Các sai phạm sơ đẳng của một luận án tiến sĩ luật về quyền và nghĩa vụ

8
Thượng tọa Thích Chân Quang và buổi bảo vệ luận án tiến sĩ gây tranh cãi

Nhân việc một luận án tiến sĩ luật ở Việt Nam, đề tài “Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, đang được bình luận trên mạng xã hội, tôi thấy đây là cơ hội tốt để ôn lại một số khái niệm: quyền con người, quyền lợi, thẩm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm. Xem “Nhà sư Thích Chân Quang gây tranh cãi với luận án tiến sĩ về nhân quyền”.

 
Quyền con người
 
Quyền con người, còn gọi là nhân quyền, là sự thể hiện trong đời thường của phẩm giá con người, còn gọi là nhân phẩm. Nhân phẩm là giá trị tự thân của con người: con người có nhân phẩm thuần tuý vì là con người, không do ai ban cho, không phụ thuộc vào bất kỳ điều kiện nào, và không ai tước đoạt đi được.
 
Vì là giá trị tự thân, quyền con người mang tính phổ quát: khi sinh ra, mọi người đều có nhân phẩm và đương nhiên có quyền con người. Điều này tương tự khái niệm phật tính trong câu: “Ta là Phật đã thành; chúng sinh là Phật sẽ thành”. Nói vậy cho tác giả của luận án tiến sĩ luật kể trên, là một nhà sư, dễ hiểu.
 
Khái niệm nhân phẩm trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Quát, còn được gọi là bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, là sự tổng hợp của 3 luồng tư tưởng từ Á sang Âu. Từ Trung Đông là tư tưởng độc thần: Đấng Tạo Hoá chỉ có một và mọi người đều được tạo ra theo hình ảnh của Đấng Tạo Hoá cho nên có phẩm giá tự thân như nhau. Từ Phương Đông là chữ nhân (仁) theo tư tưởng Khổng Mạnh: phàm là người (人) thì phải có lòng nhân, thể hiện qua cách cư xử giữa người với người (二). Từ Âu Châu là góc nhìn xã hội: Nhân phẩm chỉ thực sự có ý nghĩa khi toàn xã hội đạt được công bình và công lý. Tính phổ quát của khái niệm nhân phẩm và nhân quyền bắt nguồn từ đó.
 
Nghĩa vụ
 
Nghĩa vụ là sự ràng buộc pháp lý giữa 2 hoặc nhiều chủ thể. Các cá nhân ràng buộc nhau về nghĩa vụ qua bản hợp đồng dân sự. Nhà nước và người dân ràng buộc nhau về nghĩa vụ qua khế ước xã hội, thường là bản hiếp pháp. Các quốc gia ràng buộc nhau về nghĩa vụ qua các hiệp ước song phương và đa phương. Một dạng hiệp ước đa phương là các công ước quốc tế mà từng quốc gia ký kết với LHQ hoặc Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO).
 
Nghĩa vụ không mang tính phổ quát vì nó là sự thoả thuận với nhau giữa một số chủ thể đặc thù. Cho nên “nghĩa vụ con người” là một phạm trù vô nghĩa. Tuy nhiên, khái niệm nghĩa vụ lại mặc nhiên hàm chứa 3 nguyên tắc phổ quát.
 
Thứ nhất, nghĩa vụ phải tương xứng với quyền lợi, còn gọi là lợi ích, để bảo đảm sự công bình cho mọi bên cam kết. Nhà nước Việt Nam thường mặc cả về nguyên tắc này như viện cớ hậu quả chiến tranh để xin thêm quyền lợi và giảm đi nghĩa vụ trong các hiệp ước song phương và đa phương. Trong hiệp ước mậu dịch song phương với Hoa Kỳ, Việt Nam xin được giảm nhẹ nghĩa vụ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Trong hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương, Việt Nam xin trì hoãn nghĩa vụ bảo vệ quyền của người lao động.
 
Kế đến là 2 nguyên tắc phổ quát kép: việc cam kết phải là tự nguyện, và khi đã cam kết thì có nghĩa vụ thực thi đúng và đủ mọi ràng buộc pháp lý. Tại buổi rà soát Việt Nam về Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị vào tháng 3 năm 2019, khi bị uỷ ban hữu trách của LHQ hỏi dồn mà không trả lời được, trưởng phái đoàn Việt Nam tuyên bố rằng Việt Nam có chủ quyền, có thể chế riêng và không chấp nhận quốc tế áp đặt những tiêu chuẩn nhân quyền ngoại lai. Ông Ahmed Amin Fathalla, Chủ tịch của uỷ ban rà soát, trả lời: Chẳng ai áp đặt gì lên quý vị. Quý vị tự nguyện ký công ước, và khi đã ký thì có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ; chúng tôi theo dõi để bảo đảm rằng Việt Nam, y như bất kỳ quốc gia nào khác, tuân thủ đầy đủ mọi cam kết. Xem “Các công ước LHQ về nhân quyền: Việt Nam đã ký thì phải thực thi”.
 
Ý tưởng trong luận án tiến sĩ luật kể trên về một bản tuyên ngôn về nghĩa vụ con người nên được sửa lại thành “bản tuyên hứa của nhà nước Việt Nam về nghĩa vụ khi ký công ước LHQ hoặc ILO”. Nghĩa vụ này bao gồm tôn trọng, bảo vệ và phát huy các nhân quyền theo công ước. Tôn trọng nghĩa là nhà nước không vi phạm; bảo vệ nghĩa là nhà nước không cho phép ai khác vi phạm; phát huy nghĩa là cổ vũ toàn xã hội thực hiện các điều khoản của công ước. Việt Nam đã tự nguyện ký 7 trên 9 công ước quan trọng nhất của LHQ về nhân quyền và hiệp định thư LHQ về phòng, chống buôn người. Bảng dưới đây liệt kê các công ước này cùng với năm ký.
 
 
Ngoài ra, Việt Nam đã ký 25 công ước với ILO về quyền của người lao động.
 
Vì hành động tham gia một công ước là tự nguyện, Việt Nam hoàn toàn có quyền rút ra khỏi một, vài, hoặc tất cả các công ước về nhân quyền đã ký với LHQ hoặc ILO. Tuy nhiên, làm thế thì không thể hội nhập quốc tế để được hưởng các lợi ích từ quốc tế. Cách làm của nhà nước Việt Nam cho đến nay là dùng nhiều chiêu trò để không thực thi nghĩa vụ và rồi trả lời nhì nhằng cho qua chuyện khi phải giải trình với quốc tế.
Trách nhiệm
 
Khác với nghĩa vụ, là sự ràng buộc cụ thể mang tính pháp lý, trách nhiệm là ý thức khái quát về nhiệm vụ gắn liền với một chức năng, như là trách nhiệm của phụ huynh, trách nhiệm của con cái, trách nhiệm của người lãnh đạo, trách nhiệm của người thừa hành, trách nhiệm của nhà nước, trách nhiệm công dân… Trong chức năng quốc gia thành viên của LHQ, Việt Nam có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và phát huy nội dung bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Quát của LHQ. Bản tuyên ngôn này không mang tính ràng buộc pháp lý của một công ước.
 
Tương tự sự tương xứng giữa lợi ích và nghĩa vụ, trách nhiệm phải cân bằng với thẩm quyền. Ông Peter F. Drucker, được xem là cha đẻ của ngành quản trị kinh doanh tân thời, từng nhận xét: có thẩm quyền mà không trách nhiệm thì đó là độc tài; có trách nhiệm mà không thẩm quyền thì đó là nô lệ. Ứng dụng cho một thể chế chính trị, nếu quả thực chính quyền là đầy tớ của nhân dân thì phải tăng trách nhiệm và giảm thẩm quyền của chính quyền, đồng thời phải tăng thẩm quyền và giảm trách nhiệm của người dân.
 
Tác giả của luận án tiến sĩ luật kể trên chủ trương ngược lại, vô hình trung cổ suý việc củng cố nền độc tài và biến toàn dân thành nô lệ.
 
Nhận xét kết luận
 
Luận án tiến sĩ luật kể trên cho thấy sự thiếu hiểu biết sơ đẳng về các khái niệm nhân quyền, quyền lợi, thẩm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm. Nhân quyền mang tính tự thân và phổ quát; nghĩa vụ thì không. Tuy nhiên, có những nguyên tắc phổ quát mặc nhiên áp dụng cho nghĩa vụ, đặc biệt khi một quốc gia ký hiệp ước với quốc gia khác hoặc ký công ước quốc tế: muốn hưởng lợi ích thì phải có nghĩa vụ tương xứng; có nghĩa vụ thì phải thực thi đúng và đủ; không muốn thực thi thì hãy rút ra chứ đừng vừa bám víu vừa nhập nhằng, gian lận.
 
Trình độ nhận thức của sinh viên làm luận án tiến sĩ kém đã đành, điều đáng lo hơn là khả năng và lương tâm của vị giáo sư hướng dẫn mà lẽ ra đã phải nhìn thấy các điểm yếu kém và chỉnh sửa ngay từ đầu để sinh viên không bị lạc hướng mải miết đến tận phút cuối. Đáng quan ngại không kém là phẩm chất của cả một trường đại học khi cho trình làng một sản phẩm học thuật kém phẩm chất dưới bảng hiệu của nhà trường.
TS. Nguyễn Đình Thắng (BPSOS)
——————–
Một số tài liệu tiếng Anh của BPSOS

8 BÌNH LUẬN

  1. Nhân quyền là quyền làm người; còn nghĩa vụ là bổn phận. Một là quyền được; và một là có nghĩa vụ, hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
    Nghĩa vụ là bắt buộc. Một công dân có bổn phận phải thi hành mọi nghĩa vụ theo hiến định như thi hành nghĩa vụ quân sự v.v…; còn nhân quyền chẳng có nghĩa vụ gì bó buộc hay đánh đổi mà nó là đương nhiên và được mặc định trong hiến pháp.

    Nhân quyền là quyền của con người, và theo cái nhìn từ các quốc gia tự do và dân chủ là mặc nhiên khi sinh ra và được hiến pháp bảo vệ, khác với các nước độc tài và cộng sản toàn trị. Họ coi nhân quyền là quyền của nhà nước/chế độ ban cho người dân chứ không phải là quyền của người dân dưới một chế độ hoặc một quốc gia nên buộc phải đi đôi với nghĩa vụ. Nhưng thử hỏi nếu người dân làm xong nghĩa vụ của một công dân thì nhà nước cộng sản có trả quyền làm người cho người dân? Chắc chắn là không. Đây là một luận án diễn giải bịp bợm của ông Vương Tấn Việt để hợp thức hóa sự tước đoạt nhân quyền của người dân chỉ có ở chế độ cộng sản.

    Quan điểm Tàu là anh còn VN là em chỉ là quan điểm riêng cuả cá nhân của ông Vương Tấn Việt. Ông cho là anh em là để kết tội danh tướng Lý Thường Kiệt của VN. Hỗn!
    nv

  2. Thượng toạ Thích Chân Quang đã gây tranh cãi khi trong một buổi giảng pháp ông đã nói rằng “Trung Quốc là anh còn Việt Nam là em”, và việc danh tướng Lý Thường Kiệt đem quân đánh Trung Quốc là “hỗn”. Ông cũng được chú ý khi tự nhận mình là cháu ruột của ông Hồ Chí Minh. (RFA). Bây giờ thì ông làm thành cái gọi là luân án tiến sĩ nhà Phật

    Cần đọc thêm bài sau từ RFA mới hiểu bài viết của ông TS. Nguyễn Đình Thắng (BPSOS) nói gì.

    Từ RFA 2022.01.04
    Luận án tiến sĩ của một nhà tu hành Phật giáo Việt Nam đang gây sự chú ý và phản ứng trên mạng xã hội, với đề tài của luận án là “Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”.

    Ông Vương Tấn Việt, pháp danh Thích Chân Quang có buổi bảo vệ luận án tiến sĩ luật học cấp trường tại Đại học Luật Hà Nội hôm 9 tháng 12 năm 2021 và được đăng tải trên Youtube.

    Trong luận án, vị tu hành này tranh luận rằng con người ngày nay đang đòi hỏi quyền một cách quá đáng, và vì nhà nước phải đầu tư quá nhiều nguồn lực để “đáp ứng quyền” theo các điều ước quốc tế nên dẫn đến “nợ công”, vì vậy cần phải yêu cầu người dân thực hiện nghĩa vụ trước sau đó mới được hưởng quyền.

    Ông này cũng hướng đến mục tiêu tạo ra một tuyên ngôn quốc tế về nghĩa vụ của con người để làm đối trọng với Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát của Liên Hiệp Quốc.

    Mặc dù buổi bảo vệ diễn ra từ cuối năm ngoái, nhưng video về sự kiện chỉ thu hút dự luận sau khi được chuyên gia công pháp quốc tế Nguyễn Quốc Tấn Trung đăng đàn phản biện hôm 30 tháng 12.

    Trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do, ông Trung cho biết lý do ông có video phản bác quan điểm của nhà sư trên:

    “Cái lý do tôi nghĩ là nên phải làm là vì cái lượng ảnh hưởng nó nhiều như vậy, mà có những cái điểm, theo quan điểm của tôi thì tôi cho là nó không hoàn toàn chính xác theo cái mục tiêu, nguyện vọng, và nền tảng của pháp luật quốc tế.

    Và hai cái điểm này kết hợp với nhau, có nghĩa là một đề tài được quan tâm rất nhiều, bởi mọi tầng lớp rồi sau đó là nó có những cái điểm mà mình không đồng ý với nó và mình cảm giác là nếu mình không phản biện nó thì đôi khi nó có thể gây hiểu lầm.”

    Người đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Victoria, Canada cũng cho biết điều mà ông không đồng tình với Thượng toạ Thích Chân Quang:

    “Cái quan điểm của Thượng tọa Thích Chân Quang nhắc đi nhắc lại rất nhiều trong buổi bảo vệ luận án, cũng như là trong cái luận văn của ông, thì là anh không thực hiện nghĩa vụ thì anh không thể có nhân quyền.

    Cái giả định này, cái nền tảng của toàn bộ cái nghiên cứu này có một vấn đề rất lớn, nếu mà hỏi tất cả các chuyên gia nhân quyền, khi mà chúng ta cho rằng nhân quyền phải dựa trên một cái nghĩa vụ nào đó thì hầu hết tất cả các chuyên gia sẽ không đồng ý với cách tiếp cận này.

    Cần phải làm rõ với độc giả là nhân quyền nó không liên quan gì đến phúc lợi cả, bởi vì phúc lợi là thứ có thể đánh đổi bằng nghĩa vụ được, nhưng mà nhân quyền là thứ hoàn toàn khác, không thể đánh đổi bằng nghĩa vụ.”

    Ông Trung cũng sử dụng phép so sánh khi cho rằng nhân quyền cũng như không khí, tức là điều hiển nhiên, con người sinh ra là đã có.

    Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay vẫn tuyên truyền rằng quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ, trong đó có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, và đây cũng là lời bao biện điển hình cho những vụ đàn áp người bất đồng chính kiến, khi nhà nước chỉ cần nói rằng những người chỉ trích mình là những kẻ vi phạm pháp luật

    Tuy nhiên, ông Trung cho rằng quan điểm phải thực hiện nghĩa vụ trước thì mới được hưởng nhân quyền của sư Thích Chân Quang còn thậm chí “cực đoan” hơn là những gì mà nhà nước Việt Nam vốn tuyên truyền.

    Kể từ đó hàng loạt những bài phản biện đã được đăng tải trên Facebook nhắm đến luận án tiến sĩ của ông Thích Chân Quang.

    Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, chuyên gia kinh tế, viết trên trang Facebook cá nhân của ông rằng sư Thích Chân Quang “nhầm lẫn hoặc cố tình đánh tráo khái niệm quyền với quyền lợi”, và rằng nghiên cứu của vị sư này có tính “phản khoa học”.

    Một vài phản biện khác thì sử dụng lời lẽ gay gắt hơn khi cho rằng nhà sư này đang cố lấy lòng chính quyền Việt Nam, vốn không ưa gì việc cổ suý nhân quyền.

    Trước đây, Thượng toạ Thích Chân Quang cũng đã gây tranh cãi khi trong một buổi giảng pháp ông đã nói rằng “Trung Quốc là anh còn Việt Nam là em”, và việc danh tướng Lý Thường Kiệt đem quân đánh Trung Quốc là “hỗn”. Ngoài ra ông cũng được chú ý khi tự nhận mình là cháu ruột của ông Hồ Chí Minh.
    (RFA)

  3. Bằng Tiến sĩ ở VN không biết đem qua Campuchia nó có trọng, có dùng không .Rất nhiều người ở VN , mang danh Tiến sĩ nhưng không nói được một ngoại ngữ trôi chảy đúng ngữ pháp do trình luận án bằng tiếng Việt .Trong khi ở các nước khác , thí dụ ở Nhật , Pháp để trình luận án thí dụ về khoa học, nghiên cứu sinh phải nắm vững tiếng Anh nếu không sẽ bị bác.Do vậy các Tiến sĩ ở nước ngoài ( không kể môn ngôn ngữ học) đều thông thạo ít nhất về một ngoại ngữ, đa phần là Anh, để có dịp trao đổi chuyên môn với các đối tác người nước ngoài khác.Ở đây không nói về tệ nạn mua bằng ở VN,( mua trong nước và mua từ các trường đại học nước ngoài dỏm trên mạng) kể cả bằng Bác sĩ và Tiến sĩ mà ai cũng đã từng nghe qua .Nói về bằng cấp và kiến thức thật .Giới học ngoại ngữ và dạy ngoại ngữ lớn tuổi đều nghe qua và nể trọng thầy Lê Xuân Tùng , rất đẹp trai , thông minh ,mũi phúc hậu, tánh tốt và giống Nhật ( hình như gốc Nhật thì phải!)phải nói kiến thức ông là tự điển bách khoa, nhất về mảng đa ngôn ngữ.Ngay tại trường tôi và thầy học ( thầy học trên tôi 3 lớp và dạy kèm tôi tiếng Pháp bởi thầy học trường Pháp từ nhỏ, trong khi thầy học ngôn ngữ thiên về các tiếng Á châu như Nhật, Trung Quốc( biết cả tiếng Quan Thoại lẩn Quảng Đông),..và quán triệt luôn tiếng Tây Ban Nha, Đức) là CSULA ở California (Mỹ) , các trưởng khoa, phó khoa, đều là Giáo sư Tiến sĩ rất nể trọng thầy bởi năng lực đa ngôn ngữ .(Thầy học sau đại học nhưng không biết tầm nào bởi vì cuộc sống tôi phải chuyển bang )Khi được khen và được hỏi , thầy nói rằng đơn thân ở xứ người phải ráng rèn luyện để tồn tại, để không làm được với Mỹ thì làm với Nhật, Pháp.Còn đối với giới dạy ngoại ngữ người VN, khi được hỏi câu tương tự ( bao nhiêu thứ tiếng ?) , thầy hóm hĩnh trả lời vui ,” biết nhiều lắm , tiếng Anh, tiếng Em, tiếng Đàn , tiếng Đồn, tiếng Ồn,…!”.Hình như thầy song tịch và cả tam tịch gì đó nhưng thầy có quốc tịch Mỹ và nhờ thế thầy đi sang các nước khác làm việc, dạy học khá dễ.Một người như thầy nếu được đặt đúng chỗ thì xã hội rất có lợi bởi thầy giống ” hình mẫu”( role model) bởi thầy có độc lập tự lập, không dựa hơi, a dua , bè phái , bầy đàn và thầy cũng từng trãi, hình như tầm 60 mươi mấy gì đó , cũng đã có mười mấy năm sống tại Sài Gòn trước 1975.Một người như thầy đất nước lúc không còn cộng sản hay ít nhất chỗ nào có cộng đồng VN , rất cần bởi cộng sản đâu thích, đâu cần, đâu biết kính trọng sử dụng người tài chúng chỉ kính trọng những kẻ nịnh, bưng bô và sợ chúng và do vậy, đất nước và dân tình mới nát bấy như ngày nay !Tôi đã bặt tin liên lạc với thầy hàng mấy chục năm qua dù đã cố liên lạc có lần cũng tưởng tìm ra nhưng không phải do chỉ trùng tên trùng họ! .Không biết thầy “có tật” ( người mà đâu phải thánh đâu) không cần chơi thân với ai hay không nên không duy trì liên lạc nhưng do nễ trọng, kính phục nên luôn cầu chúc thầy luôn an bình nhất là trong cuộc đời nhiễu loạn, sống nay chết mai trong dịch Covid khủng khiếp như ngày nay !

  4. Hiểu cái nọ, nó xọ cái kia. Giống như thằng Bác của nó khi giảng về quyền làm chủ tập thể là “Các cháu cứ đem bỏ đồ quý giá vào trong một cái rương to, khóa lại, xong rồi các cháu đưa chìa khóa cho Bác giữ hộ.”…Đấy, ai cũng có quyền Nàm Chủ Tập Thể nhá….khà khà khà….Thế mà vẫn có những cái não Bê Tông tin vào.

  5. Chỉ có phường lưu manh mới sống nổi ở Vn, tỷ phú lưu manh, sư lưu manh, y bác sĩ lưu manh, bộ trưởng lưu manh, tứ trụ lưu manh.

  6. Nhân phẩm khác với nhân quyền vì nhân phẩm là phẩm cách hay nhân cách riêng, còn nhân quyền là quyền chung của tất cả.

    “Đấng Tạo Hoá chỉ có môt…” Điều này nghe quá trừu tượng. Đấng Tạo hóa là ai hay do chính con người đặt ra? Muốn tin thì cứ tin và cũng cần nên tin vì nó thuộc về tín ngưỡng nhưng khoa học không chứng minh và xác nhận.

    Tôi không có đọc luận án nên không biết họ tranh cãi cái gì nhưng phải nói là bất cứ cái gì đảng cộng sản nói, hay nhà nước, hay con người cộng sản nói đều không nên tin vì không là thật, chỉ trừ khi sự thật có lợi cho họ. Đòi hỏi cộng sản phải giống như tư bản thì họ đâu còn là cộng sản!
    nv

  7. Sư Liếm Bùa

    Luật của Việt cộng là luật rừng, Hồ chí Minh rất ghét cái gọi là …Luật, cho nên ngay khi cướp được chính quyền thì Hồ liền cho đóng cửa trường đại học luật ở Hà Nội và mãi tới 1979 thì Việt cộng mới cho mở cửa lại

    L.S Nguyễn Mạnh Tường bị Hồ Chí Minh ghét bỏ, sống khốn khổ, khốn nạn chỉ vì dám “bóng gió” khoe ….”luật” trước mặt Hồ.

    Câu Luật là tao, tao là luật là “thành ngữ” kinh điển của Việt cộng.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên