Tin thêm về vụ kiện cựu thủ tướng Dũng đòi 2,5 tỉ usd

5

Từ mấy ngày nay báo chi Việt ngữ hải ngoại cũng như các trang mạng quốc tế liên tục đưa tin về việc bà cựu đại biểu quốc hội Việt Nam Đặng Thị Hoàng Yến kiện cựu thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và đòi bồi thường số tiền khổng lồ. Trong lúc đó, báo chí Việt Nam chưa có tin tức hay phản hồi nào.

Từ đại biểu quốc hội mất tích thành tiến sĩ giáo dục Maya Dangelas

Bà Đặng Thị Hoàng Yến sinh năm 1959 tại Hải Phòng, bố là cán bộ người Sài Gòn tập kết ra bắc, mẹ là người Hải Phòng. Sau khi tốt nghiệp đại học Kinh tế Tp. HCM bà yến có 13 năm làm việc trong cơ quan nhà nước, năm 1993 bà quyết định tạo dựng con đường đi cho riêng mình khi thành lập Công ty TNHH Hoàng Yến, tiền thân của Tập đoàn Tân Tạo ngày nay. Bà Yến là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Tân Tạo và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Đại học Tân Tạo. Các nguồn tin nói, mặc dù giờ đây đã sống ở Mỹ bà vẫn giữ các chức danh này. Hiện nay Tập đoàn Tân Tạo có 21 công ty con hoạt động trên nhiều lĩnh vực như phát triển hạ tầng, xây dựng, năng lượng và truyền thông.

Năm 2011, bà Yến được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XIII, là Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng.

Tháng 5/2012, bà Đặng Thị Hoàng Yến bị Quốc hội bãi nhiệm với lý do “đã khai không trung thực, làm cho cử tri và tổ chức hiểu không đúng về tiểu sử và quá trình hoạt động của bản thân.”

Sau khi bị bãi nhiệm, ít khi thấy bà xuất hiện và báo chí trong nước đặt cho bà biệt danh “đại biểu quốc hội mất tích”.

Bà Yến đã “mất tích” ở Mỹ. Từ 2012 bà sống ở Mỹ, năm 2015 bà nhập quốc tịch Mỹ. Qua một số hình ảnh trên mạng, có thể phỏng đoán bà đã kết hôn với người Mỹ, mang quốc tịch Mỹ và thay tên đổi họ.

Theo báo chí Mỹ, hện bà có tên Maya Dangelas. Và điều có thể là bất ngờ với rất nhiều người, bà là tiến sĩ chuyên ngành về giáo dục. Bà Maya Dangelas – Đặng Thì Hoàng Yến – đã bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ vào tháng 4/2019 tại trường University of New England với đề tài: “Sự cần thiết phải cải cách Giáo dục đại học Việt Nam để phù hợp với nhu cầu nhà tuyển dụng.”

Bà Yến hiện sống cùng gia đình tại Houston, Texas.

Người ủng hộ tài chính lớn cho chiến dịch tranh cử của tổng thống Donal Trump 

Lâu nay, cộng đồng người Việt ở Mỹ nói chung và tiểu bang Texas nói riêng nghe nói có một người gốc Việt ủng hộ nhiệt tình cho chiến dịch tranh cử của Trump. Người gốc Việt này đã đóng góp nhiều lần, mỗi lần tới 5 con số tiền đô la và trở thành một trong số những người đóng góp nhiều nhất cho Donald Trump.

Danh tính của người Mỹ gốc Việt này mới lộ ra mấy hôm nay. Sau khi có vụ kiện của bà Hoàng Yến, người ta mới biết, thì ra cái tên Maya Dangelas đóng góp tài chính lâu nay chính là cựu đại biểu quốc hội Việt Nam ‘trốn chạy’ khỏi Việt Nam, bà Đặng Thị Hoàng Yến.

Vụ kiện cựu thủ tướng Việt Nam

Ở thời điểm hiện tại, cả bà Yến lẫn ông Dũng đều đã trở thành cựu.

Theo VOA, văn phòng Công ty Luật Buzbee của Luật sư Anthony Buzbee ở Texas, một trong 5 luật sư của bà Maya Dangelas, tên mới của bà Yến sau khi nhập quốc tịch Mỹ, cho biết qua email: “Cựu Thủ tướng Việt Nam sẽ bị tống đạt Thông báo Trọng tài (Notice of Arbitration) vào ngày mai và như vậy thủ tục tố tụng trọng tài sẽ chính thức bắt đầu.”

Bà Đặng Thị Hoàng Yến đòi cựu thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bồi thường thiệt hại 2,5 tỉ usd vì các quyết định của ông Dũng khi làm thủ tướng đã khiến  công ty của bà thiệt hại 2,5 tỷ đôla về lợi nhuận và đầu tư trong dự án Nhiệt điện Kiên Lương ở tỉnh Kiên Giang.

“Tiến sĩ Dangelas và các công ty của bà đã đầu tư hơn 250 triệu đôla vào việc phát triển Dự án Nhiệt điện Kiên Lương và bà đang phải chịu những thiệt hại đáng kể, không chỉ về chi phí đầu tư và phí pháp lý, mà còn mất một khoảng lợi nhuận khổng lồ,” công ty Luật Buzbee cho biết thêm  – theo VOA.

Bà Dangelas khởi kiện ông Dũng thông qua Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (UNCITRAL) và nơi trọng tài giải quyết được đề nghị là tại thủ đô Paris của Pháp, theo trang PR News Wire.

Trang PR News Wire trích lời bà Dangelas nói: “Công ty của tôi lẽ ra thu về hàng tỷ đôla từ dự án nhiệt điện Kiên Lương. Số tiền này là cơ hội để giải quyết công ăn việc làm và giáo dục cho người nghèo ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Đối với tôi, thủ tục tố tụng trọng tài này không chỉ là một câu chuyện pháp lý, mà nó có ý nghĩa đối vối cuộc đời tôi.”

Cũng theo thông báo trọng tài, vào năm 2007 ông Nguyễn Tấn Dũng đồng ý cho Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Công Nghiệp Tân Tạo (ITA) thuộc Tập đoàn Tân Tạo tiến hành dự án đầu tư khu công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, và cảng nước sâu ở huyện Kiên Lương nhưng 9 năm sau khi thực hiện hợp đồng thì ông Dũng hủy bỏ dự án này.

Trang Vietnam Finance dẫn lời Bộ Công Thương cho biết nguyên nhân tạm dừng dự án Nhiệt điện Kiên Lương là vào ngày 18/3/2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định 428/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030, trong đó không có dự án Nhiệt điện Kiên Lương.

Chưa đầy một tháng sau, vào ngày 6/4/2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rời chính trường Việt Nam, do Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm.

Đàn Chim Việt tổng hợp theo VOA, Wikipedia, Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. @Vanle: Tuy bác không trưng dẫn bằng cớ, nhưng căn cứ vào những gì mà Mỹ đã đạt được sau chiến tranh VN thì những gì bác cáo buộc Mỹ đều khả tín. Lý do: sau khi Nixon gặp Mao tháng 2/ 1972, nghĩa là đã thoả thuận bán đứng VNCH, CSBV liền tung quân tràn qua vĩ tuyến 17 hòng nuốt gọn miền Nam. Sở dĩ chúng dám cẩm chắc phần thắng là vì lực lượng tác chiến Mỹ chỉ đầu năm 1972 chỉ còn lại 24 ngàn người (nguổn: https://www.americanwarlibrary.com/vietnam/vwatl.htm). Điều mà TC, LX, CSBV và ngay cả “đồng minh” Mỹ không ngờ là quân dân VNCH đã chống trả mãnh liệt và đã anh dũng giữ vững miền Nam trong trận mùa hè đỏ lửa 1972. Vì thế, bốn bên phải kéo nhau vào bàn hội nghị Paris. Tôi vẫn thắc mắc vì sao khi bước vào những vòng đàm phán cho HĐ Paris, CSBV, TC, LX lúc ấy rõ ràng là đã đươc thêm một “đồng minh” nữa là người Mỹ, mà không ai nhận ra? Mỹ đã về hùa với cả khối CS và bắt VNCH phải ký vào HĐ Paris, một bản án tử hình treo lơ lửng trên đầu VNCH mà ai cũng thấy.
    Nay tôi nhìn lại những trò “đàm phán”, “đi đêm”, “vừa đánh vừa đàm”, và cuối cùng là “ký kết” HĐ Paris 1973, tôi thấy tất cả chẳng qua đều là những hồi kịch do Mỹ đạo diễn. Có HĐ Paris, người Mỹ mới có thể hạ màn đoản kịch chiến tranh VN trước khi diễn những hồi kế tiếp của thiên trường kịch vĩ đại, đó là tiêu diệt tận gốc CNCS. Họ rút khỏi VN là vì nếu có dây dưa VN lúc đó cũng chẳng có lợi gì cho họ, thế thôi!
    Bác Vanle và qúi vị thấy Mỹ dâng không Hoàng Sa và Trường Sa cho TC, o bế cán bộ VC hoặc cho TQ hưởng chế độ ưu đãi mậu dich hiện nay, cũng đừng lấy đó mà … sốt ruột! Cứ nhìn bài học chiến tranh VN là ta đã có thể suy diễn những gì xảy ra hiện nay thật cũng chỉ là những hồi kịch mà đến một lúc nào đó, khi vở kịch không còn phục vụ cho mục đích của người Mỹ, thì sẽ bị Mỹ cho hạ màn không kèn không trống, như Mỹ đã làm với LX năm xưa.
    Muc đích đó, thưa qúi vị, là PHỤC VỤ TRIỆT ĐỂ VÀ TỐI ĐA CHO QUYỀN LỢI CỦA NƯỚC MỸ!

  2. Kiện đi, phải kiện nó cho nó biết luật pháp quốc tế không phải để đùa.

    Cộng đồng hải ngoại hãy ủng hộ TT Trump trong vấn đề ngàn tỷ đô la trái phiếu nhà Thanh. Trúng đòn này Trung cộng sẽ hấp hối.

  3. Đúng là Vẹm , chỗ nào cũng luồn lách ,toan tính cho
    riêng bản thân của chúng .

    Đấm đá tranh giành lợi lộc trong nước không đủ hay sao,
    mà còn lôi kéo ra ngoại quốc để cắn xé thêm nữa

  4. Mỹ là nơi An toàn cho can bộ cộng sản Việt nam hạ cánh,tại sao chúng không hạ cánh nơi Thiên đường của csvn là Nga và Trung cộng , như vậy Mỹ nó bảo kê toàn bộ tụi khốn nạn cộng sản Vn từ khi còn ở Tân trào cho đến bây giờ ? Anh bạn Mỹ nầy không tin được gạ bán Hoàng sa cho Tàu năm 1974 để làm quà bang giao dâng VNCH cho Bắc Việt ,lên kế hoạch bỏ 2 Quân đoàn 1 và 2 Tướng Trưởng là người thì hành,các Tài liệu sau nầy mới phát hiện là TT Thiệu chưa ra lệnh bỏ Vùng 1 thì tụi Mỹ tung tin là TT Thiệu ra lệnh bõ vùng 1 , chơi với ông bạn Mỹ thật Ngụy hiểm ,nhưng vẫn còn nhiều ông chạy thục mạng đào ngũ trước hàng Quân tin rằng Mỹ sẽ giúp VNCH khôi phục hiệp đinh Ba Lê 1973 ./

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên