Thử đưa ra một vài tài liệu lịch sử nói về mưu toan thỏa hiệp với Bắc Việt của ông Ngô Đình Nhu

27
Ông Ngô Đình Nhu (1910 - 1963). Hình: Life

LTS: Lịch sử nước Việt trôi trên dòng thời gian; có đoạn lên thác, có khi xuống ghềnh và những khúc uốn cong khắc nghiệt đầy định mệnh. Thiết tưởng việc truy tầm, xác minh lại những sự kiện quá khứ là cần thiết và quan trọng – để người hôm qua yên lòng nhắm mắt, để người hôm nay cẩn trọng suy xét và người ngày mai tích lũy kinh nghiệm, ráng sức mà đóng góp cho quốc gia dân tộc Việt Nam này được tươi sáng hơn.

Chúng tôi chân thành cám ơn công khó khảo cứu của tác giả PHONG UYÊN, có lẽ là người tiên phong đưa ra lập luận: «Việt Nam đã có thể là nước đầu tiên áp dụng thể chế “Một nước 2 chế độ” chứ không phải là Tàu Cộng với Hồng Kông.”

Một trong những lí do mà các tướng tá VNCH tham gia cuộc đảo chính lật đổ ông Diệm ngày 1-11-1963 viện ra để chinh đáng hóa hành động của mình là : “để ngăn chặn và trừng phạt dòng họ Ngô Đình dâng miền Nam cho Cộng sản” (Cuốn Đỗ Mậu 1986 tr. 665). Trong bài viết này, tôi xin trích dẫn nhừng tài liệu tôi thâu thập được để tìm hiểu:

– Mưu toan thỏa hiệp với Bắc Việt của ông Ngô Đình Nhu trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10-1963 có thật hay chỉ là một sự bịa đặt của phe các tướng lãnh lãnh đảo chính ông Diệm ?

– Lí do vì sao mà 2 bên, ông Hồ và ông Diệm, phải tìm cách đối thoại với nhau ?

1) Tôi xin bắt đầu bằng đưa ra những lí do vì sao :

Trước hết, tôi thấy cần phải nhắc lại: Đứng về phương diện cá nhân và gia đình, ông Hồ, ông Diệm (nếu không kể thêm ông Giáp, ông Đồng ), là những người cùng xứ sở, gia đình cùng thuộc giới quan lại (nói theo ngôn ngữ ngày nay là cùng một giai cấp) quen biết nhau. Ông Hồ và ông Diệm còn chịu ơn lẫn nhau: Tuy cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thân sinh ông Hồ đánh chết người bị mất chức nhưng không bị tù, và ông Hồ vẫn được đặc cách (cũng như ông Giáp) học trường Quốc học do cụ Ngô Đình Khả, thân sinh ông Diệm sáng lập. Sau Cách mạng tháng Tám, chính ông Hồ đã cứu sống ông Diệm khi đem ông ra Hà Nội chứ nếu còn ở Huế thì đã bị giết chết như người anh cả là Ngô Đình Khôi rồi. Bởi vậy nếu có những cuộc điều đình qua mối quan hệ cá nhân thì cũng chả có chi là lạ cả. Người cùng giới biết chỗ yếu của nhau hơn và dễ bắt thóp nhau.

Nhưng lí do thật sự không nằm trong quan hệ tình cảm, cũng như trong ý chí muốn thống nhất đất nước, mà là vì muốn bảo vệ sự sống còn của chính bản thân mình:

Ông Hồ có 2 lí do :

Lí do thứ Nhất: Tránh một cuộc chiến tranh ủy nhiệm bởi Trung Cộng:

Ông Hồ biết dư sự chia đôi đất nước Việt Nam, cũng như chia Đông Đức Tây Đức, Bắc Hàn Nam Hàn, là phương cách duy nhất để cuộc chiến tranh lạnh giữa 2 khối Cộng sản và Tự do không trở thành chiến tranh nóng. Chỉ có cái khác là cộng sản Tàu hung hãn hơn cộng sản Nga nhiều và muốn thôn tính toàn cõi ĐNÁ, biến ĐNÁ thành một Đông Âu của mình. Rút kinh nghiệm chiến tranh Cao Ly, Trung Cộng không dại gì trưc tiếp lao vào cuộc chiến tốn của hao quân vì có thể, nhân danh giúp CSVN “giải phóng” miền Nam, bắt Bắc Việt trở thành người lính tiền phong cho mình, dù có phải đánh cho tới người VN cuối cùng.  

Lí do thứ Hai: Cần phải điều đình để có gạo ăn:

Khoảng những năm 59-62, vì chính sách Cải cách ruộng đất để bắt dân tập trung sản xuất vào các hợp tác xã và vì chính sách Tập trung bao cấp, miền Bắc bị lâm vào khủng hoảng kinh tế chỉ trông vào Trung Cộng. Trung Cộng lại chỉ tiếp tế nhỏ giọt để làm áp lực dễ sai bảo. Muốn cứu đói ông Hồ bắt buộc phải điều đình với miền Nam.

Cả 2 lí do đó đều nhằm mục đích bảo vệ chính bản thân mình. Chứng cớ là sau đảo chính ông Diệm, ông Hồ cũng bị nhóm theo Mao Trạch Đông cầm đầu bởi Lê Duẩn, Lê Đức Thọ giam lỏng. Những người theo ông Hồ như Võ Nguyên Giáp cũng bị tước hết quyền hành. Người thân tín của ông Hồ, Vũ Đình Huỳnh, cũng như người con là Vũ Thư Hiên bị bắt giam. Khoảng 300 người bị bắt trong đó có 30 nhân vật cao cấp (Xem Wiki tiếng Việt “Vụ án Xét lại chống Đảng”).

Cố Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm (1901 – 1963). Hình: nguồn Internet

Lí do ông Diệm ông Nhu chống lại ý định của Mỹ đổ quân vào VN và trực tiếp chỉ huy quân đội VNCH

Qua những bản tường trình của 14 ngàn cố vấn quân sự, Mỹ biết rõ thực lực của quân đội VNCH: tướng chỉ có 5-6 người, xuất thân từ cấp bậc trung úy, đại úy quân đội Pháp. Đa số vẫn giữ quốc tịch Pháp, nói tiếng Pháp, lại chỉ là tướng vô quân ngồi ở bộ tham mưu. Các đơn vị tác chiến, cho đến sư đoàn trưởng mới chỉ là trung tá, trung bình khoảng 30-35 tuổi, quá non nớt về quân sự, về chính trị, nhưng lại đầy tham vọng. Mỹ thấy không thể tin cậy gì về quân đội VNCH cả, cần phải đổ quân để trực tiếp đương đầu với quân Bắc Việt. Đầu tháng Tám năm 1963, bất chấp hồi tháng 3-63 đã giao ước với ông Diệm bớt số 14 ngàn cố vấn Mỹ xuống còn 5 ngàn năm 1965, Mỹ đòi ông Diệm, không những như ở Nam Hàn chỉ lập căn cứ đổ quân tác chiến, mà còn có toàn quyền hành quân, tự định đoạt chiến thuật, quyền chỉ huy quân đội VNCH dưới hình thức cố vấn và quyền huấn luyện lại các cấp chì huy theo kiểu Mỹ.

Lẽ tất nhiên ông Diệm, một người có tinh thần quốc gia rất cao, yêu nước một cách mù quáng và vẫn giữ khí phách của một người thấm nhuần nho học, không thể, vừa mới đuổi Pháp về, nay vì muốn chống cộng sản, dầu sao cũng là người trong một nước, lại rước Mỹ vào ! Làm như vậy, Cộng sản sẽ tha hồ có cớ tuyên truyền, nền độc lập của miền Nam sẽ bị sứt mẻ, và chế độ còn một chút tính chính đáng (legitimacy) cũng sẽ bị mất luôn.

Ông Nhu cũng đã suy tính: Cộng sản Tàu không mong đợi gì hơn là Mỹ đổ quân vào VN để biến cuộc chiến tranh xâm lược trá hình của mình thành một cuộc chiến tranh dân tộc Việt Nam chống ngoại xâm. Với lòng ái quốc của dân tộc Việt, chưa bao giờ dân tộc VN thua một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm nào cả. Mỹ sẽ bị sa lầy và trước sau gì rút cục cũng sẽ phải rút khỏi VN sau một cuộc đổi chác với Tàu.

(Lời tác giả: Đúng như sự tiên đoán của ông Nhu: Sau cuộc gặp gỡ Nixon-Mao năm 1972, Mỹ bắt đầu sửa soạn bỏ miền Nam VN để đổi lấy thị trường Tàu)

Trước sự đòi hỏi của Mỹ, lợi dụng thêm vụ Phật giáo để làm áp lực xuống ông Diệm, ông Nhu thấy bị dồn vào thế lưỡng nan: Hoặc là cả 2 anh em bỏ nước ra đi để bảo tồn mạng sống, vứt bỏ lại quyền hành vì biết là thế nào Mỹ cũng sẽ xúi giục, mua chuộc các tướng tá để đảo chính. Hoặc là bằng lòng điều đình với Bắc Việt, đáp lại lời tuyên bố của ông Hồ với chủ tịch Ủy hội Quốc tế Ấn Độ tháng 9 năm 1962: “muốn bắt tay với Diệm, một người yêu nước theo kiểu của mình” ( De Gaulle et le Vietnam tr. 112).

Ông Nhu đã chọn điều đình, dù có thể chỉ là một kế hoãn binh. Để Mỹ không có cớ đổ quân vào Viêt Nam, Sài Gòn yêu cầu Hà Nội tạm ngưng xâm nhập miền Nam, giảm những cuộc tấn công các ấp Chiến lược. Hà Nội đã chấp nhận: cuối tháng 8-63, hoạt động quân sự của Cộng sản tương đối giảm.

Tình báo Mỹ cũng biết như vậy nên ra tay trước: Đảo chính đã xẩy ra ngày 1-11-63.

2) Tôi xin trích dẫn những đoạn chính trong những tài liệu khẳng định có những cuộc thương thuyết giữa ông Nhu và Hà Nội:

1) Cuốn Trần Văn Đôn 1989 tr.183:

“Đầu tháng 2 năm 1963, trung tá Bường lúc ấy đang làm tỉnh trưởng Bình Tuy dùng xe Dodge 4X4 chở ông Ngô Đình Nhu và ông C (Nhà thiện xạ Ngô văn Chí?) đi săn. Trời đã trở lạnh và lại  có mưa mà ông cố vấn đi săn ! Nhưng đâu có ai biết được đó chỉ là lối ngụy trang. Sự thật các ông ấy không đi săn mà đi thẳng mà đi thẳng tới một căn nhà lá trong rừng thuộc địa hạt quận Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Tuy. Quận Tánh Linh xưa kia là nơi rừng thiêng nước độc… Đó là khu A thuộc liên khu I của VC… Trung tá Bường lái xe đưa ông Nhu đến chỗ hẹn. Đến nơi, trung tá Bường và ông C chờ ngoài xe, lo an ninh. Chỉ có ông Nhu vô. Hai người ngồi ngoài lắng tai nghe lúc nhỏ lúc to. Người đang nói chuyện với ông Nhu là Phạm Hùng, có 2 người nữa ngồi bên cạnh”

Trong lúc nói chuyện họ bàn vấn đề cho thân nhân ở hai miền được liên lạc với nhaugiao thương với nhau. Ông Nhu hứa với Phạm Hùng khi nối xong đường xe lửa thì bà Nhu và Ngô Đình Lệ Thủy sẽ đi chuyến xe thống nhất đầu tiên ra Hà Nội. Ngoài ra còn có một điều họ nói nhiều nhất là ấp Chiến lược đã gây nhiều khó khăn cho cán bộ của họ. Ông Nhu thỏa thuận sẽ cứu cán bộ VC bằng cách dùng chính sách Chiêu hồi để khỏi giết cán bộ của họ như họ yêu cầu. Khi nào cán bộ của VC bị kẹt thì xin chiêu hồi. Trong câu chuyện, Phạm Hùng cũng trách sao giao những căn cứ quân sự cho Mỹ sử dụng. Nhu nói Mỹ là đồng minh của miền Nam, Mỹ đến miền Nam dĩ nhiên sử dụng những nơi đó chứ chính quyền VNCH không giao nhượng cho Mỹ phần đất nào, vì đã tranh đấu lấy lại của Pháp cho VN chứ không phải lấy lại để đưa cho M

2) Cuốn Đỗ Mậu (tr. 726 và 1238) trích đăng một lá thư của ông Võ Như Nguyện kể rằng “Tháng 9 hay tháng 10 năm1963, ông cụ Ngô về Huế cho gọi tôi lúc 4 giờ chiều. Hai cụ cháu ngồi tâm sự với nhau cho đến 10 giờ tối… Cụ lại nói rằng hiện đang bị khó dễ với Mỹ….  vả lại tôi với chú Nhu có ý dù 2 miền Quốc-Cộng tranh chấp nhưng là đều máu mủ ruột thịt, phải có biện pháp anh em giải quyết lấy chiến tranh, đỡ tổn hao sinh mạng, tài sản rồi bên nào kéo dài chung quy cũng sẽ bị lệ thuộc vào một cường quốc và đất nước chia rẽ vì các cường quốc có ý định chia rẽ cả

Ông Đỗ Mậu phân tách tâm tính của ông Nhu, cho rằng ông này có một tâm hồn rất Tây – thứ Tây trí thức chuộng lý thuyết quên thực tại – Có bệnh chủ quan cao ngạo tưởng mình quán thông kim cổ, có tật liều lĩnh làm mà không cần biết hậu quả ra sao…. “ Sự chống đối của tướng lãnh,  của người Mỹ, của Phật giáo đã không cho Nhu một lựa chọn nào khác hơn để bám lấy chính quyền ngoài cách liều lĩnh thỏa hiệp với Hà Nội, không cần biết hậu quả gì sẽ xẩy ra sau khi thỏa hiệp

Ông Đỗ Mậu (1917 – 2002). Hình: nguồn Internet

(Tôi xin chua thêm: Trung tướng Trần Văn Đôn và đại tá (khi đó) Đỗ Mậu là 2 trong số những nhân vật (gồm 5 tướng Minh, Đôn, Kim, Khiêm, Đính) cầm đầu cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm)

3) Cuốn NvChức 1989 (tr. 107-121) dựa vào cuốn War of the Vanquished (Chiến tranh của kẻ bại) của Maneli, trưởng phái đoàn Ba Lan trong Ủy hội Quốc tế.

Theo cuốn này, ông Ngô Đình Nhu nói chuyện với Maneli ở Sài Gòn 2 lần (ngày 25-8 rồi 2-9-63) về “hòa bình”, rồi Maneli ra Hà Nội gặp Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng để “móc nối”.

4) Cuốn De Gaulle et le Việt Nam của tiến sĩ Pierre Journoud mà tôi trích dịch đăng trên Dân Luận,ng kể lại chuyện này với nhiều chi tiết hơn: “Roger Lalouette ( đại sứ Pháp ở SG) là một nhà ngoại giao lão luyện và rất rành rẽ về những vấn đề Việt Nam. Ông biết một hành động quá lộ liễu sẽ làm Điệm bị thay thế rất mau lẹ để nhường chỗ cho một chính phủ hoàn toàn theo đường lối của Washington. Ông quyết định trao cho giáo sư Maneli, người mà ông tin cậy, một kế hoạch 3 giai đoạn cho VN : mở một cuộc đối thoại giữa Hà Nội và Sài Gòn; đặt những trao đổi kinh tế và văn hóa; tổ chức những cuộc hội đàm về chính trị. Maneli quyết định chuyển tin ra Hà Nội, nơi mà ông đi lại nhiều lần. Phạm Văn Đồng khẳng định là ông lúc nào cũng sẵn sàng mở cuộc hội đàm, công khai hay bí mật, và tất cả đều thương lượng được “trên căn bản độc lập và chủ quyền quốc gia” Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lệnh cho Xuân Thủy, bộ trưởng bộ Ngoại giao làm một danh sách hàng hóa có thể trao đổi với miền Nam. Manelli tương đối lạc quan, trở lại Sài Gòn nhất quyết gặp Nhu. Phạm Văn Đồng cũng đề nghị Diệm, để chứng tỏ thiện chí của mình, cho lập lại trao đổi kinh tế và văn hóa giữa 2 miền. Miền Bắc sẵn sàng cung cấp than đá với giá rẻ hơn giá thị trường thế giới để đổi lấy gạo thực phẩm và cao su. Phải đương đầu với một cơn hạn hán quá trầm trọng, Hà Nội cũng muốn thoát khỏi viện trợ Trung Quốc, trở thành quá bao trùm từ khi TQ và Liên Xô tuyệt giao (tr. 114).

5) Cuốn “A death in November” của bà tiến sĩ Ellen J. Hammer khảo cứu hồ sơ mật của tòa Bạch Ốc, khẳng định rằng “có sự thương thuyết nhưng do sáng kiến của Hồ Chí Minh”. Lí do là ông Hồ muốn nhờ gạo miền Nam cứu đói miền Bắc. Và “Hồ Chí Minh bằng lòng để miền Nam độc lập dưới quyền cai trị của tổng thống Diệm theo đờng lối dân chủ Tây phương… Ông Diệm thuận trao đổi thư tín và đổi gạo miền Nam lấy than miền Bắc. Tơi tháng 7-1963, Hà Nội mới chịu để ông Diệm cầm đầu miền Nam và để miền Nam theo đường lối dân chủ Tây phương và Hồ Chí Minh không còn nôn nóng về thống nhất (tr.472).

 Theo tiến sĩ Hammer, thương thảo chỉ nhằm vào ” hoạt động song song mỗi bên có thể giảm du kích và giảm hoạt động quân sự. Một đôi vùng chiến đấu giảm xuống, do hai bên chỉ huy thông cảm nhau. Cuối tháng 8-1963 hoạt động quân sự của cộng sản tương đối giảm “ (tr.475)

Những chi tiết này nằm trong “Hồ sơ mật của tòa Bạch ốc” trong đó có cuốn giác thư (memorandum) của ông Hilsman (Bộ Ngoại giao) và một công điện của Hilsman và Bundy (bộ Ngoại giao) gửi cho Cabot Lodge được bà Hammer phanh phui ra.

6) Cuốn Hồ sơ mật Ngũ Giác Đài năm 1971, bản chữ Pháp, tr.203 ghi : “trong một mật điện gửi về Washington cuối tháng 8 năm 1963, đại sứ Cabot Lodge báo cáo rằng qua sự trung gian của những người Pháp và những người Ba Lan, ông Nhu đang bí mật tìm cách thương thuyết với Hà Nội và với Việt Cộng.

Ông William E. Colby đứng đầu văn phòng CIA tại Nam Việt Nam (từ năm 1959-1962). Hình: WashingtonPost.com

7) Cũng trong cuốn hồi ký của ông Colby, cựu giám đốc CIA ở Sài Gòn hồi 1959-1962 “Vietnam, histoire secrète d’une victoire perdue” tr. 162 bản chữ Pháp: “Nhu thực hiện nhiều lần những mưu toan xích lại gần Bắc Việt, qua trung gian của một vài nước khác, nghĩ rằng cách đó sẽ giải quyết được sự tranh chấp giữa người VN với nhau, sau lưng người Hoa Kỳ, nếu những người này (Mỹ) thực sự thù địch với Nam Việt”

8) không có tài liệu nào của Hà Nội được giải mật cả ngoài những “mẩu chuyện” trong cuốn “Ông Cố vấn” in tại Hà Nội trao đổi giữa ông Nhu và điệp viên Bắc Việt “Hai Long” tức Vũ Đình Long, tức thiểu tướng Vũ Ngọc Nhạ “cố vấn” của ông Nhu. Hai Long rất được ông Nhu tin cẩn nhận làm em nuôi với biệt hiệu Hoàng Long, đứng thứ năm: sau Hồng Long (Thục), Bạch Long (Diệm), Thanh Long (Nhu) và Hắc Long (Cẩn) :

  Hồi giữa tháng 8-63 ở trong dinh Gia Long, Lệ Xuân nhìn Hai Long với cặp mắt ranh mãnh: – Chú có phải là cộng sản không?

Hai Long lạnh người, nhưng với vẻ mặt thật thà, nụ cười ngây thơ, y hỏi lại để kéo thêm thì giờ suy nghĩ :

– Tại sao chị lại hỏi tôi như vậy?

Lệ Xuân vẫn nhìn xoáy vào mắt Hai Long với vẻ truy tìm :

– Tôi nghĩ như vậy vì tôi thấy chú sống rất khắc kỷ. Ngoài những người cộng sản ra, không ai sống như chú…

– Tôi chỉ mong làm giáo dân tốt bằng cách đóng góp gì đó cho giáo hội, cho quốc gia…

Nếu chú là cộng sản thì lúc này cũng hay! Khi nó bức bách mình quá thì có lẽ mình phải đi với cộng sản…

Lệ Xuân cười khanh khách rồi đi ra “

“…. Rồi Nhu quay sang bàn về chuyện đối với Pháp, với Mỹ và với Cộng sản. Nhu cho Hai Long biết tại sao ông thay đổi chiến lược:

– Ngay từ khi nhận thấy Mỹ muốn can thiệp sâu vào chủ quyền của ta, tôi đã có ý nghĩ xây dựng thật nhanh ấp Chiến lược để ngăn chặn Cộng sản, đập tan bọn phá rối nội bộ và đẩy mạnh xây dựng kinh tế, bảo đảm một Việt Nam Cộng hòa an bình thịnh vượng, khi đó ta sẽ nhận lời hiệp thương với Cộng sản Bắc Việt. Nếu ta mạnh thì Bắc Việt không thể cộng sản hóa Việt Nam Cộng hòa, mà trái lại, ta có thể dân chủ hóa thể chế ở Bắc Việt. Chừng đó Mỹ không thể tùy tiện làm áp lực. Chừng đó, Mỹ không thể tùy tiện làm áp lực với ta. Nhưng hiện nay mọi kế hoạch đều tiến triển chậm chạp vì Mỹ cản đường không giúp ta tự lực tự cường, mà chỉ muốn can thiệp sâu vào những vấn đề nội bộ của ta. Vì vậy đáng lẽ làm sau, giờ lại phải làm trước để kịp thời đối phó với sức ép của Mỹ

Tôi xin đưa ra vài lời bàn: Câu nói “đáng lẽ làm sau, giờ lại phải làm trước“, theo tôi nghĩ, có nghĩa là phải hiệp thương với CS ngay để đối phó với Mỹ. Câu hỏi cần được đặt ra là ông Nhu có biết Hai Long là điệp viên Bắc Việt không ? Nếu biết thì rõ ràng là ông Nhu muốn qua Hai Long để bắn tin cho Bắc Việt (qua Trung tâm tình báo Cộng sản Cục R). Ngược lại, những tin gì bất lợi cho ông Diệm mà Cục R thâu lượm được, Hai Long cũng báo cho ông Nhu: Cuốn “Ông Cố vấn”, tập 1, tr.311-314 kể : “… Hai Long đến thẳng phòng làm việc của Nhu… nói ngay : – Đảo chính sẽ bùng nổ vào buổi trưa, anh chỉ còn vài giờ để đối phó – Cám ơn chú, cách đây 2 năm ở Phú Cam chú đã nói với tôi, người Mỹ chỉ vì quyền lợi của Mỹ chứ không vì VNCH hay vì TT NĐD, ngày đó tôi còn hoài nghi. Tôi đã sai lầm vì không nghĩ là chủ nghĩa thực dụng của Mỹ lại thiển cận đến thế!… Anh em tôi phải chết vì người Mỹ thì cái giá sai lầm này quá đắt ! …

Kết Luận:

1) Tất cả mọi tài liệu đều khẳng định Mỹ đã xúi giục, hứa hẹn và mua chuộc các tướng lãnh để đảo chính ông Diệm, mở cửa cho quân Mỹ vào VN. Có tài liệu còn nói rõ, Hạm đội 7 và 3000 lính thủy đánh bộ Mỹ được lệnh rời Okinawa để khi cần, hỗ trợ quân đảo chính.

2) Mỹ đổ quân vào VN chỉ cốt dùng miền Nam để mặc cả với Tàu cộng chứ nếu thực sự chỉ muốn ngăn chặn quân Bắc Việt thì chỉ cần 100 ngàn quân cắt đôi nước Lào từ Vĩ tuyến thứ 17 đến biên giới Thái Lan để chẹn đường mòn HCM, chứ đóng 550 ngàn quân dọc bờ biển miền Trung để làm gì?

3) Sự hiện diện của quân đội Mỹ đã làm hư hỏng quân đội VNCH. Các tướng lãnh chỉ ỷ lại vào Mỹ, chỉ lo đảo chính lẫn nhau (5 lần sau đảo chính ông Diệm !). Chính đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng quân đội VNCH đã tự thú nhận năm 1970, khi gặp phái đoàn Thượng nghị sĩ – Dân biểu dẫn đầu bởi Trần Văn Đôn khi đó là thượng nghị sĩ : “Chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh. Trách nhiệm chiến đấu ở đây là người Mỹ. Chính sách đó do họ đề ra, chúng ta chỉ theo họ thôi

4) Tôi chắc chắn, nếu Thỏa hiệp Hà Nội – Sài Gòn thực hiện được, thì dù đưa đến hậu quả bất lợi cho miền Nam tới đâu cũng không tệ hại bằng sự để quân Mỹ đổ quân vào VN. Trái lại, Việt Nam đã có thể là nước đầu tiên áp dụng thể chế “Một nước 2 chế độ” chứ không phải là Tàu Cộng với Hồng Kông.

27 BÌNH LUẬN

  1. Nhãm!
    Người mù từ khi lọt lòng, lại gắng sức mô tã con voi.
    Biết thì nói, không biết thì im.
    Không ai bắt buộc mình mỡ miệng.

  2. Trích: …”4) Tôi chắc chắn, nếu Thỏa hiệp Hà Nội – Sài Gòn thực hiện được, thì dù đưa đến hậu quả bất lợi cho miền Nam tới đâu cũng không tệ hại bằng sự để quân Mỹ đổ quân vào VN. Trái lại, Việt Nam đã có thể là nước đầu tiên áp dụng thể chế “Một nước 2 chế độ” chứ không phải là Tàu Cộng với Hồng Kông.”… (ngưng trích).

    Toàn bài viết này có tham khảo và có lập luận xác đáng, rất thuyết phục. Tôi chỉ không đồng ý với kết luận cuối cùng của tác giả. Sự thật là nếu có sự thỏa hiệp Sai Gòn- Hà Nội, Mỹ sẽ không thể đổ quân vào VN và leo thang chiến tranh. Điều này chỉ có nghĩa là là nhân dân VN, cũng như nhân dân Hoa Kỳ, sẽ tiết kiệm sinh mạng của vài triệu dân trong một vài năm. Chứ nếu nói VN có thể thành một quốc gia đầu tiên với hai thể chế, trước cả Tàu-Hồng Kông thì … sức mấy! Thử hỏi, ông Hồ là cái thá gì mà tụi Tàu cho ông toàn quyền định đoạt VN theo một hay hai thể chế. Trong lúc Tàu đang nắm đầu họ Hồ và đảng CSVN, nghĩa là đã hoàn toàn làm chủ Bắc Việt, mà TT Diệm đi thỏa hiệp với Bắc Việt thì chẳng khác gì dâng không miền Nam cho Tàu! Nếu toàn cõi VN mà đã mất vào tay người Tàu thì chính mấy chú chệt sẽ giết dân VN nhiều hơn cả chiến tranh mà không cần súng đạn. Những gì đang xảy ra ở VN hiện nay đang nói lên điều đó.

  3. Trích: …” Mỹ sẽ bị sa lầy và trước sau gì rút cục cũng sẽ phải rút khỏi VN sau một cuộc đổi chác với Tàu.”…
    Và…”2) Mỹ đổ quân vào VN chỉ cốt dùng miền Nam để mặc cả với Tàu cộng chứ nếu thực sự chỉ muốn ngăn chặn quân Bắc Việt thì chỉ cần 100 ngàn quân cắt đôi nước Lào từ Vĩ tuyến thứ 17 đến biên giới Thái Lan để chẹn đường mòn HCM, chứ đóng 550 ngàn quân dọc bờ biển miền Trung để làm gì?”…
    (ngưng trích)

    Xin cám ơn tác giả. Đã từ lâu, tôi cứ ngờ ngợ thấy chính người Mỹ mới là thủ phạm phát động rồi kéo dài chiến tranh VN. Ngoài ra, với sự đồng lõa của Tàu, Mỹ đã hết leo thang rồi xuống thang chiến tranh, ký kết hiệp định này nọ và cuối cùng là rút quân, sau khi họ đã mặc cả đúng giá với Tàu. Hai mươi năm chiến tranh, VN đã tiêu tốn không biết bao nhiêu là sinh mạng, tài sản, tài nguyên và sinh lực quốc gia chỉ là để phục vụ cho mục đích của Mỹ và Tàu! Đó là chưa kể, là cho đến nay, hậu quả của cuộc chiến ấy vẫn còn hằn sâu trong tâm lý người dân, trong cuộc sống xã hội và sinh hoạt chính trị kinh tế trên khắp đất nước VN.

    Tuy nhiên, chỉ còn một khía cạnh duy nhất để an ủi dân VN: do ý chí “quyết thắng thế giới tự do” do Mỹ lãnh đạo qua chiến tranh VN, Liên Xô đã thiêu rụi phần lớn những thành quả kinh tế vào nỗ lực trang bị những vũ khí tối tân nhất cho CSBV và tiếp tục trong chạy đua khít khao để trang bị vũ khí cho bằng Mỹ.
    (Xin lên Google và bấm hàng chữ : “Soviet Union Defense Budget during the Cold War”, sẽ thấy không ít những sử liệu chứng minh rằng sư hoang phí của chế độ Soviet vào việc trang bị khí tài đã làm cho chế độ đi đến chỗ tự hủy diệt).

    Ngoài mục đích mặc cả với Tàu, Mỹ đã tham chiến ở VN để làm gì, nếu không để lôi kéo Liên Xô và khối CS vào một cuộc đua tiêu tốn và hoang phí? Chiến tranh VN là nơi 58 ngàn tử sĩ Mỹ đã hy sinh nằm xuống, nhưng cũng chính là nơi mà nhửng nhát cuốc đầu tiên đã đào thành nấm mồ để chôn vùi cộng sản quốc tế!

    Tôi cho rằng, đây mới chính là nguyên nhân khiến Mỹ đã đổ quân, đổ của vào VN và chấp nhận hy sinh 58 ngàn con em của họ. Đây là một hy sinh có tính toán. 58 ngàn chỉ là con số trung bình về số người chết vì tai nạn xe cộ hàng năm ở Mỹ. Đa số thanh niên trong nửa triệu quân Mỹ tham chiến ở VN xuất phát từ thế hệ “bùng nổ baby”, nghĩa là những đứa trẻ sinh ra đời khi những người lính viễn chinh Mỹ hồi hương sau Đệ Nhi Thế Chiến!

    Thế giới có biết điều đó hay không, tôi không biết, nhưng tôi biết chắc giới chóp bu Mỹ đã biết nó, rất rõ!

    • Lấy tính mạng 58,000 con em người Mỹ, cộng với khoảng 3 triệu quân dân VN ở cả hai miền Nam Bắc làm “thế chấp thiệt hại”, để đánh sập CS quốc tế?
      Nếu chỉ có thế thì tôi thấy sự thế chấp thiệt hại này quả là không đáng kể!
      Chỉ có điều, chiến tranh VN để lại những di hại lớn hơn thế nhiều. Một mặt, chiến tranh đã chấm dứt gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mối thù âm ỉ với nhau giữa nhũng người Nam Bắc VN vẫn còn tồn tại. Mặt khác, sự khống chế vế chính trị và sự chà đạp chủ quyền đất nước VN của TQ càng ngày càng đè nặng, là hai di hại kinh khủng nhất mà dân tộc VN hiện đang phải gánh chịu. Lối thoát cho hai di hại này cho đến nay vẫn chỉ là những viễn tượng quá xa vời!

  4. Giac Cong con do danh My la danh cho Tau Cong, Nga Cong nghe chua thay chua chu viet ranh ranh
    o mo o ma ngai giac Cong Le Duan, loi tai dan minh ngu qua khong biet tan dung My nhu Nhat ban sau the chien thu 2. Sach su, tai lieu ranh ranh, cung My nguoi ta tro thanh sieu cuong kinh te chinh
    My cung phai ne phuc. Nga Cong, Tau Cong dau co lay duoc cai long chan cua Nhat chi tai minh ngu
    nen moi co nhung cau cua giac Cong se nat Truong son den nguoi Bac Viet cuoi cung. VNCH chi la nan nhan lai co giac DVM giet quach nhung nguoi tot, den ca ngai Nguyen van Y cung bi tu toi o Con dao, den luc cu Huong len moi duoc tha. Dau thuong va nhuc nha ca mien Nam minh, cac ngai co biet.

  5. Chuyen ong Ho bi bon dan em Le Duan < le duc Tho tuoc quyen hanh nhu the nao truoc nam 1963 , tac gia Phong Uyen co biet khong,,Lien lac ve email dalatogo@yahoo.com, se co cau tra loi,,Bai gui cho Mac Viet Hong cua Dan chim Viet noi ve chuyen nay khong thay dang

    • Tổng thống Ngô đình Diệm làm được những gì cho đồng bào nam việt nam ,lịch sử đã minh bạch.TƯỞNG GIỚI THẠCH có nói ”100 năm nữa việt nam mới có NGÔ ĐÌNH DIỆM thứ hai ” Tiếc thay cho vận hạn đất nước việt.các nước thế giới phân giãi lợi ích giữa hai khối , lại ngặt trong nước lắm kẻ đầu óc nông cạn như sau ”tướng tá , dân biểu , hiệu trưởng các đại học ,trung học , sinh viên học sinh , dân đen ngu dốt ,phật giáo một nghị sĩ học thức một , hai mà đòi làm thủ tướng , ”chín đời thủ tướng ” . ” VẬN HẠN NƯỚC NAM hôm nay nghìn năm một thưở ” Là một công dân nước Nam hãy làm gì cho đất nước ;Đừng tranh luận nửa ./. Nội thành huế .

  6. Nên tính tới khả năng ông Hồ lừa ông Diệm. Năm 1945, cũng bằng chiêu bài quốc gia dân tộc ông Hồ lừa 2 đảng Viêt Quốc Việt Cách cử người vào quốc hội để ra tay trừ khử. Hồ định giở bài này với ông Diệm, và ông Diệm đã suýt mắc bẫy, nếu không có người Mỹ ra tay thì miền Nam rơi vào thảm họa công sản sớm hơn rồi. Đối với bọn ác quỷ thì không có quốc gia, dân tộc, anh em gì cả, cứ xem lại các màn đấu tố thì rõ, chúng sẵn sàng phủi tay khi cha, mẹ, anh chị em bị đấu tố.

  7. Tác giả nói:
    “Qua những bản tường trình của 14 ngàn cố vấn quân sự, Mỹ biết rõ thực lực của quân đội VNCH: tướng chỉ có 5-6 người, xuất thân từ cấp bậc trung úy, đại úy quân đội Pháp. Đa số vẫn giữ quốc tịch Pháp, nói tiếng Pháp, lại chỉ là tướng vô quân ngồi ở bộ tham mưu. Các đơn vị tác chiến, cho đến sư đoàn trưởng mới chỉ là trung tá, trung bình khoảng 30-35 tuổi, quá non nớt về quân sự, về chính trị, nhưng lại đầy tham vọng. Mỹ thấy không thể tin cậy gì về quân đội VNCH cả, cần phải đổ quân để trực tiếp đương đầu với quân Bắc Việt. Đầu tháng Tám năm 1963, bất chấp hồi tháng 3-63 đã giao ước với ông Diệm bớt số 14 ngàn cố vấn Mỹ xuống còn 5 ngàn năm 1965, Mỹ đòi ông Diệm, không những như ở Nam Hàn chỉ lập căn cứ đổ quân tác chiến, mà còn có toàn quyền hành quân, tự định đoạt chiến thuật, quyền chỉ huy quân đội VNCH dưới hình thức cố vấn và quyền huấn luyện lại các cấp chì huy theo kiểu Mỹ”
    (hết trích)

    Viết sai một cách thảm hại, bản tường trình của cố vấn Mỹ ở đâu, ghi trong sách nào? ghi trong tài liệu nào?
    Tướng lãnh VNCH thời ông Diệm ít nhất cũng mười lăm người chứ không phải 5, 6 người, không hề có ông Tướng nào quốc tịch Pháp, ông Diệm chống Pháp không bao giờ phong Tướng cho một người dân Tây,…
    Tài liệu nào ghi nhận Mỹ năm 1962, 63 đòi đổ quân vào?
    Có lẽ đoạn này chép lại trong một tài liệu phía trong nước

  8. nam ,bắc là quân cờ xanh,đỏ nga tàu và mỹ là tay chơi cờ ,việt nam nói riêng,bán đảo đông nam á nói chung là bàn cờ hôm nay là cờ thế ,cơ tàn chúng ta làm gì để cứu nguy cho dân tộc nội thành huế

  9. Chẳng ai nghỉ đến ông Diệm bị giết và Kennedy bị giết là vì sao? Số vu khí tồn đọng sau thế chiến thứ 2 cần phải giải quyết ,ông Diệm có phản đôi Mỳ đem quân vào Vn hay khg? Hảy xem kỷ lại tài liệu ông Diệm yêu cầu Mỳ đem 2 tiểu đoàn TQLC sang Việt nam trấn đóng tại vỉ tuyến 17 ,sau khi Bắc Việt gia tăng xâm nhập miền nam ,TT Kennedy muốn rút các cố vấn Mỹ kg muốn dính sâu vào nam Vn nên bị giết. Tất cả chỉ vì tư bản chế tạo củ khí muốn gây chiến và bên kia Nga củng đồng ý. Tiêu thụ cho hết số vui khí đệ nhị thế chiến và thử nghiệm vui khí mới Mỹ viện trợ cho nam Vn toàn là vui khí cổ lổ. Cho đên năm 1968 nhảy Dù Vn vẩn còn dùng cabine M 2 ,khi Mỹ trang bị toàn bộ cho Vnch M 16 thì đứt phim , các cuộc lui binh. Di tản vùng 1 và 2 do bàn tay người Mỹ và chuyện DVM lên cầm quyền và bả văn đuổi Mỹ đều do Người Mỹ đạo diễn , tại sao chúng ta cứ bàn cải chuyện ông Diệm có đi đem với Bắc Vn hay khg? Nếu có thì trước sau gì tụi Bắc Việt củng chiếm miền nam ,lẻ ra ông Thiêu nên đầu hàng sớm hơn để binh sỉ và người dân miền trung đở Chết hơn trong lúc 2 lử đoàn TQLC bị bỏ rơi. Và các sư đoàn bộ binh 1 2 3 các liên đoàn Bđq và ĐpQ Tức tưởi khg lối thoát , khi Mỹ phủi tay thì Thượng đế củng khóc. Bơi móc dĩ vảng để làm gì ,bênh chống ông Diệm thì miền nam củng mất. Nhưng ông chạy làng thì chửi ông Minh sao khg tử Chiến ,trong khi ông Thiệu cao bay xa chạy cùng ông khiêm Viên. Quân đọi tanh bành. Còn mẹ gì mà tử thủ. Con người khg thể đem nướng vào ló sát sinh cộng sản Tụi nó pháo Sài gòn tan từng mành nếu tử thủ. Tướng nam biết vậy nên khg chống cự vùng 4 an lành. Chứ tướng Hưng làm tư lệnh vùng 4 chắc ông khg đầu hàng ,khi xe của sư đoàn 21 chở tụi vc vào cần thơ ông khóc nói nếu ông có quyền ông khg để xảy ra như thế nầy , Miền nam trước hay sau gì củng mất. Khg có chuyện 2 con cọp trong một khu rừng.tụi gian manh cộng sản nó khg tốt lành gì lủ cướp cờ đỏ bây giờ nó như Ma hiện diện khắp nơi chúng ta tỵ nạn. Chúng ta thua vì chúng ta quá nhân hậu ./

  10. Không hề có tài liệu nào nói ông Nhu điều đình với cố vấn Mỹ rút về mà chỉ là tin đồn, vả lại ông ta chỉ là cố vấn không phải là người cầm quyền
    Năm 1965 Johnson đưa vào VN tổng cộng gần 200 ngàn quân để làm gì? để cứu miền nam chứ làm gì? không có Mỹ đổ quân vào nam VN thì chết cả đám. Năm 1965 trung bình VNCH mỗi tuần mất một tiểu đoàn và một quận (Ngô quang Trưởng, Trận chiến Mùa Phục sinh trang 15, 17)
    Thay vì biết ơn đồng minh, rất nhiều người oán trách Mỹ đổ quân vào, những người quá sùng bái Ngô đình Nhu tưởng tượng ra những chuyện hoàn toàn không tưởng

    Phía Mỹ không hề có tài liệu nào nói Mỹ ép ông Diệm cho họ đổ quân vào, phía VN thì cũng không có tài liệu nào mà chỉ thấy những bài từ phía những người sùng bái ông Diệm
    Chuyện lịch sử phải vô tư khách quan không thiên kiến, không bịa chuyện, cũng như tại miền Bắc bây giờ còn rất nhiều người sùng bái Bác Hồ, họ nói Bác là người cứu nước dành độc lập…

    • “Năm 1965 ,trung bình VNCH mỗi tuần mất một tiểu đoàn và một quận “. Trích

      Không biết chi tiết này có bị phóng đại không nhỉ ? Như thế VNCH phải mất gần một lữ đoàn/tháng .
      Quân đội VNCH lấy người đâu ra mà lắm thế ?

      • Mcnamara cụng như Ngô quang Trưởng nói nếu Mỹ không đem quân vào năm 1965 thì miền Nam sẽ mất trong vòng 6 tháng

  11. Lời tòa soạn đã đăng: “Lịch sử nước Việt trôi trên dòng thời gian; có đoạn lên thác, có khi xuống ghềnh và những khúc uốn cong khắc nghiệt đầy định mệnh. Thiết tưởng việc truy tầm, xác minh lại những sự kiện quá khứ là cần thiết và quan trọng – để người hôm qua yên lòng nhắm mắt, để người hôm nay cẩn trọng suy xét và người ngày mai tích lũy kinh nghiệm, ráng sức mà đóng góp cho quốc gia dân tộc Việt Nam này được tươi sáng hơn.”
    Tôi hiểu rằng đó chính là mục đích của tác giả và tòa soạn. Mọi người đọc để có cái nhìn và suy xét theo chiều hướng tích cực. Không nên cứ bám vào những định kiến hằn học cá nhân mà phản bác bằng những lời lẽ thiếu xây dựng như comment viethoangnam trên kia.

  12. t/g nói
    “Tôi chắc chắn, nếu Thỏa hiệp Hà Nội – Sài Gòn thực hiện được, thì dù đưa đến hậu quả bất lợi cho miền Nam tới đâu cũng không tệ hại bằng sự để quân Mỹ đổ quân vào VN. Trái lại, Việt Nam đã có thể là nước đầu tiên áp dụng thể chế “Một nước 2 chế độ” chứ không phải là Tàu Cộng với Hồng Kông.”
    (hết trích)

    Sự thực không hề có tài liệu khả tín nào nói về việc ông Nhu và đại diện Hà nội thảo luận với nhau ở đậu, về chuyện gì?… mà chỉ toàn là phỏng đoán, thêu dệt, một biến cố lịch sử dù đã rành rành ra đấy, có nhiều tài liệu ghi chép mà còn không đi tới đâu huống hồ đây chỉ là chuyện phỏng đoán

    Tác giả không nắm vững chính trị miền Bắc, Lê Duẫn một tay diều dâu, hiếu chiến đã tập trung quyền hành từ những năm đầu thập niên 60 chẳng lẽ lại chịu hào hoãn chia đôi 2 miền như vậy. Mặc dù Johnson và Nixon đã đánh phán tan nát miền Bắc mà y còn chưa chịu thương thuyết vẫn đẩy hàng triệu thanh niên miền Bắc vào chỗ chết, thế mà ông Nhu chỉ uốn ba tấc lưỡi mà thuyết phục được y?
    Lập trường ngây thơ không tưởng, bài biết không thuyết phục

  13. Trở lại quá khứ mà còn nghỉ tới chuyện dở hơi ,trở dìa làm gì .
    Nội một cái chuyện đơn giản nhất là cộng sản Vn đã tính tới cái chuyện tập kết miền Bắc ,gài cán bộ nằm vùng 1954 ,là đủ thấy chính trị gia miền Bắc có chiến lược xâm lăng miền Nam Vn ròi .
    Trở về làm em bé bằng bông đi .

  14. Trả lời bác DN :
    1) Những gì tôi viết đều dựa theo những tài liệu có kiểm chứng. Tôi xin nhắc lại : Năm 62-63 không có quân đội tác chiến Mỹ mà chỉ có cố vấn quân sự Mỹ. Cho tới đầu năm 1963 số cố vấn tăng lên đến 14 ngàn. Ông Nhu không muốn dưới hình thức cố vấn, Mỹ gián tiếp chỉ huy quân đội VN, nên điều đình với Mỹ rút lần lần số cố vấn về. Tháng 3-63 Mỹ giao ước với ông Diệm tới năm 65 số cố vấn chỉ còn 5 ngàn người. 5 tháng sau (8-63), như tôi đã viết, bất chấp giao ước với ông Diệm, không những không tỏ vẻ bớt số cố vấn lần lần như đã giao ước, mà còn đòi ông Diệm đổ quân tác chiến vào VN và trực tiếp chỉ huy quân đội VNCH. Tất nhiên là ông Diệm từ chối, vì lí do gì, tôi đã trình bây trong bài viết.
    2) Chỉ cần suy luận một chút cũng thấy là nếu Mỹ muốn thật sự rút quân (cố vấn) ra khỏi VN thì chỉ cần thi hành giao ước với ông Diệm và bảo vệ ông Diệm chống lại những người muốn tăng cường sự hiện diện quân đội Mỹ chứ sao lại ngược lại, súi giục đảo chính chống ông Diệm? Tại sao chỉ trong vòng mấy năm mà tăng số quân đội tác chiến Mỹ lên đến 550 ngàn người? Trong bài viết tôi cũng đã trình bày lí do Mỹ bắt buộc phải đổ quân vào VN nếu muốn chặn đường Tàu cộng xâm chiếm ĐNÁ. Tôi nhắc lại một lần nữa : Số phận VN cho tới bây giờ và cũng không biết tới bao giờ, đều tùy thuộc ở sự mặc cả giữa Tàu và Mỹ.
    3) Mọi tài liệu thâu lượm được ở nước ngoài đều chứng minh chính ông Hồ là người muốn thương thuyết với ông Diệm chư không phải ngược lại (Khi ông Hồ bắn tiếng qua chủ tịch Ủy hội đình chiến Ấn độ trong lời tuyên bố tháng 9-62). Sớ dĩ như vậy là vì năm 62-63, tình cảnh ông Hồ rất là bi đát, bị tay chân của Tàu, Lê Đức Thọ, Lê Duẩn tước dần mọi quyền hành, kinh tế cả nước kiệt quệ vì Tàu bắt phải thi hành chính sách cải cách ruộng đất, và viễn tượng miền Bắc trở thành người lính tiền phong trong ý đồ thôn tính ĐNÁ của Tàu Cộng mỗi ngày một gần. ông Hồ thấy chỉ còn một lối thoát là điều đình với ông Diệm. Cả Tàu và Mỹ đều thấy không thể để cho đàn em qua mặt mình được : Một bên xúi giục đảo chính, một bên tay chân của Tàu mở chiến dịch thanh trừng “bọn đi theo chủ nghĩa xét lại”. ” Đảo chính “, chỉ có ông Diệm ông Nhu, phải trả giá chứ chống “chủ nghĩa xét lại” cả trăm người bị tù tội, kéo theo cả triệu người bị chết trong cuộc giải phóng miền Nam cho Tàu, thảm thương hơn nhiều.

    • Trích tựa đề và đoạn 3 phản hồi của tác giả:
      “Thử đưa ra một vài tài liệu lịch sử nói về mưu toan thỏa hiệp với Bắc Việt của ông Ngô Đình Nhu.”

      “3) Mọi tài liệu thâu lượm được ở nước ngoài đều chứng minh chính ông Hồ là người muốn thương thuyết với ông Diệm chư không phải ngược lại (Khi ông Hồ bắn tiếng qua chủ tịch Ủy hội đình chiến Ấn độ trong lời tuyên bố tháng 9-62). Sớ dĩ như vậy là vì năm 62-63, tình cảnh ông Hồ rất là bi đát, bị tay chân của Tàu, Lê Đức Thọ, Lê Duẩn tước dần mọi quyền hành, kinh tế cả nước kiệt quệ vì Tàu bắt phải thi hành chính sách cải cách ruộng đất, và viễn tượng miền Bắc trở thành người lính tiền phong trong ý đồ thôn tính ĐNÁ của Tàu Cộng mỗi ngày một gần. ông Hồ thấy chỉ còn một lối thoát là điều đình với ông Diệm.”

      Thưa Phong Uyên,
      Với tựa đề bài viết là “mưu toan” của ông Ngô Đình Nhu, điều đó có nghĩa xác định rằng ông Nhu là người chủ động cho cuộc thoả hiệp đó.
      Nhưng ở phần (3) phản hồi trên thì PU lại nói “mọi tài liệu ở nước ngoài (tài liệu gì? nước nào?) đều chứng minh ông Hồ muốn thương thuyết với ông Diệm chứ không phải ngược lại”
      Tại sao lại có sự mâu thuẫn như vậy?
      Đây thật sự là điều mâu thuẫn, khi bài viết dẫn chứng chính ông Nhu giả dạng đi săn rồi đến gặp ông Phạm Hùng để mà thương lượng. Nó còn mâu thuẫn trầm trọng hơn nữa khi được biết thời điểm 62-63 đó ông Hồ đã không còn quyền gì cả, mà quyền lực thực sự thuộc về phe Lê Duẫn, Lê Đức Thọ.
      Thế thì một người không quyền hành như thế làm sao dám đi thương lượng một việc hệ trong như vậy, dù ông Hồ có muốn đi chăng nữa?

      Thú thật, trong nhiều năm qua, qua những tài liệu, chi tiết lắc léo mà các nhân vật (cả người Việt lẫn người ngoại Quốc) có vai trò quan trọng liên hệ đến cuộc chiến VN kể, ghi lại, nhưng tôi không tin, bởi vì cũng có những mâu thuẫn (không hiểu vì lý do gì) so với sự thật, họ chỉ nói một nữa, phần còn lại vẫn còn nằm trong bóng tối.
      Tuy nhiên, một cách tổng quát, tôi tin cuộc chiến VN bùng nổ bởi hai động lực:
      1-cộng sản Nga và Tàu muốn bành trướng và chiếm ảnh hưởng toàn cỏi đông nam Á châu.
      2-Mỹ với triết thuyết Domino, lo sợ sẽ mất đông nam Á, sẽ mất Á châu rồi kéo theo luôn cả Úc châu, nên đổ quân vào miền Nam làm rào cản.
      Đại khái, cuộc chiến VN xãy ra là do hai thế lực Cộng Sản và Tư Bản tranh giành ảnh hưởng mà ai cũng biết, thiết nghĩ không cần bàn thêm.

      Vậy xin trở lại vấn đề ai không muốn chiến tranh xãy ra trên đất nước giữa ông Hồ và ông Diệm:

      Rõ ràng, ông Diệm muốn làm vua miền Nam, còn ông Hồ muốn làm vua miền Bắc, điều đó tốt, không có gì sai trái cả, vì đất nước đã Lỡ chia đôi, miễn sao cùng nhau thi đua xây dựng được nưởc giàu dân mạnh là lịch sử sẽ ghi ơn!

      Bây giờ giả sử ông Hồ không muốn chiến tranh thì ông Hồ chỉ cần nói với Ủy Hội Đình Chiến rằng: Chúng tôi không muốn anh em một nước đánh nhau. Xin mời quý ông và cả thế giới làm trọng tài, tôi sẽ ra lệnh giải thể hết cán bộ gài lại nằm vùng ở miền Nam sau năm 1954 khi chia đôi đất nước, sẽ cho những người tập kết trở về quê quán làm ăn để xây dựng đất nước, cũng như những người miền Bắc di cư vào Nam muốn ở đâu thì tuỳ ý họ.

      Chỉ một điều đơn giản như vậy thôi là không có chiến tranh, nhưng khổ nỗi, ông Hồ muốn hay bị xúi làm vua cả nước nên hô hào ngày đêm, bằng mọi giá phải “giải phóng miền Nam”!
      “Giải Phóng”, đó là nguyên nhân chính để Mỹ đổ quân vào miền Nam làm rào cản, “giải phóng”, đó là nguyên lý đầu tiên để Nga Tàu có “ngôn chánh danh thuận” đổ vũ khí vào bành trướng thế lực cho cuộc chiến 20 làm tan nát quê hương và hiện nay vẫn còn làm tan nát lòng người!

      Cho nên, sau khi đọc bài nầy của PU với sự mâu thuẫn và nhiều lủng củng, tôi có cảm tưởng nó có ý giúp “giải oan” cho ông Hồ, cũng như đang giúp “gở rối tơ lòng” cho tình thế hiện nay của Hà Nội.

  15. Ui chời, tài liệu lịch sữ mà có cả tiểu thuyết của mấy ổng nữa trời. Sao bây giờ mà vẫn còn tin là CS Bắc Việt thực tâm thương thuyết với ông Nhu. Sao không nhớ màn đổi tên đảng CS thành đảng Lao Động VN và mặt trận Việt Minh thời kháng Pháp ?. Còn chưng hoa mai hoa đào ở ngoải gởi vô trong dinh độc lập nửa. Bó tay!

  16. T/G nói
    “Lí do ông Diệm ông Nhu chống lại ý định của Mỹ đổ quân vào VN và trực tiếp chỉ huy quân đội VNCH”
    (hết trích)

    Hoàn toàn sai, Kennedy đã có ý định rút quân từ từ bắt đầu cuối năm 1963, cho tới 1965 thì hết (xin coi hồi ký In restrospect, chương 3 của McNamara) chứ không ép ông Diệm để đổ quân vào. Rất nhiều người nói sai lịch sử về điểm này
    Sử gia Bernard C. Nalty nói (The Vietnam War trang 67) tháng 5-1961 Phó Tổng thống Johnson thăm VN đề nghị gửi quân sang tham chiến hoặc ký hiệp ước quân sự hai bên nhưng ông Diệm từ chối cả hai đề nghị, ông muốn giữ chủ quyền đất nước. Tình hình quân sự ngày càng tồi tệ, bốn tháng sau, vào ngày 18-9-1961, Việt cộng tấn công Phước Thành, giết tỉnh trưởng và 75 quân lính khác khiến ông Diệm hoảng đề nghị phía Mỹ ký hiệp ước quân sự. Ông Diệm cho Tổng thống Mỹ biết tinh thần quân dân miền nam xuống thấp vì họ sợ Mỹ bỏ rơi như Lào. Từ giữa tháng 5-1961, mười bốn nước hội đàm tại Genève để trung lập hóa Lào.

    t/g đặt giả thuyết về việc ông Nhu Diệm thương thuyết với ông Hồ là không nắm vững tình hình miền Bắc. Năm 1960 Lê Duẫn được chính thức bầu làm Bí thư thứ nhất, bắt đầu nắm quyền do Lê Đức Thọ (người thân cận nhất của Duẩn) Trưởng ban tổ chức đảng cài đặt tay chân bộ hạ, tới 1963 họ Hồ mất nhiều quyền còn đâu để thương thuyết với ông Diệm.
    Nhiều người hâm mộ ông Nhu cho rằng ông Diệm Nhu có thể thương thuyết thành công với Hà Nội, sao có thể ngây thơ như thế? Từ 1969 tới 1973, Nixon đã phải ném hàng mấy chục ngàn tấn bom xuống miền Bắc mới thương thuyết được với Hà Nội
    Ông Diệm lấy gì để thương thuyết với Hà Nội trong khi ngoài bắc có khoảng 8 sư đoàn chính qui đánh bại cả quân Pháp, lực lượng quân sự miền nam VN được bao nhiêu mà đòi thương thuyết?

    • @DN: Trích : “Hoàn toàn sai, Kennedy đã có ý định rút quân từ từ bắt đầu cuối năm 1963, cho tới 1965 thì hết”…(ngưng trích).
      Xin góp ý: Nếu nói: “người Mỹ” chủ trương đổ quân vào VN vào đầu thập niên 1960, thì đó là một điều chính xác, không sai tí nào. Nhưng nếu nói: “Kennedy đã có ý định rút quân..”, thì cũng là điều hoàn toàn đúng như Mc Namara đã có đề cập (trong sách đã dẫn).
      Có điều, khi nhìn vào chính trị nước Mỹ, tôi thấy hình như cả thế giới vẫn còn mù mờ giữa hai thế lực: thế lực của “người Mỹ” và thế lực của chính quyền Mỹ. Thế lực “người Mỹ” là một thế lực huyền bí không biết bắt đầu từ đâu, do ai lãnh đạo. Thế lực chính quyền Mỹ là một thế lực công khai, do tổng thống Mỹ đứng đầu. Thế nhưng, thế lực của “người Mỹ” được đặt lên trên tất cả. Rõ ràng là “người Mỹ” chỉ binh vực quyền lợi của nước Mỹ qua những toan tính sâu rộng và lâu dài. Nó chi phối toàn bộ hệ thống quyền lực của nước Mỹ, chi phối cả thế lực của Tổng Thống Mỹ và trong một vài trường hợp có thể quyết định luôn cả định mạng, sinh mạng của TT Mỹ! Ngay đến nguyên thủ quốc gia khác, nếu chính sách của họ có làm cho những toan tính của “người Mỹ” bị trở ngại, cũng bị “người Mỹ” xử lý thích đáng: nhẹ thì chỉ bị đảo chánh và lưu vong biệt xứ, nặng thì chết tức tưởi và bí ẩn; đến nỗi có điều tra mấy chục năm nay cũng không tìm ra chính xác ai là thủ phạm !
      Thập niên 1960, trong khi “ngưởi Mỹ” muốn đổ quân vào VN thì cả hai anh em nhà Kennedy lại chủ trương rút quân, mà anh em nhà Ngô cũng không muốn cho Mỹ đổ quân vào VN. TT Kennedy và TT Diệm chắc chắn đã không biết chính sách của họ là những chướng ngại cho những toan tính của “người Mỹ”. Kết quả là cả anh em nhà Kennedy lẫn anh em nhà Ngô đều bị “người Mỹ” trừ khử không thương tiếc.
      Thập niên 1970: lúc này thì “người Mỹ” có lẽ đã đạt được mục đích của họ nên họ muốn phủi đít rút cho nhanh ra khỏi VN bằng HĐ Paris. Trong khi đó thì cả TT Nixon lẫn TT Thiệu đều hăng tiết vịt, đòi chống cộng đến cùng. Kết quả là TT Nixon bị gài độ vào vụ Watergate, bị làm nhục đến nỗi phải từ chức. TT Thiệu thì bị các “phong trào nhân dân chống tham nhũng” tố cáo bôi bẩn, hậu phương VNCH thì bị quấy rối, khiến người dân mất cả niềm tin vào chế độ, quân lực VNCH thì ngày càng thui chột vì liên tục bị cắt viện trợ, cuối cùng TT Thiệu phải từ chức và đi lưu vong biệt xứ và VNCH sụp đổ chỉ vài ngày sau đó.
      Thiết tưởng, có hay không có anh em nhà Kennedy và nhà Ngô và những chính sách của họ, ông Nhu có bí mật thương thuyết với Hà Nội hay không, ông Nhu thương thuyết với ông Hồ hay Lê Duẩn, thảy đều chỉ là mặt nổi thời sự. Mặt nổi có ai là diễn viên chính, hoặc có làm gì đi nửa thì củng chỉ là bình phong che dấu mặt chìm, là những bước đi do Mỹ-Tàu lèo lái. Những lèo lái ấy chẳng qua cuối cùng là phải làm cho nước VN thành bãi chiến trường cho cuộc thư hùng sống mái giữa Mỹ và Nga-Tàu, hoặc Tư bản và CS. Kết quả là Mỹ là kẻ bại trận ở VN một cách có tính toán. CS thắng ở VN, nhưng chỉ trong nhất thời, để rồi sau đó là chuổi thảm bại liên tục, cho đến khi chế độ CS cáo chung vào cuối năm 1991. “Người Mỹ” đã đạt được mục đích của họ là tiêu diệt chế độ CS, nhưng chưa chấm hết ở đó!
      Ngay bây giờ vị trí chiến lược của VN lại đẩy đất nước và nhân dân VN vào nhiều vòng tay tranh chấp, chứ không phải chỉ có Nga, Mỹ, Tàu. Vận mạng VN ắt sẽ phải chịu nhiều điêu linh thống khổ nữa, chứ chưa thấy đâu là lối thoát!

  17. Trong hồi ký của ông (xuất bản năm 1989), tướng Đôn cũng có thừa nhận cùng với các tướng Nguyền Văn Kim, Mai Hữu Xuân, Tôn Thất Đính dự định mật đàm với Việt cộng để thành lập chế độ trung lập trên thế mạnh với miền Bắc.
    Vậy thì ông Đôn, ông Kim, ông Xuân, ông Đính tham gia đảo chính để làm gì ? Vì hèn nhát không dám phản ứng lại hội đồng quân nhân đảo chính?
    Tuy nhiên tôi cũng công nhận 4 ông Đôn Kim Xuân Đính có con mắt chiến lược sâu sắc hơn ông Thiệu (4 không). dù là 4 ông tài còn kém và chưa chắc sẽ không bị Việt cộng lừa gạt. Thực hiện được chế độ trung lập trên thế mạnh đã tránh được cuộc chiến đẩm máu, tránh được sự lệ thuộc vào Mỹ hoàn toàn, và về lâu dài sẽ ăn bứt cộng sản về kinh tế, chính trị, dẫn đường đến thống nhất hòa bình và dân chủ như Đông – Tây Đức.
    Buồn thay! Đó chỉ là giấc mơ.

  18. Tôi chưa biết Phong yên, tác giả bài chủ là ai, nhưng bài này, theo tôi, có độ khả tin cao!
    Nước ta khốn nạn vì ngoại bang. Đó là sự thật không chối cãi. Câu kết của bài đã nói chính xác về chuyện đó.
    Cụ Diệm, ông Nhu là những nhà yêu nước, ai cũng biết, khỏi bàn cãi.
    Cụ Hồ, nếu đừng nghe Mao Trạch Đông cho đàn em Trường Chinh, Lê Văn Lương và Hồ Viết Thắng giết hại dân lành (họ gọi là Địa Chủ) trong Cải Cách Ruộng Đất, chắc chắn ông ta sẽ là một nhà Ái Quốc của dân tộc Việt Nam thời cận đại.
    Xui cho dân mính!
    Cám ơn tác giả!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên