Cuộc chiến Giang – Tập & Đại hội đảng CS TQ 19 (3)

Theo giới quan sát, tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức ở Hàng Châu Trung Quốc ngày 4/9 vừa qua, ngoài sự tham gia của Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Lật Chiến Thư và Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương Vương Hộ Ninh, còn có Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương. Sự tham gia của những nhân vật này phần nào gợi mở suy đoán về danh sách Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc tại Đại hội 19 đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

0
Ông Tập Cận Bình.

Ông Tập Cận Bình lộ danh sách quyền lực đại hội 19?

Tờ Tin tức Apollo (Mỹ) phân tích, trong 12 người đủ tiêu chuẩn (dưới 68 tuổi) vào trước đại hội 19 đảng cộng sản Trung Quốc năm sau, ngoài ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường, các nhân vật nổi bật khác khác bao gồm Uông Dương, Vương Hộ Ninh, Lật Chiến Thư, Hồ Xuân Hoa, Tôn Chính Tài.

Hội nghị thượng đỉnh G20 do nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì. Quan sát hàng ghế ngồi người ta thấy phía sau ông Tập Cận Bình lần lượt là Ủy viên Bộ Chính trị và Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương Vương Hộ Ninh, Ủy viên Bộ Chính trị và Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách Quốc gia kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Tổ lãnh đạo kinh tế Trung ương Lưu Hạc.

Trong thời gian diễn ra G20, ông Tập Cận Bình lần lượt gặp gỡ nhiều lãnh đạo quốc gia, theo đó có thông tin chỉ ra ông Vương Hộ Ninh và Lật Chiến Thư hầu như có mặt trong mọi hoạt động của ông Tập Cận Bình, đặc biệt nhất là ông Uông Dương còn tham gia cùng ông Tập Cận Bình trong hội đàm với Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin.

Trước đó, nhiều hãng truyền thông đã phân tích, nếu quy tắc ngầm “7 lên 8 xuống” (67 tuổi được giữ lại, 68 tuổi phải nghỉ hưu) của ĐCSTQ vẫn không thay đổi thì trong 25 thành viên Bộ Chính trị hiện nay, trừ ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường, thì sẽ có 12 người chưa đến 68 tuổi khi hết nhiệm kỳ vào tháng 11 năm 2017 bao gồm: Uông Hộ Ninh, Lưu Kỳ Bảo, Hứa Kỳ Lượng, Tôn Xuân Lan, Tôn Chính Tài, Lý Nguyên Triều, Uông Dương, Trương Xuân Hiền, Triệu Lạc Nguyên, Hồ Xuân Hoa, Lật Chiến Thư, và Hàn Chính. 

Nếu tổng số người là Ủy viên Thường vụ vẫn là 7 người, vậy thì trong 12 người này chỉ có 5 người vào, tạo cục diện “12 chọn 5”. Trong số này thì các ông: Uông Dương, Vương Hộ Ninh, Lật Chiến Thư, Hồ Xuân Hoa, Tôn Chính Tài là nổi bật hơn cả.

Lần này có sự xuất hiện của ba người gồm Uông Dương, Vương Hộ Ninh, Lật Chiến Thư, đặc biệt nhất là ông Uông Dương luôn sát cánh trong sự kiện quan trọng cùng ông Tập Cận Bình.

Tuy nhiên cũng có thông tin về việc ông Tập Cận Bình đã đưa ra nhiều tín hiệu có thể bãi bỏ chế độ Ủy viên Thường vụ. Tháng 5/2016, Tuần san châu Á đưa tin, hiện nay Bắc Kinh đang đứng trước áp lực cải cách mạnh mẽ, nội dung cải cách gồm: hủy bỏ chế độ Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, vấn đề có nên bỏ quy tắc ngầm “7 lên 8 xuống”, có nên bỏ quy tắc chỉ định người kế nhiệm cách đời.

Vào thời điểm trước Hội nghị Bắc Đới Hà đã có thông tin tiết lộ về ba nội dung được quan tâm tại Hội nghị: một là vấn đề hủy bỏ Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, hai là hủy quy tắc ngầm “7 lên 8 xuống”, ba là bỏ quy tắc chỉ định người kế nhiệm cách đời.

VOA (Mỹ) từng có phân tích về vấn đề hủy bỏ Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị là sách lược ứng phó của ông Tập Cận Bình, nghĩa là “nếu không cho ông Tập bố trí Ủy viên Thường vụ thì sẽ không còn Ủy viên Thường vụ nữa”.

Thông tin cũng cho rằng, ba nhân vật gồm Uông Dương, Lật Chiến Thư, Vương Hộ Ninh là những người đóng vai trò quan trọng trong ván cờ ông Tập Cận Bình trong cuộc chiến “đả hổ diệt ruồi”.

Uông Dương – trong cuộc chiến “đả hổ diệt ruồi”

Đại hội 19 của ĐCSTQ đang đến gần, công tác liên quan đến nhân sự đã tiến đến giai đoạn cuối cùng, phó Tổng lý Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Dương là người có khả năng “nhập thường” (trở thành Thường ủy Bộ Chính trị) rất cao.

Ông Trần Đại Quang và ông Uông Dương tại Quảng Đông, năm 2012.

Thông tin gần đây tiết lộ, tại Đại hội 18 việc Uông Dương không thể “nhập thường” có liên quan đến việc Giang Trạch Dân nâng đỡ Lưu Vân Sơn. Mà hiện tại điều Giang Trạch Dân hy vọng nhất là Chu Vĩnh Khang bị xử tử, bởi vì Chu còn sống chính là chứng cứ phạm tội của Giang vẫn ở đó.

Từ năm 2016 đến nay, liên quan đến danh sách “nhập thường” Đại hội 19, ngoại giới đã dự đoán lưu truyền rất nhiều phiên bản. Trong đó, Uông Dương luôn là một cái tên được đánh giá rất cao.

Những ngày đầu tháng 6/2017, truyền thồng Hồng Kông đưa tin, Uông Dương có hy vọng được thăng chức lên làm Thường ủy Bộ chính trị trong Đại hội 19, và tiếp nhận vị trí phó Thủ tướng thay thế cho Trương Cao Lệ. Tuy nhiên cũng có dự đoán rằng Uông Dương sẽ tiếp nhận vị trí Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị thay cho Du Chính Thanh.

Ngày 27/05/2017, Uông Dương được tuyển chọn làm đại biểu Đại hội 19 của tỉnh Tứ Xuyên.

Trong Đại hội 18, Uông Dương cũng từng được cho là một trong những người có khả năng “nhập thường” rất cao, nhưng cuối cùng không trở thành hiện thực.

Năm 2012, sau khi danh sách Thường ủy Đại hội 18 được công bố, tạp chí Ngoại Tham đăng bài tiết lộ, trong các Ủy viên Trung ương Đại hội 18 được tuyển chọn, 10 chính khách có số phiếu cao nhất sẽ “nhập thường” 7 người.

Bài viết cho biết, quá trình tranh đoạt các vị trí Thường ủy Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ chính trị trong Đại hội 18 theo ngoại giới là cuộc tranh đấu vô cùng kịch liệt. Thời điểm đó Uông Dương là Bí thư tỉnh Quảng Đông và Ủy viên Quốc hội Lưu Diên Đông, dành được số phiếu bầu cao hơn cả Lưu Vân Sơn và Vương Kỳ Sơn, Uông Dương được 2.300 phiếu, Lưu Diên Đông được 2.301 phiếu, nhưng cuối cùng đều không thể “nhập thường”.

Tạp chí này cũng dẫn lời Lộ Thấu Xã cho biết, trước Đại hội 18, công tác “điều tra nội bộ” đã được thực hiện, trong mấy tháng cuối trước Đại hội, thông qua khoảng 10 vòng xem xét. Trong đó bao gồm cả ít nhất 2 lần điều tra nội bộ không chính thức, hội nghị được tổ chức tại nhà khách Bắc Kinh, tham dự có 24 Thường ủy đã nghỉ hưu và hơn 10 nguyên lão từng nắm giữ các chức vụ quan trọng của ĐCSTQ.

Chủ nhiệm tạp chí Ngoại Tham – Hạ Lan Nhược cho biết, trong lần điều tra nội bộ đó, Uông Dương đã không được thông qua, đó là lý do khiến ông không thể “nhập thường” trong Đại hội 18. Bởi vì các lãnh đạo cấp cao của ĐCSQT lúc bấy giờ lo lắng nếu sử dụng Uông Dương sẽ dẫn đến phe thân Mao trong quân đội phản kích, thậm chí bạo loạn.

Hạ Lan Nhược dẫn thuật từ Tin Tức Bí Mật nói: “Uông Dương không ‘nhập thường’ là để tránh nhóm ủng hộ Bạc Hy Lai có cớ gây sự, tạo ra phiền toái không cần thiết”.

Ông Bạc Hy Lai.

Năm 2007, sau khi Bạc Hy Lai thay thế Uông Dương tiếp nhận chức vụ Bí thư Trùng Khánh, liền lập tức vận động “xướng hồng đả hắc”, tạo ra cái gọi là “Mô hình Trùng Khánh”, để đả đảo đề xướng “Giải phóng tử tưởng” trước đó của Uông Dương. Uông Dương lúc ấy được điều nhiệm sang Quảng Đông, cũng đã phản bác chủ trương của Bạc Hy Lai là mô hình “Ga-tô kiêu ngạo”.

Về việc Uông Dương đã không thể “nhập thường” trong Đại hội 18, thời điểm đó ngoại giới có phân tích cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do thủ lĩnh ĐCSTQ lúc bấy giờ Giang Trạch Dân can thiệp bầu cử.

Ông Tân Tử Lăng, cựu Giám đốc Nhà xuất bản Học viện Quân sự Trung Quốc cho biết:

Trong ban lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ tại Đại hội 18, thì thế lực của Giang Trạch Dân vẫn còn tương đối chiếm ưu thế, trong 7 Thường ủy Bộ Chính trị thì có 3 cái tên là tay chân của Giang Trạch Dân, trong đó Lưu Vân Sơn nhận được số phiếu bầu thấp hơn Uông Dương, nhưng Giang kiên quyết phải đưa Lưu lên. Vì thế Hồ Cẩm Đao, Tập Cận Bình đành phải nhượng bộ, để cho Uông Dương xuống.

Uông Dương xử lý biểu tình

Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương – Hinh: Reuters.

Uông Dương năm nay 61 tuổi, là một nhân vật quan trong trong phe Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào. Sau Đại hội 18, Uông Dương luôn được Tập Cận Bình trọng dụng.

Hiện tại trong số 4 phó thủ tướng trong Quốc Vụ Viện thì Uông Dương được xếp thứ 3, chủ yếu quản lý các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi, chống lụt chống hạn, giúp đỡ người nghèo phát triển, thương mại, du lịch, vv… Ngoài ra Uông Dương còn phụ trách xử lý các vấn đề kinh tế đối ngoại, hiện đang giữ vai trò đối thoại trong chiến lực kinh tế Mỹ – Trung.

Theo Xiao Bin, giáo sư đến từ đại học Yat-sen, Uông Dương chính là niềm hy vọng của các nhà cải cách ở Trung Quốc.  Ông được coi là “người cầm đuốc” cho những người ủng hộ kinh tế thị trường tự do. Uông Dương cũng có khá nhiều nét giống với cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh – người đã thực hiện nhiều cải cách và nhận được sự ủng hộ của những người mong muốn khôi phục lại hệ tư tưởng Mao Trạch Đông.

Phong trào Chiếm Trung Tâm (Occupy Central) tại Hồng Kông vẫn đang diễn ra mạnh mẽ sau 4 ngày, với hàng chục ngàn người tham gia, bất chấp trước đó cảnh sát đã dùng đến hơi cay.

Chỉ 2 tuần trước khi phong trào này chính thức bắt đầu, ông Uông đã được thông báo đi thăm Quảng Đông, tỉnh giáp ranh với Hồng Kông, để thanh tra các công tác có liên quan đến ngoại thương, theo Duowei.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đưa tin ông Uông, người từng nắm giữ chức Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông từ năm 2007 đến năm 2012, đã ghé thăm nhiều thành phố khác nhau trong tỉnh này trong 2 ngày 11.9 và 12.9, gồm Thâm Quyến, Đông Hoản và Châu Hải.

Mặc dù ông Uông đã về lại Bắc Kinh để dự một đêm nhạc mừng quốc khánh vào hôm 29.9, trang tin Duowei khẳng định chuyến đi Quảng Đông của Phó Thủ tướng Trung Quốc là nhằm bắt kịp tình hình diễn biến tại Hồng Kông.

Duowei cũng cho biết thêm rằng đích thân ông Tập chọn ông Uông để xử lý phong trào Occupy Central, nhất là khi Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh có thể sẽ sớm bị thay thế.

Phó Thủ tướng Uông được xem là người có khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt và ông từng chứng tỏ năng lực của mình trong vụ biểu tình ở Ô Khảm hồi năm 2011.

Chính quyền địa phương tại thời điểm đó đã mạnh tay trấn áp người Ô Khảm biểu tình, khiến bùng phát bạo động. Ông Uông, khi đó là bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Đông, đã xoa dịu sự phẫn nộ của người dân bằng cách ra lệnh thả những người bị bắt và hứa sẽ không truy tố.

Theo NTDTV 02

(Tin Đa Chiều)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên