50 năm như mơ

60
Richard Nixon và Chu Ân Lai nâng ly cho quan hệ 'không còn là kẻ thù' (GETTY IMAGES)

50 năm phía Việt 

Trong lúc giới trẻ Sài Gòn chở nhau trên “đường Duy Tân, cây dài bóng mát,” mua cho nhau ly chanh đường mát rượi như bóng cây, thì miền Bắc mở Chiến dịch Xuân – Hè 1972, mà miền nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, người Mỹ gọi là Easter Offensive (cuộc tấn công vào mùa lễ Phục Sinh). Chiến dịch quân sự (không đặc biệt như Putin) bắt đầu ngày 30 tháng 3 năm 1972 và kéo dài tới 31 tháng 1 năm 1973.

Đây là chiến dịch quân sự lớn thứ nhì sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Lần này, miền Bắc mở ba mũi tấn công lớn; một ở Quảng Trị Thừa Thiên; một ở Đắc Tô, Tân Cảnh, Kon Tum; một ở Lộc Ninh, Bình Long và dọc Quốc lộ 13.

Nói đến Mùa Hè Đỏ Lửa là nói đến Đại lộ Kinh Hoàng, tên mà một nhà báo miền Nam đặt cho một đoạn đường dài khoảng 9 km tại Quảng Trị, nơi mà một đoàn quân và dân miền Nam đang trên đường rút chạy đã bị quân miền Bắc pháo kích như mưa. Theo ước tính, có gần 2000 người chết và hơn 500 xe cộ các loại bị phá hủy trên đoạn đường này.

Cuộc tổng tấn công 1972 khác với 1968 vì không có những trận đánh trên đường phố, không lọt vào Tòa Đại Sứ Mỹ, người dân thành thị không trực tiếp cảm thấy khói súng chung quanh.

Cả hai cuộc tấn công đã không “giải phóng” được miền Nam, lẽ ra những người tổ chức phải bị thanh trừng. Những ai không tin miền Bắc thất bại trong Mậu Thân, hãy đến với Chế Lan Viên.  Có thể hiểu tại sao Bộ Giáo dục và Đào tạo không buộc con em chúng ta học lịch sử.

Chỉ có thắng lợi duy nhất của miền Bắc là làm dư luận Mỹ xôn xao, những bậc cha mẹ không muốn chính phủ đem con mình sang đánh nhau ở một nơi mà họ không biết ở đâu trên bản đồ thế giới.

Cả hai cuộc tấn công đã chứng minh sự thật: nếu miền Nam được viện trợ như cũ, Đại Thắng Mùa Xuân đã không xảy ra. 

Cả hai đều giống nhau: khi quân “cách mạng” tổng tấn công, chẳng có cuộc tổng nổi dậy nào của quần chúng nhân dân; trái lại quân “cách mạng” đi đến đâu, quần chúng nhân dân bỏ chạy đến đó; dù các cơ sở Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng…; các cảm tình viên Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung, Ngô Công Đức… kêu gọi thảm thiết.

Cả hai cũng giống nhau: những mồ chôn tập thể ở Huế, Đại Lộ Kinh Hoàng, cổ thành Quảng Trị. Giờ đây, nếu có dịp đi qua Trường Sơn, ai cũng nhận ra những nghĩa trang bạt ngàn ngôi mộ, nhiều ngôi vẫn chưa được gia đình đến nhận, nhiều ngôi chỉ là mộ gió, lập ra để được rót ngân sách.

Một tài liệu của người miền Bắc, “Thành cổ Quảng Trị ‘mùa hè đỏ lửa’ 1972 là một túi bom, mỗi mét vuông đất mà chiến sỹ ta giành được ở Thành Cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu. Hàng ngàn chiến sỹ đã hi sinh tại đây vẫn chưa lấy được hài cốt vì khói lửa bom đạn quá nhiều. Xương máu, linh hồn và tên các anh đã hóa thân thành hình hài đất nước ngày nay.”

Câu cuối cùng của trích dẫn không biết muốn vinh danh người chết hay mỉa mai chế độ hiện nay. 

Trong hơn trăm nước trên thế giới chống Covid, không nước nào có hai bộ trưởng vô tù vì chống dịch, làm giàu trên xương máu người chết, người bệnh, đoàn người bỏ của ùn ùn trốn về quê. Trong hơn trăm nước trên thế giới biết đá banh, không nước nào có người chạy tồng ngồng ngoài đường mừng chiến thắng. Thật là ngạo nghễ, tư hào, đáng ghi vào Kỷ lục Guiness quá đi thôi; thế chỗ cho những bánh chưng bánh tét khổng lồ mốc meo cạp gãy cả răng.

50 năm qua một cái vèo, nửa thế kỷ chứ ít sao?

50 năm phía Mỹ

Ngày 21/02/1972, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đến Trung Quốc, bắt đầu hội nghị một tuần nhằm chấm dứt 20 năm băng giá trong quan hệ hai nước. Chuyến thăm lịch sử được thu xếp bởi Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia, đã rón rén đến Trung Quốc hai lần vào năm trước.

Trong lúc các ông bàn chuyện quốc sự thì Đệ nhất phu nhân Pat Nixon khoác chiếc áo đỏ chói (cùng màu cờ với nước chủ nhà, ngoại giao tí xíu mà, có chết thằng Tây nào đâu) đi thăm chợ búa, quán ăn, Vạn Lý Trường Thành để thực hiện chính sách ngoại giao nhân dân. Khi thăm sở thú Bắc Kinh, bà chỉ nói xã giao mình thích gấu trúc thì ngay khi về đến Washington, Chu Ân Lai đã cho người chở đến tặng bà hai con panda. Quả là ấn tượng, lãnh đạo Bắc Kinh bấy giờ có mấy ai ga-lăng như Tổng lý Quốc vụ viện?

Trong buổi dạ tiệc chiêu đãi cấp nhà nước với hơn 800 thực khách và hàng trăm món đặc sản ba miền, Chu Ân Lai nâng ly mừng Richard Nixon với câu mở đầu “Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ” (Có bạn từ phương xa tới, không vui sao được). 

Đối với những người Mỹ không biết nhiều về Khổng Tử, câu này có nghĩa là “you are extremely welcome” nhưng đối với Nixon, câu này là thằng Chu muốn xỏ mình đây. 

Nixon thừa biết Chu đã dẫn lời Khổng Tử, khi các đệ tử hỏi: nếu như có bọn rợ phương Tây đến học ta chữ lễ, thầy có dạy cho chúng không? Phu tử bèn đáp: hẹp hòi gì mà không dạy cho chúng cái nét văn minh của ta? 

Tuy biết tay điếm quốc tế nó xỏ mình, nhưng Nixon, cũng là một tay điếm quốc tế, vẫn tỉnh bơ vì đang nghĩ đến cái thị trường bao la bao la của Trung Quốc, chiếm được cái thị trường đó thì tái đắc cử nhiệm kỳ hai coi như cơm tấm sườn bì chả. 

Theo “giải ảo gia” Nguyễn Xuân Nghĩa, chén Mao Đài mừng khách tối hôm đó có mùi rượu phạt. 

Kết quả chuyến đi Bắc Kinh năm 1972 là Mỹ đạp Đài Loan ra khỏi cửa Liên Hiệp Quốc và bỏ rơi miền Nam Việt Nam.

Trong bữa dạ tiệc hôm đó, Đàn Chim Việt có lén thu được một cờ-líp sau đây, xin mang ra post cho bạn đọc xem chơi, tin hay không là quyền của người đọc.

Trong lúc tay gắp món sâm thử (chuột trắng nuôi bằng sâm) Chu hỏi:

– Tại sao hòa đàm Pa-ri cứ kù kưa mãi vậy, chừng nào các ngài mới ký?

Nhai xong món não hầu (óc khỉ) Ních ôn tồn:

– Chúng tôi lúc nào cũng ready nhưng phía Bắc Việt muốn có một chiến thắng quân sự thật lớn để tạo ưu thế trên bàn đàm phán.

Chu gắp miếng tượng tinh (tinh khí của voi) có vẻ sốt ruột, hai lông mày sâu róm nhúc nhích:

– Thế thì các ngài phải làm cái gì đi chứ!

Kít ngồi cạnh tạm ngưng gắp món trư vương (heo chỉ nuôi bằng củ Tích Vân Lang, củ này chỉ sống tại khu vực đồi núi Châu Tịch Xương, nếu đem trồng nơi khác, cẩn thận chăm sóc cách chi chúng cũng chết, thịt heo rất thơm ngon và bổ) nói chen vào:

– Sure! Chắc như bắp! Nếu Hà Nội cứ tiếp tục câu giờ, chúng tôi sẽ cho mưa bom xuống Hà Nội suốt một tuần xem có chịu ký hay không. 

Miệng nhai món Phương Chi thảo (cỏ Phương Chi, từng giúp Khang Hy bồi dưỡng cường lực để quần thảo với hàng trăm phi tần) Chu hồ hởi:

– Hảo lớ! Hảo lớ! Nhưng nếu ký xong chắc các ngài cũng piết, Hà Nội có cái pịnh nói một đàng làm một nẻo lớ…

Kít lại chen vào lần nữa, dù cặp mắt đeo kính dày cộm đang dán vào món trứng công (khó kiếm và cầu kỳ hơn nem công):

– Biết quá đi chứ. Chúng tôi còn biết sau khi ăn bom, đối với Mỹ, Hà Nội sẽ năn nỉ để xin ký hiệp định Pa-ri; còn đối với người dân trong nước, họ sẽ tuyên truyền đây là “trận Điện Biên Phủ trên không”, buộc đế quốc Mỹ sừng sỏ phải quỳ xuống xin ký với ta vì tâm phục khẩu phục trước tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân ta, được Đảng lãnh đạo sáng suốt tài tình.

Họ Chu lại vén môi cười ha hả trước khi gắp món sơn dương Thiểm Tây (dê vùng núi Thiểm Tây, nuôi đặc biệt, có thể trị các bệnh bán thân bất toại, tê liệt và lao phổi đại tài):

– Chính xác! Chính xác! Dù sao Lê Đức Thọ cũng chỉ là tay điếm cấp làng xã, không  cùng tầm trình với chúng ta.

Bộ ba Ních Chu Kít lại cụng chén Mao Đài kêu kôm kốp, cờ-líp chấm dứt ở đây. 

Thế là 50 năm trôi qua một cái vèo, nửa thế kỷ chứ ít sao?

Châu Quang

60 BÌNH LUẬN

  1. 8 Reasons for the French Military Disaster at Dien Bien Phu:

    1. Treating Their Enemies as Ignorant Peasants

    Thái độ của quân PÁP đối với những người bộ đôi cụ HỒ, cũng nổi lên bởi
    thái độ của các cố vấn Mỹ là một trong những thái độ khinh thường. Được đào
    tạo về các chiến thuật và thái độ của các học viện quân sự Tây Âu, họ tin tưởng vào
    ưu thế hoàn toàn về đường lối chiến tranh của Âu Mỹ. Đối với họ,
    Quân Việt Nam lạc hậu, huấn luyện kém, dễ bị đánh bại.

    Trên thực tế, bộ đội cụ HỒ có kỹ năng và kinh nghiệm, nhưng
    những cách khác với các đối thủ phương Tây của họ. Họ hiểu làm thế nào để
    chiến đấu trong đất nước của họ chứ không phải chỉ cách chiến đấu theo kiểu
    sách giáo khoa châu Âu.

    2. Underestimating General Võ Nguyên Giáp

    Bô đội cụ HỒ tại Điện Biên Phủ do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Là một chỉ huy giỏi và giàu kinh nghiệm, tuóng Giáp đã lãnh đạo quân đội Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống lại sự chiếm đóng của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai. Là một người Cộng sản tận tụy từ tuổi thiếu niên và là một chính trị gia có năng lực cũng như một chỉ huy, đến năm 1954, ông đã là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng như là một trong những ngọn đèn đi đầu của nỗ lực chiến tranh.

    General Giáp was one of Vietnam’s greatest ever strategists, but in the eyes of the French, he was just one more unskilled Vietnamese soldier. General Salan referred to him as “a non-commissioned officer learning to handle regiments”.
    As a result, the French badly under-estimated the skill with which the Vietnamese forces would be led

    3. Political Ignorance – NGU DỐT về Chính Trị

    Bối cảnh chính trị ở Đông Á đã thay đổi kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Chiến tranh Triều Tiên đã kết thúc, giải phóng người Trung Quốc gửi thêm nguồn lực đến Việt Nam để hỗ trợ các đồng minh Cộng sản của họ. Công chúng Pháp ngày càng phát ngán với các cuộc giao tranh, và các chính trị gia sẵn sàng ngả theo quan điểm bình dân. Kết quả là, chính phủ Pháp đang tìm kiếm một vị trí để đàm phán một nền hòa bình thuận lợi, thay vì tiếp tục chiến tranh để tìm kiếm chiến thắng hoàn toàn. Họ muốn ra tay trước khi các nguồn lực của Trung Quốc lật ngược tình thế hoàn toàn chống lại họ.

    Thật không may, Tướng Henri Navarre, chỉ huy mới của Pháp tại Việt Nam, tin rằng ông ta có thể đạt được chiến thắng. Bằng cách tập trung nguồn lực của Pháp ở Điện Biên Phủ, ông ta tìm cách buộc Giáp tấn công mình. Anh tin rằng điều này sẽ giúp anh có được một chiến thắng đậm đà. Và vì vậy, chống lại các chính sách của chính phủ Pháp, ông đã đưa ra một kế hoạch nguy hiểm.

    4.A Surrounded Position

    Tại Điện Biên Phủ, người Pháp đã mắc phải sai lầm mà các lực lượng vũ trang phương Tây sẽ liên tục mắc phải trong suốt nửa sau của thế kỷ 20 – họ đánh giá thấp tiềm năng của các chiến binh du kích.

    Trong trường hợp này, chiến tranh du kích không chỉ có nghĩa là đánh và chạy các cuộc tấn công của các nhóm bộ binh rách rưới. Rốt cuộc, đây là một cuộc bao vây. Nhưng người Việt Nam đã sử dụng kỹ thuật du kích để gánh toàn bộ sức nặng của quân đội. Vật tư và pháo được người, động vật và thậm chí cả xe đạp mua từ các nhà cung cấp của Pháp trước chiến tranh. Vào thời điểm tất cả đã có mặt tại chỗ, quân Việt Nam có mặt nhiều gấp bốn lần quân Pháp, và đã dùng pháo binh tấn công họ một cách không thương tiếc mà Navarre cho rằng không thể nào chịu nổi.

    6. Assuming Their Enemies Would Not Learn
    Trong các giai đoạn trước của cuộc chiến, người Việt Nam đã dựa vào việc ném các làn sóng bộ binh ồ ạt chống lại quân Pháp. Đó là một chiến thuật đã được người Nhật sử dụng rất nhiều trong Chiến tranh thế giới thứ hai và cũng là một chiến thuật ưa thích của nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam, Trung Quốc Cộng sản.

    Kế hoạch của Pháp dựa vào việc quân Việt Nam sử dụng các chiến thuật này để chống lại, lãng phí nhân lực trong các cuộc tấn công ồ ạt vào các vị trí được trang bị tốt hơn của Pháp.

    Nhưng Giáp đã rút ra bài học cho mình. Sẽ không có những làn sóng bất tận của những người lao vào cái chết hay vinh quang. Các cuộc bắn phá đều đặn và hiệu ứng bóp nghẹt của cuộc bao vây đã diễn ra.

    7.Relying on Tanks
    Một nền tảng khác trong kế hoạch của quân Pháp là xe tăng của họ, nhưng địa hình hoàn toàn không phù hợp với việc này. Đất có nhiều bụi rậm làm vướng víu và làm hư hỏng các bồn chứa. Sẽ không có tiến bộ nào đối với mặt bằng mở mà họ đã mong đợi. Mưa lớn làm ướt mặt đất, càng làm sa lầy thêm thiết giáp của Pháp.

    8. The Wrong Officers for the Job
    Để tóm tắt tất cả, Navarre đã chọn các nhà lãnh đạo cho cuộc thám hiểm gắn chặt với kế hoạch và triển vọng của Pháp, và do đó hoàn toàn không phù hợp với thực tế của trận chiến.

    Chỉ huy, Đại tá Christina Marie Ferdinand de Castries, là một chỉ huy xe tăng tài giỏi, người có tiềm năng bị lãng phí hoàn toàn ở địa hình mà xe của ông hầu như không thể di chuyển.

    Phó tư lệnh pháo binh của ông, Đại tá Charles Piroth, là một trong những người tin vào sự kém cỏi cố hữu của người Việt. Nhận thấy mình đã sai lầm khủng khiếp, và hoàn toàn không có khả năng tấn công hiệu quả những người Việt Nam đang đào ở trên cao, anh ta đã tự sát bằng một quả lựu đạn.

    Đó là 8 lý do mà các chien luọ gia và các nhà chiến thuật đúc kết vê ĐIÊN BIEN PHỦ , trân chiến mà nuoc đai PÁP đả bị đại bại bỏi mot đội quân đuoc cho là yéu hơn gâp’ hàng chục lần.

    Tàn Dư Ngụy Cock nhớ nhé. Phải học Viet Cộng chúng anh thì mói khá duọc. Tàn Du Nguy Cock cứ cuồng MẼO, cuồng TÂY LÔNG thì sẻ tiep tục nằm……….ẤP CHERRY KHÔ cho tói mản đòi mà thôi , kekekkekeke. LOL

  2. Trích từ CÒM cùa LE TRUNG “Nguyễn Văn Thiệu:…. Tất nhiên, và với cả Tướng Haig nữa. Tôi bảo ông ấy thế này: “Ông Haig, ông là tướng, tôi củng là tướng ”

    Ê Ngụy Le TRUNG. Tuóng có nhiều loại tuóng nghe chưa. Tuóng Alexandro Haig lên tuóng nhò chien công trong KOREA WAR

    Nguyen Van Thẹo lên tuóng nhò làm đảo chánh. Đó là chien công duy nhất khiến NGUYEN VAN THẸO vọt lên trung tuóng chỉ trong vòng 2 năm, hay nói một cách khác
    trận DINH ĐỘC LẬP khai cuọc vào ngày 1-11-1963 và công của THIỆU đả khiến cho NGO ĐINH DIÊM và NGO ĐINH NHU ra nguòi thiên cổ mot cách man rọ nhất thé kỷ 20.

    Củng vì”chién công ” hiển hách nhu thé cho nên Nguyen VAn Theo. mói đua ra chién luọc “ĐẦU BÉ ĐÍT BỰ” làm sụp đổ hoàn toàn VUNG II kéo theo sụp đổ day chuyền từ đó cho tói ngày 30 thang 4 và sụp tiêm luon.

    Đố tên NGUY COCK nào dám phản biện anh Phét đièu này anh Phét phát kẹo cho ăn. I promissed

  3. Mike Pompeo: Kissinger ‘wrong,’ US must support, not ‘pressure’ Ukraine over Russia negotiations

    Sat, June 18, 2022

    Cựu ngoại trưởng Mike Pompeo lên tiếng dạy dỗ tên điếm già Kissinger

    18/6/2022- Cựu ngoại trưởng thời Trump là ông Mike Pompeo vừa lên tiếng bất đồng ý kiến với Kissinger vì Kissinger đã đề nghị rằng Ukraine nên chấp nhận thực tế là Nga đã chính thức chế ngự được vùng Crimea và Nga cũng đã một cách không chính thức chế ngự được hai vùng Luhansk và Donetsk Kissinger “Ideally, the boundaries should return to the status quo,” he told the World Economic Forumin Davos, Switzerland.

    Mike Pompeo nói rằng Ukraine là quốc gia tự do, độc lập và có chủ quyền trên toàn lãnh thổ ….Nước Mỹ cần phải giúp đỡ Ukraine.

  4. Putin: Henry Kissinger là kẻ không có cái đầu :

    Vladimir Putin : Ai tin cộng sản, là không có cái đầu. Ai làm theo lời của cộng sản, là không có trái tim. (He who believes the communists has no brain. He who follows the communists has no heart).

    TT Abraham Lincoln ;”Bạn có thể lừa mọi người ở một vài thời điểm hoặc một vài người ở mọi thời điểm. Nhưng bạn không thể lừa mọi người ở mọi thời điểm’ ( yuo can fool all the people some of the the time and some of the people all the time.But you cannot fool all the people all the time) .

    Trung tướng CS Trần Độ : “Không ai tráo trở và lật lọng bằng cộng sản. Nói láo, cuồng tín, không biết ngượng và xấu hổ”.

    *** Paris 1973: “ Hòa Bình Của Mấm Mồ “.
    …….
    Nguyễn Văn Thiệu:…. Tất nhiên, và với cả Tướng Haig nữa. Tôi bảo ông ấy thế này: “Ông Haig, ông là tướng, tôi là tướng. Ông có biết một hiệp định hòa bình nào trong lịch sử lại cho phép kẻ xâm lăng tiếp tục đóng quân tại lãnh thổ mà nó xâm lược không? Ông có cho phép Liên Xô vào Hoa Kỳ đóng quân rồi tuyên bố rằng ông đã ký kết thành công một hiệp định hòa bình với Liên Xô không?”
    Spiegel: Ông ấy trả lời sao?

    Nguyễn Văn Thiệu: Ông ấy không trả lời được. Mà trả lời thế nào cơ chứ, chuyện đó hoàn toàn vô lý. Còn gì mà nói nữa.
    …….
    Nguyễn Văn Thiệu: Nếu ông Kissinger thương lượng được một nền hòa bình thực sự với Hà Nội thì miền Nam sẽ dựng tượng ông ấy, như MacAthur ở Nam Hàn. Nhưng đáng tiếc là đã không như vậy. Nhìn vào những hậu quả của nền hòa bình ấy: Trại tập trung cải tạo, nạn đói, nhục hình tra tấn, hàng ngàn thuyền nhân bỏ mạng trên biển, và một cuộc diệt chủng tàn bạo hơn, hệ thống hơn và hoạch định hơn cả ở Campuchia, tôi nghĩ tốt nhất là người Mỹ nên tự đánh giá những điều mà ông Nixon và ông Kissinger đã gây ra cho miền Nam Việt Nam. Kissinger không có gì để tự hào về nền hòa bình mà ông ấy đã đạt được. Đó là Hòa Bình Của Mấm Mồ “.

    Trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Tường An trên RFA, luật sư Lê Trọng Quát- cựu dân biểu , cựu Quốc vụ khanh nhận định:

    “Điều khuất tất nhất trong Hiệp định Paris là không có nói chứ không phải là không nói rõ. Hoàn toàn không nói về sự tồn tại của trăm ngàn cán binh cộng sản ở miền Nam Việt Nam, cái Hiệp định đó đã im lặng. Đó là sự nhượng bộ to lớn của Hoa Kỳ để cho Việt cộng đồng ý ký Hiệp định…Khi tiếng súng vừa chấm dứt vào lúc 1.00 giờ sáng ngày 27/1 thì Cộng sản đã bắt đầu vi phạm Hiệp định bằng cách họ không những không ngưng tiếng súng mà vượt ra khỏi vùng họ đang chiếm đóng để chiếm cứ thêm đất đai và dân chúng ở những vùng đó.

    *** Biến cố Tết Mậu Thân 1968 : Sử gia Trần Gia Phụng : Ngày 17-11-1967, Cộng sản đề nghị hưu chiến 3 ngày trong dịp lễ Giáng Sinh năm 1967, ba ngày lễ Tết dương lịch năm 1968 và 7 ngày Tết âm lịch Mậu Thân.

    Chính phủ VNCH thông báo ngày 15-12-1967 sẽ hưu chiến 24 giờ trong dịp lễ Giáng Sinh và Tết dương lịch, hưu chiến 48 giờ trong dịp Tết âm lịch.

    Như thế là cả hai bên người Việt Nam đang đánh nhau đều đồng ý hưu chiến nhân các ngày lễ Giáng sinh, Tết dương lịch và Tết âm lịch

    Đêm 30 tháng chạp năm Đinh Mùi (30 Tết) hay đêm Giao thừa ở NVN, CS vi phạm lời tuyên bố hưu chiến, bất ngờ mở cuộc tấn công vào các thành phố ở NVN.

    ***7/1962- Trung lập hóa Ai Lao : Nhà biên khảo Minh Võ đã viết: “Thứ Tưởng Ngoại Giao Averell Harriman là người thù ông Diệm vì vụ trung lập hóa Ai Lao. Ông Diệm, cũng như cựu Tổng thống Dwight Eisenhower, đều coi Ai Lao như cửa ngõ để CS Bắc Việt xâm nhập miền Nam Việt Nam. Ông Diệm cực lực chống việc trung lập hóa Ai Lao vì biết chắc chắn Bắc Việt sẽ không bao giờ tôn trọng hiệp ước đã ký. Chúng sẽ để quân lại, đem thêm quân vào như chúng đã vi phạm thỏa ước Genève 1954. Còn các nước Tây phương thì vì lương tâm, vì tính lương thiện sẽ không dám vi phạm, không dám đem quân vào đuổi Cộng quân Bắc Việt đi. Như vậy coi như Thế giới tự do mất Ai Lao cho Cộng Sản.”

    Cựu đại tá CS Bùi Tín: Sau Hiệp định về Lào, chúng tôi tuyên bố phía Việt nam đã thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định, rút hết quân về nước. Thực ra, lúc đó quân chiến đấu Việt nam chỉ rút một ít để tượng trưng. Núi rừng bạt ngàn, không có doanh trại, chỉ đóng quân trong rừng rậm, làm sao mà biết được! Có lúc quân đội Việt nam ở Lào vẫn còn đến ba, bốn chục nghìn, hàng chục tiểu đoàn và nhiều trung đoàn. Các đơn vị ấy hoạt động ở Sầm Nưa, Phong Xa Lỳ, Xiêng Khoảng, quanh Viên Chăn, Luang Pha Bang, Khăm Muộn, Bô-lô-ven… Bằng chứng sự về có mặt của bộ đội Việt nam? Tuy có, nhưng Hà Nội phủ nhận hết. Hà Nội luôn lập luận: lừa được đối phương, giấu được dư luận quốc tế là thành tích, vì tuy lừa dối, nhưng đã là vì cách mạng, vì chính nghĩa thì không cần phải phân vân, băn khoăn.

    *** 7/1954: Ngay khi Hiệp Ước Genève 1954 chưa kịp ráo mực, Việt Minh đã trắng trợn vi phạm, bí mật gài để lại Miền Nam 60,000 đảng viên , và Lê Duẫn cũng lén lút ở lại , trích từ tài liệu “Tổng Kết Cuộc Kháng Chống Thực Dân Pháp, Thắng Lợi và Bài Học”, xb. Hà Nội, 1996: “Cán bộ và đảng viên được đặt dưới quyền lãnh đạo của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ Ủy Nam Bộ. Vào ngày cuối cùng của thời hạn tập kết ở Cà Mau, sau khi chúng ta đánh lừa địch bằng cách giả bộ lên tàu tập kết, đồng chí Lê Duẩn đã tìm cách rời khỏi tàu vào lúc nửa đêm để ở lại”.

    • Trích từ CÒM cùa LE TRUNG “Nguyễn Văn Thiệu:…. Tất nhiên, và với cả Tướng Haig nữa. Tôi bảo ông ấy thế này: “Ông Haig, ông là tướng, tôi củng là tướng ”

      Ê Ngụy Le TRUNG. Tuóng có nhiều loại tuóng nghe chưa. Tuóng Alexandro Haig lên tuóng nhò chien công trong KOREA WAR

      Nguyen Van Thẹo lên tuóng nhò làm đảo chánh. Đó là chien công duy nhất khiến NGUYEN VAN THẸO vọt lên trung tuóng chỉ trong vòng 2 năm.

      Củng vì”chién công ” hiển hách nhu thé cho nên Nguyen VAn Theo. mói đua ra chién luọc “ĐẦU BÉ ĐÍT BỰ” làm sụp đổ hoàn toàn VUNG II kéo theo sụp đổ day chuyền từ đó cho tói ngày 30 thang 4 và sụp tiêm luon.

      Đố tên NGUY COCK nào dám phản biện anh Phét đièu này anh Phét phát kẹo cho ăn. I promissed

  5. “Hòa Bình Của Mấm Mồ “ (Cựu TT Thiệu ):

    Ông Nguyễn Văn Ngân – phụ tá đặc biệt của TT Nguyễn Văn Thiệụ- trong cuộc phỏng vấn của nhà văn Trần Phong Vũ, đã nhận địn rằng :

    “Chính sách của đảng Dân Chủ và Cộng Hòa Mỹ trong vấn đề giải kết chiến tranh Việt Nam hoàn toàn có tính cách nhất quán “ .

    Le Trung: Năm 1973 , quân viện của Mỹ cho VNCH là 2 tỷ 1, sang năm 1974 chỉ còn 1 tỷ 4, năm 1975 tụt xuống còn 700 triệu – trong đó 300 triệu để trả lương cho nhân viên cơ quân tuỳ viên quân sự DAO của Mỹ. Rồi trong buổi họp kín ngày 12/ 3/75, đảng Dân Chủ ở Thượng và Hạ Viện đã phán quyết: Không cấp thêm viện trợ quân sự cho VNCH nữa.

    So sánh với người lính Mỹ, trong thời gian 1966-71, ngoài tiền bạc dồi dào, họ còn được trang bị các vũ khí tối tân , được yểm trợ bởi từng dàn các phản lực cơ siêu âm – oanh tạc cơ hiện đại như B52, Phantom F4, Thunder chief F5, Intruder A6…, mấy ngàn chiếc trực thăng đủ cỡ. Ngoài khơi, lại còn có Đệ Thất hạm đội . Quân phí cho người lính Mỹ : Năm 1967: 485600 lính Mỹ – 20 tỷ đô la. Năm 1968: 536100 lính – 26.5 tỷ đô la. Năm 1969: 475000 lính – 29 tỷ đô la. ( Nguồn :Tradingeconomics )

    • Ê Ngụy Le Trung, thằng NGỤY SAI GÒN có đánh đấm con mẹ gi đâu, toàn quăng chạy làng khong mà. Anh Phét mà nói là có sách, mách có chứng nghen. Duoi đạy là báo chí MẼO viét vào 47 năm truóc nè. NGỤY LE TRUNG nghỉ sao hả. Cứ tật bốc phét , thua rồi bay gìo cứ là đổ thừa tại thé này ,, tại thé kia v.v.v.v. Hảy chấp nhận mình là HÈN NHÁT đi cho còn tí can đảm còn hơn là làm họ Đổ tên Thừa nghen.

      Anh Phét cho em đuòng link để đọc và kiẻm chứng nè.

      nytimes.com/1975/03/29/archives/arms-left-by-us-loss-by-saigon-force-called-catastrophic-1billion.html

      SAIGON, South Vietnam, March 28—The South Vietnamese have lost more than $1‐billion in American military weapons and other equipment over the last two weeks, according to qualified Vietnamese sources.

      The abandonment of hundreds of artillery pieces, trucks, planes, mortars, tanks, armored personnel carriers, rifles and ammunition—coupled with the rapid retreat of army units—is viewed by Vietnamese and Western sources as a stunning and, quite possibly irreversible military and psychological blow for South Vietnam

      An informed Vietnamese said that the armed forces logistics command, which controls the inventory of all military equipment, had made a tentative estimate of at least $1‐billion in equipment losses—virtually all of it left over by the Americans — as a result of the Government’s abrupt decision to abandon two‐thirds of the nation and the hasty, panicky exodus of civilians and troops that followed.

      Bài báo còn dài lắm , anh chỉ đưa lên vài đoạn đoc cho vui thôi. Em nên láy hết can đảm đoc hết bài để tháy quân NGỤY SAI GON chạy làng ra sao nghen và quăng súng liệng đạn thé nào nghen.

      • em Phét

        người phát-ngôn của Hồ Chí Minh.
        Cứ đọc còm của nó,
        bạn sẻ hiểu
        “Tư tưỡng Hồ Chí Minh”
        là gì và như thế nào.
        Không ai
        thay mặt Hồ Chí Minh
        tốt hơn em Phét.

  6. Nền Hòa Bình Què Cụt !

    Trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Tường An trên RFA, luật sư Lê Trọng Quát- cựu dân biểu , cựu Quốc vụ khanh nhận định:

    “Điều khuất tất nhất trong Hiệp định Paris là không có nói chứ không phải là không nói rõ. Hoàn toàn không nói về sự tồn tại của trăm ngàn cán binh cộng sản ở miền Nam Việt Nam, cái Hiệp định đó đã im lặng. Đó là sự nhượng bộ to lớn của Hoa Kỳ để cho Việt cộng đồng ý ký Hiệp định…Khi tiếng súng vừa chấm dứt vào lúc 1.00 giờ sáng ngày 27/1 thì Cộng sản đã bắt đầu vi phạm Hiệp định bằng cách họ không những không ngưng tiếng súng mà vượt ra khỏi vùng họ đang chiếm đóng để chiếm cứ thêm đất đai và dân chúng ở những vùng đó.

  7. Kể từ sau Hiệp Định Ba Lê được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973, trong hai năm 1973 và 1974 có các trận Cửa Việt, Sa Huỳnh, Hồng Ngự, Trung Nghĩa và Tống Lê Chân, v…v… Đến cuối 1973, cộng sản khởi sự các chiến dịch triệt hạ các tiền đồn và căn cứ ở những vùng hẻo lánh của Việt Nam Cộng Hòa: Căn cứ Lê Minh (Plei D’jerng), căn cứ Ngọc Bảy, căn cứ Dak Song, và Kiến Đức căn cứ Núi Bạch Mã, Gia Vực, Minh Long , căn cứ Tống Lê Chân , … quan trọng nhất là trận Thường Đức ở Quảng Nam nơi mà 2 Lữ Đoàn 1 và 2 Nhảy Dù đã chiến đấu chống lại các trung đoàn CS 29, 31 và 66 thuộc sư đoàn 2, 324B và 304 của cộng sản – cộng sản có 2000 người chết, 5000 bị thương và về phía ta 500 Nhảy Dù bị tử thương, hai ngàn bị thương.

    Theo tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên thì vào năm 1972, kể cả cuộc Mùa Hè Đỏ Lửa thì tại Miền Nam có tất cả 2072 vụ tấn công, tuy nhiên sau khi Hiệp Định Ba Lê được ký kết thì trong năm 1973 có đến 2980 vụ tấn công, tức đã gia tăng trên 30 phần trăm.

  8. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – Cựu tổng trưởng Kế Hoạch -: TT Thiệu đã nhất quyết chống lại TT Nixon, không chấp nhận bản dự thảo Hiệp định Paris cho dù bị đe dọa sẽ có đảo chính giống như năm 1963, rồi TT Nixon còn tàn nhẫn đến mức nói “cắt cổ ông Thiệu nếu cần thiết.” Nhưng TT Thiệu vẫn cưỡng lại. Sau cùng TT Nixon phải bí mật cam kết để bảo đảm hòa bình và tiếp tục viện trợ đầy đủ cho miền Nam để đổi lấy sự đồng ý của TT Thiệu. Nhưng cam kết thì cũng chỉ là mánh khóe để bỏ rơi miền Nam .

    Chúng tôi gọi là ‘Đao phủ Henry II’, người có trách nhiệm lớn trong việc bức tử VNCH (‘Đao phủ Henry I’ là đại sứ Cabot Lodge, người đã xúi bẩy tướng lãnh đảo chính và sát hại TT Diệm). Như vậy là miền Nam đã thật xui vì gặp phải hai tay Henry.

    Sự kiện rất quan trọng là ‘bốn năm mật đàm của Kissinger (từ đầu 1969 tới cuối 1972) là hư vô’ vì cuối cùng Kissinger đã chấp nhận tất cả những đòi hỏi gói ghém trong 10 điểm của Mặt Trận Giải Phóng (MTGP) đưa ra từ năm 1969.

  9. @ Nguyễn Văn,
    Thân chào bạn già; vui được gặp lại!
    Xin góp vài ý…

    NV:
    “Nếu cùng liên kết các nền kinh tế của các nước tự do và dân chủ, các nước Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp và nhiều nữa, không hề thua Nga và Tàu kết hợp lại, nhưng tại sao các nước tự do và dân chủ lại để hai nước cộng sản và độc tài này lấn át và đe dọa cả thế giới?”
    @
    Loài người, đã qua mấy nghìn năm lịch sử, có bao giờ vắng bóng Lòng Tham trên địa cầu?
    Suốt mấy thiên niên kỷ, trải qua bao nhiêu chế độ chính trị, xã hội loài người luôn vẫn thế nầy:
    Tham lam sinh ra Lòng vị kỷ, sinh ra Ý đồ vụ lợi – trục lợi phi lý phi nhân, hoặc thủ lợi hợp lý sòng phẳng lạnh lùng, hoặc mở lòng vị tha có giới hạn.
    ..
    Luôn là lòng tốt có điều kiện, công khai hoặc tiềm ẩn!

    Tất cả những thứ đó, vốn dĩ ban đầu xuất phát từ bản năng sinh tồn, biến thành tổng hoà của ý thức tự vệ mang tính ích kỷ bẩm sinh cá nhân,
    lan toả dần ra thành bẩm sinh quốc gia, dưới phạm trù chính sách đối ngoại an toàn khôn khéo hiệu quả vv và vv…vì lợi ích tối thượng của quốc gia,

    huỵch toẹt ra, là “chủ nghĩa quốc gia” (CNQG, nationalism, người csvn gọi là CN dân tộc).

    Ngoài một số quốc gia đương kim/cựu CS, các chế độ độc tài Hồi giáo, quân phiệt… theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan trong ý nghĩa tiêu cực nhất,
    thì chủ nghĩa quốc gia cực đoan không có đất sống trong cộng đồng các nước dân chủ văn minh. Ấy là nhờ nền văn hoá nhân bản và hệ thống chính trị đa nguyên không cho phép điều đó.
    Tuy nhiên, xét cho cùng, CNQG vẫn còn đó, vẫn không thể lọc bỏ được bản chất tiêu cực của nó ra khỏi các mối quan hệ quốc tế kể cả trong thế giới gọi là dan chủ nhân bản văn minh nầy!
    Hãy nhìn thực tế…
    Ấn độ không mua vũ khí Mỹ; lại mua của Nga; không lên án Nga xâm lược Ukraine; bỏ phiếu tại LHQ như thế nào về vụ nầy ai cũng biết!
    (Tầm cở chúng ta khó lòng biết rõ tại sao, nhưng một phần có thể đoán) có lẽ do tiền nào của nấy, vũ khí Mỹ đắt vì chất lượng cao, hoặc giả chưa tin nhau đủ để giao bí mật cho nhau?
    Và đã ăn ngủ với nhau thì trở mặt khó lòng!

    Pháp thích giao du với Nga, đôi khi đi đêm với kẻ mà ban ngày là thù!
    Đức thì trắng trợn hơn nhiều đối với Ukraine và cả NATO; ngay cả với Mỹ – cái dù hạt nhân từng che chở cho Đức ung dung dồn toàn lực xây dựng phồn vinh kinh tế hàng mấy thập niên nay kể từ 1946!
    Không hề quá đáng nếu nói Đức là tên phản bạn!

    Ý ẹ thì lân la chơi với Tàu cộng suốt mấy năm trước đại dịch covid 19!
    Hàn quốc có lúc cũng giận Nhật rị mọ TậpCB!

    Úc cũng thế, chơi rất đậm với Tàu trước khi lỡ lời đòi điều tra con wuhan nCoV!
    Cái lợi đã phân hoá “tình bạn” đến như thế…

    * Thế thì sao có thể thực hiện được ước mơ
    “cùng liên kết các nền kinh tế của các nước tự do và dân chủ, các nước Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp và nhiều nữa, không hề thua Nga và Tàu kết hợp lại” được,

    hỡ ông bạn già?
    Bởi nationalism vẫn mãi bàng bạc khắp nơi trong chính trị quốc tế ở bất cứ thể chế chính trị nào. Nó là thứ bịnh nan trị của loài người, vốn xuất phát từ bản năng sinh tồn, biến tướng thành tính vị kỷ cá nhân, vị kỷ cục bộ tổ chức cơ quan, vị kỷ phe đảng, vị kỷ quốc gia và vị kỷ liên quốc gia tức khối liên minh, là PHE TA đấy!
    Ngay CS một thời láo toét huênh hoang “giương cao ngọn cờ chủ nghĩa quốc tế vô sản”…cuối cùng cũng đánh nhau mẻ đầu sứt trán trong vô số xung đột trí mạng vì biên giới, vì khuynh hướng phe đảng, vì quyền thống lãnh võ lâm…cũng chỉ là chân tướng được nguỵ trang của chủ nghĩa…quốc gia đấy thôi!!!

    NV:
    “Hãy lấy kinh nhiệm Mỹ giúp nước Tàu xây dựng kinh tế lớn mạnh, nay chỉ sau Mỹ, nhưng bị Tàu phản bội muốn trên cơ bắt nạt cả nước Mỹ; và Nga xâm lăng Ukraine, đe dọa cả Âu Châu nhưng Nga vẫn bán dầu và khí dốt mà một số nước trong EU vẫn mua để nhận ra…”
    @
    Bạn thấy trên kênh Animal Planet đấy, con người văn minh Âu Mỹ cưng yêu hôn hít những dã thú còn non; từ tinh tinh khỉ đột đến cả sư tử, gấu con vài tháng tuổi cũng không chừa.
    Đó hoàn toàn là thứ “tình” đơn phương, có nguồn gốc từ nỗi sợ hãi di truyền của con người trước nanh vuốt dã thú.
    Là sự lãng mạn mang ẩn ức cầu hoà với loài hung bạo từng mạnh hơn mình về cơ bắp và bản năng giết chóc, từng khiến mình sợ.

    Harry Truman, Nixon…sau này đến lượt B. Clinton, Obama…có lẽ cũng mang cái bệnh “muốn làm lành để mua bình an” thôi.

    Đó chính là nhược điểm của điều tôi từng viết, “cây lúa yếu hơn cỏ dại; dân chủ nhẹ dạ cả tin dẽ bị tổn hại hơn độc tài”…

    Đến ngày dã thú lớn lên, trong giây phút thú tính trỗi dậy: còn nói gì được nữa?
    Vậy cho nên đúng quá
    “rằng chính các nước tư bản tự mình giết chính mình chứ Nga và Tàu không có đủ sức mạnh để đe dọa chiếm cả thế giới” !

    Cũng đã khá dài; sợ bị ngán đọc. Thôi chào NV, gặp là vui rồi.

    • Thân chào bạn Bạn HuePhan.

      Không hề sai khi nói “…lòng tốt có điều kiện, công khai hoặc tiềm ẩn”. Và khi chiến tranh xảy ra thì lại càng biết tính toán để giúp đỡ, hy sinh, chia xẻ, chịu mất mát những cái nhỏ để bảo vệ lợi ích lớn hơn. Đó cũng là sự giúp đỡ tốt cho chính mình.

      Phải có một lựa chọn, lợi ích nhỏ trước mắt hay lợi ích lớn lâu dài. Và Mỹ và EU giúp Ukraine cũng là vậy.

      Bình thường thì vì lợi ích riêng mà tranh giành có khi phản bội nhau.

      Nhưng nếu vì lợi ích lớn, lợi ích chung, nhất là vì sự sống còn mà vẫn tính toán để chia rẽ thì cái giá phải trả sẽ rất cao. Nếu không có giải pháp riêng tốt hơn thì phải chấp nhận cái chung.

      Nhưng tình hình chiến sự đã thay đổi khi Nga không chiếm được Kyiv. Nga không còn đe dọa trực tiếp tới sự sống còn của Liên Âu nữa nên mọi thứ thay đổi trở lại vì lợi ích riêng. Và thậm chí vì mong sớm có chấm dứt chiến tranh tiêu hao của cải mà EU sẽ không ngại ngần áp lực Ukraine phải chấp nhận nhượng bộ kẻ thù xâm lăng. Lòng tốt luôn có điều kiện như bạn HuePhan nói. Chúc bạn cuối tuần vủi vẻ.
      nv

  10. Tác giả Nguyễn Kỳ Phong của bốn cuốn sách viết về Việt Nam :

    “…Trong hai tháng cuối cùng năm 1972, TT Thiệu, đã nói thẳng vào mặt Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger, là “Tại sao tôi phải tin ông?”, “…Một tên Việt Cộng giao liên địa phương còn biết nhiều về những chi tiết thương lượng ở Ba Lê hơn tôi,”

    “… Hiệp Ðịnh Ba lê 1973 vẫn không được chánh phủ Hoa Kỳ đưa ra Quốc Hộïi để phê chuẩn. TT Nixon đã không nhiệt tâm hay không muốn cho Quốc Hội Hoa Kỳ thấy nội dung và những chi tiết của bản Hiệp Ðịnh Ba Lê 1973.
    :Sau này khi VNCH thất thủ, Quốc Hội nói họ không có trách nhiệm ví họ không biết gì về nội dung bản hiệp ước. Về phía Hành Pháp, ông tân Tổng Thống Gerald Ford thì lại càng có lý do hơn, khi nói ông hoàn toàn không biết gì về những hứa hẹn giữa chánh phủ trước (chánh phủ Nixon) và VNCH …” .

    (Lê Trung: TT Thiệu cuối cùng thì đã khám phá ra rằng Kissinger bí mật thương lượng riêng với CSBV .
    Nixon bí mật hứa riêng với TT Thiệu rằng “Tôi xin cam kết với Ngài rằng bất cứ một sự bội tín nào về phía họ cũng sẽ bị chúng tôi lên án khắt khe nhất và nó sẽ có những hậu quả trầm trọng nhất.
    Nixon đồng ý với Bắc Việt cho toàn thể lực lượng CS được ở lại trong Nam )

    *** Hoàng Đức Nhã – từ năm 1968 là Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí của TT Thiệu, từ tháng 4, 1973 là Tổng trưởng Dân Vận và Chiêu Hồị : Sau khi được tổng thống Nixon cam kết bằng thư riêng rằng Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp mạnh, nếu Cộng sản vi phạm hiệp định, chánh phủ VNCH ký hiệp định Ba Lê ngày 27 tháng 1 năm 1973. Nhưng chúng ta lại phải đối phó với lời “hứa cuội” của ông Nixon và ông Kissinger đã không hề lấy những biện pháp mạnh như đem B-52 dội bom quân đội Cộng Sản như hai ông đã hứa mà còn không đệ trình Hiệp định để cho Quốc hội chấp thuận. Sau này Hoa Kỳ sẽ viện cớ rằng vì Quốc hội Hoa Kỳ không biểu quyết chấp thuận.

  11. Tác giả cuốn sách Betrayal In Vietnam Louis A Fanning: ‘ Do hiệp định Paris 1973, hơn 300.000 bộ đội Cộng sản được người Mỹ bỗng dưng tự tác cho ở lại trên lãnh thổ của nước khác. Ðó là Miền Nam VN, một quốc gia độc lập, có chủ quyền, quốc hội và không hề là thuộc địa hay các tiểu bang của Hoa Kỳ. Trong lúc đó, VNCH là một đồng minh với Mỹ từ khuya , lại bị chính Mỹ phản bội, lường gạt, cắt viện trợ và sỉ nhục mọi điều. Ðúng là thái độ của bọn con buôn chính trị, hèn chi người Mỹ đã bị thế giới tự do coi thường, vì đã bội tín với nhiều đồng minh của mình.’

    Dưới đây là nội dung của vài bức thư trong số hơn 20 lá thư mà Nixon gửi cho TT Thiệu để thúc ép TT Thiệu đồng ý sẽ ký kết Hiệp Định Ba Lê – cho phép CSBV được duy trì toàn thể lực lượng ở lại Nam VN và Mỹ sẽ rút hết lực lượng chiến đấu ra khỏi VN :

    – White House
    Ngày sáu tháng 10, 1972
    Thưa Tổng thống,
    “Tôi yêu cầu Ngài áp dụng mọi biện pháp để tránh sinh ra sau này một tình huống có thể đưa tới những biến cố tương tự như biến cố mà chúng tôi đã ghê tởm năm 1963 và chính bản thân tôi cũng đã kịch liệt phản đối năm 1968… “.
    Trân trọng
    Richard Nixon

    – Ngày 14-1-1973
    Thưa Tổng thống,
    “Tôi nhất quyết cho phê chuẩn bản Hiệp định vào ngày 23 tháng 1, và sẽ ký vào ngày 27 tháng 1, 1973 tại Paris. Tôi sẽ làm việc này dù phải làm một mình, trong trường hợp đó, tôi sẽ công khai tố cáo Chính phủ của Ngài làm cản trờ cho công cuộc vãn hồi hoà bình tại Việt nam.
    “Kết quả không tránh khỏi sẽ là việc cắt viện trợ quân sự và kinh tế ngay lập tức, mà dù có sự thay đổi về nhân sự trong Chính phủ của Ngài cũng không thể cứu vãn được…”

    -White House
    Ngày 17 tháng 1, 1973.
    Thưa Tổng thống,
    “Tự do độc lập của nước VNCH vẫn luôn luôn là mục tiêu trọng đại trong chính sách ngoại giao của Hoa kỳ. Tôi đã theo đuổi mục tiêu này trong suốt cuộc đời chính trị của tôi…
    Tôi cả quyết rằng việc từ chối ký bản Hiệp định này sẽ đưa đến việc cắt đứt mọi viện trợ cho VNCH…
    Nếu ngài khước từ ký vào bản Hiệp định, tôi sẽ không còn cách nào giúp đỡ Chính phủ VNCH nữa.
    Quốc hội và Dư luận Hoa kỳ sẽ trói chặt tay tôi

    *** Tờ báo Washington số ra ngày 25/6/2009 đăng tin về những cuốn băng ghi âm của Nixon dài hơn 150 giờ đã được giải mật . Nixon thề sẽ chặt đầu Thiệu “Nixon’s beheading vow ”

    “….Nixon chỉ thị cho Kissinger nói với TT Thiệu rằng Quốc Hội Mỹ sẽ cắt viện trợ trừ khi chính phủ Thiệu ủng hộ bản văn Hiệp Định Ba Lê .
    “Tôi không biết là lời đe dọa này đi xa đủ chưa, nhưng tôi sẽ làm điều tồi tệ đó là- hoặc cắt đầu y nếu cần “, Nixon nói “.

    Dưới đây là nội dung của vài bức thư trong số hơn 20 lá thư mà Nixon gửi cho TT Thiệu để thúc ép TT Thiệu đồng ý sẽ ký kết Hiệp Định Ba Lê

  12. Ông Nguyễn Văn Ngân – phụ tá đặc biệt của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu- trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Trần Phong Vũ cho biết: Những dự án xây dựng cơ sở đúc súng đạn, nhà máy lọc dầu, phân bón… dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm đều bị người Mỹ ngăn chận .

  13. Quảng trị 1972: Một cú đâm lén của người Mỹ thấu lưng quân và dân miền Nam:

    Nhà văn Trần Phong Vũ phỏng vấn ông Nguyễn Văn Ngân, phụ tá đặc biệt của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu :

    H.- Có phải Tổng thống Thiệu nói với ông là việc sư đoàn 3 tháo chạy đã để lại “đại lộ kinh hoàng” và Quảng Trị thất thủ vào tháng 5/72 là một “sabotage politique” của người Mỹ?

    Đ.- Đúng như vậy. Hậu quả đã để lại hơn 20 ngàn thương vong trên “đại lộ kinh-hoàng.”

    H.- Ông Thiệu đã nói với ông trong bối cảnh nào?

    Đ.- Ngay hôm Quảng Trị thất thủ. Hôm đó vào lúc xế chiều tôi đang họp trung ương đảng bộ Dân-Chủ tại lầu nhà trắng trong khuôn viên dinh Độc-Lập thì được điện thoại của nhân viên văn phòng cho biết đại tá Đỗ Đức Tâm, thuyết trình viên quân sự của Tổng Thống đang có mặt tại Văn Phòng của tôi để thuyết trình về tình hình quân sự sau khi vừa thuyết trình cho Tổng Thống xong.

    Vì bận họp nên tôi yêu cầu đại tá Tâm gặp tôi tại lầu nhà trắng để thuyết trình cho tất cả cùng nghe. Sau phần thuyết trình, tôi nhớ rõ câu hỏi sau cùng của nghị sĩ Trần Trung Dung, nguyên Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng của Tổng thống Diệm: “liệu chúng ta có giữ được Quảng Trị không?” Đại tá Tâm “…chắc chắn chúng ta giữ được.”

    Chừng nửa giờ sau, điện thoại trên bàn họp reo, tôi nhắc máy, đầu dây là đại tá Tâm cho biết trung tướng Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh quân đoàn I vừa điện trình Tổng Thống là Quảng trị đã thất thủ trưa hôm nay. Sự việc cho thấy là Trung tướng Lãm không biết sư đoàn 3 rút bỏ Quảng trị và như vậy là đã có một “sự cố bất thường” xẩy ra nên tôi bỏ phòng họp đi gặp Tổng thống Thiệu ngay lúc đó.

    Tôi thấy ông rất bình tĩnh. Ông nhìn tôi nói: ” Tôi điện thoại gần như mỗi ngày cho ông Lãm về tình hình quân sự Quảng trị, tối qua tôi còn nhắc ông Lãm phải coi chừng “thằng cộng sản” ngày 1/5, ông Lãm bảo đảm với tôi là không việc gì, thế mà như vậy. Ông dằn mạnh: ” Đây là một “sabotage politique”. Lúc bấy giờ chỉ có tôi và ông. Những chuyện như vậy thuộc loại “cấm kỵ không phải có thể nói với bất cứ ai và không bao giờ ông nói khi có sự hiện diện của người thứ ba. Đó là nguyên tắc ngăn cách ông vẫn thường áp dụng và cũng là cách để bảo đảm sựï an toàn cho chính ông.

    Trong trường hợp này, ông Thiệu là người duy nhất có đủ yếu tố chính trị để thẩm định, vì ông là người trực tiếp chịu các áp lực của Mỹ. Bấy giờ là tháng 5/1972, trong mật đàm Paris Mỹ và cộng sản đã đạt được các thỏa thuận căn bản, chỉ còn trở ngại về phía ông Thiệu. Gần đây tôi có đọc một chứng liệu của Đại sứ Bunker thuật lại phiên họp tại dinh Độc Lập một ngày sau khi Quảng Trị thất thủ giữa Đại sứ Bunker, Tướng Abrams và Tổng thống Thiệu. Ông Thiệu đã không hề quy trách cho các giới chức quân sự Việt Nam, ông im lặng một cách khó hiểu và mãi đến phút cuối cùng “bật nói”: “…không có lý do gì Quảng Trị lại bị thất thủ, tướng Giai phải chịu trách nhiệm về việc nầy.”

    Tướng Vũ văn Giai, Tư Lệnh Sư đoàn 3BB Giới Tuyến, được di tản bằng trực thăng của Mỹ, bỏ lại binh sĩ và dân chúng với “đại lộ kinh hoàng” – đã bị đưa ra Tòa án quân sự, bị tước đoạt binh quyền và ở tù.

    Tổng Thống Thiệu đã ra lệnh tái chiếm Quảng trị ngay sau đó mặc dầu biết rằng Quảng Trị sẽ thành một đống gạch vụn, sẽ phải hy sinh những người lính thiện chiến của những đơn vị thiện chiến nhất mà tổn thất khó có thể bù đắp được trong thực tế bấy giờ nhưng ông đã phải quyết định như vậy, một quyết định chính trị để chứng tỏ quyết tâm của quân dân miền Nam với thế giới, với nhân dân Hoa Kỳ, nhằm chống trả các thỏa hiệp mật giữa cộng sản và Mỹ mà sau nầy được cụ thể trong Hiệp Định Paris 1973.

  14. Chiến tranh Việt Nam, Quốc/Cộng chấm dứt năm 1975, cộng sản chiến thắng; chiến tranh biên giới giới hạn của Tàu Cộng với Việt Cộng, Việt Cộng phải nhượng một phần đất biên giới, mất thác Bản Giốc; Tàu Cộng xây dựng kinh tế sau khi Mỹ và Tàu bắt tay nhau 50 năm trước để nước Tàu lớn mạnh ngang ngửa mà Mỹ đang chật vật chống trả lại; và chiến tranh Nga xâm lăng Ukraine đang diễn ra ngày nay, có nguy cơ Ukraine phải mất một phần lãnh thổ. Và lấy từ bài học Nga xâm lăng Ukraine, chiến tranh tương lai, nếu xảy ra bởi một nước lớn có vũ khí nguyên tử đánh nước nhỏ thì làm sao ngăn chặn khi nước lớn đó dùng vũ khí nguyên tử đe dọa sự sống còn của nhân loại.

    Bài học cuộc chiến tranh Nga đánh Ukraine, các nước dân chủ có nền kinh tế lớn nên thay đổi phương thức chiến lược, làm sao ngăn chặn kẻ thù có vũ khí nguyên tử mà không cần chiến tranh bằng vũ khí quân sự mà thay bằng kinh tế. Nếu cùng liên kết các nền kinh tế của các nước tự do và dân chủ, các nước Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp và nhiều nữa, không hề thua Nga và Tàu kết hợp lại, nhưng tại sao các nước tự do và dân chủ lại để hai nước cộng sản và độc tài này lấn át và đe dọa cả thế giới?

    Hãy lấy kinh nhiệm Mỹ giúp nước Tàu xây dựng kinh tế lớn mạnh, nay chỉ sau Mỹ, nhưng bị Tàu phản bội muốn trên cơ bắt nạt cả nước Mỹ; và Nga xâm lăng Ukraine, đe dọa cả Âu Châu nhưng Nga vẫn bán dầu và khí dốt mà một số nước trong EU vẫn mua để nhận ra rằng chính các nước tư bản tự mình giết chính mình chứ Nga và Tàu không có đủ sức mạnh để đe dọa chiếm cả thế giới. Nếu biết kết hợp kinh tế và lập ra một liên minh kinh tế như một liên minh quân sự NATO, như ASEAN, Bộ Tứ (Quad), AUKUS, lấy sức mạnh kinh tế làm trở thành mặt trận thay cho quân sự thì thế giới sẽ ngăn được chiến tranh vũ khí nguyên tử. Các nước cộng sản và độc tài sẽ không còn dám xâm lăng bất cứ một nước nhỏ nào khi bị các nước cùng phối hợp đánh vào kinh tế. Nếu như EU, thay vì NATO kết hợp các nền kinh tế lại với nhau cùng cấm vận thì Nga sẽ thua và sẽ phải rút về mà không lo sợ chiến tranh nguyên tử. Và nếu Mỹ cùng với EU, Nhật, Nam Hàn, Ấn v.v. cùng cấm vận kinh tế thì nước Tàu cộng sản cũng sẽ hết dám hung hăng đe dọa Đài Loan, Hoa Đông, Đông Nam Á và cả thế giới. Kinh tế quyết định tất cả mọi thứ, mọi sức mạnh. Kinh tế quyết định sự sống còn của con người, sự tồn tại của nhân loại, chứ không chỉ là chiến tranh với vũ khí nguyên tử mà Nga đe dọa thế giới như đang diễn trong cuộc chiến xâm lăng Ukraine hiện nay. Nếu Mỹ và EU cũng như thế giới lập ra những liên minh kinh tế thay vì là những liên minh quân sự, kết hợp kinh tế cùng cấm vận thì Nga sẽ thua và thua mà không có máu đổ thịt rơi. Tại sao không lập những liên minh kinh tế thay cho những liên minh quân sự để bảo vệ nhau và bảo vệ sự tồn vong của nhân loại?!

    50 năm trước đã khác với 50 năm sau và càng sẽ khác trong tương lai… Việt Nam sẽ không còn cộng sản.
    nv

    • “Việt Nam sẽ không còn cộng sản”

      Does that mean Đảng Cộng Sản sẽ bị giật xập, lăng Hồ Chí Minh sẽ bị blown up Sky-Hi, xác thì đem ra làm Pinata?

      Hy vọng còn sống tới lúc đó . Việc đầu tiên tớ sẽ làm khi về Việt Nam là lên Yên Tử lôi bài vị của Võ Văn Kiệt ra đập nát, rùi quẳng xuống núi . One baby step @ a time.

  15. Sự sai lầm về chiến lược phải dừng lại ở thế thủ khiến VNCH phải thất bại . Tại sao phải chịu một điều kiện để được viện trợ ? Câu trả lời đơn giản là nhằm tránh một cuộc đại chiến thứ 3 của thế giới . Một thất bại về phía VNCH được nhìn thấy ngay khi hiệp định 27/1/1973 được ký kết .

    Thân phận VN hay số phận của dân tộc lâm vào thế bị bọn Cọng Sản dã man ngu xuẩn hành xác cai trị như một định mệnh , nhiều người nhìn thấy nhưng đành chịu .

    Điều nhiều người không ngờ là chính bọn CSVN hôm nay lại. bị nhân dân VN cười nhạo và khi dễ lột mặt nạ ngụy quân tử , chính xác Csvn tuyên bố có nội chiến trong chính quyền cọng sản , chưởi xéo nhau là Nguỵ cọng sản .

    Năm mươi năm qua CSVN vẫn chìm trong một cuộc chiến tranh lạnh tranh giành quyền lực đấu đá nội bộ khiến VN chậm lụt phát triển , thất thoát phá hoại tài nguyên . Rốt cuộc CSVN phải muối mặt quay lại chạy theo con đường chính trị tự do dân chủ của VNCH từng xây dựng .

    Sau 50 năm để rồi chính nhân dân VN hôm nay xác nhận CSVN là phi nghĩa , VNCH là chính nghĩa . Đây cũng chính là một thắng lợi to lớn phục hồi danh dự cho thành phần VNCH khi người dân VN hôm nay thoải mái xử dụng từ bọn NGUỴ CỘNG SẢN !!!

    • Hèn nhát và NGU ngóc cho nên pho’ cả linh hốn và xác cho bu MẼO quyet định số phận của mình cho nên NGUY SAI GÒN phải………tắt thở. Nói toạc ra là như vay. bày đắt còn bien minh lung tung là the nào hả.

      Ngụy biện như đám NGỤY TÀN DƯ hôm nay thì NGUY SAI GON khong có lỏi chi hết , lỏi tại MẼO , lổi tại VIET CÔNG chúng anh , hóa ra thèNG NGUY SAI GON chí là …….THẰNG BÙ NHÌN , lol

      Đánh đấm như KẶC chó , thua rồi bay giò cả đám NGUY làm họ ĐỔ tên THỪA sạch , heheheh

  16. Nguồn : ” National Security Archive, Soviet-American Relations: the Détente Years, 1969-1972 “:

    “Năm 1968, trong khi đang tranh cử tổng thống, Nixon đã phái Kissinger đến gặp riêng đại sứ Nga tại Washington là Anatoly Dobrynin- một người làm việc trong Sứ Quán Nga ở Mỹ từ năm 1944, rồi giữ chức đại sứ qua sáu đời tổng thống Mỹ, đến năm 1986 mới thôi-. Kissinger báo cho Dobrynin biết Nixon chủ trương sẽ rút quân Mỹ khỏi Việt Nam, rồi sau đó miền Nam Việt Nam theo chế độ nào cũng được, ông Dobrynin thuật lại trong hồi ký.

    “Ngày 9 Tháng Giêng năm 1971, Kissinger lại gặp Dobrynin, cho biết chính phủ Nixon không đòi quân Bắc Việt phải rút khỏi miền Nam để đánh đổi việc Mỹ rút quân, và tương lai chính trị miền Nam “không còn là mối quan tâm của nước Mỹ, mà đó là vấn đề của người Việt Nam với nhau nếu sau khi Mỹ rút quân họ lại đánh nhau thêm. Then “it will no longer be [the Americans’] concern, but that of the Vietnamese themselves if some time after the U.S. troop withdrawal they start fighting with each other again.”

  17. Mỹ đã hai lần từ chối không ký kết thỏa ước quân sự hỗ tương (Mutual Defense Treaty) với VNCH. Lần đầu vào năm 1957. Lý do từ chối là phía Mỹ viện cớ vì VNCH đã nằm trong khối SEATO South East Asian Treaty Organization– Thế nhưng, Phi Luật Tân là nước cũng nằm trong khối SEATO thì Mỹ lại ký kết Mutual Defense với nước Phi ngày 30/8/1951. Ngoài ra Mỹ cũng ký kết Thoả Hiệp Quân Sự Hỗ Tương với các nước khác trong vùng như Nam Hàn, Nhựt Bản và Đài Loan .
    Và lần thứ hai vào năm 1961, VNCH nhắc lại yêu cầu Mỹ ký Thỏa Hiệp Quân Sự .

    • Thật ra, trong công điện do Đại sư Mỹ lúc bấy giờ Nolting đánh về Washington đề ngày Oct 1, 1961, trong đó có đề cập đến yêu cầu của TT Diệm về sự cần thiết của một Hiệp Đinh Quốc Phòng Song Phương Mỹ Việt (US-VN Bilateral Defense Treaty). Theo giải thích của Fuller trong bức điện thì Nolting đã cho TT Diệm biết rằng yêu cầu này là bất khả thi, bởi vì nó sẽ vi phạm điều 19 của HĐ Genève, cấm cả hai miền Nam Bắc VN không đuợc gia nhập một liên minh quân sự nào. Xin đọc nguyên văn:

      “Điều 19
      Với tác dụng từ ngày có hiệu lực của bản hiệp định tạm thời, không một căn cứ quân sự nào thuộc sự kiểm soát của nước ngoài có thể được thiết lập ở vùng tái tập kết của mỗi miền; hai miền sẽ cam kết rằng những khu vực được quy định cho họ không gia nhập vào khối liên minh quân sự nào và không được lợi dụng để tái diễn tình trạng chiến tranh hay để đẩy mạnh chính sách xâm lược.”

      Cái hớ của miền Nam là cứ tưởng Nước Mỹ sau khi giúp Ô Diệm thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hoà, quân viện vũ khí và gởi cố vấn ồ ạt qua VN là trước sau gì Mỹ cũng phải có hiệp đinh quốc phòng nào đó vơi VNCH để giữ vững tiền đồn của Thế Giới Tự Do. Nhưng nay, Mỹ lại bác bỏ yêu cầu của Ô Diệm viện cớ là vi phạm Hiệp Đinh Genève!

      Khi thấy Mỹ mở ngõ cho CSBV vào miền Nam qua việc Trung lập hoá vương quốc Lào, Ô Diệm đã thấy cái gì đó không ổn, nhất là chẳng bao lâu sau, Mặt trận Giải Phóng ra đời. Ô Diệm có yêu cầu Mỹ vi phạm HĐ Ge nève, chẳng qua cũng chỉ để thử lòng đồng minh”” mà thôi.

      • Bạn Lý Chính Luận: – Về việc Mỹ từ khước không ký kết thỏa ước quân sự hỗ tương (Mutual Defense Treaty) với VNCH, tôi nhớ đó là tôi xem từ cuốn The Final Collapse của đại tướng Cao Văn Viên.

        – Ông Nguyễn Văn Ngân – phụ tá đặc biệt của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu- trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Trần Phong Vũ cho biết: Những dự án xây dựng cơ sở đúc súng đạn, nhà máy lọc dầu, phân bón… dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm đều bị người Mỹ ngăn chận.

        Tôi nhớ là mấy chục năm về trước, tôi có đọc trong cuốn Nhật Ký Đỗ Thọ hoặc cuốn Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống của Lương Khải Minh và Cao Vị Hoàng chi đó cũng đã đề cập đến việc những kế hoạch này bị Mỹ phát giác và phá hư .

        Cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính đã thuật lại nhận xét của ông Ngô Đình Nhu từ đầu thập niên 60 về chiến lược toàn cầu của Mỹ như sau:
        ‘Nếu tụi nó (Mỹ) nhảy vô để chiến thắng Cộng Sản như ở Triều Tiên, bất kể một cuộc can thiệp của Tầu hay… đệ tam thế chiến, thì mình cũng để cho tụi nó thử sức với Cộng sản xem sao, chứ ở đây mục đích của tụi nó là tìm một thế ‘sống chung nào đó’ với Cộng Sản, thì đánh để làm chi, rốt cuộc cũng chỉ như rứa? Con đường của Hoa Thịnh Đốn muốn đi tới là Bắc Kinh, mình chỉ là vật tế thần ‘cục kê’ của tụi nó’. ( Trích)

        Xem ra hai anh em TT Diệm có lẽ đã biết bản chất của người Mỹ là ” khi vui nó đậu, khi buồn nó bay”.

      • Nhà biên khảo Minh Võ đã viết: “Harriman là người thù ông Diệm vì vụ trung lập hóa Ai Lao. Ông Diệm, cũng như cựu Tổng thống Dwight Eisenhower, đều coi Ai Lao như cửa ngõ để CS Bắc Việt xâm nhập miền Nam Việt Nam. Ông Diệm cực lực chống việc trung lập hóa Ai Lao vì biết chắc chắn Bắc Việt sẽ không bao giờ tôn trọng hiệp ước đã ký. Chúng sẽ để quân lại, đem thêm quân vào như chúng đã vi phạm thỏa ước Genève 1954. Còn các nước Tây phương thì vì lương tâm, vì tính lương thiện sẽ không dám vi phạm, không dám đem quân vào đuổi Cộng quân Bắc Việt đi. Như vậy coi như Thế giới tự do mất Ai Lao cho Cộng Sản.”

        Cựu đại tá CS Bùi Tín: Sau Hiệp định về Lào, chúng tôi tuyên bố phía Việt nam đã thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định, rút hết quân về nước. Thực ra, lúc đó quân chiến đấu Việt nam chỉ rút một ít để tượng trưng. Núi rừng bạt ngàn, không có doanh trại, chỉ đóng quân trong rừng rậm, làm sao mà biết được! Có lúc quân đội Việt nam ở Lào vẫn còn đến ba, bốn chục nghìn, hàng chục tiểu đoàn và nhiều trung đoàn. Các đơn vị ấy hoạt động ở Sầm Nưa, Phong Xa Lỳ, Xiêng Khoảng, quanh Viên Chăn, Luang Pha Bang, Khăm Muộn, Bô-lô-ven… Bằng chứng sự về có mặt của bộ đội Việt nam? Tuy có, nhưng Hà Nội phủ nhận hết. Hà Nội luôn lập luận: lừa được đối phương, giấu được dư luận quốc tế là thành tích, vì tuy lừa dối, nhưng đã là vì cách mạng, vì chính nghĩa thì không cần phải phân vân, băn khoăn.

  18. Năm 1973 , quân viện của Mỹ cho VNCH là 2 tỷ 1, sang năm 1974 chỉ còn 1 tỷ 4, năm 1975 tụt xuống còn 700 triệu – trong đó 300 triệu để trả lương cho nhân viên cơ quân tuỳ viên quân sự DAO của Mỹ. Rồi trong buổi họp kín ngày 12/ 3/75, đảng Dân Chủ ở Thượng và Hạ Viện đã phán quyết: Không cấp thêm viện trợ quân sự cho VNCH nữa.

    So sánh với người lính Mỹ, trong thời gian 1966-71, ngoài tiền bạc dồi dào, họ còn được trang bị các vũ khí tối tân , được yểm trợ bởi từng dàn các phản lực cơ siêu âm – oanh tạc cơ hiện đại như B52, Phantom F4, Thunder chief F5, Intruder A6…, mấy ngàn chiếc trực thăng đủ cỡ. Ngoài khơi, lại còn có Đệ Thất hạm đội . Quân phí cho người lính Mỹ : Năm 1967: 485600 lính Mỹ – 20 tỷ đô la. Năm 1968: 536100 lính – 26.5 tỷ đô la. Năm 1969: 475000 lính – 29 tỷ đô la. ( Nguồn :Tradingeconomics )

  19. Năm 1968 và 1972, VNCH đã đề nghị Mỹ giúp thành lập thêm 2 sư đoàn Tổng Trừ Bị nhưng người Mỹ từ chối lấy lý do tốn kém .

    Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng- cựu tổng trưởng Kế Hoạch kiêm cố vấn của TT Thiệu- cũng viết rằng: Vấn đề này thì chúng tôi nắm rất vững vì đã từng nhận chỉ thị cùa Tổng thống Thiệu để giúp Đại tướng Viên và Trung tướng Đồng Văn Khuyên, đặc trách tiếp vận, đi “lobby” phía Mỹ giúp trang bị thêm hai sư đoàn để làm lực lượng trừ bị. VNCH có trên một triệu quân nhưng chỉ có 13 sư đoàn (200,000) là quân chính quy, phần còn lại là địa phương quân, dân quân…giữ an ninh địa phương. TT Thiệu thường hay phàn nàn với chúng tôi, “Mình chỉ có hai sư đoàn Dù và Thủy quân Lục chiến phải dùng trực thăng bốc đi hết trận này tới trận khác.”

  20. Sử gia Trần Gia Phụng : ” Khi mở cuộc hành quân Lam Sơn 719, tấn công qua Hạ Lào tháng 1-1971, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đề nghị với Hoa Kỳ là VNCH đưa một sư đoàn tiến qua phía bắc vĩ tuyến 17 như một chiến thuật đánh lạc hướng CSVN, nhưng Hoa Kỳ không chấp thuận.
    “Trong Mùa hè đỏ lửa năm 1972, Bắc Việt tràn quân qua vĩ tuyến 17 tấn công VNCH. Viện dẫn lý do nầy, Quân đoàn I đưa ra đề nghị đánh thẳng qua sông Bến Hải, nhằm đe dọa hậu cứ địch, nhưng cố vấn Mỹ không đồng ý.
    “Lo ngại Quân đoàn I có thể tự ý tiến quân ra Bắc, các cố vấn Mỹ giới hạn việc cấp bông tiếp vận cho Lữ đoàn 1 Kỵ binh 20 gallons xăng mỗi ngày cho một xe, đạn pháo binh chỉ được bắn 5 quả mỗi ngày cho một khẩu và ngưng tiếp tế lương khô cho Lữ đoàn.
    “Về Không quân, Hoa Kỳ chỉ cung cấp loại phản lực F-5 và A-37, chứa nhiên liệu ít, nên không ở lâu trên không trung và không bay xa được để khỏi tấn công đất Bắc “.

  21. khà khà khà , NGỤY LE TRUNG có đoc Decent Interval hả. Cho hỏi có đọc trang 573 chưa. Néu đọc rồi thì hảy đoc lại, nếu chưa đọc thì anh Phét viet lại mọt đoan của trang 573 nói về tuóng NGUY SAI GON thiẹt là…………oai k(hủng)nè.

    Shortly after arriving in GUAM, several of dêfeated ARVN gẻnerals were brought together in one of the old metal baracks. An exhausted General Toan , the former MR 3 Commander, was pushed into the meeting in a wheelchair , and Gẻneral Truong , the defender of Danang , was suffering from such an acute case of conjunctivitis he could not find his way to a chair. Moments later an American naval officer marched in and demanded that the generals remove their uniforms. “Can’t we at least keep our shoulder stars?” one of them asked. “NO”, the American replied. “You have no army, no country any more.” It’s as if the Republc of Vietnam had never existed at all.

    Để anh Phét dich ra tieng Viet đọc cho thấm thía nghen.

    Sau khi chạy đến đảo GUAM mot lúc thì năm bảy tên bại tuóng của NGUY SAI GON tụ tập lại trong một trại lính đuọc làm bằng KẺM. Tuóng NGUY NGUYEN VAN TOÀN cụu tu lệnh Vùng III chién thuạt ngồi xe lăn đuọc đẩy tói tham dụ cuoc họp. Bại tuong NGO QUANG TRUỎNG , nguòi tuyen bố bảo vệ và tủ thủ Đà Năng , đả dang bị đau mắt trầm trọng đến nỏi khong tháy đuòng mò tói chiec ghế tại cuoc hop..

    “Môt vài phút sau đó , một tên sỉ quan hải quân MẼO tiến vào và đề nghị tat cả các BẠI TUONG’ NGUY SAI GON trút bỏ quân phục. “Cho phép chúng toi ít nhất là tiep tục đeo LON(cáp bậc) tren ve áo “? Một trong những bại tuóng van xin. “KHÔNG”, Vien si quan MẼO trả lòi “Chúng mày khong còn quân đội, Chúng mày chẳng còn tổ quóc , khong còn lý do gi đẻ mang lon và mạc quân phục “. Cau noi thẳng thừng trắng trợn như thé duòng như là NGỤY SAI GON chưa bao giò hiện hửu trên thé giói này.”

    Pà mịa oi nhục oi là nhục. Đả là bại tuóng bỏ lính phóc chạy truóc tiên qua đảo GUAM rồi mà chưa biét thủ phận bại tuóng mà còn xin tiep tục đeo LON là thé nào. Thằng lính Mẽo nó khong cho. Nó bằt bại tuóng NGỤY bao gồm TOÀN, TRUỎNG và mot số tên tuong khác trút bỏ quân phục và nó còn bảo “Chúng mày không còn quân đội, chúng mày khong còn đất nuóc” thì hà cớ chi mà chúng mày còn muón măc quan phục và đeo lon tuóng hả ”

    Các cụ NGỤY TAN DƯ cứ là chí biét trach móc bu MẼO nào là phản bội đống minh, nào là bán đứng đàn em , nào là bắt tay vói Mao Trach Đông để triet tieu NGUYEN VAN THẸO v.v.v.v..v.v

    Vân’ đề đặt ra là TAI SAO Mẽo phải thay đổi chién luọc khi mà đả tón của hao tiền và mất xuong máu của hon 58 ngàn sanh mạng MẼO và hơn 300 ngàn thanh nien MẼO phải tật nguyen ĐUI , QUÈ , CỤT v.v..v.v.

    Néu như NGUY SAI GÒN đánh đấm’ giỏi như VIET CỘNG chúng anh thì dân MẼO chác chán không biẻu tình phản chién tranh và chác chắn bu MẼO không đi qua TÀU để thay dỏi chính sách.

    Nếu nhu NGUY SAI GÓN bớt THAM NHŨNG, bót ĂN CẮP, bót HÔI LỘ thì dân MẼO chắc chắn đả không mệt mỏi , không bieu tình , và tiep tục ủng hộ chien tranh.

    Néu như tuóng tá của NGUY SAI GON đừng ĐẢO CHÁNH, bớt BÈ PHÁI , biet ỔN ĐINH CHINH TRỊ thì chác chắn bu MẼO sẻ khong thay dổi chien luọc qua TÀU.

    Néu như NGUYEN VAN THẸO không dung duỏng ăn chia chính sách LÍNH MA(Ghost Soldiers), LINH KIẺNG (on call Soldiers) thì bu MẼO đả khong thay dỏi chién luọc.

    Néu như 1,2 triệu tên lính NGỤY SAI GON mà có tinh thần chién đấu. Đừng có SEARCH and AVOID thay vì SẺARCH and DESTROY thì bu MẼO sẻ không thay đôi chien luoc đẻ TRIET TIEU NGUY SAI GON cho rảnh tay.

    Néu và nếu….NGUY SAI GON thé này thé kia thì lich sữ NGUY TAN DƯ hom nay đả rẻ sang mot huong khác . Đang tiéc lich sữ khong có chử NẾU. Lich sữ chi có thẻ giúp cho nguoi ta ĐỪNG ĐỂ LICH SỬ lặp lại chứ không ai có thể thay dỏi đuọc.

    Mong NGUY TAN DƯ hôm nay mạnh dạn láy hết tí bình sinh còn lại và hảy dói diên vói lich sử THẤT BẠI của chính mình , đừng làm họ ĐỔ ten THƯA nửa.

    • “Lich sữ chi có thẻ giúp cho nguoi ta ĐỪNG ĐỂ LICH SỬ lặp lại chứ không ai có thể thay dỏi đuọc”

      How about Đảng các bác biết rõ như thế là dẫn đến diệt vong, nhưng lại đem những yếu tố dẫn đến diệt vong tọng vào họng như Hot Dog eatin contests on July 4? Cái này gọi là TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ LỊCH SỬ LẶP LẠI . Tất cả điều kiện cần đã đủ, may là Đảng đã kịp bầu ô Nguyễn Phú Trọng vào chức Tbt, & đã kịp ghè thắng ngay miệng vực . Không là về với Mác-Lê-Hồ-Xít hết cmnr.

      Điều kiện cần “các học giả Miền Nam trước kia … hiện chúng ta đã có kiện hành chính … hiện Hiến pháp năm 2013 của nước ta cũng vậy) cả về nội dung lẫn hình thức”

      Còn bao nhiêu thứ như vậy đang tiềm ẩn trong Đảng, my guess is plenty.

      All it takes is ONE person to activate all those sleeper cells. Đảng sẽ bay đầu ngay tắp lự

    • Nhận định này đúng hay sai ?

      “Lòng dân trong nước cũng như hải ngoại đều hướng về Tây phương … Điều này có nghĩa là phe hướng về Tây Phương trong đảng cuối cùng sẽ thắng, bởi vì họ có quần chúng”

      Và nếu phe thân Mỹ, aka tôn Mỹ làm Bu, thắng thì Đảng còn tồn tại được bao nhiêu lâu nữa ?

  22. Nói về chuyện đã qua như một giấc mơ, tôi liên tưởng đến câu nói của PTT Mike Pence ngay trong ngày 6 tháng 1 năm 2021. Giữa lúc đám dân nổi loạn vừa tràn vào Toà nhà Lập Pháp, vùa hô vang khẩu hiệu “Treo cổ Pence” , ông đưọc Mật Vụ Mỹ đem xuống một bãi đậu xe bí mật trong tầng hầm của toà nhà. Trưởng toán mật vụ lúc ấy mời ông vào một chiếc Limousine đã nổ máy và đang chờ sẵn, để tẩu thoát cùng với đoàn xe 20 chiếc hộ tống. Khi được hỏi đến LẦN THỨ BA, PTT Pence nghiêm nghị trả lời :”Tôi sẽ không bước vào chiếc xe này!” (I’m not getting into that car).

    Hú hồn! Nếu Pence leo lên xe cho mật vụ chở đi, lịch sử Mỹ có lẽ sẽ lật qua một trang khác, và chính bản thân của Pence chưa chắc đã được toàn mạng cho tới giờ phút này!

    Giả sử, anh em nhà NGÔ cũng trả lời một câu tuơng tự “TÔI SẼ KHÔNG VÀO TRONG CHIẾC M113 NÀY” vào ngày 3 thang 11 năm 1963 thì sao nhỉ ?

    Giả sử TT KENNEDY cũng nói :”I’m not getting into that car” khi được mời lên chiếc Limousine mui trần chở ông đi thăm dân Mỹ ở Dallas ngày 22 tháng 11 năm 1963 thì lich sử Mỹ sẽ như thế nào?

    Những chuyện nói trên đã xảy ra trong chiến tranh VN như một giấc mơ qua với những hệ luỵ cho đất nước VN mà chúng ta ai cũng biết. Tôi để lửng câu hỏi với hy vọng các bậc cao minh cho biết ý kiến.

    • Trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng”, tướng Trần Văn Đôn cho biết khi hay tin hai anh em tổng thống Diệm đã ra khỏi Dinh Gia Long, Lucien Conein đã hỏi: “Hai ông ấy đi đâu? Phải bắt lại cho kỳ được, vì rất quan trọng”. Lucien Conein đã nói với các tướng đảo chánh bằng tiếng Pháp: “On ne fait pas d’omelette sans casser les oeufs.” (Người ta không thể làm món trứng rán mà không đập bể những cái trứng)

      ***Cabot Lodge nói với nhà báo David Halberstam : “ Nếu hai anh em nhà ấy còn sống, thì ta sẽ kẹt chứ ? Bất cứ thằng cha căng chú kiết phản động nào trên thế giới cũng sẽ mang ra xài để phá ta ”. Nguồn: “A Bright Shining Lie “, tác giả là nhà báo Neil Sheehan,

      ***Cựu bộ trưởng Quốc Phòng McNamara viết thuật lại lời của ông Trần Văn Hương: “Những tướng lãnh hàng đầu đã quyết định giết anh em ông Diệm sợ hãi đến chết được. Họ biết rất rõ họ là những kẻ chẳng có tài cán, đức độ hay hậu thuẫn chính trị gì, dù một chút cũng không có, nếu để Tổng thống và ông Nhu sống, hai ông sẽ trở lại cầm quyền một cách ngoạn mục mà họ không có cách gì ngăn cản được “.

      • @Le Trung: Vâng, dù có leo lên xe hay không thì kết quả chỉ bị chậm lại thôi. Như trích dẫn (rất đáng tin cậy) của bác thì cho dù không giết được anh em nhà Ngô hoặc Kennedy hôm ấy thì “họ” cũng sẽ tìm cách giết vào một lúc khác.

  23. Hôm 23/7/20, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo- tại Bảo tàng Thư viện Quốc gia Richard Nixon- đã lên án Trung cộng rằng trong gần 50 năm qua kể từ khi Nixon bay qua bắt tay hòa hoãn với Mao trạch Đông ,Trung cộng đã nói láo, lường gạt, và ăn cắp để bây giờ trở nên một cường quốc và thịnh vượng…. Pompeo nói tiếp ” phương cách mà chúng ta đang giao tiếp với Trung cộng đã không mang lại sự thay đổi ở Trung cộng mà tỗng thống Nixon trước kia đã kỳ vọng. Chính sách của Hoa kỳ và Tây phương đã giúp vực dậy nền kinh tế rệu rã của Trung cộng, để rồi ngày nay Trung cộng cắn lại tay của tất cả chúng ta “.

  24. Trên trang mạng của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược của lục quân Hoa kỳ viết rằng quân đội Việt nam Cộng hoà và Hoa kỳ sở dĩ không đổ bộ Bắc Việt là vì không muốn Cuộc Chiến Việt Nam sẽ nổ to ra với Tàu cộng chính thức trực tiếp nhảy vào cuộc chiến. Mầm mống đe doạ này lúc đó đã đang có sẵn với 320000 lính Tàu cộng hiên diện ở trên đất Bắc. Vả lại, Hoa kỳ và Tàu cộng đã thoả thuận rằng ” miễn là quân đội Hoa kỳ không tấn công ra Bắc hay tấn công Tàu cộng , Tàu cộng sẽ không trực tiếp nhảy vào cuộc chiến ” as long as US force did not invade NVN or attack China, China would not directly enter the war ” .

    Trong cuốn sách Viet nam: Explaining America’s Lost War , tác giả là sử gia Gary R. Hess thuật lại rằng: Vào cuối năm 1965, giữa Mỹ và Trung cộng đã có một sự hiểu ngầm lẫn nhau rằng nếu Mỹ không đổ bộ vào Bắc Việt hay tấn công Trung cộng, thì Trung cộng sẽ không trực tiếp nhảy vào cuộc chiến “ By end of 1965, the two sides had reached a tacit understanding that if the US did not invade NVN or attack China, China would not directly enter the war.

    v…v…

  25. Rất nhiều tài liệu dưới đây viết về việc Trung cộng đã gửi hơn 300000 quân sang Việt nam để giúp các binh đoàn CS Bắc Việt rảnh tay ổ ạt xuôi Nam xâm lược Việt Nam Cộng Hòa. Cũng cần nói thêm rằng tính đến năm 1975, dân số miền Bắc là hơn 27 triệu vượt trội hẳn dân số miền Nam chỉ 20 triệu . Thêm nữa là Cộng sản Hà nội cũng bắt nhiều thanh niên, thiếu nữ miền Nam đi lính cho chúng :

    *** Trong tác phẩm “Trung Quốc Lâm Chiến: Một Bộ Bách Khoa ” “China at War: An Encyclopedia ” , tác giả Xiaobing Li liệt kê các đóng góp cụ thể của 320 ngàn quân Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam:

    “Mặc dù đang mạnh dần, Trung Quốc vẫn lo ngại sự hiện diện ngày càng mở rộng của Mỹ tại Đông Nam Á. Trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn năm 1964 đến năm 1973, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã lần nữa can thiệp. Tháng Bảy năm 1965, Trung Quốc bắt đầu đưa quân vào Bắc Việt, bao gồm các đơn vị hỏa tiển địa-không (SAM), phòng không, làm đường rầy xe lửa, công binh, vét mìn, hậu cần. Quân đội Trung Quốc điều khiển các giàn hỏa tiển phòng không, chỉ huy các đơn vị SAM, xây dựng và sửa chữa đường sá, cầu cống, đường xe lửa, nhà máy. Sự tham gia của Trung Quốc giúp cho Việt Nam có điều kiện gởi thêm nhiều đơn vị Bắc Việt vào Nam đánh Mỹ. Giữa năm 1965 và năm 1968, Trung Quốc gởi sang Bắc Việt 23 sư đoàn, gồm 95 trung đoàn, tổng số lên đến 320 ngàn quân. Vào cao điểm năm 1967, có 170,000 quân Trung Quốc hiện diện”.

    *** Theo tài liệu của trang mạng Mỹ Vietnam War Statistics thì Trung Cộng đã gửi 327000 quân vào miền Bắc Việt Nam China has opened its records on the number of uniformed Chinese troops sent to aid their Communist friends in Hanoi . In all, China sent 327000 troops to North Vietnam .

    ***Trong bộ sách đồ sộ “Mao: The Unknown Story”, hai tác giả Jung Chang và Jon Halliday viết rằng : Năm 1965, sau khi Lê Duẩn chính thức yêu cầu Trung Quốc đưa quân bộ vào, viện trợ Trung Quốc tăng rất nhanh…. Tổng số quân lính Trung Quốc tại Bắc Việt từ tháng 6-1965 đến tháng 3-1968 lên đến 320000 người . Những người lính Trung Quốc cuối cùng rút khỏi Bắc Việt vào tháng 8-1973.

    *** Hai tác giả Jacques Massu, Jean-Julien Fonde của cuốn sách L’aventure Viet Minh thuật lại rằng trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 30-7-1979, một viên chức ngọai giao Trung cộng cho biết từ năm 1954 đến 1971, 300000 binh sĩ Trung Quốc đã chiến đấu bên cạnh binh sĩ Bắc Việt .

    ***Xie Tao – giáo sư ngành khoa học chính trị tại Trường Anh ngữ và Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh- tác giả cuốn “U.S.-China Relations: China Policy on Capitol Hill ” viết rằng Trung cộng đã gửi 300000 nhân viên quân sự qua biên giới.

    v…v…

  26. *** BBC- 31 /12/ 2012 : Ông Nicolai Kolesnhik, một cựu chiến binh Nga ở Việt Nam, nói từ năm 1965, ông cùng các đơn vị Liên Xô tham gia phòng thủ Bắc Việt Nam bằng tên lửa chống lại không quân Hoa Kỳ. Ông cũng cho biết: “Từ tháng 7/1965 đến cuối 1974 gần 6500 nghìn sĩ quan và tướng lĩnh và hơn 4500 binh lính hạ sĩ quan của các lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia tác chiến tại Việt Nam.

    *** Cựu Trung Tướng Yevgeni Antonov – nguyên trưởng đoàn cố vấn quân sự của Liên Sô tại Việt Nam – tiết lộ rằng Liên Bang Sô Viết đã gởi một trung đoàn phòng không với đầy đủ vũ khí và trang bị sang Việt Nam tham chiến .

  27. ***BBC – 1/3/219: Tờ Tiền Phong ở Việt nam đăng tải rằng đã có khoảng 200-400 lính Triều Tiên – bao gồm khoảng 90 phi công- được cử sang chiến đấu ở Việt nam.
    Phi công Bắc Hàn giúp Cộng sản Hà nội : Ngoại trưởng Bắc Hàn Paek Nam Sun, nhơn khi sang thăm Việt Nam từ ngày 25 đến 27-03-2000, đã đến viếng nghĩa trang nơi chôn 14 quân nhân Bắc Hàn. Năm nào nghĩa trang này cũng được các viên chức sứ quán Bắc Hàn viếng thăm. Theo một bản tin của thong tấn xã Nam Hàn Yonhap, đa số quân nhân Bắc Hàn tử trận đều là phi công chiến đấu. Các phi công này đóng tại phi trường Kép, thuộc huyện, tỉnh nói trên vào những ngày đầu của cuộc chiến, khoảng 1967-1968. Những phi công này đã bị phi cơ Hoa-kỳ bắn hạ khi họ bay lên nghinh chiến .

  28. Bọn CS Hà nội cứ khoe mẽ là đánh bại được Mỹ . Thật là nực cười !

    Ngay từ khi Mỹ bắt đầu mang quân chiến đấu vào Việt nam, Mỹ đã minh định rõ rằng Mỹ không có ý định tiêu diệt Hà nội và cũng chẳng có ý định ở lại VN lâu dài .

    Trong diễn văn của tổng thống Johnson đọc trước American Alumni Council ngày 12-7-66, ông tuyên bố: ” “Chúng ta không có ý tiêu diệt Bắc Việt. Chúng ta không có ý thay đổi chính quyền tại đó. Chúng ta không có định thiết lập căn cứ quân sự vĩnh viễn tại miền Nam. Chúng ta đưa quân đến Nam Việt Nam cốt để thuyết phục Bắc Việt nên chấm dứt xâm lăng các nước lân bang, và để chứng tỏ cho Hà Nội biết rằng chiến tranh du kích do nước này gây ra chống nước kia sẽ không thể có kết quả. Chúng ta cần cho Bắc Việt biết giá xâm lăng của họ sẽ rất cao để họ chọn lựa giữa thương thuyết hay đơn phương chấm dứt cuộc xâm lăng.” Johnson không muốn Trung quốc cảm thấy bị đe dọa, không muốn cuộc chiến Việt Nam làm quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết căng thẳng và cũng không muốn chiến tranh làm hỏng chương trình Đại Xã Hội (Great Society) của ông trong nước. Hoa Kỳ giới hạn chiến tranh bằng bộ binh trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam trong khi Bắc Việt xem Đông Dương là một chiến trường toàn bộ”.

    Và ở trong giai đoạn Hòa đàm Ba Lê 1071, Mỹ lại minh định lần nữa rằng Mỹ chẳng hề có ý định đánh thắng CS hay tiêu diệt chúng :

    Năm 1971, Kissinger cũng đã nói với thủ tướng TC Chu Ân Lai:
    “Chúng tôi không chẳng tính đến chuyện tiêu diệt Hà Nội, và ngay cả chuyện thắng Hà Nội cũng không được chúng tôi tính đến. Nếu có thể sống với một chính phủ cộng sản ở Trung Quốc, thì chúng tôi cũng có thể chấp nhận Chính Phủ cộng sản ở Ðông Dương”.

  29. BBC- Phạm Cao Phong: …. Che Guevara tỉnh táo nhận ra qua cuộc khủng hoảng hỏa tiễn năm 1962 rằng cả Hoa Kỳ lẫn Liên Xô đều chỉ coi Cuba như lá bài mặc cả trong chiến lược toàn cầu. Hành động xuống thang của Liên xô cho thấy Liên Xô không sẵn lòng mạo hiểm giúp đỡ cho cách mạng Mỹ Latin. Ở Algeria 25/2/1965, Che công kích Liên Xô thiếu nỗ lực cho cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức. Hoa Kỳ được Che đặt tên ‘Đế quốc phương Bắc’, còn là Liên Xô ‘Đế quốc phương Nam’. Ngưng trích .

    Chú thích: Năm 1956, Che gia nhập đoàn quân của Fidel Castro. Sau khi lật đổ được chính quyền Batixta . Y được giao nhiều trọng trách trong chính quyền Cuba. Năm 1965, y tham gia các phong trào Cộng sản bên Phi châu . Năm 1966, y đến Bolivia. Qua năm sau, bị CIA bắt, và xử tử .

  30. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – cựu tổng trưởng Kế Hoạch kiêm cố vấn của TT Thiệu- tóm tắt như sau:

    Trong những thập niên 1950-60, vì quyền lợi của Mỹ đòi hỏi phải ngăn chặn Trung Quốc tràn xuống nên Mỹ nhảy vào Việt Nam. Năm 1972 , Nixon-Kissinger hòa hoãn được với TQ vì Kissinger nói với Mao và Chu ân Lai khi ông ta bay qua Bắc Kinh là Mỹ sẵn sàng ký thỏa hiệp để ra đi khỏi Việt Nam và nếu sau khi Mỹ đã ra đi vài năm mà Cộng sản có chiếm trọn được Miền Nam thì Mỹ cũng không trở lại nữa. Khi Trung Quốc trở thành bạn rồi thì Mỹ không còn lý do gì để đổ xương máu tiếp tục ở Miền Nam Việt Nam, cho nên Mỹ đã bỏ Miền Nam không thương tiếc. Một trong những bài học rút ra từ cuộc chiến là như thế này: Mỹ nhảy vào Việt Nam không phải là để “bảo vệ tự do của nhân dân Miền Nam” như Mỹ luôn luôn tuyên bố (và nhân dân Miền Nam luôn luôn tin tưởng) mà là để bảo vệ Quyền lợi của chính Mỹ.

  31. Frank Snepp – Trưởng nhóm phân tích tình hình của CIA tại Sài Gòn- đã viết một cuốn sách dài 590 trang với cái tên là “Decent Interval” để nói về kế hoạch của Kissinger : Kissinger đã đưa ra kế hoạch thiết lập “Một Khoảng Cách Vừa Phải Decent Interval, làm thế nào để sau khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam chừng 2 năm, VNCH mất là vừa, lúc đó dư luận sẽ không đổ lỗi cho việc mất VNCH là do sự phản bội của Mỹ, mà do sự bất tài incompetence của VNCH.

    • khà khà khà , NGỤY LE TRUNG có đoc Decent Interval hả. Cho hỏi có đọc trang 573 chưa. Néu đọc rồi thì hảy đoc lại, nếu chưa đọc thì anh Phét viet lại mọt đoan của trang 573 nói về tuóng NGUY SAI GON thiẹt là…………oai k(hủng)nè.

      Shortly after arriving in GUAM, several of dêfeated ARVN gẻnerals were brought together in one of the old metal baracks. An exhausted General Toan , the former MR 3 Commander, was pushed into the meeting in a wheelchair , and Gẻneral Truong , the defender of Danang , was suffering from such an acute case of conjunctivitis he could not find his way to a chair. Moments later an American naval officer marched in and demanded that the generals remove their uniforms. “Can’t we at least keep our shoulder stars?” one of them asked. “NO”, the American replied. “You have no army, no country any more.” It’s as if the Republc of Vietnam had never existed at all. (trich’ tu DECENT INTERVAL trang 573 line1-line10)

      Để anh Phét dich ra tieng Viet đọc cho thấm thía nghen.

      Sau khi chạy đến đảo GUAM mot lúc thì năm bảy tên bại tuóng của NGUY SAI GON tụ tập lại trong một trại lính đuọc làm bằng KẺM. Tuóng NGUY NGUYEN VAN TOÀN cụu tu lệnh Vùng III chién thuạt ngồi xe lăn đuọc đẩy tói tham dụ cuoc họp. Bại tuong NGO QUANG TRUỎNG , nguòi tuyen bố bảo vệ và tủ thủ Đà Năng , đả dang bị đau mắt trầm trọng đến nỏi khong tháy đuòng mò tói chiec ghế tại cuoc hop..

      “Môt vài phút sau đó , một tên sỉ quan hải quân MẼO tiến vào và đề nghị tat cả các BẠI TUONG’ NGUY SAI GON trút bỏ quân phục. “Cho phép chúng toi ít nhất là tiep tục đeo LON(cáp bậc) tren ve áo “? Một trong những bại tuóng van xin. “KHÔNG”, Vien si quan MẼO trả lòi “Chúng mày khong còn quân đội, Chúng mày chẳng còn tổ quóc , khong còn lý do gi đẻ mang lon và mạc quân phục “. Cau noi thẳng thừng trắng trợn như thé duòng như là NGỤY SAI GON chưa bao giò hiện hửu trên thé giói này.”

      Pà mịa oi nhục oi là nhục. Đả là bại tuóng bỏ lính phóc chạy truóc tiên qua đảo GUAM rồi mà chưa biét thủ phận bại tuóng mà còn xin tiep tục đeo LON là thé nào. Thằng lính Mẽo nó khong cho. Nó bằt bại tuóng NGỤY bao gồm TOÀN, TRUỎNG và mot số tên tuong khác trút bỏ quân phục và nó còn bảo “Chúng mày không còn quân đội, chúng mày khong còn đất nuóc” thì hà cớ chi mà chúng mày còn muón măc quan phục và đeo lon tuóng hả ”

      Chao ôi mói cách đó vài giò thì ten nào tên nấy to mồm TỬ THỦ TỬ THỦ , Viet Cong phải buoc qua xác chết của TAU rôi mói chiem HUẾ , ĐÀ NẲNG . Tuy nhien chỉ vài giò đống hô sau tên thì bi. dau mắt, tên thì ngồi xe lăn ,, hahahhaha.

      Vạt đổi sao dời , thiet là Ô NHUC cho những tên tuóng NGUY như TRUỎNG như TOÀN v.vvvv.

      Đố thằng NGỤy nào cải đi cho đuọc thì anh Phet phát kẹo cho ăn.

      Thềng FRANK SNEPP kể lại đó nghen, khong phải anh PHÉT phịa ra đâu á.

      Thăng Ngụy nào muón bảo vệ danh dự cho các bại tuong’ NGỤY như TRUỎNG, nhu TOÀn thì đâm đon kiên FRAN SNEPP vê tọi PHỈ BÁNG đi xem nào.

      hahahhah , LOL .

      Cai? ddi LE TRUNG , kkakakak

  32. *** Sử gia Ken Hughes đã nghiên cứu các cuốn băng mật của Nixon ở Trung tâm Miller của Đại học Virginia, và viết thuật lại rằng :

    “Trong cuộc gặp gỡ với thủ tướng Trung Cộng Chu ân Lai hôm 9/7/1971, Kissinger tỏ bày: “Nhân danh tổng thống Nixon, tôi xin thông báo với thủ tướng một cách trịnh trọng nhất rằng trước hết, chúng tôi sửa soạn rút quân hoàn toàn ra khỏi Đông Dương và ấn định ngày giờ rút quân, nếu mà có đạt được một cuộc ngưng bắn và phóng thích tù binh của chúng tôi. Thứ đến, chúng tôi sẽ để cho giải pháp chính trị của Nam Việt Nam tự diễn biến và phó mặc cho một mình người Việt tự giải quyết với nhau.”

    “Trong cuộc họp hôm sau 10-7-1971, Kissinger nói thêm: “Điều chúng tôi yêu cầu là một khoảng thời gian chuyển tiếp giữa sự rút quân và diễn biến chính trị. Không phải là để chúng tôi có thể trở vào lại Việt Nam, nhưng chúng tôi có thể để cho dân tộc Việt Nam và dân tộc các nơi khác ở Đông Dương tự quyết định lấy số phận của họ… Hôm qua, tôi đã thưa với Thủ tướng, và tôi muốn nhắc lại rằng, nếu sau khi quân đội Mỹ rút lui hoàn toàn, mà các dân tộc Đông Dương thay đổi chính quyền của họ, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.”

    “Trong cuộc gặp gỡ hôm 20/6/72,Kissinger đã nói với thủ tướng Chu ân Lai: “Nếu chúng tôi sống chung được với một chính quyền cộng sản Trung Hoa, chúng tôi sẽ chấp nhận được ở Đông Dương”. Ngoài ra Kissinger cũng gián tiếp cam kết với Chu Ân Lai rằng Hoa Kỳ không có ý định tiêu diệt hoặc đánh bại cộng sản Bắc Việt ” chúng tôi đã không có ý định tiêu diệt họ hoặc ngay cả đánh bại họ “.

    “Trong phiên họp kín với Nixon tại hội nghị thượng đỉnh Moscow 1972, lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev nói: “Tiến sĩ Kissinger nói với tôi rằng nếu có thỏa thuận hòa bình ở Việt Nam, ngài sẽ để người Việt làm gì thì làm”.

    *** Tác giả Jeffrey Kimball của cuốn The Vietnam War Files: Uncovering the Secret History of Nixon-Era Strategy” cũng thuật lại tương tợ như sử gia Ken Hughes.

  33. Dưới đây là bài viết của ông Joseph A. Bosco – phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ-Trung Quốc ở Trung tâm Lợi Ích Quốc Gia và là cộng tác viên cho Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Và Quốc Tế. Trước kia, ông đặc trách về vấn đề Tàu cộng ở bộ Quốc Phòng – :

    ” Nixon quyết định rằng tình trạng phải thay đổi một cách đáng kể và ông ta thấy sự cần thiết phải” mở cửa Trung cộng ra thế giới và mở cửa thế giới cho Trung cộng” (“open China to the world and open the world to China”. Ông đã cảnh báo rằng một “quốc gia Trung cộng cô lập và giận dữ ” là một mối nguy hiểm cho khu vực và cho thế giới. Chúng ta không thể nào có thể để cho Tàu cộng mãi mãi đứng ngoài ” gia đình của các quốc gia” (“We simply cannot afford to leave China forever outside the family of nations ), ở đó họ nuôi dưỡng những tham vọng và những sự thù ghét và đe dọa các nước láng giềng. Tình trạng này không chỉ đơn giản gây ra bởi chính sách của các nước Âu Tây, mà chính là chính sách của Cộng sản Tàu : Thế giới không thể được yên ổn cho đến khi Tàu cộng thay đổi. Do đó, mục tiêu của chúng ta là tạo ra sự thay đổi. Mà cái cách để làm điều này là thuyết phục Tàu cộng rằng họ phải thay đổi: Rằng họ không thể thỏa mãn được những tham vọng đế quốc của họ.

    “Khi còn là tổng thống, Nixon bắt đầu mở cửa đi tới Tàu cộng, Nixon biết rằng ông ta đang thực hiện một canh bạc chiến lược rất lớn. Tuy nhiên, Nixon bắt đầu diễn trình với một loạt các sáng kiến và nhượng bộ đơn phương của Hoa Kỳ.

    “Đầu tiên là Nixon can thiệp vào mối tranh chấp Trung -Xô lúc đó đang gia tăng- các lực lượng quân đội Liên Xô triển khai gần biên giới Trung cộng năm 1969. Nixon đã gửi một thông điệp rõ ràng tới Liên Xô rằng Mỹ sẽ đáp trả đối với bất kỳ hành động hung hăng nào của Liên Xô đối với Tàu cộng – một bảo đảm an ninh chưa từng có cho Tàu cộng mà tại thời điểm đó đang chống Mỹ ở Việt Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không yêu cầu Tàu cộng phải làm một hành động ” có đi, có lại” gì chi cả , và Tàu cộng cũng không cho Hoa kỳ bất cứ cái chi sất . Và rồi, để thể hiện thiện chí của Hoa kỳ trước khi có chuyến đi sang Trung cộng, Nixon đã cho Mao trạch Đông hầu hết những gì Mao muốn nhất, đó là về vấn đề Đài Loan. Nixon ra lệnh cho Hạm đội 7 ra khỏi eo biển Đài Loan và rút dần các lực lượng Mỹ khỏi Đài Loan – nơi mà Mỹ đã đóng quân theo Hiệp ước phòng thủ hỗ tương giữa Hoa Kỳ và Đài Loan năm 1954 (lúc đó Nixon đang làm phó tổng thống cho Tổng thống Eisenhower). Những hành động này của Nixon mở đường cho Bản Thông Cáo Chung Thượng Hải năm 1972 giữa Nixon và Tàu cộng – là tội lỗi nguyên thủy của quan hệ Mỹ-Trung. Ở đó, Bắc Kinh tuyên bố nguyên tắc ” một Trung quốc đối với vấn đề Đài Loan, Đài Loan là một phần của Trung Quốc ” , và Tàu cộng và Đài Loan sẽ đương nhiên được thống nhất lại với nhau bằng các biện pháp hòa bình hoặc không hòa bình. Nixon đã xử dụng Bản Thông Cáo Chung này để tuyên bố chính sách một Trung quốc của mình, trong đó ngầm chấp nhận điều sáp nhập trong tương lai của Đài Loan với Trung Quốc miễn là nó được thực hiện ít nhiều một cách hòa bình.

    “Qua hai việc ngăn chặn một cuộc tấn công của Liên Xô vào Trung cộng và bật đèn xanh cho Trung cộng tiếp thu Đài Loan, Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, chỉ hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ giúp sắp xếp cho Hoa kỳ rút lui được ra khỏi Việt nam một cách ” danh dự”, hoặc ít nhất là không bị xấu hổ. Nhưng cả hai Nixon và Kissinger đã vi phạm vào những gì mà Kissinger đã quan sát khi Hoa kỳ tham dự vào những cuộc đàm phán chiến lược : Chúng ta [người Mỹ] có xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn của mình cho người khác trong các cuộc đàm phán. Chúng ta muốn trả tiền trước để thể hiện thiện chí của mình, nhưng trong chính sách đối ngoại, bạn không bao giờ được trả tiền cho các dịch vụ đã được hoàn trả.

    “Cuối cùng thì cuộc rút lui ra khỏi Việt Nam không bao giờ đến một cách ” đẹp đẽ”. Tàu cộng tiếp tục tuôn chảy vũ khí, quân nhu và một số những lực lượng chiến đấu cho chiến thắng cuối cùng chiếm trọn miền Nam của Hà Nội và cuộc rút lui nhục nhã của Hoa kỳ ra khỏi Việt nam “.

  34. Khà khá khà, cứ bảo Viet Cộng chúng anh là hên. Hên chi mà hên hoài rứa hả hả Ngụy Cock Tàn Dư?

    Bạt tai thằng PÁP tại ĐIEN BIEN PHỦ 1954 và chấm dứt chế độ THUOC ĐỊA MẤT DẠY củng tại vì…….hên.

    Quất giò lái thằng bu MẼO 1975 khién thằng MẼO cuốn cờ trong hoảng loạn thì củng là vì…………hên.

    Cóc đầu thằng NGUY SAI GON Tay Sai khiến 1,2 triệu thằng cỏi áo tuọt quần chạy cà nhong giưa phó phuong Sai Gòn năm 1975 củng là vi……….hên

    hhahahahah, lol. Hên như rứa hoài cho nên bay giò VC tiep tục …hên, heheheh.

    Nguoc lại NGUY SAI GÒN thì chăng bao giò…..hên cả vì………. răng? khakkaakka , LOL.

    Hát dở thì kêu rạp chật, múa dở thì kêu đất lệch , đánh đấm như……KĂC chó thì bảo là……..vì “TAU không hên”, kakakkakka

    • Đúng là hên đó chớ . Chu Mọng Lông đã nói nhờ hồng phúc của dân tộc các bác mà nền giáo dục hổng bị toang, nhờ hồng phúc của dân tộc xã hội chủ nghĩa mà mấy ông đầu nậu trí thức sống dai như đỉa . Dân dính Covid chết hà rầm, nhiều người còn trẻ cũng đơ ra, Mạc Văn Trang chỉ ho vài ngày là khỏe lại . Hồng phúc của dân tộc các bác nên mới cho ra được Hồ Chí Minh, rồi Lê Duẩn …

      Chỉ hỏi nhỏ cái này, có vẻ Hồ Chí Minh Đảng các bác đồng lòng ẻ vào, và Lê Duẩn đã trở thành cha già dâm dục mới của các bác, chừng nào mới lăng xê thuyết làm chủ tập thể của ổng lên làm nền tảng tư tưởng mới thay cho tư tưởng Hồ Chí Minh đây ?

    • Coi ai hèn hơn ai nhá . Lính VNCH sau khi nghe lệnh đầu hàng của Tướng Dương Văn Minh, buông súng, hay quân lọi nhà các bác bị tóm gọn ở Đồng Tam, khi thả ra thì lạy giặc làm cha, trong khi Đảng Cộng Sản vẫn lãnh đạo đất nước ?

      Trần Long Ẩn than trời nhạc Đỏ một thời làm nức lòng -từ Huy Đức- Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, ngày nay lui vào hoạt động bí mật . Nhạc vàng & its derivatives lũng đoạn toàn bộ văn hóa phổ thông nhà các bác . Làn Sóng Xanh suốt thời gian hiện diện, không 1 bài nhạc đỏ nào lọt vô . Và chính cái nhạc, theo Nguyễn Hữu Láp là giọng Mi thứ mất nước, Sakim “Hay gì mà nhắc lại”, đó đã biến “Quân Đội Nhân Dân Việt Nam” thành lũ quân lọi lạy giặc làm cha ở Đồng Tâm, trong khi Đảng Cộng Sản còn lãnh đạo .

      Đó, ai hèn hơn ai ?

      Cứ thử tưởng tượng lũ quân lọi như hôm nay, ngày Đảng Cộng Sản xụp đổ, chúng nó chưa quay súng lại bắn vào chính Đảng của tụi bay là may mắn lắm đó .

      Nữa nha . 30/4 năm ngoái, quân lọi tụi bay mời thứ gọi-là “giặc lái” về thuyết trình . WTF you learned fr them, cả lũ ngồi đực ra nghe chúng nó kể về bỏ bom lên đầu bố tụi bay đang chạy như vịt ? Nhục thế bao nhiêu, vui bấy nhiêu ?

      Thiệt tình, năm ngoái là năm tồi tệ nhất trên báo của quân lụi các bác . Văn đoàn phản động kicked yo behind big time. Huy Đức ra bài về anh hùng phi công do Trung Quốc đào tạo, và nhắc tới công lao của Trung Quốc trong “chiến thắng” của các bác . Phi cơ chiến đấu của các bác đều phát xuất từ những phi trường bên kia that dental floss gọi-là biên giới . Và Mỹ có cho kẹo cũng chả dám bay qua bên đó bỏ bom . Go to show.

      • Em Ngụy này xem ra chẳng thuộc lich sữ tí nào sất. Ngày 30 tháng 1 năm 1979 Đăng Tieu Bình và Jimmy Carter thì thào to nhỏ vói nhau thì 2 tuấn sau túc ngáy 17/2 năm 1979 thì 600 ngàn quân TÀU xua quân đánh 6 tỉnh bien giói và VIET CỘNG chúng anh PHANG vào mặt TÀU và 3 tuần sau thì TÀU phải vờ vịt tuyen bố RÚT QUÂN sau khi bị VIET CONG chúng anh PHANG cho xính quinh’ cơ mà.

        Chưa hết cuoc chiến còn tiep tục 10 năM sau tại VỊ XUYÊN tỉnh HA GIANG cơ mà. Em dốt lich sử lắm nghen.

        Túm lại là 5 thằng to đầu trong THUÒNG TRƯC của LIEN HIEP QUOC đó là MẼO, PÁP, ANH, TÀU, NGA thì Viet Cộng chúng anh đả PHANG vào mặt hết 4 thằng rồi , trừ thăng NGA là khong bi. Viet Công chúng winh’ mà thôi. Hiẻu chua NGỤY KYTRAN. Vê hoc lại đi nghen , Anh Phét cho zero điểm và phạt em về chổ quỳ.

        • em Phét

          người phát-ngôn của Hồ Chí Minh.
          Cứ đọc còm của nó,
          bạn sẻ hiểu
          “Tư tưỡng Hồ Chí Minh”
          là gì và như thế nào.
          Không ai
          thay mặt Hồ Chí Minh
          tốt hơn em Phét.

        • “Phang vào mặt Tàu” để rồi sau đó cả lò nhà CHXHCNVN “chúng anh”, từ Đồng mù, aka “đồng vều”, chuyên gia ký văn tự bán nước của cộng sản Việt Nam VNDCCH, đến cộng sản Văn Linh, Đỗ Mười, đến nam kỳ phản bội Văn Kiệt.., phải lê gót sang Tàu, đại diện cho họ hàng hang hóc CHXHCNVN chúng anh quỳ lạy thực dân đỏ, xin tái nô thực dân đỏ trung cộng, thề hứa trung thành với thực dân đỏ trung cộng như trước kia Trần ích tắc hồ chí minh trung thành với giặc Tàu để được thục dân đỏ ớt trung cộng bảo kê chức quyền, như trước kia Trần ích tắc hồ chí minh năm 1950 vác cờ đỏ sao vàng lê gót sang Tàu lau ống nhổ cho Mao Trạch đông xin làm tay sai cho giặc Tàu nhà Mao, cầu xin Mao tác thành chức quyền, làm Cừ Lộc cho Mao Trạch đông, được Mao sắc phong chức An Nam quốc vương đời mới, aka “chủ tịch”, chuyên nghề rước giặc Tàu nhà Mao thay chân giặc Tàu nhà Thanh vào Thăng Long, phục vụ giặc Tàu nhà Mao cắm cờ búa liềm lên Hà Nội đưa Bắc kỳ vào cuộc nhập trung từ 1955

          “Phang vào mặt Tàu” để rồi sau đó tổ quốc xã hội chủ nghĩa CHXHCNVN “chúng anh” phải cắt lão sơn, hàng chục ngàn Km2 lãnh thổ Việt Nam làm nhượng địa dâng cho Tàu

          “Phang vào mặt Tàu” để rồi sau đó “chúng anh” phải ra lệnh cho những người lính Hải quân ở gạc ma không được bắn vào lính trung cộng vỹ đại, chủ nô của Trần ích tắc hồ chí minh, phải đứng yên cho lính trung cộng vỹ đại chủ nô của Trần ích tắc hồ chí minh bắn giết tàn nhẫn hòng dàn cảnh một cuộc thua trận, hòng che đậy hành động bán nước của “chúng anh” bán nước cho Tàu

          “Phang vào mặt Tàu” để rồi sau đó cả lò nhà CHXHCNVN “chúng anh” phải xin giao thiệp với thực dân đỏ xin ý kiến trước mọi đại sự quốc gia

          “Phang vào mặt Tàu” để rồi sau đó cả lò nhà CHXHCNVN “chúng anh” phải làm lơ, xoá bỏ dấu mốc tưởng niệm những người lính của “chúng anh” đã hy sinh trước mũi súng của giặc Tàu

          “Phang vào mặt Tàu” để rồi sau đó cả lò nhà “chúng anh” phải làm lơ, kiêng kị phạm húy “giặc Tàu”, chủ nô của Trần ích tắc hồ chí minh, trước hành động tàn ác của giặc Tàu, chủ nô của trần ích tắc hồ chí minh, tàn sát ngư dân CHXHCNVN

          *****

          “Phang vào mặt Tàu” kiểu “chúng anh” như thế thì hẳn là Cam pu chia cũng rất mong “chúng anh” phang vào mặt Cam pu chia như thế để Cam pu chia được mở rộng bờ cõi về phía đông như thực dân đỏ được mở rộng bờ cõi về phía nam nhờ có “chúng anh” “phang vào mặt Tàu”

  35. Chính sách ngoại giao với Trung cộng của Nixon :

    *** Tạp chí The Diplomat : Năm 1972, Nixon- Kisssinger bắt tay hòa hoãn với Tàu cộng hy vọng Tàu cộng sẽ không còn là nguồn gây khuấy rối nền hòa bình thế giới nữa. Nixon cũng hy vọng khi Tàu cộng được có những cơ hội buôn bán, giao thương với nhiều quốc gia,Tàu cộng sẽ từ từ cải hóa thành một nước dân chủ. Để lấy lòng Tàu cộng, Nixon báo hiệu cho Liên xô rằng Hoa kỳ sẽ ra tay chống Liên xô nếu Liên xô gây chiến với Tàu cộng. Nixon cho rút Hạm Đội 7 ra khỏi hải phận Đài Loan và đề ra kế hoạch từ từ rút quân đồn trú khỏi Đài Loan. Nixon tỏ ra ủng hộ ý tưởng One China nếu Tàu cộng sau này thu phục được Đài Loan một cách hòa bình.

    Tạp chí này cũng viết rằng sau khi Nixon bắt tay Mao trạch Đông, Tàu cộng vẫn thàn nhiên cung cấp vũ khí, quân dụng cho Hà nội tiếp tục chiến tranh xâm lược miền Nam.

    *** Vào năm 2000,William Safire – người phụ tá thường viết diễn văn cho Nixon- viết rằng sau vài chục năm qua, Mỹ đã giao thương buôn bán với Tàu cộng, đã giúp Tàu cộng mua được những hỏa tiễn M-11 của Nga, đã giúp Tàu cộng tiếp nhận được những tiến bộ về điện toán cũa Mỹ , thế nhưng thực trạng ở Tàu cộng ngày nay là Tàu cộng bắt bớ hàng ngàn người Pháp Luân Cộng , Tàu cộng đe dọa sát nhập Đài Loan bắng quân sự, Tàu cộng phá hủy nền văn hóa của xứ Tây Tạng…

    Richard Nixon trong cuộc phỏng vấn với William Safire năm 1994 than rằng “Phải chăng chúng ta đã tạo ra một con quái vật” (We might have created a Frankeinstein[‘s monster) .

  36. “– Chính xác! Chính xác! Dù sao Lê Đức Thọ cũng chỉ là tay điếm cấp làng xã, không cùng tầm trình với chúng ta.”

    Còn Nguyễn Thị Bình, đại diện cho MTGPMN, thì sao? Chỉ là con đĩ bị mấy tay điếm làng xã “chơi” không trả tiền.

  37. “giải ảo gia” Nguyễn Xuân Nghĩa

    Ah, cháu của Nguyễn Văn Linh . Nghe nói ổng có tham gia vụ tàn sát Cao Đài

  38. Đời hay không bằng hên. Việt cộng thắng chỉ vì hên, thế thôi. Nếu có quả báo tức thời thì làm gì còn bọn độc tài ác ôn. Nhiều khi người dân phải chịu khốn đốn cả một vài thế hệ rồi mới được giải thoát. Ai cũng tin rồi chính nghĩa sẽ thắng.

    Còn cái cờ-líp mà ĐCV giữ được đến bây giờ mới lộ ra là hay đấy. Qua mặt được cả bọn Xịa và tình báo Tàu Đỏ. Thán phục!

    • Ngụy Sai Gòn có đánh đấm mẹ gì đâu mà hên vói không hên, hoạc thắng voi thua. Suốt thòi gian Mẽo vào miên Nam thì MẼO winnh’ voi Viet Cộng chúng anh chứ NGỤY lúc đó chỉ làm tà lọt ăn theo nói leo mà thôi.

      Sau khi Hiep Đinh Paris đuọc ký kết 27/1/1973 thì MẼU rút quân giao lại cho NGUY SAI GÒN thì tói năm 1975 Ngụy Sai Gòn cỏi áo tuột quấn chạy long nhong giử SAI GON chứ đánh đấm bao giò mà thắng voi thua. Hay noi thẳng ra là NGUY SAI GON đánh đấm như KĂC chó vậy đó thì làm sao có hên vói khong hên.

      Thoi đi nha các cụ NGỤY TÀN DƯ , hảy tự nhận mình là HÈN NHÁT YÉU KÉM cho nên bu MẼO thì bỏ rơi , Viet Cộng thì winh’ cho xính winh’ và cuoi cùng là bién mất trên bản đồ chính trị thé giói.

      Khóc goài , leu leu leu , xí lắm nghen, nhục lắm nghen , MEN ĐON’T CRY okay.

      Hom nay la ngày 19 thang 6 , ngày QUAN NHỤC VIET GIAN CONG HÒA , máy cụ NGỤY có diện đồ rằn ri, đeo súng nhựa, lụu đạn zom? ngồi xe JEEP mui trần diẽn hài cho bà con BOLSA coi khong dị hả.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên