Buồn vui làm người gốc Việt

15
Tác giả, đứng bên phải, cùng hai đồng nghiệp trong một chuyến công tác ở Thái Lan năm 1987 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Tôi đã sống qua và đi du lịch nhiều quốc gia trên thế giới. Không biết khuôn mặt của mình mang dáng nét ra sao mà ít có người gặp lần đầu mà họ đoán đúng tôi là người Việt Nam.

Ngày mới tới Mỹ, đi học ESL nhiều bạn nghĩ tôi là người Hàn quốc. Vào Đại học U.C. Berkeley, trong giờ làm thí nghiệm lớp hoá học có mấy bạn da trắng thấy tên ngắn gọn “Phu Bui” nên nghĩ tôi là người Hoa.

Ở chung ký túc xá có một bạn người Nga, nhìn tên tôi anh biết ngay là người Việt, vì anh quen mấy du sinh Việt ở Liên bang Sô Viết và cũng có người họ Bùi. Một hôm khi chúng tôi đứng cạnh nhau chờ ăn cơm chiều, anh nói vui là đừng bao giờ xếp hàng sau người Việt, tôi hỏi vì sao thế, anh kể đứng sau người Việt thì khi đến lượt sẽ có mấy người Việt khác chen vào trước mình, mà anh đã chứng kiến trong ký túc xá nên Nga.

Nguồn gốc Việt đã không thể hiện qua khuôn mặt của tôi, còn giới tính cũng là một câu chuyện vui.

Đến Mỹ được vài tháng, tôi bắt đầu tìm hiểu về các đại học trong khu vực để xin học. Vào thư viện công cộng tìm cẩm nang các trường đại học, thấy trường nào có địa chỉ gần nhà, có thể đi học bằng xe điện hay xe buýt là tôi ghi địa chỉ, về nhà viết thư cho Admission Office xin trường gửi cho một quyển Catalog giới thiệu trường và các ngành học, môn học mà trường có dạy.

Tôi gửi thư cho hơn chục trường, từ các trường lớn như U.C. Berkeley, California State University ở Hayward hay bên San Francisco cho đến các đại học cộng đồng Vista College, College of Alameda, Contra Costa College v.v… Vài tuần sau tôi nhận được Catalog gửi đến nhà. Có một trường ghi “Ms. Phu Van Bui” trên phong bì mà tôi không hiểu vì sao mình lại được gọi là “Ms.” là “Cô” là từ viết tắt trong tiếng Anh gồm Mr., Mrs. và Ms. mà tôi mới học được trong lớp ESL, trong khi các trường khác chỉ đề “Phu Van Bui” và địa chỉ bên dưới.

Tôi viết thư qua lại với các trường vài lần để có đơn xin nhập học và lần nào cũng chỉ có trường Mills College ở Oakland ghi tên tôi là “Ms. Phu Van Bui”. Sau khi có nhiều thông tin, tôi chọn trường College of Alameda vì thấy hợp với khả năng và thuận tiện với các phương tiện di chuyển công cộng.

Nếu tôi đã tiến hành việc xin học ở Mills College và được nhận thì tới ngày nhập học không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho tôi, vì trường này chỉ dành cho nữ sinh, mà tôi nào có biết vì khi đó tiếng Anh còn lõm bõm, không hiểu rõ các thông tin ghi trong cẩm nang nên đã viết thư ngỏ ý muốn vào trường đó học. Bấy giờ tôi mới hiểu tại sao văn phòng trường mỗi lần gửi thư cho tôi đều ghi “Ms. Phu Van Bui”, vì họ làm sao họ biết tên Việt của tôi là một nam sinh.

Trở lại chuyện nguồn gốc, sau khi tốt nghiệp đại học tôi qua Togo làm việc tình nguyện cho chương trình Peace Corps của Hoa Kỳ. Dưới con mắt của học trò và người dân Togo hay dân từ các quốc gia lân bang mà tôi có dịp qua du lịch thì tôi là “Chinese” hay “Chinois” chứ không ai biết tôi là người gốc Việt. Khi nghe dân nói tôi là người Hoa, tôi sẽ trả lời không phải và để họ đoán thêm, tôi là Japonais, Korée, Philippin hay Thailandais, sau cùng mới là Vietnamien.

Trẻ em ở châu Phi trông thấy tôi là cất tiếng chào “Ni hao” rồi tạo dáng vẻ như múa tai-chi hay bài quyền, với đôi chân nhún xuống, đôi tay vung lên. Tôi không ngờ nét văn hoá châu Á lan toả đến châu Phi là những gì mà các trẻ nhỏ đã biểu hiện, chắc là qua phim ảnh từ Hong Kong với các màn đấu quyền cước của Lý Tiểu Long.

Khi về châu Á làm việc, cũng không mấy ai nhận ra tôi là người Việt. Một lần đi tầu hoả với bạn từ Singapore lên Bangkok, sau khi tầu chạy qua biên giới Malaysia để vào đất Thái, nhân viên di trú xét giấy tờ, thấy tôi ông nói tiếng Thái mà tôi không hiểu và chỉ biết trả lời bằng hai tiếng “mài Thái” – không phải người Thái, mà tôi đã học được. Bạn tôi là một người da trắng, ngồi cạnh, rành tiếng Thái nói tôi là người Việt. Nghe thế nhân viên cho là tôi trốn ra từ trại tị nạn, ông nói sẽ kêu cảnh sát bắt. Bạn giải thích tôi hiện là công dân Mỹ qua đây làm việc, rồi tôi đưa hộ chiếu cho nhân viên di trú xem.

Người Việt không được đón chào ở đất Thái, có thể vì quá khứ nhiều người Việt ở vùng đông bắc Thái đã theo cộng sản trong thời chiến tranh Việt Nam và chính phủ Thái đã có những chính sách giới hạn sự đi lại của người Việt ở khu vực đó, ngay sát với Lào và chỉ cách nhau con sông Mekong, nơi tôi đã có cơ hội ghé thăm và được nghe người Việt ở đây kể là họ bị cấm ra khỏi tỉnh nếu không có giấy phép và không được đội nón lá khi ra đồng ra làm ruộng.

Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc lại có sự kiện bộ đội cộng sản Việt Nam qua chiếm đóng Cambodia và thường có đụng độ với quân Khờ Me Đỏ ở biên giới Thái-Miên nên chính phủ Thái rất lo ngại chiến tranh có thể tràn qua biên giới.

Những năm của thập niên 1980 còn có người Việt từ Mỹ, Úc qua đây lập chiến khu, được một số tướng tá Thái yểm trợ và đã gây xôn xao dư luận người Việt hải ngoại.

Một hôm tôi ra công viên Banglumpur nơi đang có vận động bầu cử thống đốc Bangkok và thấy một người đàn ông có râu mép, trán cao trông rất giống Tướng Hoàng Cơ Minh ngồi ở ghế công viên. Những năm đó đã có người Việt từ nước ngoài vào các trại tị nạn dọc theo biên giới để tuyển mộ người đi theo kháng chiến. Vì thế khi tôi đi công tác, văn phòng căn dặn là phải cẩn thận, vì người Thái không ưa người Việt vì các hoạt động này.

Cũng vì là người gốc Việt nên năm 1987 khi văn phòng Cao uỷ Tị nạn đưa tôi về Bangkok thì bộ nội vụ Thái không cấp cho tôi giấy phép làm việc, như các nhân viên khác đều thường trú ở đây, vì từ Thái Lan thuận tiện đường bay lên Hong Kong, xuống Malaysia, Indonesia, Singapore hay qua Philippines. Văn phòng viết thư phản đối, nói rằng tôi người gốc Việt và giờ đã là công dân Mỹ, nhưng chính phủ Thái vẫn không cấp giấy phép. Không được ở Bangkok, văn phòng chuyển tôi lên Hong Kong và cứ mỗi hai tháng tôi đi công tác một vòng các trại tị nạn ở Đông Nam Á. Đến Thái Lan với tư cách du khách, vào mỗi trại làm việc vài hôm thì bộ nội vụ Thái cho giấy phép ra vào trại.

Trong một lần công tác ở Thái Lan, tôi đi xe đò từ Bangkok đến tỉnh Chonburi là nơi có trại tị nạn Panat Nikhom. Trên xe ngồi cạnh một bạn trẻ Thái, anh tưởng tôi là người Nhật và bắt chuyện hỏi thăm. Anh nói tiếng Anh rất khá nên chúng tôi trò chuyện với nhau suốt quãng đường chừng một giờ đồng hồ. Bằng sự hiểu biết của tôi về nước Nhật, tôi cố gắng trả lời những tò mò, thắc mắc của anh, cũng như anh giúp tôi hiểu thêm, như một du khách Nhật đang muốn khám phá xứ sở mệnh danh là đất nước con voi. Khi xe đến bến, trước khi chia tay anh hỏi tên tôi. Bất ngờ và bối rối vài giây. Không lẽ nói tên mình là Honda, Yamaha hay Suzuki, tôi sực nhớ đến Yoko Ono, nên trả lời anh như thế, rồi chia tay. Không biết anh bạn Thái có nhận ra đó là tên vợ ca sĩ John Lenon của ban nhạc lừng danh The Beatles hay không.

Ngày tôi tới trại tị nạn ở Galang ở Indonesia đồng bào cũng cho tôi là người Nhật. Từ cầu tầu vào trại, trên xe có mấy người Việt làm việc vận chuyển vật dụng, thấy tôi họ nói với nhau: “Ông này là phái đoàn Nhật vào trại phỏng vấn tuần này, lo trốn thôi.” Tôi im lặng nghe và hiểu là mỗi lần có phái đoàn Nhật vào trại, nhiều người trốn gặp vì không muốn đi Nhật định cư.

Đường phố Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông năm 1985 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Một lần tôi đi Trung Quốc cùng với ba bạn người da trắng. Chúng tôi đáp tầu thuỷ từ Hong Kong, chạy một đêm trên sông Châu Giang, sáng hôm sau đến thành phố Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông. Người Trung Quốc đi trên tầu mang theo nhiều hành lý, là những đồ dùng trong nhà mà họ mua đem về. Ngay trên tầu cũng có bán tivi, tủ lạnh, xe máy cho những ai cần mua. Gặp nhân viên phục vụ hay khách đi cùng chuyến ai cũng hỏi tôi bằng tiếng Quảng Đông và tôi chỉ biết trả lời “ngộ hầm sức” – tôi không hiểu, vì tôi chỉ nói được vài câu căn bản như lời chào, cám ơn, hỏi giá cả, gọi các món ăn hay kêu tính tiền.

Một bạn đồng hành trong chuyến đi là tình nguyện viên Peace Corps ở Thái Lan và có vẻ rành về du lịch Trung Quốc, nên anh và cô bạn gái từ vùng Vịnh San Francisco đã thuê phòng trước trong một nhà của dân, kiểu như Air B&B ngày nay. Còn tôi và một bạn về một khách sạn nhỏ, gần khách sạn White Swan sang trọng, cao hơn hai chục tầng bên bờ sông, nơi chúng tôi đem phim cho phòng ảnh một tiếng đồng hồ để tráng rửa và trong khi chờ lấy hình thì ra hành lang khách sạn ngồi ngắm cảnh sông nước, thuyền bè qua lại.

Qua đêm đầu tiên, đôi bạn ở nhà dân cho biết là đêm qua có công an đến xét hỏi nên chủ nhà không cho ở nữa và sáng nay hai bạn về khách sạn nhỏ với chúng tôi.

Mỗi ngày chúng tôi thuê xe đạp đi chơi khắp nơi, từ đền tưởng niệm Tôn Dật Tiên, sở thú, khu thương mại, bến tầu, công viên, chùa cổ, một nhà thờ có kiến trúc giống nhà thở Đức Bà Sài Gòn mà nay là nhà kho. Cầm theo bản đồ, bốn người chúng tôi đạp xe theo dân địa phương lên xuống những con phố. Giữa thập niên 1980 đường phố Quảng Châu ùn ùn xe đạp và công nhân đồng phục xanh dương.

Tác giả gặp gỡ thiếu niên trong một công viên ở thành phố Quảng Châu, Trung Quốc năm 1985 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Đến một công viên, có đám thiếu niên thấy tôi đi với người da trắng nên xúm vào hỏi han gì đó, tôi lại trả lời “ngộ hầm sức”. Nghe các em nói với nhau tôi hiểu loáng thoáng là các em cho tôi là cư dân Bắc Kinh nói tiếng Quan Thoại, không hiểu tiếng Quảng Đông, nếu viết ra thì sẽ hiểu nhau nên một em lấy ra tờ giấy và cây bút, bảo tôi viết gì đó mà tôi nào có biết đến nửa chữ tiếng Hoa. Tôi viết tên mình và tên của ba bạn, rồi chỉ từng người và gọi tên. Tôi và các bạn nói tiếng Anh và các em thích thú lắng nghe, có em tỏ ra hiểu chúng tôi là “Mí Quở dzành”.

Tác giả gặp gỡ thiếu niên trong một công viên ở thành phố Quảng Châu, Trung Quốc năm 1985 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Ngày rời Quảng Châu, khi trả phòng khách sạn, xem biên nhận tiền phòng thì thấy số tiền yuan tôi phải trả chỉ bằng nửa giá của các bạn. Một bạn hỏi tại sao, cô tiếp viên nói vì tôi là Hoa kiều. Nghe thế các bạn chỉ nhìn tôi, im lặng vì họ biết tôi không phải người Hoa. Không biết nhân viên khách sạn nhìn hộ chiếu của tôi với nơi sinh là “Vietnam” đã hiểu như thế nào mà lại cho tôi giá ưu đãi của Hoa kiều. Hay nhân viên khách sạn cho rằng tôi là một trong số ba trăm nghìn “nạn kiều” – là người Việt gốc Hoa đã bị Hà Nội đuổi về nước, trước khi Trung Quốc dạy cho Việt Nam một bài học cách đây mấy năm?

Bùi Văn Phú

15 BÌNH LUẬN

  1. Thù nầy làm sao ta thứ tha?

    Đất đại từ nay thuộc đảng ta
    Một trang sử mới – nhà giàu mới
    Tư bản đỏ cùng lũ đại gia
    Mừng “Đô Thị Mới” – “Nông Thôn Mới”!

    Vũ nhôm – Út trọc – Đỗ Hữu Ca
    Phúc nổ – Hải heo – Thể cá tra
    Người dân càng ngày càng nghèo đói
    Nước mắt dân oan khắp nước ta!

    Thù nầy làm sao ta thứ tha?

    Nông Dân Nam Bộ

  2. Mùa giáp hạt

    Việt Nam đang vào mùa giáp hạt
    Không biết năm nay dân đủ ăn
    Ngô khoai thôi đủ để cầm cự
    Trong khi vật giá đều gia tăng!

    Vùng núi rừng dân tộc thiểu số
    Mùa nầy phần đông ăn lá cây
    Năm nào cũng cứu nghèo giảm đói
    Cố sống, sống đề làm gì đây?!

    Có lần một cụ già được hỏi
    Mùa giáp hạt năm nay thế nào
    Trông cụ biết ngay già trước tuổi
    “Không biết lấy gì nhét vào mồm!”

    Nông Dân Nam Bộ

  3. 14/3/2023 là ngày gì nhỉ ?

    Gạc Ma : 14/3/2023 là ngày vừa đúng 35 năm tưởng niệm 65 chiến sĩ của Quân Đội Nhăn Răng Anh Hùng…Rơm VN bị chết thảm vào tay Đại Hán Trung quốc ở Gạc Ma do lệnh của đại tướng hèn- gốc gác cai đồn điền cao su Pháp- khi đụng trận không được nổ súng ! :

    Tran Van 22/12/2021 at 5:38 pm

    Ngày 14/3/88, giặc Tàu cộng kéo chiến hạm tới cướp đảo . Để đối phó ,bè lũ ngụy quyền CSVN tung ba tàu vận tải tàu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 ra ” ngăn chận ” . Đứa trẻ lớp mẫu giáo trường làng cũng đoán được trúng phóc kết quả của trận đánh không cân xứng : Cả 3 chiếc tàu vận tải chìm nghỉm , trong số 74 chiến sĩ, chỉ có 9 người còn sống sót.
    Tuy biết trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo của Trung Quốc nhưng bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí , và quan trọng hơn nữa họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc.
    Anh Nguyễn Văn Thống một người sống sót xác nhận với Đài Á Châu Tự Do lệnh không được nổ súng này “ Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng “.
    Anh Lê Minh Thoa bồi hồi nhớ lại: “Khi tôi nhảy khỏi tàu thì thật tình tôi thấy hiện trường có rất nhiều lính Trung Quốc. Tôi chứng kiến thấy rằng Trung Quốc ác quá. Khi tàu của Việt Nam đã bị chìm rồi, lính Việt Nam nhảy xuống biển mà nổi lên trên là họ bắn hết. Trung Quốc cho những chiếc xuồng chạy trên biển và bắn tất cả lính Việt Nam nào nổi lên….Chín người chúng tôi còn sống sót là do có những người nổi lên nhưng nhìn cũng như chết rồi. May mắn cho tôi là tôi có được hai quả bí. Khi nghe tiếng xuồng của địch chạy đến thì tôi lặn xuống biển, hết tiếng xuồng là tôi ngoi lên”.

    Thiếu tướng Lê Mã Lương, từng giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam , nói trước cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức cho biết:
    -Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng . Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
    Ông Nguyễn Khắc Mai , giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh Triết , cho biết vai trò của ông Lê Đức Anh lúc ấy là Bộ trưởng Quốc phòng, người được xem là đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng:
    -Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn, thì bây giờ ta phải công khai cái này.
    TS Nguyễn Văn Khải người tham dự buổi hội thảo cho biết nhận xét của ông về việc tướng Lương công khai điều mà Bộ quốc phòng Quân đội Nhân dân Việt Nam giấu kín sau sự cố Gạc Ma:
    -Câu đó của Lê Mã Lương là hoàn toàn đúng bởi vì những năm 80 tôi là TS Thiếu tá và có anh họ là Lê Ngọc Hiền là Thứ trưởng Quốc phòng, Lê Trọng Tấn là Tổng Tham mưu trưởng quân đội , cho nên những chuyện này chúng tôi biết cả.
    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh:
    -Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc.
    Ông Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người tình báo của Pháp chứ ông ta không phải tham gia cách mạng lâu dài gì đâu. Chẳng qua ông ấy khai man lý lịch rồi thì được lòng ông Lê Đức Thọ, ông Lê Đức Thọ cứ đưa ông ấy lên vù vù trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, sau này thành chủ tịch nước. Cái điều đó những người biết chuyện như tôi lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước.

    • Sau trận chiến 1979 và tiếp theo là cuộc chiến Hà Giang-Vị Xuyên thì Việt cộng đã hiểu cái reality trong lòng, dù bên ngoài vẫn khoác lác với dân chúng và thế giới. Tôi đã từng nói chuyện với một tay cán bộ cao cấp ngang hàng với đại sứ và anh ta đã “tâm sự” với tôi rằng cái thế của họ là phải chịu đựng chứ không thế chống trả bởi vì làm vậy thì Trung cộng sẽ có cớ để đánh tiếp. Nó là nỗi sợ hãi của một con chuột trước con mèo mà chỉ có hai chúng nó biết với nhau. Tuy vậy sau một thời gian thì ai nấy đều hiểu. Trung cộng đã thành công trong việc dạy chỗ bọn Việt cộng một bài học đắt giá. Nó đánh một lần mà thằng kia thấy bóng là đã sợ.

      • “…Nó đánh một lần mà thằng kia thấy bóng là đã sợ “. Nguyên Văn Mười- Thanh Tra Chính Phủ .

        Biết sợ nên trở thành bạc nhược ! :

        * 14/7/1984, bại trận, VN mất Lão Sơn !: Khởi đầu 2/5/84 và kết thúc ngày 14/7/84.
        Phía Trung Quốc: Quân đoàn 14, Quân đoàn 11, Quân đoàn 1, Tập đoàn quân 67, Tập đoàn quân 27, Tập đoàn quân 13 .
        Phía Việt Nam: Sư đoàn 313, Sư đoàn 316, Sư đoàn 356 chính quy, địa phương quân và dân binh.
        Theo nguồn tin Trung Quốc , phía VN có 3700 bộ đội Việt Nam tử trận .

        * Cờ Trung quốc với 5 sao phất phới ở VN : Ngày 21/12/2011, khi đón tiếp hoàng đế Tập cận Bình, Nguyễn phú Trọng cho trương cờ Trung quốc có 5 ngôi sao nhỏ – Hồi, Mông, Tạng, Mãn, và…Việt Nam vây quanh ngôi sao lớn.

        * Ngân sách Quốc Phòng VN 6 tỷ đô xúi dại ngư dân mang Cờ Đỏ Sao Vàng ra thí mạng cùi đối đầu với Trung quốc ngân sách Quốc Phòng 230 tỷ đô :
        11/6/2021 -” Nhân Ngày truyền thống thi đua yêu nước 11-6, cũng là dịp kỷ niệm 2 năm chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” do Báo Người Lao Động TP HCM khởi xướng, ngày 11-6, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi tặng 5.000 lá cờ cho ngư dân các vùng biển đảo trên cả nước”.

        v.v…

  4. Khà khà khà , sắp tói ngày kỷ niêm ngày cởi áo tuột quần, quăng súng liệng đạn thì đám Tàn Dư Cắn Cock này lại kể khổ , khóc lóc đòi ăn vạ là bắt VC chúng anh phải trao quyền lại cho đám TÀn Dư Cắn Cock này để lại chia đôi dát nuóc lần nửa , kkakkakkakka.

    NO CAN DO , anh Phét lại nói tiêng Anh bằng broken English mà mấy chi em ta tại miên Nam ngày xưa hay nói. Thí dụ như :’NO CAN ĐO, MAMA SON, OK SALEM , BUMP BUMP,v.v.v.vv.v.

    thoi để anh Phét nói vài điều sau cái ngày mà NGỤY SAI GON làm thanh phó Sai Gon real really MESSY. Cả mot thánh phố toàn là giày lính, vớ , ba lô, giày sô, băng đạn v.v..vv cả mot thành phô săc mùi thuoc súng . Noi nào cúng có bao cát, công sự, thùng phi đầy cát chất khắp nói. ĐÁnh đấm toàn bỏ chạy mà bày trò thiet lạp cong sự khiến VC chúng anh dọn dep mất ngót cả năm tròi chưa xong.

    Khổ nhất đó là trên 1 triệu nguoi lúc nhúc sông trong các khu ổ chượt từ Thị Nghe và chạy lòng vòng cho tói quân 3, quân Phú Nhận Viet Cơng chúng anh phải di dời đua họ đi Kinh Té Mói.

    Chua hết đó là VC chúng anh phải cái tạo trên 250 ngàn gái điếm , gái xì ke ma túy. Đó là vài mặt tôi tăm của cái goi.là HÒN NGỌC NỬ VIEN ĐONG của NGUY SAI GON mà Thầy giao COCK CẮN Bui Van Phú chua bao giò dám đề cập tói mỏi khi nói vê SAI GON , noi vê Ông Tạ vv..v.vv.v

    sau 48 năm Sai GON bay giò mói là đúng nghỉa là HÒN NGOC của VIẺN ĐÔNG , khang trang đẹp đẻ rộng lớn. Tàn dư Cắn Cock khoái về SAI GON enjoy lắm đó nghen , kakakkakak

    • Ka ka sắp đến ky niệm 14.3, ngày CSVN bắt lính đứng ở Gạc ma cho redchina tập súng. Quá vui.
      Kỷ niệm năm nay, CSVN sẽ cho 64 tên, trong đó có dog phét đúng ra để redchina ngắm bắn để chứng tỏ bên kia biên giới là nhà
      Dmcs
      Dm mày

    • Kaka tao khoái về enjoy với mẹ mày dog phét
      Bây giờ gái bán lon nhiều hơn đang viên CS, thành quả đổi mới hay là chết của CSVN từ 1986
      Dmcs
      Dm mày

    • CSVN chỉ là một lũ bát nháo.
      Tổng thống Thiệu,trong một buổi tiếp xúc với SVSQ tốt nghiệp VBDL đã từng trả lời về việc lập trường 4 không của ông: ” Với CS chỉ có bắn vào đầu chúng,chứ không chứ chẳng có hoà đàm hoà giải gì với chúng cả.Đơn giản vì chúng ta không đủ dối trá,không đủ lật lọng để đối phó với chúng.Chúng ta có lòng tự trọng,có danh dự,có trách nhiệm để bảo vệ miền Nam tự do thân yêu của chúng ta.Chúng ta cần có sức mạnh quân sự để bảo vệ tự do cho phần còn lại của đất nước này.Tôi cũng như các anh,chúng ta cần ý thức được điều đó.”
      1972, Với hoà đàm Paris,CSVN đã cùng Henry Kissinger lật lọng bán đứng VNCH
      Bây giờ mới thấy thấm thía câu nói của TT Thiệu.Ngay cả trùm CS Liên sô Borris Yelsin cũng cùng quan điểm “CS chỉ thay thế chứ không thể thay đổi “. Nghĩa là chỉ có tiêu diệt,cụ thể hơn là ” bắn vào đầu” chúng chứ đừng mong thay đổi.
      Dmcs
      Dm mày

  5. Đọc hết bài ,tôi chẳng
    thấy có chỗ nào ,tình
    huống nào đã xảy ra,
    làm tác giả có cảm giác
    “buồn” hay bực cả.

    Nên đổi cái tên gọi của
    bài viết là:” Ít nhiều vui
    vui với …”

    Có bao giờ ông cảm thấy
    “cô độc” đến …nẫu ruột ,
    khi sống trên cái đất nước
    này không nhỉ ?

  6. Đừng quên nước mất thì nhà tan!

    Đất nước trong tay loài hoang tưởng
    Huệ Vương bất Chính được Trọng Thưởng
    Đi bưng bô liếm đít Nga Hoa
    Anh hùng hào kiệt hầu tuyệt chủng

    Hỡi tuổi trẻ yêu nước Việt Nam
    Làm sao ta cứu lấy giang san
    Nằm chờ sung rụng? hay van lạy?
    Đừng quên nước mất thì nhà tan!

    Nông Dân Nam Bộ

  7. Hỡi bè lũ cuồng Hồ cuồng đảng!

    Nguyễn Tấn Dũng với quả đấm thép
    Nguyễn Xuân Phúc cờ lờ mờ vờ
    Mẹ nó sợ gì Phạm Minh Chính
    Trọng lú cơ đồ có bao giờ!

    Mây đen đang bao phủ thế giới
    Nhưng mặt trời tỏa sáng Việt Nam
    Thì chúng ta còn gì để nói
    Mồ hôi xương máu bốn ngàn năm!

    Giải cứu thị trường bất động sản
    Giải cứu trạm phân phối xăng dầu
    Giải cứu ngành chăn nuôi khủng hoảng
    Các bịnh viện đóng cửa thì sao?

    Hỡi bè lũ cuồng Hồ cuồng đảng!

    Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào
    Đánh cho chết mẹ thằng nào thờ Nga
    Bên nầy biên giới là nhà
    Bên kia biên giới cũng là quê cha!

    Nông Dân Nam Bộ

  8. Do bị cách cai trị mỵ dân của cộng sản nên một số dân Việt hay tưởng dân mình là cái gì quan trọng đối với thế giới .Tuy nhiên thật ra một số nước trên thế giới chỉ biết VN qua lịch sử chiến tranh nội chiến và đối với họ phe nào thắng cũng không quan trọng bởi VN không đóng góp gì cho thế giới như phát minh, viện trợ và một khi họ biết là gốc VN , một số nước lại nghi ngại , khinh rẻ do tiếng đồn về thành tích xấu của dân Việt như hay nói láo, khôn vặt , gây gổ mà không biết rằng những mặt xấu như vậy chỉ rộ lên sau 1975, nhất là tại miền Nam !

  9. Hồn thiêng có hiển linh!

    Những con người vĩ đại
    Ở đất nước người ta
    Không ngây thơ ngu dại
    Đi bưng bô Nga Hoa

    Nelson Mandela
    Giành độc lập chủ quyền
    Từ tay người da trắng
    Đấu tranh trong hoà bình

    So sánh Hồ Chí Minh
    Chỉ càng thêm cay đắng
    Đáng nguyền rủa rẻ khinh
    Tên gian tặc đại Hán

    Bầy rợ Hồ Ba Đình
    Lũ tội đồ súc sinh
    Đáng đem ra xử bắn
    Hồn thiêng có hiển linh!

    Nông Dân Nam Bộ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên