Mừng trong nước mắt thảm sầu!

19
Nhà Nghiên- Tú- Bé Tôm vui với ông bà Trang- Chi.

Tối hôm 13/4 vợ chồng tôi đang nghe Đọc truyện “Chuyện kể năm 2000” của Bùi Ngọc Tấn thì đột ngột nghe điện thoại của Phạm Thanh Nghiên: Mẹ ơi, con đang transit ở Doha, tranh thủ báo tin cho bố mẹ, chúng con đã xuất cảnh đi Mỹ rồi… Nghiên khóc nấc… Bố mẹ tha lỗi, chúng con không kịp chào bố mẹ trước lúc ra đi… Tiếng khóc thổn thức… Không biết bao giờ chúng con mới có thể về thăm quê, thăm bố mẹ…

Kim Chi cũng trào nước mắt. Con ơi, bố mẹ mừng lắm. Đi được là mừng rồi. Vì tương lai bé Tôm… Rồi Kim Chi cũng sụt sịt…Đi đi! Đến nơi thì nhắn tin cho bố mẹ yên tâm…

Chuyện Kim Chi làm mẹ đỡ đầu của Thanh Nghiên cũng thật cảm động. Đầu năm 2016 Thanh Nghiên ra tù được 4 năm (tù vì tội chống Trung Quốc, đòi đuổi Formosa…) và duyên số làm sao lại yêu Huỳnh Anh Tú ở Sài Gòn, người ở tù 14 năm (về tội “chống chính quyền”), cũng mới ra tù được 4 năm.

Sắp đến Lễ ăn hỏi và đám cưới, Thanh Nghiên bỗng thấy bơ vơ vì bố mẹ đã mất cả, dù anh em bạn bè vẫn đông đủ. Thế là Thanh Nghiên tha thiết mời Kim Chi làm mẹ đỡ đầu cho đám cưới của con. Kim Chi từ chối, không dám nhận trách nhiệm quá lớn lao đó. Nhưng hai người cứ trao đổi qua lại và thấm đẫm tình cảm mẹ – con. Vậy là Kim Chi vội vã lo mọi thứ cho Thanh Nghiên đúng nghĩa một người mẹ lo ngày vu quy cho con gái. Từ đó tình cảm mẹ con ngày càng gắn bó sâu đậm qua bao nhiêu tâm tình và sự tận tình chăm sóc lẫn cho nhau.

Sau đám cưới, biết là không thể sống ở Hải Phòng được, dù Thanh Nghiên có nhà cửa, vì trước đó Nghiên luôn bị công an theo dõi, đã “mời” làm việc đến hơn 20 lần; nay Tú chưa xin được Chứng minh thư, chưa hộ khẩu, lại là “đối tượng nhạy cảm”, sao sống yên được.

Hai vợ chồng vào Sài Gòn cứ thuê nhà ở đâu được ít bữa lại bị chủ nhà đuổi, vì sức ép của công an. Bị đuổi đến 5 lần rồi. Vì sao công an cứ đuổi? Vì công an có “Thi đua làm sạch địa bàn”(?) Công an khu vực (phường) nào cũng sợ có “đối tượng nhạy cảm” trên địa bàn của mình. Thế là đuổi! Họ coi quyền “Tự do cư trú của công dân” ghi trong Hiến pháp chả là cái đinh gỉ gì!

Năm 2019, vợ chồng Nghiên – Tú gom hết vốn liếng, vay mượn, với sự giúp đỡ của hai bên gia đình, bạn bè, dựng được căn nhà đơn sơ tại Vườn rau Lộc Hưng. Hôm mừng Tân gia tràn ngập niềm vui, hạnh phúc. Nhiều bạn bè đến chúc mừng, tặng bao nhiêu đồ chơi cho bé Tôm vừa 13 tháng tuổi. Từ nay sẽ yên tâm sống dưới mà nhà của mình, Bé Tôm tha hồ vui chơi…

Nhưng than ôi! Vừa được một đêm thì bị lũ người “đầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi” đến đập phá, san ủi tan hoang cả vùng Vườn rau Lộc Hưng. Không biết ai đã ghi được hình ảnh Nghiên ôm con chạy, còn Tú loạng choạng nhặt con búp bê rồi ngã gục xuống…

Lại đi thuê nhà. Lại bị đuổi lần 1. Đuổi lần 2. Lần 3 tìm được một gia đình công giáo kiên định bảo vệ nên ở yên được lâu lâu. Tú mãi đến cuối năm 2022 mới xin được Căn cước công dân, Hộ khẩu. Nhưng vợ chồng vẫn không xin được việc làm.

Thật mỉa mai khi nhớ lại lời mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào ngày 2/9/1945: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”…

Vì lý tưởng đó biết bao người Việt Nam đã đổ mồ hôi, xương máu để giành độc lập, tự do, quyền sống xứng đáng làm người trên quê hương đất nước, trong đó có cha mẹ Thanh Nghiên.

Nhưng vợ chồng Thanh Nghiên muốn tha thiết sống trên quê hương mình cũng không thể, phải buộc lòng ra đi.

Thực ra từ hơn 2 năm nay, Nghiên đã được gợi ý ra đi, đã chia sẻ với vợ chồng tôi nhiều lần. Chúng tôi đều khuyên, hãy đi đi. Những người yêu nước chẳng ai muốn bỏ nước ra đi, nhưng họ không để cho mình sống yên ổn thì phải đi đi. Nhất là vì tương lai của Bé Tôm.

Ngày 14/4 đến tp Houston, bang Texas Hoa Kỳ, Nghiên đã nhắn tin cho Kim Chi: Mẹ ơi chúng con đã đến nơi rồi… Chắc phải rất lâu nữa con mới lấy lại được tinh thần mẹ ạ…

Chúng tôi rất mừng cho vợ chồng Thanh Nghiên từ nay được sống trong bầu không khí tự do và càng mừng cho Bé Tôm thông minh có tương lai phát triển.

Xin cảm ơn nước Mỹ vĩ đại đã hào hiệp, bao dung cưu mang hàng triệu người Việt Nam khốn khó, trong đó có gia đình Thanh Nghiên. Con em họ trưởng thành trong nền giáo dục, khoa học- công nghệ tuyệt vời của Mỹ, sẽ góp phần đền đáp cho nước Mỹ thêm vĩ đại.

Cảm ơn bà con, bạn bè người Việt ở Hoa Kỳ sẵn lòng cưu mang, giúp đỡ gia đình Nghiên – Tú bỡ ngỡ đầy khó khăn trong quá trình hội nhập vào một xã hội mới.

Chúng tôi thấy MỪNG cho gia đình Tú – Nghiên, nhưng sao VUI được. Vui gì khi một chính quyền muốn tống ai ra khỏi quê hương đất nước thì tìm cách tống đi; muốn ngăn ai không cho đi, cho về, thì ngăn tuỳ ý. Đất nước ngàn đời của “muôn dân, trăm họ” gìn giữ, xây dựng nên, giờ đây cứ như của một nhóm người độc quyền vậy.

Cho nên MỪNG trong nước mắt thảm sầu!

19/4/2023

Mạc Văn Trang 

19 BÌNH LUẬN

  1. Các cháu quen kiểu “ ăn không nói có “ nên phị ra chuyện “ business card của ông Khai Trí “ ! Truyện tưởng tượng nhưng là “ truyện chó đẻ “ !

  2. Dân Hà nội trước 1954 không phải dân Hà lội “ thì nà mà “ sau 1954 ! Cho nên không có ai low như “ two bi “ là vì cướp nhà , cướp đất , cướp ruộng của người ta !

  3. Hai anh em tù chính trị Huỳnh Anh Tú và Huỳnh Anh Trí bị án 14 năm tù. Bọn Hán ngụy Cộng sản tàn độc giết anh Huỳnh Anh Trí bằng cách cho lây bệnh si đa Aids

    Nhà báo Trần Khải : Cái chết của tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí đã làm nổi bật cái ác của chế độ CS Hà Nội.

    Chế độ hiện nay là cái ác hiện hình vượt sức tưởng tượng , cố ý ép tù nhân sử dụng chung dao cạo râu, ép đưa chân vào cùm còn vệt máu… để lây HIV cho nhau, để sẽ cho ra tù và chết vì bệnh AIDS.

    Bài viết “Ánh sáng xuyên màn đêm” của Linh mục Lê Ngọc Thanh :

    “Huỳnh Anh Trí sinh năm 1971 tại Sài Gòn. Đầu thập niên 90, anh Trí theo gia đình di cư sang Thái Lan. Năm 1999, anh tham gia vào tổ chức Việt Nam Tự Do tại Bangkok, một tổ chức có đường lối đấu tranh chống lại sự độc tài của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Tháng 12.1999, Huỳnh Anh Trí bị bắt cùng với người anh ruột là Huỳnh Anh Tú (sinh năm 1968) tại Sài Gòn. Anh Trí và người anh cùng bị kết án 14 năm tù giam với tội danh “khủng bố” theo điều 79 của Bộ Luật Hình Sự.

    Năm 2001, anh Huỳnh Anh Trí bị chuyển đến giam tại nhà tù Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai). Trong thời gian bị giam giữ tại đây, anh Trí đã đấu tranh với các quản giáo và giám thị trại giam để phản đối tình trạng giam giữ vô nhân đạo đối với tù nhân, đặc biệt là các tù nhân chính trị.

    Năm 2005 và 2006, Huỳnh Anh Trí cùng với các tù nhân chính trị đã gởi đơn đến Bộ trưởng Bộ Công an lúc đó là ông Lê Hồng Anh, Ban Giám thị nhà tù để phản đối quy định chỉ cho sử dụng một dao lam cạo râu, hớt tóc cho rất nhiều rất tù nhân (cả thường phạm và chính trị), điều này dẫn đến lây nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác cho nhiều tù nhân bị giam giữ chung. Nhất là việc sử dụng cùm không sạch, sau khi người nhiễm HIV/AIDS đã cùm bị chảy máu, cho các tù nhân chính trị và Huỳnh Anh Trí đã bị lây nhiễm.

    Anh Trí kể, khi bị cùm, người tù rất sợ cùm dơ. Cùm dơ là cùm đã khóa chân người nhiễn HIV/AIDS dính đầy máu, thậm chí có cả da và ít thịt, nhưng không bao giờ được tẩy sạch. Anh Trí nói: “Tôi đã hỏi bác sĩ tuyên truyền về HIV/AIDS của Tổng cục VIII rằng khi cùm dính máu người nhiễm, rồi cùm cho tôi thì tôi có bị nhiễm không? Ông bác sĩ đó trả lời: “Tôi không biết!””…”(hết trích)

    Cũng bài này, có ghi lời chứng về nhà tù của một cựu tù nhân chính trị: LS Lê Công Định.

    LS Lê Công Định viết:

    “Tôi xác nhận có tình trạng sử dụng một dao lam cạo râu và hớt tóc cho rất nhiều tù nhân ở các trại tạm giam và trại cải tạo mà tôi từng trải qua. Riêng tôi, vì ngay từ đầu tôi yêu cầu dứt khoát phải có dao cạo râu riêng, nên các trại giam đồng ý cho tôi sử dụng riêng, nhưng không được giữ trong buồng giam mà phải gửi cán bộ quản giáo cất giùm. Các tù nhân khác không dám yêu cầu như tôi nên đành chấp nhận cảnh dùng dao cạo chung.

    Nội quy các trại giam cấm tù nhân để râu, nhưng ở trại Chí Hoà lại cấm hẳn việc sử dụng dao cạo, nên tất cả tù nhân nam đều phải chế tạo đồ bứt râu. Nhìn cảnh ấy mà rớt nước mắt!

    Tình trạng cùm dơ dính máu và thịt cũng có thật và tất cả tù nhân các trại đều kể lại đúng như vậy.

    Ngoài ra, việc cấp thuốc và điều trị cho bệnh nhân rất hạn chế và không đầy đủ. Khu G trại Chí Hoà nơi tôi ở chẳng hạn, chỉ đưa tù nhân đi khám bệnh vào sáng thứ hai hàng tuần, nên ai có bệnh đều phải chờ đúng lịch mới được đi khám, bất kể bệnh nặng hay nhẹ, trừ trường hợp quá nặng phải đi cấp cứu mới được cho đi ngay…” (hết trích)

  4. Tôi thù Việt cộng hơn thù Tàu!

    Tôi, bần cố nông nhưng căm thù
    Bọn rợ Hồ té nổ đui mù
    Hoang tưởng theo bè lũ cộng sản
    Ác với dân xiềng xích ngục tù!

    Dù Tàu là kẻ thù truyền kiếp
    Tôi thù Việt cộng hơn thù Tàu!

    Nông Dân Nam Bộ

  5. Bởi vì tôi Nông Dân Nam Bộ!

    Tôi, Hai lúa” “Nông Dân Nam Bộ”
    Đói nghèo lạc hậu nhưng không mù
    Tôi rất sợ tôi đòi nô lệ
    Thà chết không sống trong ngục tù!

    Dù ít học nhưng không hề sợ
    Sợ cộng sản để phải bưng bô
    Cúi đầu dâng dạ bọn mọi rợ
    Hèn hạ nhục nhã trược rợ Hồ!

    Bởi vì tôi Nông Dân Nam Bộ!

    Nông Dân Nam Bộ

  6. Ta là hậu duệ Lý Thường Kiệt?

    “Hai Lúa” người “Nông Dân Nam Bộ”
    Thời Pháp thuộc bị Tây đô hộ
    “Bán mặt cho đất – bán lưng cho trời”
    Kéo dài trong đói nghèo nô lệ!

    Lịch lãm văn nhân xứ Bắc Hà
    Nên “Bắc kỳ lý luận” làm cha
    Thì đó, lú tự xưng anh cả
    Đi bưng bô liếm đít Nga Hoa!

    Trà Việt Nam thua trà “Trung quốc”
    Cắt Ải Nam Quan – Thác Bản Giốc
    Dâng cả biển đảo Hoàng Trường Sa
    “Hai Lúa” vẫn cúi đầu ngu ngốc!

    “Xây tượng đài” mang ơn “đảng ta”!

    Vinh danh Sáu Dân Võ Văn Kiệt
    Sài Gòn mang tên Hồ Chí Minh
    Tự sướng giống nòi bị hủy diệt
    Tự hào ngạo nghễ loài súc sinh!

    Ta là hậu duệ Lý Thường Kiệt?

    Nông Dân Nam Bộ

  7. Hy vọng giới trẻ cứu Quốc Gia!

    Tôi viết là vạch trần tội ác
    Chế độ mọi rợ chủ nghĩa Mác
    Cho tuổi trẻ yêu nước Việt Nam
    Cả ở hải ngoại lẫn trong nước!

    Nhưng tôi không thể viết tiếng Anh
    Nên con tôi cũng không đọc được
    Thành ra tập thơ cũng như không
    Chỉ dành cho tuổi trẻ trong nước!

    Cũng không thể gởi về Việt Nam
    Hơn thế nữa “sức tàn lực cạn”
    Vã lại sợ đọc tin Việt Nam
    Cái chữ của tôi cũng giới hạn!

    Thì cháu tôi hỏi vụ Mỹ Lai
    Tôi mới biết là bị đầu độc
    Bởi bè lũ phản chiến tay sai
    Ăn phải bã tuyên giáo vô học!

    Tôi biết mà không chịu viết ra
    Là mang trọng tội với Ông Cha
    Đành biết tới đâu viết tới đó
    Hy vọng giới trẻ cứu Quốc Gia!

    Nếu tôi tìm được người dịch thuật
    Tôi sẽ nhờ chuyễn ra tiếng Anh
    Hầu tuổi trẻ hải ngoại đọc được
    Biết tội ác bè lũ súc sanh!

    Nông Dân Nam Bộ

  8. Lỗi trăm đàng cũng là do con mẹ vô học, nhà quê ra chợ dạy con lối sống ảo. Thằng nhóc hai tuổi vào nam cứ mơ ” thành người Quang Trung”. Gia đình thì hám danh, thich khoe mẻ. Toàn là ăn ké tên tuổi. Cha nó là ai, nó là ai thì chả dám xưng tên vì sợ người ta chết liền. Dân Hà Nội không có ai low như gia đình two Bi. Cả đời chạy kiếm chỗ ở. Quua tới Mỹ rồi mà còn ở housing, sau đó đổi “hộ khẩu” vào nhà thuong điên cả hai chị em. Thằng anh đi lính thì “dư sức nuôi thằng em ăn học” chắc chắn là tiền ăn chặn, cho vay cắt cổ lính lác. Ông trời cho nó bị xe thiết giác cán mất một chân là đúng địa chỉ rồi.

  9. Chào mừng hai người tù nhân chính trị Phạm Thanh Nghiên và Huỳnh Anh Tú đã thoát được khỏi gông cùm Cộng sản :

    Bà Phạm Thanh Nghiên, sau khi ra tù, đã viết cuốn hồi ký “Những Mảnh Đời Sau Song Sắt”. Bà nhận được giải Văn Việt năm 2021 cho tác phẩm này, sau khi hồi ký được tủ sách Tiếng Quê Hương xuất bản tại Mỹ tháng 11/2017.

    Trước đó, bà đã được Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền trao Giải thưởng Hellman/Hammett dành cho các nhà văn bị đàn áp chính trị.

  10. Đừng quên!

    Đừng quên Huỳnh Thục Vy
    Hay Trần Huỳnh Duy Thức
    Vẫn đang chịu ngục tù
    Trong gông cùm xiềng xích!

    Họ có tội tình gì?
    Chống bất công áp bức
    Chống bè lũ vô nghì
    Đứng lên vì đất nước!

    Nông Dân Nam Bộ

  11. Hãy nhìn lại mình hầu quá trễ

    Nhìn những quốc gia chung quanh ta
    Đại Hàn Đài Loan Tân Gia Ba
    Tuổi trẻ Việt Nam thấy nhục nhã
    Có xấu hổ – mắc cỡ – xót xa?

    Bạn còn thấy tự hào ngạo nghễ
    Hay là thấy phỉ báng Ông Cha?
    Hãy nhìn lại mình hầu quá trễ
    Để ngẫng cao đầu với người ta!

    Nông Dân Nam Bộ

  12. Vui gì trong hoàn cảnh phải ra đi như vậy. Nhưng sống không được thời phải ra đi thôi.

    Nước Mỹ đã cưu mang nhiều người Việt tỵ nạn Cộng sản, và nhờ đó họ đã đóng góp nhiều trở lại cho nước Mỹ. Chỉ tức cười là giờ bọn Việt+ và Tàu+ có tiền cũng tìm cách qua Mỹ sống. Chửi Mỹ thì hăng lắm, nhưng vẫn thích sống ở Mỹ.

  13. “Tọa Kháng” tỏa sáng khắp nơi!

    Tỵ nạn hải ngoại đón chào
    “Cô gái tọa kháng” ngày nào giờ đây
    Cuối cùng đến được trời Tây
    Thoát đời tù ngục đọa đày bao năm

    “Tọa Kháng” cô chống ngoại xâm
    Sống trong tủi nhục hờn căm quân thù
    Gông cùm xiềng xích ngục tù
    Đi vào lịch sử thiên thu rạng ngời

    “Tọa Kháng” tỏa sáng khắp nơi!

    Nông Dân Nam Bộ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên