Chuyện bán buôn đầu năm!

9
Tiệm ăn Việt ở nước ngoài. Ảnh manh tính minh họa
Chuyện bán buôn đầu năm!
Tết năm nay có bánh chưng gia đình và bạn gói tặng. Bánh rất thơm ngon và nhất là vấn đề vệ sinh khỏi phải lo lắng.
Chạy đi tiệm mua bánh tét cúng cha mẹ. Cậu chủ nói bánh con đặt tại Việt Nam, tỉnh A, ngon lắm chú ơi. Họ nổi tiếng ở tỉnh. Mùa này họ phải mướn sinh viên để gọi bánh,…. Nói chung cậu ấy quảng cáo ngọt xớt cũng như bao lần khác. Nghĩ bụng, thôi mua.
Trưa nay cúng xong, bánh chưng, bánh tét, chả lụa, củ kiệu tôm khô và thịt kho nước dừa có đủ. Bánh chưng thì ngon và nhân béo, mùi nếp thơm nhè nhẹ, ăn với thịt kho thì thích vô cùng.
Bánh tét thì lột lá hoài cũng chưa hết. Tại Thuỵ Sĩ, lá chuối mắc quá nên ít ai gói nhiều lá. Bên nhà, ngược lại, chắc rẻ quá nên gói toàn lá thôi!
Bánh nhỏ dẫu quảng cáo là 1 ký. Chắc khi cân tính luôn trọng lượng lá!
Nếp thì một màu xanh đẹp lắm. Nhưng ăn hoài vẫn không thất miếng thịt hay mỡ, chỉ thấy toàn đậu xanh, dẫu ghi là nhân thịt.
Hỏi vợ, em ăn thử coi có thịt mỡ gì không. Vợ cũng lắc đầu. Tháo mắt kiếng, cầm cái bánh xem cho kỹ thì thấy giữa trùng trùng điệp điệp nhân đậu xanh thì có một lát mỡ mỏng trải dài với nhân. Thế thôi!
Thảo nào, bánh tét nhân thịt mà kiếm hoài không thấy vị thịt mỡ ở đâu!
Chợt phì cười, lại bị mắc lừa nữa rồi! Mà sao tệ quá, bán hàng sang tận nước ngoài mà vẫn làm ăn cẩu thả, chỉ ham lợi trước mắt mà không nghĩ đến chuyện uy tín hay thương hiệu gì cả!
Rồi lại liên tưởng đến chuyện cả nhà đi ăn cơm cuối năm. Gọi là cơm đại gia đình. Tất cả cũng gần 30 người. Nhà hàng Việt, cũng gọi là có biết nhau. Tiệc tan, tính tiền theo gia đình. Vợ ra trả tiền. Cô chủ quán đã ghi sẵn hoá đơn buổi cơm, hơn 900 quan. Vợ nói, chị tính cho nhà tôi, 6 người lớn và 1 trẻ con. Cô chủ quán cầm cái máy tính, bấm bấm rồi chìa ra cho vợ: hơn 700 quan! Trong khi cho cả gần 30 người chỉ hơn 900 quan!
Vợ bảo, chị tính lại xem, sao nhiều thế! Cô chủ quán, không nói gì, lầm lầm, lì lì, lại bấm với bấm. À lần này chỉ còn hơn 300 quan thôi!
Không một lời xin lỗi, chị ta thu tiền và đợi người kế tiếp.
Chưa kể, là chủ nhưng nạt và chửi nhân viên ( không phải người Việt) trước mặt khách hàng, không cần để ý gì cả. Cứ như thể, mọi người phải biết ai là chủ, ai là “đầy tớ” ở đây.
Nghe vợ kể, bảo với vợ: cô ta biết em xưa nay. Chắc nghĩ em hiền và…khờ nên mới giở trò như thế. Chỉ có ba khả năng, một là lầm, hai là ngu, ba là gian dối!
Mà lầm và ngu thì xác suất hơi khó vì đã bị nhiều khách phàn nàn. Mà nếu lầm thì đã mở miệng xin lỗi khách!
Coi như chỉ có gian xảo. Thấy khách hiền hiền là giở trò giả đò tính ẩu.
Coi như cũng không biết đường dài, chỉ nhắm cái lợi trước mắt. Mà cũng không cần biết chữ tín! Chỉ cần bán và bán, có tiền của khách là vui, không cần biết ngày mai người ta có ghé lại hay không?
Chắc tại cái tính của không ít người Việt mình. Bán buôn chụp giựt, không cần nghĩ đến tương lai.
Ở Lausanne, lúc trước có ông đầu bếp người Thái, ông chuyên bán đồ ăn mang đi. Vui vẻ, thật thà và hiếu khách. Lần nào đi mua mà có tụi nhỏ đi theo là ông ta mang bánh và nước ngọt tặng cho tụi nó. Đi ngoài đường, ông ta thấy là dừng lại chào hỏi. Ăn ngon lại vui tính, cả mấy đứa nhỏ cũng rất thích.
Hôm nọ, đi mua món kebab của người Thỗ Nhĩ Kỳ về ăn. Ăn riết rồi quen, cỡ độ cũng hơn 25 năm rồi. Có con gái đi theo, trả tiền rồi, ông chủ từ bếp bước ra, thấy con gái, bảo cháu cứ vào mở tủ lạnh rồi cứ chọn vài chai nước đi cháu! Con gái hơi ngỡ ngàng, phải bảo, ừ ông chủ cho, con cứ lấy đi cho bác ta vui.
Con gái ra về nhưng cứ nói mãi, ông chủ này dễ thương quá. Mai mốt con lớn, con cũng sẽ ghé ăn như ba vậy!
Hay tiệm mì ramen Nhật tại Lausanne cũng thế. Niềm nở, hiếu khách nên con trai út cứ thích ba mẹ dẫn đi ăn ramen. Sinh nhật hỏi con muốn gì? Con muốn ăn ramen chỗ cô chủ B!
Các nhà hàng Ý hay Thuỵ Sĩ, Tây Ban Nha,… thì lúc nào cũng vui vẻ và phục vụ khách, nhất bọn con nít, một cách rất chu đáo. Có ông chủ một nhà hàng Ý tâm sự, phải chu đáo với tụi nhỏ vì sau này chính chúng sẽ là những khách hàng tương lai của tiệm!
Nên mới có chuyện, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đi ăn cùng một nhà hàng vì những ký ức của tuổi thơ.
Bán buôn là cả một nghệ thuật. Làm sao cho khách vui không chỉ vì ăn ngon mà còn do thái độ phục vụ nữa. Khách đến mà cứ muốn ghé lại, thế mới hay.
Cái khoản này, nhiều người Việt mở tiệm, không chịu hiểu. Đôi khi đi ăn ở tiệm của họ nhưng lại có cảm giác làm như đang làm phiền họ hay xin xỏ họ!
Nhất là nơi có ít người Việt. Ít có cạnh tranh, nên xem thường khách. Cả khách Tây lẫn khách Việt! Họ quên rằng, ngay cả khách Tây, giờ người ta đi du lịch nhiều, biết ăn uống ra sao, nên không phải muốn nấu ra sao hay phục vụ ẩu là cũng được.
Nhưng coi vậy cũng có những bất ngờ thật dễ chịu. Như hồi hè cả nhà đi Praha chơi. Loay hoay vài ngày chợt thấy một tiệm bánh mì thịt. Cả nhà ghé vào mua. Chị chủ quán và con trai thật niềm nở và dễ thương. Biết là dân đi du lịch, chị tặng cho cà phê sữa đá, tặng trà sữa cho tụi nhỏ, dẫu chỉ bán vài ổ bánh mì thịt. Ăn ngon, hứa với chị sẽ ghé lại. Hôm sau, chưa ghé là con gái nhắc, ba hứa sẽ ghé mua bánh mì thịt. Thế là ghé. Chị chủ quán nói, con trai em bảo chắc hai bác và các em đi chơi xa rồi nên không ghé được. Nghe thôi cũng cảm thấy vui vì cũng chỉ là khách mà lại chẳng quen biết gì.
Đó cũng chính là tâm lý! Giờ có dịp đi Praha, chắc chắn sẽ ghé mua bánh mì thịt của chị.
Đầu năm dong dài chuyện không đâu. Nhưng coi vậy chứ quan trọng lắm. Hàng hoá Việt Nam giờ hội nhập với thị trường quốc tế nên phải lấy uy tín làm đầu. Khách du lịch thích thú Việt Nam bao nhiêu thì sau một chuyến đi lại cảm thấy chán nản và thất vọng với cách làm ăn chém khách, nạt khách, xem thường khách của giới bán buôn. Nhiều người nhất quyết không quay lại Việt Nam nữa.
Ẩm thực Việt Nam ngon và được yêu thích nhưng khách bản xứ đến nhiều nhà hàng chỉ một vài lần thôi. Cách phục vụ ẩu tả khiến người ta thất vọng.
Mong lắm thay thương hiệu Việt sẽ có nhiều cơ hội xuất hiện trên thị trường thế giới trong tương lai vì đó là cách phát triển nền kinh tế Việt Nam. Nhưng để được như thế, ngay từ cái gốc, từ làm ăn nhỏ đến lớn, từ một tiệm ăn đến một công ty lớn, tất cả phải đặt chữ tín và chất lượng làm đầu.
Đạo đức trong kinh doanh là nền móng cho sự phát triển của một thương hiệu!
Bằng không, chỉ chụp giựt, làm giàu qua ngày rồi cũng tàn lụi, rơi vào quên lãng…
Lâm Bình Duy Nhiên

9 BÌNH LUẬN

  1. Bạn cứ tưởng tương đi,môt xả hôi mà người -buôn-kẻ bàn toàn nói láo-dôi dan …thì xả hôi đó như thế nào?? Một bà me buôn bán ở chơ Đồng Xuân,suốt 50 năm! Có nghĩa là 50 NĂM CHUYÊN NGHỀ “NÓI LÁO”! Bà nuôi 5 thằng con, con ảnh hưởng từ Mẹ,nuôi k phải chỉ cho ăn…mà con tryền đạt những lời hay -ý đep nửa.Lấy cài gì ở môt bà Mẹ chuyên nghề dối trá để dạy con ! Nghĩ như vây mới thấy tác hại ???

  2. Cây nào cho trái nấy và rau nào thì sâu nấy.
    Muốn tốt thì phải thay đổi từ cái gốc. Mấy tên cầm quyền đất nước cũng từ cái gốc xã hội chủ nghĩa chuyên đi ăn cướp của dân mà ra. Ai cũng biết con người xã hội chủ nghĩa là như vậy.
    Hồ còn tệ hơn nữa. Giết ân nhân, cướp của, chôm thơ, cho đàn em giết chết cả người phụ nữ của mình. Các cháu ngoan của Hồ không học theo cái gian trá của Hồ thì mới là lạ. Như tin tức mới đây cảnh sát ở bên Nhật bắt 4 người việt ăn cắp trong tiệm.

  3. Ở Lausanne kiếm được một người buôn bán ăn gian cũng hơi khó. Chắc t/g có duyên nên mới gặp.

    Thôi, nghe Nuit Incolore của Théo Marclay ở Valais cho vui vậy.

    • Trích từ Lâm Bình Duy Nhiện:

      “Nuit Incolore, tên thật là Théo Marclay, sinh năm 2001 tại Việt Nam. Anh được một cặp vợ chồng người Thuỵ Sĩ nhận làm con nuôi lúc chỉ tròn 5 tháng tuổi… Théo lớn lên tại làng Fully thuộc bang Valais…”

      Nuit Incolore (colorless nights / đêm không màu) hát ở Montreux Jazz Artists Foundation, năm vừa qua 2023.
      Giá vé ở đây trung bình khoảng $1043 (internet)

      Montreux cách Vevey khoảng 7km. Làng Corsier-sur-Vevey ở trên Vevey là chỗ Charlie Chaplin (Charlot) sống lúc cuối đời, chết và chôn ở đó.

      Montreux cách Valais khoảng hơn 100km. Những vùng này đều nói tiếng Pháp.

      • Xin lỗi, mới tra lại từ Wikipedia:
        “il est l’un des trois cantons dont le français et l’allemand sont les langues officielles.”
        Valais là một trong 3 tiểu bang (canton) nói song ngữ chính thức: tiếng Pháp và tiếng Đức.

        Lausanne, Montreux, Vevey, Genève nói tiếng Pháp.

  4. tác giả viết cái nhà hàng Việt quen mà sao chủ nhân lại lừa bịp vậy nhỉ? từ nay cạch mặt đừng kêt bạn nữa/

  5. Ngàn đời lưu sử sanh

    Sống như Hai Cụ Phan
    Ngàn đời vẫn lưu danh
    Chết như Trần Bình Trọng
    Thà là quỷ nước Nam!

    Ngũ tướng chết theo thành
    Ngàn đời lưu sử sanh
    Xứng đáng được phong thánh
    “Sinh vi tượng – Tử vi thần”!

    Nông Dân Nam Bộ

  6. Xin đừng là người Tàu người Việt

    Nếu có luân hồi được tái sinh
    Tôi không nói dối với lòng mình
    Xin đừng là người Tàu người Việt
    Tôi sợ bị thiên hạ rẻ khinh!

    Tưởng rằng khôn lỏi là ta giỏi
    Biển lận ăn ở thiếu vệ sinh
    Ngoài công cộng hiếm thấy thùng rác
    Công viên đông người không rest room

    Chỉ bấy nhiêu thôi đủ xấu hổ
    Mình có gì tô thắm cho đời?
    Cảm thấy quá nhục nhã mắc cỡ
    Làm người tử tế là mừng rồi

    Là người biết điều đừng biển lận
    Hỡi tuổi trẻ Việt Nam nầy bạn
    Tự hào ngạo nghễ giống Tiên Rồng
    Sao ta phỉ báng nòi Hồng Lạc?

    Nông Dân Nam Bộ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên