Hà Nội đưa tay đón Mỹ, nhưng vẫn lén lút đâm sau lưng

19
Ảnh Lương Thái Linh- AP
Một bài viết trên tờ New York Times của nhà báo Hannah Beech dẫn từ nguồn tài liệu riêng, cho thấy rõ cách xử sự hai mặt của Hà Nội qua việc khẩn khoản mời Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam để mở rộng quan hệ. Và mặc dù trong tình thế chiến lược hôm nay, hai đời tổng thống của Hiệp Chủng Quốc đã ra mặt chiều chuộng Đảng CSVN, ngó lơ các vấn đề nhân quyền và bách hại tôn giáo, Hà Nội vẫn chuẩn bị các kế hoạch đâm sau lưng Hoa Kỳ.
.
TT Joe Biden đã có một hành động đầy tính lịch sử của người đứng đầu quốc gia có truyền thống chống cộng sản, là đến Hà Nội theo lời mời của đảng trưởng Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, và sẽ bàn bạc mối quan hệ từng là cựu thù với Trọng, chứ không phải với Thủ tướng hay Chủ tịch nước như thường lệ. Đây là một chỉ dấu của việc cam kết thầm lặng: hãy “thắt chặt quan hệ ngoại giao với tôi, chúng ta sẽ là bạn và không cần quan tâm bạn là ai”. Dĩ nhiên, bắt tay với Việt Nam lúc này, sẽ bao gồm cả việc chấp nhận dư luận của chính nước Mỹ về các vấn đề nhân quyền tồi tệ.
.
Bà Hannah Beech, cây viết kỳ cựu của New York Times đóng ở Bangkok, từng là trưởng văn phòng Đông Nam Á của tờ Times, tung ra một tài liệu mật theo nguồn riêng, cho biết trước những ngày ông Biden đến Hà Nội, đảng CSVN đã lưu hành trong nội bộ một văn bản tuyệt mật, nói rằng dù kết nối với Mỹ thế nào, mối quan hệ với Nga mới là quan trọng và không thể thay đổi. Bằng chứng của sự trung thành này, là Hà Nội đang thực hiện các kế hoạch bí mật để mua một kho vũ khí từ Nga, bất chấp lệnh cấm vận của chính phủ Mỹ.
.
Nội dung tài liệu này bị rò rỉ từ Bộ Tài chính Việt Nam, đề tháng 3 năm 2023, với những chi tiết đã được xác minh bởi các quan chức Việt Nam trước đây và hiện tại, đưa ra cách Việt Nam đề xuất hiện đại hóa quân đội của mình bằng cách bí mật thanh toán cho các giao dịch quốc phòng thông qua chuyển nhượng tại một liên doanh dầu khí của Việt Nam và Nga ở Siberia. Được ký bởi một thứ trưởng tài chính Việt Nam, tài liệu lưu ý rằng Việt Nam đang đàm phán một thỏa thuận vũ khí mới với Nga sẽ “tăng cường lòng tin chiến lược”, đặc biệt là sự quan trọng của lòng trung thành được bày tỏ vào thời điểm “Nga đang bị các nước phương Tây cấm vận về mọi mặt”.
.
Suốt nhiều năm nay, Việt Nam từ lâu đã phụ thuộc vào vũ khí của Nga như một điểm tựa để chống lại sức ép ngày càng leo thang của Trung Quốc. Tuyên bố cấm vận của Hoa Kỳ, với ý nghĩa sẽ trừng phạt các quốc gia mua vũ khí của Nga, đã thật sự làm xáo trộn kế hoạch cải tổ quân đội của Việt Nam và tạo ra sự thích thú của Bắc Kinh khi hoành hành trên Biển Đông.
.
Tuy nhiên, tờ New York Times nhận định, kiểu liều lĩnh hai mang này của Hà Nội, qua cách âm mưu mua bán bí mật các thiết bị quốc phòng của Nga, đã đẩy Việt Nam đang bước vào trung tâm của một cuộc cạnh tranh an ninh lớn hơn cả trong chính trị Chiến tranh Lạnh và cuộc chiến tranh nóng hiện nay, ở Ukraine.
.
Hà Nội rất giỏi chơi trò đu dây giữa các cường quốc thế giới. Nhưng việc theo đuổi một thỏa thuận vũ khí như cách để thổ lộ với Nga như tình đồng chí, đã làm giảm khả năng tiếp cận với Mỹ. Và nó cho thấy những rủi ro của một chính sách đối ngoại của Mỹ buộc các quốc gia phải đưa ra lựa chọn quyết định “chúng tôi hoặc họ”.
.
Đánh giá về sự hiểm nguy cho Hoa Kỳ, với kiểu Hà Nội cứ theo đuổi đường lối ngoại giao giảo quyệt, Ian Storey, một thành viên cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, và là tác giả của một cuốn sách sắp ra mắt về quan hệ của Nga với Đông Nam Á, nói “Tôi cảm thấy theo một cách nào đó rằng Mỹ có những kỳ vọng không thực tế về Việt Nam. Tôi không chắc rằng họ hoàn toàn hiểu mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc nhạy cảm như thế nào và mối quan hệ của họ với Nga sâu sắc như thế nào. Hiểu lầm những điều này có thể khiến nước Mỹ bị thiêu rụi”.
.
Tài liệu của Bộ Tài chính lên kế hoạch chi tiết về cách Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ thanh toán cho vũ khí của Nga. Để tránh sự giám sát của Mỹ, tiền mua vũ khí của Nga sẽ được chuyển trong sổ sách của một liên doanh Nga-Việt có tên Rusvietpetro, có hoạt động dầu khí tự nhiên ở miền bắc nước Nga.
.
“Đảng và nhà nước của chúng ta”, tài liệu cho biết, “vẫn xác định Nga là đối tác chiến lược quan trọng nhất trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh”. Ắt hẳn, tài liệu này khi đến bàn làm việc của tổng thống Mỹ, sẽ tạo một sự cay đắng nhất định cho những người làm chính sách.
.
Hai tháng sau khi đề xuất của Bộ Tài chính được bí mật lưu hành nội bộ, Dmitri A. Medvedev, cựu thủ tướng Nga và hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đã có một chuyến đi lặng lẽ đến Hà Nội. Chuyến thăm hầu như không được đưa tin trên các phương tiện truyền thông nhà nước của Việt Nam, nhưng các quan chức Việt Nam nhá nhem nói rằng ông Medvedev ở đó để củng cố một vài thỏa thuận quốc phòng. Một quan chức Việt Nam giấu tên, đưa ra các điều khoản của một thỏa thuận vũ khí mới với Nga có mức 8 tỷ$ trong 20 năm.
.
Việt Nam đã thể hiện tình đồng chí sát cánh với Nga, kể từ khi có cuộc xâm lược Ukraine năm ngoái: Việt Nam đã từ chối lên án cuộc xâm lược tại Liên Hợp Quốc, và đã bỏ phiếu chống lại việc đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền. Tại một hội nghị an ninh ở Moscow vào tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei K. Shoigu cũng nhắc rằng Việt Nam là một khách hàng lý tưởng mua vũ khí mới nhất của Nga.
.
Về phần mình, Hoa Kỳ đã làm mọi thứ để bù đắp cho sai lầm đã đi với Trung Cộng, và bỏ rơi Nam Việt Nam, cùng Đài Loan, bằng cách cố gắng kéo Việt Nam ra khỏi quỹ đạo của Nga. Năm 2016, Washington dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Hà Nội. Và nếu mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” được ký kết gữa Mỹ và Việt Nam, rõ ràng là một lượng vũ khí lớn, uy lực của Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ dễ dàng cập cảng Việt Nam sắp tới đây.
.
Mỹ đã áp đặt một lệnh cấm vận trừng phạt đối với Nga vào năm 2017, làm tăng khả năng trừng phạt đối với các quốc gia làm ăn với các cơ quan quân sự hoặc tình báo Nga. Sau khi Nga xâm lược Ukraine vào năm ngoái, Mỹ cũng loại các ngân hàng Nga khỏi các hệ thống thanh toán toàn cầu mà Việt Nam đã sử dụng để mua thiết bị quân sự.
.
“Nếu Việt Nam tiếp tục mua vũ khí từ Nga, uy tín quốc tế của chúng tôi sẽ bị tổn hại”, Nguyễn Thế Phương, một nhà phân tích quốc phòng từng giảng dạy tại Đại học Kinh tế và Tài chính “Thành phố Hồ Chí Minh”, cho biết: “Nhập khẩu vũ khí từ Nga sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Việt Nam vì Mỹ và các đối tác châu Âu là dòng xuất khẩu chính của chúng tôi. Thật không đáng.”
.
Tuy nhiên, quân đội Việt Nam vẫn gắn bó sâu sắc với Nga – và việc thay đổi điều đó có thể mất nhiều năm, nếu không muốn nói là nhiều thập kỷ. Lòng trung thành lịch sử là mạnh mẽ. Trong cái mà người Việt Nam gọi là Chiến tranh chống Mỹ, tên lửa Liên Xô đã giúp lực lượng Cộng sản Việt Nam chiến đấu với người Mỹ. Các thế hệ đồng thau hàng đầu của Việt Nam được đào tạo ở Liên Xô, và sau đó là Nga.
.
Có vài lý do cho thấy việc rời bỏ việc mua bán vũ khí với Nga không dễ. Mặc dù đã có những tai nạn về kỹ thuật của máy bay Su làm ê ẩm quan hệ Quốc phòng Nga – Việt, nhưng nhiều thế hệ sĩ quan và lính học sử dụng các tàu ngầm, kỹ thuật mua từ Nga, đã quen với các bảng điều khiển và hướng dẫn bằng mẫu tự Cyrillic của Nga. Việc chuyển đổi sẽ mất thời gian và tiền bạc, cả hai đều không dư dả.
.
Bên cạnh đó, tham nhũng và nhận hối lộ hoa hồng từ các vụ mua bán vũ khí với Nga đã thành truyền thống. Điều này làm giàu cho nhiều quan chức và các nhóm thương thuyết. Mua vũ khí phương Tây sẽ đòi hỏi sự minh bạch hơn so với giao dịch với người Nga – đó chính là rào cản quan trọng nhất.
.
“Mọi hợp đồng với Nga đều đi kèm với tiền chuyển dưới gầm bàn hoặc một cái gì kiểu gì đó tương tự”, Carlyle A. Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales Canberra và là một chuyên gia về chính trị Việt Nam cho biết. “Các tướng lĩnh Việt Nam sẽ dễ dàng từ bỏ điều đó sao?”
.
Các thành viên cứng rắn trong giới lãnh đạo Việt Nam hiện đang chiếm thế thượng phong khi ông Trọng siết chặt sự kìm kẹp của mình. Họ vẫn không tin tưởng vào Mỹ, bất chấp sự chào đón hiện nay đang dành cho ông Biden. Đã có những tài liệu chuẩn bị các đối phó, lo ngại rằng “Hoa Kỳ có thể cố gắng kích động một cuộc cách mạng dân chủ ở Việt Nam hoặc, ít nhất, gắn các điều kiện nhân quyền vào việc mua vũ khí trong tương lai”, Zachary Abuza, giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington và là tác giả của một cuốn sách sắp ra mắt về quân đội Việt Nam, nói, “Mọi người đều muốn nói về mối quan hệ quốc phòng đang phát triển này với Hoa Kỳ, nhưng điều đó sẽ rất khó xảy ra vì quân đội Việt Nam rất thân Nga”.
.
Tuy nhiên, Hà Nội có những cách giảo hoạt của mình, trong đường lối “ngoại giao cây tre” để duy trì quan hệ trong một khu vực khó khăn. Alexander Vuving, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Honolulu cho biết rằng đối với mỗi thước đo tình hữu nghị với một siêu cường, Việt Nam lại có xu hướng mở rộng một cái bắt tay cho một siêu cường khác. Đó là lý do sau khi đón Mỹ, người ta tin rằng kế đến, Tập Cận Bình của Trung Quốc và thậm chí có thể là Vladimir V. Putin của Nga sẽ đến thăm Việt Nam trong năm nay.
.
Một số quan chức trẻ của Việt Nam và những người khác có liên quan đến chính phủ nói rằng họ không ủng hộ một thỏa thuận vũ khí mới với Nga, như mới tiết lộ trong bài. Nhưng quân đội là tổ chức bảo thủ nhất trong các thể chế quốc gia, có quyền quyết định với ưu tiên hàng đầu của nó là bảo vệ Đảng Cộng sản, chứ không phải nhà nước. Nói chung, đường chân trời Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến gần hơn, từ dã tâm của Trung Quốc. Nhưng mọi thứ vẫn còn xa, và vẫn còn nhiều thứ phải là vật hy sinh cho mối giao hảo này.
.
Như Hồ- Phạm Thanh Nghiên
.
Houston ngày 10/9/2023

19 BÌNH LUẬN

  1. Trước Lê-Duẫn đã nói : Hà-Nội đánh Mỹ là đánh cho Tàu-cộng. Nay cũng vậy. Hà-Nội mời đón Ông J.Bidden TT. Mỹ cũng là ân-nhân của Việt-cộng Hà-Nội trước 1975

  2. Tất cả đều bí mật. Nếu tương lai Lú thành Gobachev , Biden thành Regan thì chúng ta sẽ bị ngọng hết đấy !

  3. Thòng lọng chính mình tự tròng!

    Tương lai Bắc Triều Tiên nước Nga
    Rồi đây cùng chung một số phận
    Sẽ giống như Iran Cuba
    Hậu quả của phong tỏa cấm vận!

    Lý Quang Diệu người sớm nhận ra
    Biến một ốc đảo Tân Gia Ba
    Ta đã thấy phép màu kỳ diệu
    Giao thương Hiệp Chủng Quốc Cờ Hoa!

    Năm mươi năm mèo đen mèo trắng
    Năm mươi năm giữa hồng và chuyên
    Học tập tư tưởng “Mao xì túng”
    Rồi ra mới biết Tàu quàng xiêng!

    Có một dân tộc giống Rồng Tiên
    Với hơn bốn ngàn năm văn hiến
    Đi theo liếm đít một lũ điên
    Tự sướng ảo tưởng ta hãnh tiến!

    “Cũng liều nhắm mắt đưa chân
    Để xem con tạo xoay vần đến đâu.”
    “Trải qua một cuộc bể đâu
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”

    Thòng lọng chính mình tự tròng
    Bây giờ sáng mắt sáng lòng ra chưa?

    Nông Dân Nam Bộ

  4. Ngoại Giao “Lẫy Kiều”

    Siêu cường Hiệp Chủng Cờ Hoa
    Ngàn năm một thuở cho ta thoát dần
    “Vinh hoa bõ lúc phong trần
    Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày”

    Làm thân thái thú nô tài
    Hại dân bán nước tay sai Nga Tàu
    Bỏ đi quá khứ ngày nào
    Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào rồi ra

    Hãy nhìn qua Tân Gia Ba!

    Nông Dân Nam Bộ

  5. Cộng sản chỉ là loài hoang dã!

    Nhiều người vẫn ngây thơ ấu trĩ
    Nghĩ rằng với chuyến thăm của Mỹ
    Sẽ thay đổi cuộc diện Việt Nam
    Với tôi ngày nào còn cộng phỉ

    Thì dân Việt Nam còn lầm than!

    Bởi một lý do rất đơn giản
    Cu ba Venezuela Nga Hoa
    Từ bàn chất chế độ cộng sản
    Và Bắc Triều Tiên cả nước ta

    Toàn là thứ ôn dịch thổ tả
    Putin Kim Hồ Mao, đồ cặn bã
    Chavez – Castro – Guevara
    Cộng sản chỉ là loài hoang dã!

    Nông Dân Nam Bộ

  6. “Từ nay người biết yêu người”

    Người ta “Ngoại Giao Lẫy Kiều”
    Ta nghe ý nghĩa mỹ miều làm sao
    “Sen tàn Cúc lại nở hoa
    Sầu dài ngày ngắn Đông đà sang Xuân”
    “Vinh hoa bõ lúc phong trần
    Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày”
    “Trời còn để có hôm nay
    Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”
    “Từ nay người biết yêu người”
    “Của tin gọi một chút này làm ghi”!

    Còn ta là thứ vô nghì
    Ơn đảng ơn bác khắc ghi tôn thờ
    “Yêu con, yêu nước, yêu đời
    Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu…

    Xta-lin ơi!
    Hỡi ôi Ông mất, đất trời có không?
    Thương cha, thương mẹ, thương chồng
    Thương mình thương một, thương Ông thương mười.”

    Nông Dân Nam Bộ

    • Nầy nầy tên Tố Hữu ơi
      Vô cảm không biết hổ ngươi thẹn thùng?
      Là loài dã thú trong rừng
      Là đồ bán nước là phường hại dân!

  7. Lột trần những chiêu trò quỷ quyệt của bọn Cộng sản Hà nội trong việc đón tiếp tổng thống Hoa kỳ !

    Saigon Nhỏ – Khiết Văn – 11/9, 2023- Lần đến Việt Nam lần này của một tổng thống Mỹ, Hà Nội đã có đủ kinh nghiệm để không diễn ra tình trạng người dân chào đón hàng dài trên đường phố, vẫy chào, tạo nên một nghịch cảnh kỳ lạ: Một quốc gia tuyên truyền chống Mỹ từng ngày, và cả trên sách giáo khoa nhưng người dân thì ngược lại.

    Giờ đến của Tổng thống Joe Biden được giấu kín, và chỉ có báo chí được đón, ghi hình vào giờ chót. Thậm chí tin tức về truyền thông Việt Nam đợi hình ảnh Tổng thống Hoa Kỳ xuống máy bay cũng được ban tuyên giáo dặn dò là không sơ suất, phải đưa tin và hình ảnh trễ, ít nhất sau 30 phút. Ngay cả vậy, hình ảnh về chuyến thăm lịch sử này cũng vô cùng dè sẻn.

    Công an toả đi các địa phương, dự trù con đường Tổng thống Mỹ đi qua, vận động dân cư không nên tụ tập đón và tránh làm các biểu ngữ chào mừng. Các nhân tố năng động đều bị công an nhắc nhở riêng. Thậm chí, người ta tìm thấy một văn bản của phường Vĩnh Phúc bị lộ ra ngoài, căn dặn các cư dân không được tụ tập chào đón, thậm chí không được mở cửa sổ ra nhìn đoàn xe. Các hàng quán, nơi kinh doanh… suốt các con đường có đoàn xe Tổng thống Mỹ đi qua, được lệnh phải đóng cửa, nghỉ bán để tập trung “vệ sinh môi trường”.

    Quan trọng, là công văn này nhấn mạnh “khi đoàn của Tổng thống Hoa Kỳ đi qua, tuyệt đối không tò mò ra ngoài xem. Cửa các tầng phải đóng (việc này chính để đảm bảo an toàn vì an ninh Mỹ nếu thấy có nghi vấn có nguy cơ mất an toàn có thể bắn hạ)”. Mục đích được một quan chức giấu tên diễn giải: Bộ Chính Trị không muốn có cảnh dân chúng chào đón rầm rộ, sẽ khiến việc ký kết Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Hoa Kỳ trở thành hình ảnh thách thức ông chủ lớn Bắc Kinh.

    Bên cạnh đó, hầu hết gia đình của các nhà hoạt động cũng như các tù nhân lương tâm, đều bị công an đến răn đe, hoặc canh phòng từ nhiều ngày. Sài Gòn và Hà Nội dày đặc an ninh canh giữ đầu ngõ và đi theo những người “có vấn đề” suốt cho đến hết 4 giờ chiều ngày 11 Tháng Chín. Bà Trần Thị Thảo, một giáo viên về hưu sống tại Hà Nội, người từng thường xuyên tham gia các cuộc biểu tình kể rằng bà bị quấy rối liên tục trong hai ngày Tổng thống Mỹ đến Việt Nam. Công an canh chừng trước ngõ là điều bình thường, nhưng vì lo ngại là bà có thể “lọt lưới”, nên cứ vài tiếng lại có cuộc gọi đến nhà, hỏi là bà có ở nhà không, khi nghe bà trả lời thì cúp máy.

    Không chỉ những người ở Sài Gòn và Hà Nội mới bị canh gác và quấy nhiễu, nhiều người ở Ban Mê Thuột, Long An, Thái Bình… cho biết họ cũng bị an ninh chìm gọi, ra vẻ thăm hỏi nhưng dặn dò là không nên đi khỏi nơi cư trú cho đến hết ngày 11 Tháng Chín. Thậm chí, có người còn được khuyên là tốt nhất đừng viết gì tỏ thái độ lên Facebook. Bà Đặng Huệ Như, người đi tù vì tham gia biểu tình phản đối các trạm thu phí bất minh được công an khuyên “đấy là việc của Đảng và Nhà nước đã lo thì chúng ta không cần phải bày tỏ quan điểm”.

    Dù Tổng thống Joe Biden không có thời gian, và cũng không có ý định gặp bất kỳ ai, gọi bất đồng chính kiến trong chuyến đi này, nhưng cũng không ai có cơ hội để lên tiếng, hoặc chí ít là được ra đường đứng chờ vị lãnh đạo của quốc gia có truyền thống tôn trọng nhân quyền đi qua.

    Nhưng ngay cả vị Tổng thống cũng bị cắt mất câu nói ngắn ngủi về nhân quyền trong bài phát biểu chính, trước truyền hình và những nhà lãnh đạo cộng sản. Trong đáp từ với ông Nguyễn Phú Trọng – Đảng trưởng Đảng cộng sản – vào ngày 10 Tháng Chín, nguyên văn lời Tổng thống Joe Biden trong phát biểu rằng:

    “Tôi cũng nêu tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền như một ưu tiên đối với cả chính quyền của tôi và người dân Mỹ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại thẳng thắn về vấn đề này”.
    (I also raised the importance of respect for human rights as a priority for both my administration and the American people. And we’ll continue to — our candid dialogue on that regard).

    Nhưng trong các bản tin của nhà nước Việt Nam, câu nói bị chuyển thành “Tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền con người”.

    Trước hai ngày Tổng thống Mỹ đến Việt Nam, tín đồ Hoà Hảo Thuần Tuý Nguyễn Bắc Truyển cũng được phóng thích từ trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam, cùng vợ lên đường đi Đức tỵ nạn sau 6 năm bị giam giữ. Ông Truyển xác nhận tình trạng của ông trên Facebook của vợ mình, ngay khi đến được Đức. Nhiều nhà bình luận thời sự vẫn tin rằng các tù nhân như Phạm Đoan Trang hay Trần Huỳnh Duy Thức sẽ là những cái tên được công bố, như một món quà ngoại giao cho việc mở rộng quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ.

    Thế nhưng, ngoài dự đoán, việc ông Nguyễn Bắc Truyển được đi tỵ nạn và công khai sớm tin tức trên báo chí Đức, cũng là một chỉ dấu cho thấy Hà Nội không muốn hoàn toàn nhượng bộ Mỹ trong chuyến đi của ông Biden. Và nếu có phải làm, thì việc hướng về Đức có vẻ thuận tình hơn, đặc biệt là trong việc đàm phán dẫn độ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, “người tình tin đồn” của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

    Cũng trước vài ngày của sự kiện này, có 61 gia đình tù nhân lương tâm (TNLT) ở Việt Nam cùng ký thư ngỏ, gửi cho Tổng thống Joe Biden qua Sứ quán Hoa Kỳ, kêu gọi can thiệp về tình hình nhân quyền và tù nhân ở Việt Nam. Thư có đoạn “Chúng tôi tha thiết kêu gọi Tổng Thống Biden hãy thúc đẩy việc cải thiện tình trạng Nhân Quyền tại Việt Nam mà cụ thể nhất là việc phải chấm dứt trả thù các TNLT trong các trại giam; phải để các TNLT ngã bệnh được chữa trị đúng mức; phải trả tự do cho tất cả những TNLT bị vu cáo vô căn cứ; và phải chấm dứt việc dùng TNLT làm hàng mặc cả với chính phủ các nước tự do”.

    Không biết thư có đến được tay của ông Biden hay không, nhưng hầu hết những người ký tên trong thư đều bị công an gọi lên làm việc, đe doạ, thẩm vấn. Tất cả mọi thứ ở Việt Nam lại chìm trong một màn đen quen thuộc của bộ máy cai trị thường ngày tên Nhà nước Cộng sản Việt Nam. Bộ mặt Việt Nam vẫn yên tĩnh như mọi con đường mà Tổng thống Mỹ đã đi qua, không thể có được một tiếng chào của người dân bình thường.

  8. Hơn ai hết ,VC biết rỏ :mình-chỉ là-con-số Không(Zero) ! Bởi thế cong tác với bất cứ nước thì Mình-củng là-mình! Về phía đối tác ,cụ thể Mỹ ,củng biết rằng ,bất cứ con số nào Cọng với số không cũng bằng chính nó! Mỹ chơi với VN chẳng mất gì cả.!Ngươc lai VC chơi với Mỹ thì vẩn giữ nguyên trang ,ý nói” không -xen-vào nôi bộ lẩn nhau.”Vây cớ sao Mỹ và VC lai xum xoe hô hào “đối tác chiến lươc”.Tất cả đó chỉ có tác dụng ở nước thứ 3 là Tàu Công .! Trong “phép Công” nầy, Tàu +,thấy Mỹ vẩn là Mỹ ,nhưng Mỹ lai đến gần-biên giới của mình hơn . Đây chính là điểm mấu chốt trong cái gọi là “đốt tác toàn diện’ !!

    • Anh nói đúng theo toán học nhưng với chính trị thì không đúng.
      Mỹ vẫn vất vả viện trợ để tạo ảnh hưởng với các đảo quốc nhỏ để các quốc gia này không ngả theo Tàu Cộng. Huống chi VN không phải là một nước nhỏ mà dân số tới trăm triệu. Và chỉ cần VC không theo Tàu chống Mỹ như trong chiến tranh thì cũng đã đủ cho mong muốn của Mỹ. Nhưng nếu hợp tác với Mỹ thì càng gây khó khăn thêm cho sự bành trướng của Tàu. Không có bất cứ phần đất nào, đảo nào, và nước nào là không có ưu thế trong tranh giành địa chính trị. Nó phải là một con số dù con số chỉ là chấm phần nghìn.

      • Nhưng nếu cái chiện “quan hệ” này chỉ là VN học Trung Quốc, và được Trung Quốc chỉ đạo thì sao ?

        • Đâu có ai lấy búa tự đập vào chân mình. Nhưng Tập lại làm vậy nên mới có cái hậu quả ngày nay. Việt Nam một ngàn năm bị Tàu đô hộ, theo cộng sản Tàu chống Mỹ, nhưng nay cộng sản Hà Nội chạy theo Mỹ. Không chừng Tập còn lấy búa đập vào đầu mình nữa cũng chưa biết chừng. Nghe đâu Tập đang bị các cựu lãnh đạo xạc tơi bời vì lãnh đạo tới thời Tập nước Tàu đang lâm nguy, bị Mỹ và đồng minh bao vây tứ bề.

          • Rất hay . Quả thật, ngụy biện của bác bi giờ hổng thua báo Quân Đội Nhân Dân là mấy

  9. 34 hội đoàn người Việt hải ngoại đã viết đơn phản đối lão Đần trong chiện này

    Có thể xem ai là ai qua thái độ của người (còn) nói ([tạm] được) tiếng Việt chung quanh chuyện này . Và tụi yêu Đảng in the closet biết rõ . Nên đọc thứ ngôn ngữ nước đôi Đảng má, Đảng chết -tội nghiệp chó- của tụi này .

    • Khổ nỗi, 34 cái gọi là hội đoàn người Việt hải ngoại này chẳng có kí lô nào, thì phản đối được cái gì đây?

      • Exactly. Dân hải ngoại có coi mấy cái hội đoàn hội điếc đó là cái con cá sặc gì đâu

        ĐM34HĐ

  10. Trong quá khứ, cộng sản Hà Nội đã từng coi Mỹ là kẻ thù và đánh Mỹ cho Liên Xô (Nga bây giờ) và cho Tàu, không thèm bang giao với Mỹ năm 1976 khi tổng thống Carter muốn nhưng năm 1995 lại xin được bang giao, và hôm nay xin nâng cấp đối tác lên ngang hàng với Tàu với Nga? Nếu không phải chính vì lỗi hai anh lớn Tàu và Nga vì lợi ích riêng, đã đưa đẩy, nhất là Tàu, đã dồn ép thằng em cộng sản vào đường cùng phải chạy theo Mỹ. Dù không tin Mỹ vì khác chế độ chính trị, rất sợ Mỹ có một ngày, vì lợi ích riêng mà bỏ rơi hoặc có thể can dự làm hay đổi thể chế, nhưng Hà Nội vẫn xin chơi với Mỹ vì không còn lựa chọn. Không muốn đến với Mỹ nhưng vì không còn đường binh thì mới hiểu mức độ Hà Nội tin cậy vào Tàu và Nga nay đã không còn như trong quá khứ dù vẫn cùng chung ý thức hệ cộng sản và độc tài.

    Việt Nam cộng sản chính thức nâng tầm đối tác cao nhất với Mỹ, ngang hàng với Tàu và Nga, là để cân bằng lợi ích và để đu dây thăng bằng vững chắc hơn. Đừng hiểu lầm là Hà Nội sẽ theo Mỹ để chống Tàu và chống Nga. Nhưng dù là vậy, từ là một kẻ thù, nay Hà Nội chính thức coi Mỹ là đối tác ngang hàng với Tàu và Nga là một thắng lợi lớn cho nước Mỹ.

    Tài liệu Hà Nội mua 8 tỷ usd vũ khí Nga trong 20 năm đã có từ tháng 3, nay là tháng 9, đã 6 tháng nay, trước khi Hà Nội có quyết định nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ. Việt Cộng từ trước tới nay vẫn mua vũ khí của Nga và sẽ còn tiếp tục mua khí tài bổ xung cho tới khi có điều kiện thay bằng vũ khí Mỹ sau này. Không có lựa chọn thay đổi hiện tại nhưng tương lai thì chắc chắn sẽ thay đổi vì Hà Nội đã nhận thấy vũ khí của Nga không bằng của Mỹ và Tây Phương, vả lại, càng không thể chọi lại vũ khí của Tàu cũng mua hoặc copy từ Nga. Và đây cũng là một trong nhiều lý do mà Hà Nội xin nâng cấp quan hệ cao nhất với Mỹ.

    Tóm lại là vì lợi ích chiến lược đã thay đổi. Hà Nội và Mỹ nâng cấp quan hệ là để bảo vệ lợi ích chung và riêng của mình, bao gồm thương mại, kinh tế, tài chánh, khoa học, kỹ thuật, y tế, an ninh và quốc phòng. Có thể không đồng thuận với lợi ích Tàu và Nga nhưng điều này là hiển nhiên của mỗi nước. Không nên hiểu VN cộng sản sẽ theo Mỹ chống Tàu hoặc chống Nga. Hà Nội sẽ vẫn đu dây và sẽ vẫn gắn bó với Nga và Tàu, dùng Tàu và Nga làm đối xứng để kìm ngược lại không muốn quá thân Mỹ. Hà Nội vẫn muốn cân bằng giữa 3 đối tác để bảo vệ lợi ích riêng. Bên nào ép hoặc bắt nạt quá tay thì Hà Nội sẽ tìm đến bên kia để mong tìm sự hậu thuẫn cân bằng lại. Hà Nội không theo Tàu nhưng nếu không coi Mỹ là kẻ thù mà cùng bắt tay làm ăn chung thì cũng là cái gai cho Tập.

    • Bất cứ con đường nào cũng chỉ có hai chiều, một chạy lên, một chạy xuống.
      Thằng nào chạy “đâm băng” lạng quạng thì sớm hay muộn cũng sẽ bị đụng banh xác.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên