Cuộc chiến ở Ukraine, phép thử với quân đội Nga 

3
Ukrainian forces detain servicemen of the self-proclaimed Lugansk People's Republic who were captured during the morning attack on the town of Schast'ye, near the eastern Ukraine city of Lugansk, on February 24, 2022. - Russian President Vladimir Putin launched a full-scale invasion of Ukraine on February 24, killing dozens and forcing hundreds to flee for their lives in the pro-Western neighbour. Russian air strikes hit military facilities across the country and ground forces moved in from the north, south and east, triggering condemnation from Western leaders and warnings of massive sanctions. (Photo by Anatolii Stepanov / AFP) (Photo by ANATOLII STEPANOV/AFP via Getty Images)

Sau hơn 8 tháng huy động lực lượng quân đội khổng lồ ồ ạt tấn công Ukraine trên toàn tuyến biên giới, thành tựu mà người Nga thu được chỉ là lãnh thổ 3 tỉnh không trọn vẹn. Cùng với đó là bán đảo Crimea đã cướp đoạt của Ukraine từ 8 năm trước, thành tích này của Nga có thể nói là rất nghèo nàn. Đặc biệt là khi họ phải đối mặt với cuộc phản công dữ dội từ phía Ukraine khiến tổng thống Putin phải ký sắc lệnh động viên lực lượng quân dự bị để ném vào cuộc chiến.

Trước khi Nga xâm lược Ukraine, Putin có lẽ đã tin vào một chiến thắng nhanh chóng. Những cuộc chiến tranh chớp nhoáng đã từng có tiền lệ trong lịch sử. Năm 1939, Phát xít Đức tấn công Ba Lan cũng chỉ mất 1 tháng khiến chính phủ Ba Lan phải bỏ chạy ra nước ngoài. Năm 1978, VN đưa quân sang tiêu diệt Khmer đỏ cũng chỉ mất 1 tháng. Năm 1968, Liên Xô đưa quân sang Praha cũng chỉ mất vài ngày…

Trong thời đại công nghiệp 4.0, một cuộc chiến tranh xâm lược chỉ có thể coi là thành công khi nó diễn ra không quá vài tuần. Nói điều này để thấy sự sa lầy của Nga vào Ukraine là chuyện có thật. Đặc biệt là để cứu vãn sự sa lầy đó, Nga phải huy động lực lượng dự bị để ném thêm sinh mệnh binh lính vào lò lửa chiến tranh.

Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, Moscow đã làm mọi thứ trong khả năng của mình để duy trì vị thế siêu cường của mình – kể cả với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. 

Với một nền kinh tế đứng thứ 12 thế giới, thua kém cả Hàn Quốc, Nga chìm ngỉm trong bảng xếp hạng về GDP khiến nước này không nổi bật giữa các quốc gia. Kể cả thời Liên Xô, nền kinh tế quan liêu này cũng không thể cạnh tranh với nhiều nước phương Tây. Điện Kremlin luôn sử dụng các thuật ngữ quân sự để biện minh cho tuyên bố rằng Moscow là một cường quốc.

Trong nhiều thập niên, Nga được cho là nước sở hữu một trong những quân đội lớn nhất và hiệu quả nhất trên thế giới, bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Để nhắc nhở chúng ta về điều này, Tổng thống Putin thường cho thế giới xem những bức ảnh về các cuộc duyệt binh được dàn dựng hoàn hảo ở Moscow hoặc các cuộc tập trận của các lực lượng vũ trang với sự có mặt của Tổng thống.

Tuy nhiên, sức mạnh thực sự của một đội quân không được thể hiện qua lớp lông ngỗng trên tuyết trên Quảng trường Đỏ, mà ở các chiến hào trên chiến trường. 

Nga hiện phải kêu gọi lực lượng quân dự bị để lấp đầy những tổn thất và những chỗ trống bị bỏ lại. Tình trạng sức mạnh quân sự của Nga có thể được nhìn thấy ở những người được gọi nhập ngũ. Có những người đàn ông trên 50 tuổi gặp vấn đề về sức khỏe vẫn phải cưỡng bức đi lính. 

Những ai từng tham gia quân ngũ đều có thể thấy, quân nhân dự bị cần được huấn luyện và trang bị trước khi triển khai chiến tranh. Tuy nhiên, nhiều người chỉ được đào tạo một hoặc hai tháng. Những người khác thậm chí đã được gửi đến mặt trận của Nga mà không được đào tạo hoặc trang bị. Thật khó có thể đạt được thành công quân sự với những người lính như vậy. Điều này giải thích vì sao số lính Nga chết và bị thương đang tăng lên.

Với Nga, về con người còn có quá nhiều điều bất cập còn về vũ khí thì sao? Ngành công nghiệp vũ khí của Nga không có khả năng cung cấp nguồn cung ngắn hạn, chứ chưa nói đến việc cung cấp các kho dự trữ hiện đang được dự thảo. Do phải đối mặt với lệnh cấm vận từ các nước phương Tây, công nghiệp vũ khí của Nga thiếu chip cho các loại vũ khí tinh vi và các phụ tùng thay thế khác. 

Theo các chuyên gia quân sự: Để thành công trong chiến tranh, cần nhiều nhân tố: Binh lính, vũ khí hiện đại, huấn luyện giỏi, khả năng lãnh đạo, động lực chiến đấu… Hậu cần, chỉ là một số trong số đó. Chỉ đưa thêm người lên tiền tuyến sẽ không giải quyết được vấn đề của người Nga. Ngay cả bây giờ, các lực lượng Ukraine vẫn sẽ tiếp tục tiến lên. Khi ngọn lửa của lòng yêu nước được thổi bùng lên, cuộc phản công của họ vẫn chưa kết thúc.

Trong quá khứ, quân đội Nga đã vượt trội nhiều lần với quân đội Ukraine, cả về chất lượng vũ khí và số lượng binh sĩ. Sau hơn 8 tháng đọ súng, giới lãnh đạo quân sự của Moscow đã không thể sử dụng lợi thế chiến thuật này để đạt được các mục tiêu chiến lược.

Giờ đây, đến bước đường cùng, Putin đánh tiếng sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để đe dọa các nước phương Tây. Mối đe dọa này không phải là mới. Nếu sử dụng vũ khí hạt nhân Putin sẽ tự kết liễu đời mình cả chế độ của ông ta. Nếu may mắn sống sót, ông ta phải chịu trách nhiệm về tội ác của mình trước tòa án quốc tế. Chắc ông ta vẫn còn đủ minh mẫn và không dễ gì để đưa ra quyết định điên rồ này.

Phan Thế Hải

3 BÌNH LUẬN

  1. Trong những chế độ độc tài và cọng sản giống nhau ở chỗ lãnh tụ được đánh bóng để sùng bái . Sự kiện này tạo nên một sự chống đối nhau , đối chọi nhau giữa lãnh tụ và chính quyền .

    Chẳng hạn tại TQ và VN lý do Đảng CS vì muốn lãnh đạo đời đời nên bẽ cong Hiến Pháp bằng hành động bất chính gọi là Đảng cử dân bầu , giống như Putin dùng thuật khủng bố thủ tiêu mọi cá nhân đối lập , giống như Tập lôi xệch Hồ Cẩm Đào nguyên TBT Đảng CSTQ ra khỏi đại hội lần thứ 20 của ĐCSTQ .

    Vì quyền lợi cá nhân trước tiên khi được bầu làm lãnh tụ trước tiên cả ba Tập , Putin và Trọng phải tìm cách bẽ cong cương lĩnh của Đảng , phá hoại điều luật Đảng tạo nên nội chiến ngay ở thành phần đầu não .

    Cuộc nội chiến tiên khởi giữ chặt chiếc ghế lãnh tụ sẽ dẫn đến cuộc nội chiến giữa Đảng với chính quyền do Đảng tạo thành . Lãnh tụ và Đảng nắm chặt quyền lực luôn luôn cảm thấy khao khát bất mãn , nghi ngờ , ganh tị về tài chính do chính quyền mình đẻ ra đang nắm giữ .

    Chính vì vậy mà Đảng viên csvn chia làm 2 phe chính tà sẵn sàng tiêu diệt lẫn nhau , tranh giành tiền tài và quyền lực triền miên , nội chiến triền miên , đã hổ diệt ruồi và nhóm củi đốt lò cũng sẽ là vô tận .

    Tuy nhiên ở Nga sẽ khác , Putin chết có thể là hết độc tài . Nhưng Tập và Trọng chết thì chắc chắn sẽ có những hoàng tử Đảng lên thay thế ngoại trừ Đảng cũng chết theo thì may ra mới hết độc tài .

    Cuộc chiến tranh Nga xâm chiếm Ukrain là một phép thử duy nhất cho Tàu cộng về sức mạnh của Mỹ và phương Tây trước khi muốn xâm chiếm Biển Đông Đài Loan . Cũng vi do Trọng và ĐCSVN quá hèn yếu sợ rằng Trung cộng sẽ đối xử với VN như Putin tấn công Ukrain , nên vừa kết thúc đại hội 20 ĐCSTQ ,Tổng bí Thư Trọng lú cùng phái đoàn ĐCSVN đã vội vã sang TQ lạy lục xin triều kiến để nhận chỉ thị từ TCB .

  2. Phép thử của NGA đối vói UCCRAINE có giống hay khác vói phép thử của BU MẼO đối vói NGUY SAI GON qua trận LAM SON 719 vậy Phan The Hải.

    Đuoc biét rằng sau môt thoi gian trưc tiép winh’ vói VC chúng anh, bu MẼO càng lúc càng nhận ra rằng khong thắng nổi VC và tính tói chuyện để cho nguòi VIET NAM winh’ voi nguoi VIET NAM. Nói mot cách văn chuong và chién luoc hơn đó là VIETNAMIZATION tức VietNam hóa chien tranh.

    Để làm phép thử xem NGUY SAI GON có khả năng handle tình trạng chien tranh hay không, bu MẼO bày ra mot chién trận tại HẠ LÀO mà NGUY SAI GON goi là LAM SƠN 719.

    Sau trân này bu MẼO xem ra NGUY SAI GON vẩn khong nên cơm cháo gì cả vói mot sự tổn thất nặng nề của những đơn vị TỎNG TRỪ BỊ như su đoàn DÙ và muòi máy liên đoan BIET ĐỘNG KHỜ(Biet Động Quân).

    Lam Son 719 was supposed to last 90 to 120 days. It was to be the first real test of Vietnamization, the Nixon Administration plan to turn the war over to South Vietnam. The campaign ended in failure after only 60 days.

    Sau 60 ngày , Ngụy Sai Gòn và bu MẼO thảm bại tệ hại nhưng điều này khong làm bu MẼO tiép tục ở lại VIET NAM.

    So vói cái gọi là PHÉP THỬ CỦA NGA thì khác mot tròi mot vục. Trân chiến của NGA và UCKRAINE chỉ mói là bát đầu mà thôi. Mùa đông đang đến và để xem phép thử này ra sao nghen. Chưa tháy quan tài chưa nhỏ lệ, UCRAINE chua gạp mùa đông thì chưa nếm mùi cay đắng. Too early to tell, okay.

    Wait and See, Tàn Du Ngụy Cock khong nên vội TỰ SUÓNG sớm quá coi chừng………..HỐ HÀNG nghen , kakkakakkaka.

  3. Ăn phải cú lừa lịch sử của các tập đoàn Tư bản dầu lửa trên thế giới khiến Nga thảm bại , Ukrain điêu tàn , Thế giới đảo điên .

    Đâu cần phải phép thử chiến tranh Nga Ukrain , tình báo Mỹ và phương Tây đủ sức cân lượng sức mạnh quân sự của Nga đến mức nào .

    Lừa Trump thắng cử 2016 , lừa Putin tấn công Ukrain , lừa TQ lấn chiếm Đài Loan . Tất cả khiến Thế giới quay cuồng , đầu tư chứng khoáng nghiêng ngã , lạm phát thế giới leo thang sau một trận đại dịch kinh hoàng . Ai hưởng lợi nhiều nhất ?

    Đương nhiên là các nhà đại tư bản cả đen lẫn đỏ . Ở thế giới đỏ thì bị độc tài như Tập CS , Trọng CS bóp họng nhả lại toàn bộ . Nhưng ở thế giới Tư bản thì huề cả thế thôi .

    Kỳ này chả riêng Putin mà cả Tập , Trump đều ăn phải ớt , đang cố gỡ gạc nhưng không biết sẽ như thế nào .

    Nói chung cả dân chủ , cọng sản , độc tài đều bị xuống cấp chung vì cú lừa Thế kỷ của các đại công ty tập đoàn dầu lửa thế giới .

    Xem ra , nhà giàu mà có học như Mỹ vẫn bình an hơn bọn dân ngu cu đen búa liềm tiến lên cướp bóc ,cầm quyền tỷ phú tỷ đô .

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên