Sổ Tay Thượng Dân K’ Tien – Y Bion

4

“Buôn đẹp như một bức tranh với 36 mái nhà sàn xếp hàng đối xứng bên con đường đất pha cát mịn màng. Bao quanh buôn là cánh rừng già kèm theo dẫy núi Ch Pá… Bước đến Buôn Um là chạm vào chân rừng, gặp không khí mát dịu, nghe tiếng chim lảnh lót ríu ran muôn điệu và cả tiếng suối róc rách.

Nhìn lên rừng xanh um, tầng tầng lớp lớp thâm nghiêm. Nhìn xuống thung lũng cuối buôn thấy mượt mà lúa nước… Buôn Um có từ lâu lắm rồi, từ thời cây rừng trên núi Ch Pá mới to bằng thân người. Đến giờ cây đã to bằng năm, bằng bẩy thân người chập lại.

Ở đâu phá rừng làm nương làm rẫy, mặc họ, còn ở Buôn Um dân làng từ thời trước cả thời ông bà, đến thời con cháu bây giờ đã nói với nhau lời thề giữ cánh rừng nguyên vẹn. Những khi cần đất làm rẫy, bà con chỉ dám đốt những khoảnh đất cỏ tranh, vài đám rừng bụi lúp xúp…

Nhưng câu chuyện về cánh rừng Buôn Um đã chuyển qua một hồi khác, với một số phận khác. Đó là năm 1999, cánh rừng Ch Pá đang yên ả, xe máy từ đâu ầm ầm kéo tới. Xí nghiệp khai thác chế biến lâm sản K. ủi đường vào rừng khai thác gỗ. Dân làng ngơ ngác…” (http://www.vov.org.vn/2002_03_vietnamese/xahoi.htm).

Nạn lâm tặc, cướp rừng, không chỉ xẩy ra ở Ch Pá. Người dân ở buôn Um cũng không phải là những kẻ duy nhất bị bức hiếp và đẩy đến chân tường. Con giun xéo mãi cũng oằn. Cuối cùng, vào tháng 2 năm 2001, hàng vạn người dân miền núi đã phải đứng dậy bầy tỏ thái độ bất bình của họ với nhà đương cuộc Hà Nội.

Thay vì xét lại chính sách hà khắc cùng thái độ ngang ngược của mình, đảng Cộng Sản Việt Nam (với bản chất hung ác và xấc xuợc cố hữu) đã đàn áp, săn đuổi, bắt giữ và tra tấn nạn nhân.

Những người tham dự vào những cuộc biểu tình hồi tháng 02/01 bị “đấu tố” bằng cách ép buộc đứng nhận tội trước làng và thề sẽ thôi liên lạc với người bên ngoài cũng như sẽ từ bỏ tôn giáo của mình [Villagers who had participated in the February 2001 demonstrations were forced to stand up in front of their entire village and local authorities to admit their wrongdoing, pledge to cease any contacts with outside groups, and renounce their religion – Vietnam’s Repression of Montagnard (Human Rights Watch Press, New York, April 23, 2002].

Tình thế đã khiến cho nhiều người phải bỏ chạy khỏi Việt Nam. Y Bion, một chàng trai trẻ của núi rừng Cao Nguyên Trung Phần, đã lìa bỏ quê hương bản làng trong hoàn cảnh đó. Y Bion cùng với 905 người khác nữa (trong số này có một em bé mới sinh trên đường đi chuyển từ trại tị nạn Mondokiri về Phnom Penh) đã được chấp thuận định cư ở Hoa Kỳ.

Sau một thời gian bỡ ngỡ, rồi (chắc) Y Bion cũng sẽ học được một cái nghề, kiếm được một việc làm, tạo dựng được một mái ấm gia đình nho nhỏ, và sống một cuộc đời an bình – như bao nhiêu thế hệ di dân khác đã đến sống (và chết) ở đất nước này.

Mảnh đời tị nạn của Y Bion, dù bình thường và tầm thường đến thế, vẫn là niềm ước mơ xa vời (vượt tầm tay với) của hàng triệu triệu người dân Việt khác – bất kể thuộc sắc dân nào, đang sống (và chết dở) ở Việt Nam. Nhưng hoài vọng của Y Bion không dừng ở đó.

“Đời sống Mỹ thì tốt vào lúc này. Nhưng nếu chúng tôi đi Mỹ, sau đây mọi người sẽ quên khu vực Tây nguyên và những gì xẩy ra ở đó. Tôi thì không bao giờ quên. Khi vùng Tây Nguyên được tự do, tôi sẽ quay về.” Y Bion đã trả lời với phóng viên của hãng Reuter như vậy, khi được hỏi về dự tính của mình cho tương lai (“Người Thượng Sẽ Đi Mỹ Định Cư Nhưng Trở Về Khi Quê Hương Tự Do”. Người Việt, Westminster, California, 2 tháng 5 năm 02).

Y Bion không phải là người Việt tị nạn đầu tiên (hay cuối cùng) đến Mỹ. Anh cũng không phải là người duy nhất (vừa bước chân đi) đã ôm mộng trở về xây dựng lại quê hương. Tâm sự của Y Bion, chắn chắn, đã làm nao lòng rất nhiều người – những người mà vào đầu thập niên 1980, khi phong trào vuợt biển tìm tự do lên đến điểm cao nhất, cũng đã cắn răng rời bỏ quê hương, và cũng đều đã nhủ lòng rằng: “mai này chúng ta cùng về Việt Nam.”

Từ đó đến nay, hàng triệu người đã “cùng về Việt Nam” nhưng phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, đều chỉ về chơi thôi!

Tôi nghĩ là Y Bion đã nói đến chuyện trở lại cố hương với một ý hướng tử tế hơn như thế. Tôi cũng tin rằng khi về tóc của Y Bion vẫn hãy còn xanh. May mắn hơn những kẻ đã bỏ đi một hai thập niên về trước, ngày về của Y Bion không còn phải là một ước vọng xa vời nữa. Sự băng hoại của chế độ hiện hành ở Việt Nam, hy vọng, đã đến giai đoạn cuối.

Vật cùng tất biến. Tuy vậy, sự việc không nhất thiết sẽ diễn biến theo chiều hướng an bình và tốt đẹp – nhất là ở vùng Cao Nguyên Trung Phần, nơi Y Bion đã mở mắt chào đời, và cũng là nơi mà “chỗ đứng của người Thượng trong lòng dân tộc Việt Nam chưa có đáp số.” (Nguyễn Văn Huy. “Tìm Hiểu Nguyên Nhân Những Cuộc Nổi Dậy Của Người Thượng Trên Cao Nguyên Miền Trung”. Người Việt, 11 April 2001, B2).

Nếu đúng thế, viễn tượng “mai này chúng ta cùng về Việt Nam” để xây dựng lại quê hương e sẽ có lắm gian nan và trắc trở.

Chiều ngày 3 tháng 6 năm 2002, đài Phát Thanh Á Châu Tự Do loan báo: “Tin tức xuất phát từ Cambodia cho biết, toán người Thượng Việt Nam tị nạn đầu tiên đã rời thủ đô Phnom Penh hồi chiều hôm nay để lên đường sang Hoa Kỳ định cư. Tin tức cho biết toán đầu tiên gồm 50 người, sẽ đến Los Angeles vào sáng sớm mai, tính theo giờ Việt Nam, và ở lại đây trong vòng 3 ngày trước khi về bang North Carolina định cư.”

Y Bion, rất có thể, sẽ là một trong năm mươi người đầu tiên đặt chân đến Mỹ. Ở Hoa Kỳ có hai tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của những người sắc tộc ở VN. Tổ chức thứ nhất có tên là Montagnard Foundation, Inc. Trụ sở đặt tại South Carolina – do ông Ksor Kok, người sắc tôc Gia Rai, đứng đầu. Họ chủ trương lập quốc, tách hẳn Cao Nguyên Trung Phần ra thành một quốc gia biệt lập.

Ðây cũng là đòi hỏi của tổ chức BAJARAKA – tên viết tắt của bốn sắc dân Bahnar, Jarai, Rade, and Kaho – tiền thân của Fulro, kể từ năm 1957 (The goal of the BAJARAKA was to have a separate nation with its own administration and army. What it really means is the independence for Degar peoples)

Tổ chức thứ hai có tên là Montagnard Human Rights Organization, thành lập năm 1998, có trụ sở ở North Carolina, do hai ông Y Bhuat Eban (chủ tịch) và Nay Rong (phó chủ tịch) lãnh đạo. MHRO có chủ trương ôn hoà và nhân nhượng hơn: đấu tranh trường kỳ bằng những phương thức bất bạo động cho đến khi nhà đương cuộc Hà Nội thừa nhận và thoả mãn những đòi hỏi sau đây:

  1. Chấp nhận người Thượng là chủ nhân chính thống và hợp pháp của vùng Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam và quyền tự trị của vùng đất này, như đã được thừa nhận bởi nước Pháp vào ngày 27 tháng 5 năm 46.
  2. Tôn trọng quyền tự quyết, độc lập, tự do và chủ quyền lãnh thổ của người dân Thượng.
  3. Công nhận những quyền căn bản của người Thượng, như đã được bảo đảm bởi bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền do đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc công bố vào ngày 10 tháng 12 năm 1948.

(The MHRO will carry out a long-term struggle in peaceful means until the Hanoi government recognizes and satisfies the following demand:

  1. To recognize the Montagnard people as the legal and rightful owners of the Central Highlands of Vietnam. And to recognize the autonomy granted to the Montagnard people by the French on May 27, 1946.
  2. To respect the right to self-determination, independence, freedom and territorial sovereignty of the Montagnard people.
  3. To recognize the basic rights of the Montagnard people that are guaranteed by the Universal Declaration of Human Rights proclaimed by the General Assembly of the United Nations on December 10, 1948 – )

Montangard Foundation Inc. là động lực chính của biến động 02/01, một biến động lớn nhất ở Việt Nam kể từ khi người cộng sản cướp được chính quyền. Về phía Montagnard Human Rights Organization, họ đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ở Washington D.C. và New York vào năm 2001 để phản đối chính sách man rợ của nhà cầm quyền Việt Nam đối với người dân bản địa. Sau đó, họ đã thành công trong việc vận động chính giới Hoa Kỳ để những người tị nạn ở Cao Miên (sau biến động 02/01) được phép định cư ở Mỹ.

Tôi e rằng Y Bion không hề biết đến những tổ chức vừa kể, cũng như chủ trương, và những hoạt động của họ. Hầu hết người Việt (có lẽ) cũng đều như thế. Chỗ đứng của “đồng bào” Thượng trong lòng người Kinh chưa có đáp số, đã đành; chuyện khó đành hơn là (dường như) cũng không mấy ai bận tâm xem là họ sẽ “đứng”, “nằm” hay “ngồi” ra sao cả. Cứ làm như thể họ không hề hiện hữu vậy; hoặc giả, nếu có, cũng chỉ là “chuyện nhỏ thôi”!

Cho đến nay, theo như tôi biết (và tôi cầu mong rằng sự hiểu biết của mình hoàn toàn sai sót), Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là tổ chức duy nhất ở hải ngoại có đề cập đến vấn đề chủng tộc, trong Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên của họ :

Đất nước ta tuy có một lịch sử dài nhưng lại là một đất nước mới. Miền Trung mới hội nhập xong từ the kỷ 17, miền Nam từ thế kỷ 18. Nước ta đã tiếp nhận rất nhiều đóng góp mới về đất đai và chủng tộc. Tuy vậy tổ chức của ta lại không thích nghi với những thay đổi đó và vẫn được quan niệm một cách sai lầm như là đất nước của một cộng đồng duy nhất: cộng đồng người Kinh…

Trong suốt dòng lịch sử, trừ một vài ngoại lệ ít ỏi, người Kinh hầu như chưa hề nhìn nhận một trách nhiệm nào đối với các sắc tộc ít người mà chỉ áp đặt khuôn mẫu của mình, nếu cần bằng bạo lực. Tình trạng này nếu không được nhận định rõ rệt để kịp thời có chính sách thỏa đáng có thể dẫn tới những hậu quả rất tai hại, nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay và sắp tới.

Nhiều quốc gia đang và sẽ còn phải khốn đốn vì những cuộc nổi dậy cuồng nhiệt của các sắc tộc ít người vùng lên đòi bản thể. Nếu chúng ta không cảnh giác để cho tình trạng này xảy ra thì hai vùng rộng lớn của đất nước là miền Thượng Du phía Bắc và miền Cao Nguyên Trung Phần có thể trở thành bất ổn và không phát triển được.

Các cộng đồng đều phải được tôn trọng như nhau trong một đất nước Việt Nam được định nghĩa như là đất nước của các cộng đồng… Cộng đồng người Việt gốc Khmer đã sống từ ngàn xưa tại miền Nam, cộng đồng người Việt gốc Hoa đã góp công lớn khai mở ra miền Nam phải được coi là những người Việt Nam trọn vẹn trước luật pháp cũng như trong tình cảm dân tộc.

Quốc gia Việt Nam phải gạt bỏ hẳn ý đồ đồng nhất hóa để mưu tìm đồng tiến trong dị biệt. Chúng ta phải khẳng định rằng đất nước Việt Nam không được định nghĩa bằng một chủng tộc mà bằng sự chấp nhận chia sẻ một tương lai chung… Lịch sử Việt Nam cũng phải được xét lại và được coi như lịch sử của các sắc dân đã hợp lại để tạo thành đất nước Việt Nam…” [Thành Công Thế Kỷ 21 (Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên) Paris 2001, trang 58 &59].

Tôi thiệt mát lòng mát dạ vì những đoạn văn in nghiêng vừa trích dẫn, dù tự thâm tâm chưa dám mong mỏi đến chuyện mọi con dân sống trên đất Việt “phải được coi là những người Việt Nam trọn vẹn trước luật pháp cũng như trong tình cảm dân tộc.” Chuyện “tình cảm”, để đó, tính sau. Nguời ta ‘nhìn nhau” hoặc “coi nhau” ra sao còn tuỳ vào “kích thước”, nghĩa là “tầm nhìn”, của từng cá thể. Nhưng ở bình diện quốc gia, và về phương diện pháp luật thì mọi người người phải được đối xử tuyệt đối bình đẳng, không phân biệt tuổi tác, phái tính, tôn giáo, địa phương, quá khứ hay sắc tộc gì ráo.

Từ lâu, nhiều nước trên trên thế giới đã tạo lập được đời sống ổn định và phú túc cho dân chúng nhờ vào ý niệm bao dung và khai phóng như thế – khi đặt mọi nền móng để xây dựng quốc gia của họ.

Tại sao người Việt (nhất là những kẻ đã có dịp sống ở ngoại quốc) không học hỏi được điều này từ những bài học đó? Tại sao đến hôm nay người Việt (bất kể Kinh/Thượng) phải trở lại với cái ý niệm “tự trị”, và những phân định của người Pháp – từ tiền bán thế kỷ XX – về một vùng đất mà họ phân định là P.M.S.I. (Pays Montagnards du Sud Indochinois) hay gì gì đó.

Đó chả qua là sách lược chia để trị, tiện lợi cho họ, vào thời điểm cũ mà thôi. Sao cứ nghe đến người Pháp và những phần đất được gọi là Bắc Kỳ, Trung Kỳ hay Nam Kỳ Tự Trị… là tự nhiên tôi muốn… ói!

Tôi cũng không tin rằng thành lập một quốc gia riêng ở Cao Nguyên Trung Phần, với dân số vài trăm ngàn người, bao gồm hơn bốn mươi săc dân riêng biệt (Bahnar, Jarai, Rhade, Koho, Sedang, Bru, Pacoh, Ktu, Jeh, cua, Halang, Hre, Rongao, Monom. Roglai, Cru, Monong, Lat, Sre, Nop, Maa, Stieng, ect…) giữa một vùng đất không có đường thông thương với thế giới bên ngoài là một giải pháp thực tế và khả thi – ít nhất thì cũng trong hoàn cảnh hiện tại. Điều này cũng không mang lai lợi ích thiết thực (cho bất cứ ai) mà chỉ có nguy cơ tạo ra bất ổn và chiến tranh, nhất là nội chiến.

Tôi xin lỗi vì thái độ hơi thiếu tự chế của mình qua những giòng chữ (chuyên chở quá nhiều xúc cảm) như vừa viết. Chả qua vì tôi đã thất vọng quá, thất vọng não nề, và thất vọng đến cùng cực về cách mà dân Việt (nói chung, chứ chả riêng chi người không cộng sản) cư xử với nhau, nhất là đối với những “đồng bào” kém may mắn của mình – nơi miền sơn cước.

Tôi cũng xin được tha thứ, nếu sai lầm, vì đã không ủng hộ đòi hỏi tự trị hay lập quốc của những cư dân ở Cao Nguyên Trung Phần. Đúng ra, đây là những vấn đề mà thứ thường dân (như tôi) có lẽ không nên lạm bàn. (Chúng sẽ được bàn cãi và đi đến chung quyết bởi quốc hội Việt Nam, mai hậu, với đầy đủ qúi vị dân biểu của mọi sắc dân).

Tuy nhiên, vì đã lỡ bàn (với tất cả chủ quan), tôi đành “bàn” tiếp. Người Thượng chỉ có một chỗ đứng duy nhất ở Việt Nam mà thôi. Họ đứng ngang hàng với người Kinh và với mọi sắc dân khác trên đất nước Việt. Đó cũng là đáp số duy nhất (đúng) cho bài toán chủng tộc ở Việt Nam.

Chúng ta (có thể) không bình đẳng trong ánh mắt của nhau nhưng mọi người (bắt buộc) phải tuyệt đối bình đẳng trước pháp luật. Nếu không, tình trạng Việt Nam hậu cộng sản so sánh với hiện trạng (nếu có khác biệt) thì chỉ là ở mức độ – chứ bản chất nó vẫn là cái thứ xã hội xây dựng trên kỳ thị, bất công và áp bức.

K’ Tien – 2004

4 BÌNH LUẬN

  1. Một nick name có tên Minh Đức bình luận trên VOA: “Người Thượng vùng Tây Nguyên sau 1975 đã bị mất đất vì chính quyền đem hàng triệu dân từ miền Bắc vào Tây Nguyên lấy đất làm đồn điền, đẩy người Thượng phải đi vào vùng rừng núi sâu, xa nguồn nước, đất đai cằn cỗi. Để chống lại người Thượng, nhiều người từ miền Bắc vào là cựu bộ đội và họ được chính quyền phát súng để bảo vệ cho gia đình họ. Điều kiện sinh sống khó khăn khiến cho dân số người Thượng ngày càng giảm dần.

    “Năm 1996, ở Kon Tum có lần có hơn sáu ngàn người Thượng mang cung nỏ, giáo mác kéo về chiếm tỉnh lỵ. Nhà nước đem quân đội đến đàn áp và vùng này bị vây cấm người Kinh đi lên đấy mấy năm sau. Chỉ có ai có giấp phép đặc biệt mới được đi vào vùng ấy. Người Thượng yếu không chống lại được sự bành trướng cướp đất của người Kinh nhưng nỗi oán hận thì không bao giờ nguôi”.

  2. Thui thì nhắc lợi 1 chiện nhỏ

    Còn nhớ 37 người Việt “vượt biên” bị tử thương ở bên Anh hông ? Nguyễn Anh Tuấn, 1 thành viên của đám xã hội dân chửi thống thiết nói rằng níu Đảng để cho tụi nó hoạt động 1 tẹo, có thể đám xã hội gây sự đó đã làm tốt chiện “dân vận”, tuyên truyền zìa những nguy hiểm của chiện vượt biên . Sau đó RFA cũng nàm 1 thiên phóng sự vừa dài vừa dở, kết luận sound like str8 outta cái mõm của con ngựa tuyên giáo “Biết vậy, hổng đi!”. Sau đó, RFA cũng theo sát vụ này, đưa tin từ Oanh tạc Pole đã phá vỡ 1 đường dây “buôn người” với 2 người Việt .

    Mine, how the world has changed! Ngày xưa, dân Việt mình chỉ mong người ta buôn mình, to the lowest bidder, & tớ có thể cá 1 ăn 20, 2/3 đám family-owned RFA là thuộc loại “nạn nhân của buôn người”. Tụi nó qua cầu rút ván nên bi giờ cực nực nên án những người lập ra đường dây vượt biên đưa người ra nước ngoài là “buôn người”! Nguyễn Anh Tuấn cũng đã qua được tới Canada, hy vọng hắn sẽ tường thuật zìa những hiểm nguy để người Việt “biết vậy, hổng đi” nữa .

    Rùi chiệ “xuất khẩu lao động”. Tới đây thì dân hải ngoại khùng hít bít lun . Nhàn cư vi bất thiện . Cứ bỏ tiền ra để được đi xuất khẩu lao động dân mềnh ui . Cứ vào làm những chỗ nguy hiểm chừng vài tháng rùi trốn vào các tòa lãnh sự tư bổn, tố cáo này nọ, rùi xin tỵ nạn .

    Dân hải ngoại nên bớt khùng, thay vì “quyên mình” vì Đảng Cộng Sản act like 1 đảng Cộng Sản chân chính, hãy lập ra những tổ chức hỗ trợ, lập ra những tổ chức “buôn người” if you will. Cũng như những con tàu vớt vượt biên ngày xưa, we still need’em, more than ever.

    Oh, và nhớ lời Cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói”, bổ túc (vô) văn hóa, và kệ tía những gì Cộng Sản làm . BTW, “trí thức đảng viên” là Cộng Sản, so was Lê Đình Kình, đảng viên 56 tuổi Đảng . Đúng, Lê Đình Kình is a good commie, nhưng đừng có thương vay khóc mướn tụi nó được không ?

  3. Điều tốt nhứt người Việt hải ngoại có thỉa làm là yểm trợ cho người Thượng & những người Việt đi khỏi Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa thân thương của Giáo Sư Mạc Văn Trang . Nhưng coi chừng RFA & báo đài tiếng Việt hải ngoại qua cầu rút ván, sẽ lên án chiện này là “buôn người”

    Những trí thức như Tưởng Năng Tiến thì nên hợp lưu . Tưởng Năng Tiến có thể mở mục “Mến mộ Văn Tài”, mỗi tuần đọc 1 đoạn văn của nền văn hóa cách mạng, văn hóa chống Mỹ, cái thứ mà nhà phê phê bình bình Phạm Xuân Nguyên nhận định “chống Mỹ đã trở thành 1 phần của dân tộc tính (tớ thim, XHCN), và vì vậy, bất tử”. Nên bắt đầu bằng rừng xà mâu hay đất nước đứng lên về Tây Nguyên giác ngộ lý tưởng nên đi theo Đảng . Ví dụ vậy .

    “Chả qua vì tôi đã thất vọng quá, thất vọng não nề, và thất vọng đến cùng cực về cách mà dân Việt (nói chung, chứ chả riêng chi người không cộng sản) cư xử với nhau, nhất là đối với những “đồng bào” kém may mắn của mình – nơi miền sơn cước”

    Rất cảm động . Chỉ mong người Việt (nói chung, chứ chả riêng chi người không cộng sản) cư xử tốt hơn với những “đồng chí” may mắn hơn của mình, thật ra, cần kính trọng họ, vì họ đã giác ngộ Cộng Sản, để góp phần giải phóng dùm miền Nam, có chỗ cho trí thức hải ngoại hợp lưu

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên