Hoa Kỳ có hồng y da đen đầu tiên

6
Hồng y Wilton Gregory (Ảnh Internet)

Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô vừa phong chức Hồng y cho 13 giám mục, trong đó có một người Mỹ, và ông này đã trở thành Hồng y da đen đầu tiên của giáo hội Công giáo Hoa Kỳ.

Trong số 13 vị được tấn phong, chỉ có 11 người đến Vatican nhận chức mới, 2 người còn lại sẽ được thăng chức qua Internet, do đại dịch Covid.

Giám mục Wilton Gregory của tổng giáo phận Washington, DC Hoa Kỳ đã đến Vatican cách nay 10 hôm. Ngay khi đến nơi, ông đã bị cách ly tại nhà khách giống như 10 vị kia, thức ăn và đồ giặt được đặt trước cửa phòng.

Chế độ cách ly chấm dứt sáng thứ Bảy, sau khi ông được xét nghiệm âm tính 3 lần với Covid, và được mời sang đền thờ Thánh Phê-rô để dự lễ phong chức.

Buổi lễ này cũng khác thường trong lịch sử giáo hội, vì số người đến dự được hạn chế tối đa, và phải mang khẩu trang.

Buổi lễ cũng mang tính cách lịch sử đối với Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ, nơi có rất ít người da đen theo đạo Công giáo, và hàng lãnh đạo giáo hội cũng có rất ít tu sĩ da đen.

Hồng y là chức cao nhất trong giáo hội, chỉ đứng sau Giáo hoàng. Sau buổi lễ hôm thứ Bảy, giáo hội này sẽ có 128 hồng y, và người nào dưới 80 tuổi sẽ đủ tư cách để được bầu làm giáo hoàng khi vị đương nhiệm qua đời.

Vài nét về tân hồng y

Việc phong chức cho Giám mục Gregory, năm nay 73 tuổi, không nằm ngoài dự đoán khi ông được di chuyển từ Atlanta, tiểu bang Georgia về thủ đô Hoa Kỳ vào năm ngoái. Vị trí này thường dành cho một hồng y và thường được tổng thống và các chính trị gia tại thủ đô lắng nghe, có thể nói vị trí này hơi phức tạp, vì vừa tôn giáo vừa chính trị.

Hồi tháng 6, Giám mục Gregory đã chỉ trích chuyến thăm đền thờ Thánh giáo hoàng Gioan Phao-lô của vợ chồng Tổng thống Trump, chê trách những người lãnh đạo của ngôi đền, nói rằng cơ sở trong vùng thủ đô này đã bị “lạm dụng và thao túng một cách nghiêm trọng”.

Thách thức sắp tới của Giám mục Gregory là làm sao hợp tác với người vừa tuyên bố đắc cử Joe Biden, người Công giáo thứ nhì làm tổng thống Mỹ sau Kennedy. Mặc dù Biden vẫn đi xem lễ đều đặn, nhiều người Công giáo yêu cầu không cho ông này rước lễ, vì ông ủng hộ chuyện phá thai, trái với giáo lý Công giáo.

Việc thăng chức của Giám mục Gregory cũng là niềm vui của cộng đồng người da đen tại Hoa Kỳ. Cộng đồng này chiếm 3 phần trăm dân số Hoa Kỳ nhưng lâu nay vẫn phải “ngồi ghế sau” trong các quyết định quan trọng của giáo hội, cụ thể là vẫn chưa có được một hồng y.

Tân hồng y Gregory tốt nghiệp Tiến sĩ thần học tại Roma và là giám mục khi mới 36 tuổi. Khi giáo hội Hoa Kỳ mới bắt đầu gặp tại tiếng về lạm dụng tình dục vào những năm đầu của thế kỷ 21, Giám mục Gregory là một trong những thành viên Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đòi hỏi phải có những biện pháp mạnh mẽ với các tu sĩ phạm tội.

Khi người đàn ông da đen George Floyd chết dưới tay cảnh sát mới đây, Giám mục Gregory lên án mạnh mẽ hành vi của cảnh sát, cho rằng chuyện này rõ ràng chứng tỏ nạn kỳ thị vẫn còn tồn tại ở Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Giám mục Gregory cũng không thoát tai tiếng. Khi một giáo hữu ở Atlanta để lại tài sản 15 triệu đô la cho tổng giáo phận sau khi qua đời, Giám mục Gregory đã trích 2 triệu để xây một tòa giám mục mới, diện tích gần 600 mét vuông, trong khu đất vàng của thành phố, lấy lý do tổng giáo phận đang lớn mạnh, tòa giám mục cũ nên được dành cho các tu sĩ đang ngày càng đông của tổng giáo phận.

Người Công giáo tại đó nổi giận, vì cho rằng ông đã đi ngược với lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, muốn hàng giáo phẩm phải nêu gương khó nghèo. Kết quả, Giám mục Gregory phải xin lỗi và bán bất động sản đó vào năm 2014, và sau đó đã thay chiếc Lexus bằng chiếc Honda.

Quan hệ Vatican-Washington

Việc phong chức Hồng y cho Giám mục Gregory diễn ra giữa lúc quan hệ giữa Tòa Thánh và Hoa Kỳ đang ở giai đoạn không được thuận buồm xuôi gió.

Có đúng là vị trí lãnh đạo tổng giáo phận Washington đòi hỏi phải là hồng y hay Vatican muốn tỏ thái độ bênh vực người da đen Hoa Kỳ? Gregory là người mang quốc tịch Hoa Kỳ duy nhất trong đợt phong hồng y này, bỏ qua một số giám mục Mỹ da trắng cũng thuộc loại sáng giá.

Giáo dân Mỹ đóng góp nhiều nhất cho các tổ chức từ thiện của Vaatican cho nên từ nhiều thập niên qua, ĐGH nào cũng dành nhiều cảm tình cho Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã làm nhiều giáo dân Mỹ hoang mang, giữa lúc nội bộ người Công giáo Mỹ chia làm hai phe, phe nhục mạ Trump và phe gọi Trump là người được Chúa sai đến.

Trước ngày bầu cử, ĐGH đã lên án “cái chết bi thảm” của George Floyd dưới tay cảnh sát Minnesota hồi tháng 5, Ngài ủng hộ vị giám mục đã quỳ xuống cầu nguyện trong một cuộc biểu tình của phong trào Black Lives Matter, chê trách những người Mỹ không chịu đeo khẩu trang để ngăn Covid-19 lây lan. Cũng trước ngày bầu cử, ĐGH từ chối gặp Mike Pompeo khi vị ngoại trưởng của Hoa Kỳ có mặt tại Rome hồi tháng 10, lấy lý do gần sát ngày bầu cử của Mỹ, tiếp ông Pompeo có thể khiến người ta hiểu lầm Ngài ủng hộ Trump.

Sau ngày bầu cử, ĐGH đã gọi điện thoại chúc mừng và ban phép lành cho Biden, khiến nhiều giáo dân Mỹ ủng hộ Trump nổi giận.

(Tổng hợp WPCNN)

6 BÌNH LUẬN

  1. Là mọt thàng DLV Công sản VN làm gì có tôn giáo. Nhưng CS ,cai nôi là Nga cung không dẹp được Công Giáo Chính Thông nen vẫn đẻ hoạt động có kiểm soát .TC và VC cung vậy .
    Đây cũng chưng tỏ hăn là cs một DLV một LLBB của VC ( vậy mà có tên còn gọi hăn là Bác ,chào hỏi ,Có phải cung loài nhận nhau là đông chi không ?)
    Com của hăn lầ sự BỊA ĐĂT ,LÁO LẾU trắng trợn y như CSVN (thằng Bác Hồ Dâm hồ Nghệ hay Hồ Bắc Cụ của hăn ).
    Nó còn mang não trạng kỳ thị một cách quái đản (xem bài mới của TNT )…Hăn là Dan DA VÀNG hay màu chó gì vậy?

  2. Nhiều Linh Mục đã nói với giáo dân: “Chẳng lẽ bây giờ tôi lại đi khuyên quý vị đừng vâng lời vị chủ chăn của chúng ta??? Thôi thì chúng ta chỉ còn biết tin vào Giáo Lý của Giáo Hội, còn lời nói của Ngài, chúng ta cứ để…ngoài tai vậy.”

  3. Giáo Hoàng Phan-XỊT-Cồ muốn theo chính sách của đảng Lừa ở Mỹ đấy mà. Thí dụ như trong mỗi cơ quan hành chính, mỗi công ty, trường Đại Học, v.
    v. số người lãnh đạo phải có tỉ lệ phù hợp với tỉ lệ của các sắc dân, bất kể là chúng có tài năng hay không. Tuy nhiên có ít nhất 3 lĩnh vực mà chính sách MỊ DÂN này không đụng tới, đó là: nhà tù, thể thao, và văn nghệ. Trong tù, số tù nhân da đen vẫn nhiều hơn. Trong thể thao, nhất là môn bóng rổ, số da đen vẫn là đa số. Trong nhạc Jazz, Rap, đa số vẫn là đa đen. Quý vị có nhìn thấy ra cái tính chất NGU DỐT và MỊ DÂN này của đảng Lừa, bọn Liberals, chưa??? Có khác gì khi bọn Vượn Việt Cộng nhận sinh viên vào các trường Đại Học chỉ dựa vào lý lịch thay vì tài năng, không???

    Ai cũng Hiểu, chỉ có đám cuồng Lừa là không Hiểu.

  4. Chuyện bầu cử nước Mỹ rất ồn ào và thị phi, thiết nghĩ Vatican không nên dính vào. Đảng nào lên cũng có mặt này mặt kia và chiến tranh giành vị trí siêu cường.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên