mãn yêu sách mà Liên Đoàn Sinh viên Học sinh đưa ra.

Ngày 3- 10 – 2014 đoàn biểu tình đã tiến tới chiếm lĩnh tòa nhà hành chánh đặc khu Hành chánh đòi Đặc khu trưởng Lương chấn Anh từ chức, đoàn người đông đảo đã bị cảnh sát đàn áp đẩy lui ra ngoài. Đến chiều thứ sáu chánh quyền ra thông báo muốn đối thoại với lãnh đạo cuộc biểu tình, nhưng Đặc khu Trưởng Lương Chấn Anh vẫn ngoan cố không chịu từ chức. Phong trào Cách mạng chiếm lĩnh Trung Hoàn (Occupy Central) và các thủ lĩnh Tổng Liên Đoàn Sinh viên và Phong trào Học Dân Tư Triều đã đưa ra những yêu sách: Đòi Bắc Kinh phải thu hồi lại quyết định phản dân chủ “ Đảng cử dân bầu “, đòi chánh quyền Hoa Lục phải có quyết định cải cách chánh trị, đáp ứng đầy đủ nguyện vọng dân chủ của dân chúng . Tin tức loan ra từ Hồng Kong đã được mọi người yêu dân chủ trên khắp thế giới đón chờ , nôn nóng từng giây phút , hết lòng ủng hộ và chờ đợi kết quả từ phía nhà cầm quyền Trung Quốc và Hồng Kong.

Chính quyền Hồng Kong đồng ý sẽ họp với Đại diên Liên Đoàn Sinh viên, nhưng cuối cùng cuộc gặp gỡ không được diễn ra vì Đại diện Chính quyền nói: Quốc hội Hồng Kong không họp được để thỏa mãn yêu sách của Sinh viên Học sinh.

Nhưng những mong đợi chính đáng đó của mọi người cũng không được quan thày Hoa Lục đếm xỉa. Bên phía Bắc Kinh vẫn im lặng và bưng bít các tin tức đối với người dân ở trong chính quốc. Nhưng mạng lưới truyền thông qua Internet, liệu Trung Quốc có bưng bít nổi những gì đã xảy ra hiện tại Hồng Kong hay không? Câu trả lời dành cho quí vị!

Mặt khác Chủ tịch Tập Cận Bình còn tuyên bố nhắc lại lập trường của Đảng khi tiếp các nhà kinh doanh có thế lực, các tỷ phú ở Hồng Kong đến Bắc Kinh rằng: Ai muốn ra tranh cử chức Trưởng Đặc khu hành chánh, phải có sự chuẩn y của chánh phủ Hoa lục.

Cho đến ngày hôm nay 11 – 10, cuộc biểu tình đã giảm đi phần nào, việc buôn bán ở các đường phố tương đối bình thường.

Theo Phóng viên của đài truyền hình Litle Saigon TV cho biết: Trong đám đông biểu tình ngoài đường phố, có một nhóm người chống lại cuộc biểu tình đã cãi lộn với những người ủng hộ biểu tình đây đó, có lẽ đó là những thành phần do Chính quyền cài vào để làm lũng đoạn, phá rối cuộc xuống đường của dân chúng.
*
Hoàng Chí Phong ( Tên tiếng Anh Joshua Wong Chi-Fong ) là ai, mà có thể làm rúng động Tập đoàn Lãnh đạo Bắc Kinh? Thưa đó là một sinh viên mới rời ghế trường trung học được ít lâu, nay anh đang là sinh viên năm thứ nhất đại học, mới được hai tháng!

Ngày 29 – 5 – 2011 Hoàng chí Phong và một học sinh khác có tên là Lâm Lương Ngạn (Ivan Lam tên tiếng Anh) thành lập phong trào lấy tên là Học Dân Tư Triều . Phong trào này tập hợp một số học sinh trung học, khởi xướng phản đối chống lại đường lối giáo dục Cộng sản do Trung Quốc áp đặt, mệnh danh là “chương trình giáo dục ái quốc “, lúc đó Hoàng Chí Phong mới 15 tuổi đầu. Phong trào này lúc đó có khoảng 50 hoc sinh liên tục đấu tranh kéo dài cả tháng, kể cả các cuộc tuyệt thực, sau đó họ lôi cuốn được sự tham gia của Liên đoàn Phụ huynh và Liên Đoàn giáo viên chuyên nghiệp, huy động được khoảng 120 ngàn người xuống đường biểu tình vào tháng 7 – 2012 và cắm trại tại khu công viên bên dưới trụ sở Hành chánh Hồng kong. Kết quả đạt được là Trưởng Quan Hành chánh Lương Chấn Anh phải hủy bỏ cái gọi là “Chương Trình giáo Dục Ái quốc” kiểu Cộng sản, phát xuất từ Trung Quốc.

Mới đây Hoàng Chí Phong đã bị cảnh sát Hồng Kong bắt giữ khi anh dẫn 30 học sinh khác leo qua hàng rào khu Hành chánhđể tham dự lễ Quốc Khánh Trung Quốc ngày 1 -10 -2014. Cảnh sát đã đàn áp thô bạo trước khi bắt giữ Phong. Nhưng sau khi bị bắt giam 40 giờ thì Hoàng Chí Phong được cảnh sát thả ra vô điều kiện. Có lẽ chính quyền Hồng Kong lo sợ phong trào Cách mạng sẽ càng phẫn nộ sẽ dâng cao hơn chăng?

Hoàng Chí Phong được báo chí Hồng Kong mô tả là người nhỏ con , khuôn mặt còn non choẹt , trông hình chỉ đoán chừng 15, 16 tuổi, nhưng nói năng chũng chạc, mạch lạc, lưu loát khi được báo chí phỏng vấn. Anh là người luôn quan tâm đến quyền Tự do Dân chủ ngay khi còn là học sinh cấp 2. Cũng theo báo chí tường thuật , anh có học bổng để đi du học nhưng anh đã từ chối, vì theo anh hiện tại Phong trào đòi hỏi Tự do Dân chủ cần có anh lãnh đạo.

Như mọi người quan tâm đến cuộc “ Cách mạng Dù” e ngại, cuộc xuống đường biểu tình đã gần hai tuần lễ, vẫn chưa đạt được kết quả. Lý do vì Chính quyền Hồng Kong cố ý kéo dài để gây bất lợi cho những người lãnh đạo, ai cũng biết Hồng Kong là một đảo quốc thương mại, lại là Trung tâm tài chánh của thế giới. Liệu dân chúng Hồng Kong có ủng hộ khi con em họ còn đang tuổi cắp sách đến trường? Điều quan trọng nữa là việc làm ăn sinh sống của những người dân đang sống ổn định nơi đây.
Cuộc xuống đường biểu tình rầm rộ lần này , thiết nghĩ dầu kết quả thế nào, cũng là một thắng lợi và kinh nghiệm cho những người đấu tranh dân chủ ở Hồng Kong nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, nhất là ở những nước còn sùng bái thứ Chủ nghĩa độc tài đảng trị là Cộng sản như tại Việt Nam thân yêu của chúng ta./

QUỲNH THI

(Bài này tôi viết cách nay đã 5 năm. Đã đăng trên tạp chí Da Màu nhưng tính thời sự hiện tại ở Hồng Kong thấy vẫn còn có chút giá trị nào. Nên tôi gửi quí báo . Xin tùy nghi xử dụng / QT)

2 BÌNH LUẬN

  1. Đất nước không có chủ quyền là coi như mất. Bây giờ người khó đau nhiều hay ít?bai viết chi đung một phần thôi…

  2. Về ngày 30 tháng Tư năm 75, sử gian Trần Gia Phụng viết :” NGÀY QUỐC HẬN LÀ NGÀY QUỐC HẬN, không thể nào khác hơn được và không có chữ nào đúng hơn được.

    “Ngày 30-4 là ngày Cộng sàn chấm dứt chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 30-4 cũng là ngày mở đầu thảm họa chẳng những cho dân chúng miền Nam mà cho cả toàn dân Việt Nam khi chế độ cộng sản càng ngày càng bạo tàn, tham nhũng và nhất là lộ rõ bộ mặt tay sai Trung cộng, dâng đất, nhượng biển, quy lụy Bắc Kinh. Vì vậy dân chúng gọi ngày nầy là ngày Quốc hận . Ngày 30-4 là ngày đánh dấu sự thành công của chế độ độc tài toàn trị, gây tang thương cho dân tộc Việt Nam. Nỗi đau nầy càng ngày càng nhân lên khi Cộng sàn càng ngày càng đàn áp phong trào dân chủ quốc nội ” .

    Còn dưới đây là lời lẽ của một kẻ giống hệt kẻ tỵ nạn kinh tế hoặc một tên cộng sản :

    Thư ngỏ Quỳnh Thi gửi nhà văn Nguyễn-Xuân Hoàng :

    “Tôi cũng không thích ai gọi ngày30-4-75 là ngày mất nước, như nhiều người thường vô ý thức nói trên báo chí lâu nay. Vì đất nước vẫn còn sờ sờ ra đó. Sài Gòn vẫn còn sờ sờ ra đó. Sao lại nói rằng nó mất? Hơn thế nữa, ở trong tim chúng ta, trong tim mọi người Việt Nam lưu lạc trên khắp thế giới, lúc nào lại không có Việt Nam?
    “…
    “Chiến tranh kết thúc. Hoà bình đã đến. Ðó là điều mong đợi của mọi người Việt Nam chúng ta. Hơn thế nữa, đất nước lại thống nhất từ Ải Nam quan đến mũi Cà Mau, sao lại gọi đó là ngày mất nước?
    “…
    “30-4: Nhiều người ở hải ngoại còn gọi đó là Ngày Quốc hận, anh Hoàng ạ. Còn tôi, tôi gọi đó là ngày chấm dứt chiến tranh, ngày vui mừng của nhiều người, và ngày buồn của một thiểu số sống nhờ chiến tranh ở miền Nam. Những người có chức có quyền ở thành phố không biết chiến tranh là gì. Họ sống nhởn nhơ trên xương máu người khác để hưởng thụ. Nay họ mất hết nên căm hận. Ðó cũng là một điều dễ hiểu.
    “…
    “Những điều mà chúng ta nghe tuyên truyền về tệ nạn ở trong nước thực ra nhiều khi bị những người chống cộng thổi phồng quá lố, sai sự thực. ViệtNam hiện tại đã cởi mở hơn nhiều “.

Leave a Reply to Trung Tâm Trinh Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên