Tôi chưa thực sự tin cô Phượng nhưng….

13
Bà Nguyễn Thanh Phượng (Áo đỏ) tham gia việc cắt băng khánh thành trường

Bạn đã từng xem phim Đại tư bản (The men who built America – 2012) chưa nhỉ? Đây là một bộ phim tuyệt hay nói về các ông trùm tư bản huyền thoại, những người có dấu ấn quan trọng làm nên một nước Mỹ giàu có và hùng mạnh ngày nay. Bộ phim khá là dài, nhưng không hề buồn tẻ vì trong phim chúng ta được hình dung lại cả chặng đường vật lộn tranh đấu của những ông chủ lớn như Morgan Stanley, Rockerfeller, Andrew Carnegie, Henry Ford… hay những nhà khoa học từng danh như Thomas Edinson, Nikola Tesla… để làm nên một nước Mỹ vĩ đại.

Chúng ta sẽ được đắm chìm trong không gian thế kỷ 19 là thời kỳ tư bản hoang dã, nơi những tri thức, khát khao, mưu mô, thủ đoạn, vinh quang và cay đắng hoà trộn với nhau làm nên khúc ca bi tráng của lịch sử Mỹ. Nhưng với tôi, điều thú vị nhất ở bộ phim này là đoạn kết. Dù thời trẻ của những doanh nhân thiên tài đó vật lộn sống chết với mọi thủ đoạn bẩn thỉu nhất, có đàn áp, có giết người, có cưỡng chế cướp bóc, có mua vua bán chúa, lúc đó cuộc đua của họ là đồng tiền, tiền là mục đích họ tranh đấu… thì lúc về già, cuộc đua của họ là xem ai cho đi được nhiều hơn. Với khối tài sản khổng lồ của mình, những nhà tư bản đó không chỉ thúc đẩy sáng tạo nên các phát minh khoa học, xây dựng một nền công nghiệp khổng lồ, hùng mạnh, tân tiến nhất thế giới thế kỷ 19, tạo tiền đề cho nước Mỹ tiến vào thế kỷ 20 với tư cách là bá chủ toàn cầu về khoa học kỹ thuật, họ còn để lại rất nhiều trường đại học danh giá nhất thế giới, bệnh viện giỏi nhất thế giới, trung tâm nghiên cứu nhiều bằng sáng chế nhất thế giới, quỹ hỗ trợ phát triển cộng đồng lớn nhất thế giới… điều đó mới chính là yếu tố quan trọng nhất, là phần hồn của nước Mỹ đầy sức mạnh ngày nay.

Hình ảnh ngôi trường Lũng Luông trên trang Facebook của Quỹ Phượng Hoàng.

Tôi nói chuyện trên hơi dài dòng chút vì muốn đề cập đến một việc khá lôi thôi trên mạng mấy ngày qua ở Việt Nam. Đó là chuyện ngôi trường 6 tỷ trên núi xinh xắn do quỹ cô Thanh Phượng tài trợ, ông Trần Đăng Tuấn chủ trì, anh Ngô Bảo Châu kêu gọi, anh Nguyễn Thúc Hào sáng tác. Chuyện sẽ là rất đẹp nếu không ai biết nguồn tiền đến từ quỹ của cô Phượng. Lúc đầu nhiều người tung hô lắm, lên tận mây xanh luôn. Lúc sau khối người chửi: bố đéo cần, tham nhũng cả giang sơn đất nước bỏ ra 6 tỷ bạc bố thí thì bố đéo thèm… Bạn tôi chửi nhiều lắm. Quả thật suy nghĩ của tôi về chuyện này hơi khác với nhiều người nên dù muốn nói ra ngay cũng không phải dễ. Là một người từng lăn lộn bênh vực dân oan khắp nơi, đấu tranh với bộ máy công an trị từ thời Nguyễn Tấn Dũng đương quyền, đòi hỏi các quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… tôi quá hiểu sự uất ức của hàng triệu triệu những nạn nhân trực tiếp của chế độ này. Cô Phượng, ông Tuấn, anh Châu, anh Hào… xin hãy đặt mình vào vị trí của họ. Chúng ta đến với cuộc đời này là duyên số trời định. Không ai chọn được tổ quốc, không ai lựa được gia đình. Tôi nói vậy để thấy, không một ai có thể tự quyết định được việc bố của mình là quan tham phá hoại đất nước hay một ông nông dân có mỗi sào ruộng bị nhà nước trưng thu rẻ mạt phải lang thang ở Hà Nội khiếu kiện hàng chục năm trời. Đau lắm, khổ lắm, thê thảm lắm cô Phượng và các ông bà ơi…

Dĩ nhiên có một điều chúng ta có thể quyết định, đó là thái độ sống. Cô Phượng hoàn toàn có thể rời xa đất nước. Ông Tuấn hoàn toàn có thể túc tắc vui già cùng dăm xu ba hào với quỹ từ thiện Cơm có thịt. Anh Châu danh giá hoàn toàn chả cần thò tay vào chuyện xã hội lắm thị phi. Và anh Hào thì quá tài ba về kiến trúc để có thể ngồi lựa chọn chủ đầu tư béo bở cho mình. Nhưng họ đã lựa chọn cách khác. Họ đã lựa chọn cho mình thái độ sống không bỏ mặc tha nhân. Điều đó không phải là sự tử tế hiếm hoi rất đáng quý trong cái thời buổi nhiễu nhương này hay sao?

Ông bà mình có câu đánh kẻ chạy đi chứ đừng đánh người chạy lại. Chưa nói đến chuyện chẳng có ai chứng minh được nguồn tiền của cô Phượng là từ tham nhũng mà ra. Kể cả nếu đó là tiền bạc có nguồn gốc từ tham nhũng, người ta mới vừa chạy lại một chút mà đã bị bao người lên án thì thử hỏi với sức mạnh của đồng tiền, của tri thức, của quan hệ xã hội mà họ có, nếu họ bỏ đi mặc kệ đất nước này trong tăm tối thì còn tương lai nào cho dân tộc chúng ta?

Tôi muốn đất nước này phải thay đổi. Nhiều người muốn cuộc sống này phải thay đổi. Nhưng thay đổi thế nào? Bạo lực cách mạng xoá bỏ hoàn toàn tàn dư chế độ cộng sản hay chuyển đổi một cách ôn hoà, xếp những di vật cộng sản vào bảo tàng, không trả thù, không đấu tố, để cả dân tộc rảnh rang bắt tay xây dựng một tương lai mới? Có thể bạn sẽ cho rằng tôi hơi ảo tưởng. Nhưng tôi không thấy một tương lai nào sáng sủa cho đất nước nếu tất cả mọi người lựa chọn một phương cách cực đoan. Hãy nhìn sang các dân tộc vĩ đại khác. Hãy học ở họ cách thức chuyển đổi xã hội sao cho chế độ này kế thừa những gì tinh tuý của chế độ trước mà không phá bỏ đi tất cả. Những thành phố cổ kính xinh đẹp, những đền đài cung điện to lớn tồn tại hàng trăm năm qua nhiều triều đại ở đất nước người ta phải chăng là minh chứng rõ nét nhất cho điều đó hay sao?

Một mình Nguyễn Tấn Dũng không thể phá tan đất nước này. Một mình Nguyễn Phú Trọng không thể giữ cho đảng ta quang vinh muôn năm mãi mãi. Ai cũng biết đất nước ta trì trệ tăm tối bởi sự cai trị độc tôn của đảng cộng sản hàng chục năm qua. Được nuôi dưỡng bằng chủ thuyết cộng sản, hệ thống ấy như vòi bạch tuộc chi phối cả xã hội, chà đạp lên quyền con người, tàn phá đất nước, biến mọi cá nhân thành con ốc vô tri phải tuân phục hệ thống vô điều kiện. Tôi cho rằng cái cần nhất ở đất nước này là làm sao cho mọi người, kể cả quan chức cộng sản không còn vô cảm, biết đau với với vận mệnh đất nước, biết thương những mảnh đời khốn khó trái ngang. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể từng bước xoá bỏ được cái thể chế chính trị quái đản độc tài toàn trị, làm thui chột tài đức, làm mất đi cơ hội của đất nước, làm phá hỏng phần nhân trong mỗi tâm hồn.

Tôi nói thẳng là tôi chưa thật sự tin cô Phượng. Nhưng tôi hoan nghênh việc cô và các cộng sự vừa mới làm. Nếu cô thật lòng vì đất nước, hãy bỏ qua những lời rủa xả mà tiếp tục từng bước làm những việc có ích cho nhân dân. Hãy cứ làm tiếp đi vì tôi biết sức cô và các đồng sự còn mạnh lắm, 6 tỷ chưa là cái gì đâu. Và tôi nói trước, nếu cô làm gì sai thì tôi cũng chả tiếc ngòi bút để lên án cô như đã từng lên án bố cô đâu. Chúc cô vững vàng./.

Nguyễn Lân ThắngBài đã đăng trên FB tác giả

13 BÌNH LUẬN

  1. Thành ngử :”đói cho sạch rách cho thơm ” chỉ có giá trị ở luân lý giáo khoa thư,chớ thật ra ,thực tế kho mà giử minh được khi đói mà có người cho ăn dù người đó mình biết “tỏong” tiền họ cho đẻ mình không đói cũng chẳng là tiên “sạch”gì. “cứu cấp giang hồ ở đó mà chê tiện sạch tiền xấu khi cái bụng lép kẹp ,khi đói đi không nỏi.Câu này chỉ tương đói và cũng chứng tỏ tác giả chưa bị đói thấy hoa mắt,thấy chân run ,thấy toàn thân không đứng vững …nên còn lý tưởng “giáo khoa thư”lắm…
    Cho nên tiền của ai có ,đem ra làm việc thiện ,giúp xã hội một cách thực tế đều là tốt. Chớ không nên xét Phương 30 tuổi lam gì có tiền cả triệu Mỹ kim đẻ làm từ thiện thì đó là sai trái . Cô ta được CHA cho tiền ,Cô ta là con ,co ta không có tư tưởng chống cha ,hay tỏ ra “rách cho thơm” đẻ từ chối số tiền đó . Tiền xấu hay tốt cũng là tiền . Ăn thua ở cách xử dụng Nó đẻ làm gì ?Do đó cô ta bỏ ra một ít đẻ giúp cho trẻ em nghèo VN có ngôi trường khang trang cung là ý rất TỐT Nếu cô ta giử lấy tiền ,làm giàu thêm và chẳng cho ai một xu ,chẳng giúp ai một đồng thì cũng “đành chịu”…(và nhiều cảnh đời như vậy sao lại thấy có người dưa ra một ít chúng ta lại dè bỉu đòi hỏi hơn hay chê trách nhiều hơn)
    Ngoài ra Phương KHÔNG CO TỘI GÌ CẢ(không ai chọn CHA cho mình) và cô ta làm gì mà nói là xáu là không có lương tâm Tôi KHÔNG ĐỒNG Ý vói câu nói của một góp ý trên này là tất cả tội lổi đều do Phương …
    (Cô Phượng có làm từ thiện hay không thì những tội cô đã làm cũng không nặng hoặc nhẹ thêm nhưng cô làm là để cứu lấy lương tâm và chúng ta không có quyền giết lương tâm một kẻ khác.
    (trich)
    Cô ta làm vì LƯƠNG TÂM hay vì Bản Tinh Thiện bởi vì cái tuổi đó chưa làm gì quá đáng đẻ (tự ) cứu lấy lương tâm (người không có lương tâm sao biết lương tâm xấu đẻ cứu Nó?) Và chúng ta chỉ có lấy LƯƠNG TÂM CỦA MÌNH ĐẺ XÉT LƯƠNG TÂM CỦA KẺ KHÁC (đây là cô Phương )cũng đủ rồi !
    Và tác giả hoan nghênh cô Phương NHƯNG KHÔNG TIN Phương thì quả không biết tác giả khong tin cái gì ? Không tin Phương có lương tâm .có lòng hướng thương, có trái tim tình người ?.
    “CON HƠN CHA LÀ NHÀ CÓ PHÚC”,phải chứ?

  2. Tôi đề nghị các đối tượng nên công bằng với cô Phượng và gia đình của cậu ba Dung. Nhớ là phải trừ số tiền làm từ thiện ra khỏi núi tiền tham nhũng, nếu sau này có mang ra tòa. Cầu mong trời phật phò hộ cho họ.

  3. Đồng tiền xấu nhưng hành động từ thiện có xấu? Vậy làm từ thiện là tốt hay là xấu?
    Hãy thử hỏi một người không bao giờ làm việc ác nhưng cũng không bao giờ có lòng hảo tâm làm từ thiện thì có tốt hơn một kẻ xấu nhưng còn biết làm từ thiện nghĩ đến những người khác? Đồng tiền dơ bẩn nhưng hành vi từ thiện có dơ bẩn? Nếu xã hội không có người làm từ thiện thì xã hội có vui và đáng sống?

    Bạn có thể từ chối không nhận lòng hảo tâm của người khác nhưng bạn không có quyền cấm người khác không được nhận. Bạn có quyền không muốn làm từ thiện nhưng không ai có quyền cấm bạn muốn làm. Làm xấu và làm từ thiện là hai tính khác nhau trong mỗi một con người trong cuộc sống đầy vật chất của xã hội, ác tính và đức tính . Nhưng không thể làm ác mà không bị pháp luật trừng trị, và ngược lại, cũng không thể làm từ thiện mà cho là xấu. Cũng không thể lấy hành động từ thiện xóa bỏ được tội ác, nhưng cũng không thể vì làm ác mà cấm không được làm từ thiện. Vì dù có tham có ác ra sao nhưng hành động làm từ thiện cho thấy con người xấu đó, trong một hiếm hoi khó tin nào đó cũng phải nhìn nhận họ vẫn chưa đánh mất hết lương tâm.
    Luật pháp không cấm, vậy ai có quyền cấm bạn làm từ thiện nếu bạn có lòng hảo tâm, ngay cho dù là giả dối bên ngoài? Cô Thanh Phượng có thể lợi dụng quyền lực của cha để làm những điều tiêu cực trong quá khứ nhưng ai có quyền cấm cô ta làm từ thiện? Tại sao chúng ta có thể kết tội một người làm điều ác nhưng không khen thưởng người đó làm điều tốt, vậy có công bằng? Hãy đặt giả dụ nếu cô Phượng không làm từ thiện thì sao? Cũng chẳng có gì thay đổi, nếu có chăng là những trẻ nhỏ được đến trường sẽ không có trường để đến, vậy ai là kẻ thiệt thòi? Cô Phượng có làm từ thiện hay không thì những tội cô đã làm cũng không nặng hoặc nhẹ thêm nhưng cô làm là để cứu lấy lương tâm và chúng ta không có quyền giết lương tâm một kẻ khác.

    Cô Phượng, một người bị xã hội cho là xấu đang muốn cứu sống lại lương tâm của mình thì cũng có nhiều người tốt lại không cho cô tìm lại lương tâm mà cô đã đánh mất, có phải chúng ta đang muốn hủy hoại lương tâm chính mình? Hãy phân biệt rạch ròi công và tội. Tội thì phải bị xử, và công cũng phải được đánh giá, đừng vì thấy người nào đó làm điều ác rồi không cho họ làm điều tốt.

    nv

  4. Nói như nhà văn Phạm Thành , nội dung như sau : Có 2 loại người tham nhũng , đó là
    – Tham nhũng bán nước .
    – Tham nhũng làm từ thiện .
    Vậy tham nhũng làm từ thiện TỬ TẾ hơn .

  5. Qua những món “quà” lớn do giới nhà giàu bất lương hiến tặng cho các cơ sở từ thiện và xã hội, và đã được dùng để xây những công trình hoành tráng như trường học, nhà thờ, cô nhi viện, chùa chiền v v… , chúng ta vốn có thói quen nhiếc mắng không tiếc lời đối với những nhà “hảo tâm” này.

    Tuy nhiên, điều không kém quan trọng mà ít ai, nêú không muốn nói là không ai, nói đến, là sự vô cảm của những người nhận, hoặc người đại diện đứng ra nhận những món quà này.

    Không ít những người thuộc bên nhận dư biết bên cho thuộc thành phần bất hảo trong xã hội, và đồng tiền họ cho là do từ những nguồn lợi bất chính mà ra, nhưng bên nhận thì cứ nhận một cách “vô tư”, và bên tặng thì cứ tặng một cách “vô vị lợi”.

    Không ít những người nhận là những linh mục, nhà sư, lúc nào cũng như sẵn sàng để ngửa tay ra lấy và thản nhiên đút thẳng vào túi những món tiền “xin lễ”, những món quà “cúng dường” kếch sù từ những con chiên và thí chủ mà họ đã biết rất rõ: những con chiên, thí chủ này vốn phải làm đổ mồ hôi, sôi máu mắt, phải giật gấu vá vai, chạy gạo từng bữa mới đủ sống qua ngày! Không biết khước từ những món quà đó để chia sẻ nỗi bần cùng của bên cho, tôi cho rằng những “linh mục” và “nhà sư” này là những người vô cảm. Có khi họ còn vô cảm hơn cả những người trần tục nữa là đàng khác!

    Lập luận của bên cho vẫn là muôn thuở: đã nghèo thì đừng sĩ diện, đã là chó thì đừng chê cứt!

    Lập luận của bên nhận muôn thuở vẫn là: họ cho thì mình lấy, chứ mình ăn cắp của ai đâu mà ngại!

    Kết luận: tôi thấy cả bên cho lẫn bên nhận, dù là từ thành phần nào trong xã hội cũng phải có ý thức và liêm sĩ trong hành vi “cho” và “nhận” của mình. Điều này thật ra không khó, ông bà mình vẫn nói: “đói cho sạch, rách cho thơm” kia mà!

  6. Dẫn chứng văn minh từ thế kỷ 19 để minh chứng cho hôm nay là không ổn! Còn kết quả những yêng hùng thời đó để lại giúp HK đang là #1 thế giới, đúng vậy. Nhưng thử hỏi bà Phượng “phát minh” được gì mà chưa đến tuổi 30 đã ăn trên ngồi trốc nếu ko phải vì con 3X? Như vậy “tiền làm việc thiện” nguồn gốc từ đâu? Kế đến GS NBC sau khi nhận giải thưởng Toán về đã nhận thêm được căn nhà xịn từ nhà nước, tiền đó từ đâu có? Vì thế cả 2 muốn lợi dụng nhau để cùng nổi tiếng tốt, là một cách mua danh, rất có thể lắm!

    Còn vì trẻ miền núi thì nên khởi xướng một kế hoạch quy mô, kêu gọi thêm các mạnh thường quân để có đủ kinh phí và lập dự án chung, nơi nào ưu tiên etc. Như vậy sẽ giảm được tính cách mua danh cá nhân! Làm việc Thiện là tốt nhưng mua danh bằng tiển bẩn thì khó có thể chấp nhận.

  7. Điều nguy hiểm ở xã hội hôm nay là ranh giới giữa thiện và ác, bóng tối và ánh sáng đang bị một thế lực vô hình nào đó xóa nhòa dần: Một tay cực kỳ gian ác vẫn có thể được người đời tung hô chúc tụng chỉ với một vài màn biểu diễn rẻ tiền. Liệu cô Phượng này có thể sở hữu được một khối tài sản khổng lồ nếu không phải là con của ĐC X ? Những dịch vụ đầu tư của cô ta làm sao tránh khỏi sự liên kết với những liên minh ma quỷ mà chữ thường được dùng là ‘nhóm lợi ích’ ? có khi chính cô ta là đầu nậu của một nhóm lợi ích cũng không chừng ! Những công ty có dính dáng đến cô ta đã, đang thực hiện bao nhiêu việc trao đổi mờ ám ? Trong khối tài sản của cô ta chắc chắn chiếm một tỷ lệ không nhỏ là những đồng tiền móc từ những cái hầu bao lép của những người dân còm cõi đóng góp qua những hình thức thuế, phí hay bị cướp trắng qua những vụ “cưỡng chế” bất nhân. Người ta bảo “đồ tể buông dao có thể thành Phật”, nhưng tay phải vẫn cầm dao, vẫn chặt bạo mà tay trái bố thí vài đồng bạc lẻ thì không thể thành Phật được. Nếu cô Phương đóng góp để mong xóa bớt “nghiệp” thì cũng tốt, nhưng phải ngưng tạo nghiệp trước đã. Tôi chỉ e cô ta bỏ ra số tiền nhỏ nhoi (so với tài sản kếch xù của cô ta ) để đánh bóng tên tuổi, lấy lòng quần chúng, rồi may kia mốt nọ có bị tổng Trọng “đốt” thì còn có người bênh vực may ra thoát được tí nào chăng ? Hay cô ta tạo tiếng thơm để dọn đường thực hiện những chương trình “quành cháng” khác. Tóm lại, khó mà tin tưởng được cô ta, người làm giàu nhờ thế lực gia đình, nhờ hút máu người dân.

    • Theo tôi thấy phần đông những người phê bình nhiều là những người chưa bao giờ làm việc thiện vì họ chẳng có nỗi ray rứt khi thấy cảnh cùng khổ của biết bao cuộc đời nhất là vào thời đại vô cảm này. Chẳng lẽ khi một người mang tiền đến giúp một cơ quan từ thiện thì cơ quan ấy phải điều tra xem tiến do đâu mà có,trưng bằng chứng ra là tiền đó là tiên sạch? Biết chứng minh làm sao bây giờ? Một kẻ tội lỗi không thể làm việc thiện sao? Nhà Phật có câu buông đao xuống thành Phật. Người ta tin rằng khi làm những điều tốt sẽ gặt được quả tốt. Tôi không bênh cô phượng và những cộng sự nhưng việc làm ấy cũng rất đáng quý,rất tốt đẹp cho xã hội và ước mong rằng nó sẽ được nhân lên cho dù người cho cũng có ý đồ của họ. Thử hỏi có phải các cha mẹ sinh con ra cũng đều có ý nghĩ rằng sau này có con cái nương tựa và như vậy là xấu sao? Đừng khắt khe quá khi biết bao cuộc đời khốn khổ cần giúp đỡ. Không có đồng tiền nào xấu mà chỉ cần biết người ta dùng đồng tiền vào viêc xấu hay tốt thôi.

      • Lại thêm một bằng chứng về sự nhập nhằng giữa ánh sáng với bóng tối, thiện với ác. Cha mẹ cho con cái nương tựa thì không xấu. Nhưng cha mẹ bất lương dùng của cải ăn TRỘM được để đào tạo con cái thành ăn CƯỚP thì quả là không tốt tí nào.

  8. Phương bỏ tiền ra cùng vói 3 người vn tạm gọi là bạn ,kẻ góp của người góp công góp tiếng xây trường học cho con em miền Thương thì cũng là một nghỉa cử rất có tâm bác ái từ thiện của chúa của Phật.một viêic làm đã có xảy ra hiên thực không phải chỉ nói suông thì tác giả”CÒN” nghi ngờ Phương là NGHI NGỜ gì nữa mà không tin Phương,tin cái việc làm cụ thể trước mắt?
    Nếu gọi tiền này là do tham nhủng mà có thì không phải lổi của Phượng .Chỉ cần biét Phương đem số tiền mà có người cho là không đáng vào đâu so vói tham ô của cha cô,hay có người nói cách dè bỉu “tưởng tiên tốt ai ngờ là tiền xấu cho cung không thèm (có thật không ?)” thì hơi có vẻ hơi ganh tỵ ganh ghét và có vẻ tham lam đố kỵ …Nên nghỉ là cho được bao nhiêu hay bấy nhiêu .Lấy của thăng giàu (bất cứ làm sao đẻ được giàu) 1$ bỏ ra 1/100 chia xẻ vói người dân nghèo (đay là các Em bé học sinh người Thượng )cũng là quí rồi.Có ngươi ăn ngập mặt còn ra vẻ thanh liêm bày trò bài trừ tham nhủng và KHÔNG BỎ RA ĐỒNG XU NÀO CHO AI thì so vói Phương (dù là tiền của cha do tham nhủng mà có) thì còn thua xa. Và đó là lý dó dáng hoan ngênh Phượng ,cho Phương và các bạn của cô một tràng pháo tay khuyên khich cô và hi vọng có thể nhiều người có tiền khác làm như cô. CỤ THỂ là tầng giúp lớp NGHEO trong xả hội.
    Noi tóm lại là người góp ý cũng ” hoan nghênh việc cô và các cộng sự vừa mới làm” như tác gỉ viết

  9. Mịa, cha chúng nó ăn cướp bạc tỉ đô, nay con chúng nó chìa ra vài ngàn đô là đã mừng húm, cám ơn rối rít…..thế là làm sao????? Có phải tác giả định khuyến khích người ta đi ăn cướp giống như bọn CSVN đang làm không, rồi quẳng ra vài chục ngàn đô trả lại làm phước, làm từ thiện, là lương tâm trở nên trong sáng??? Chả trách sao người dân VN cứ khom lưng cúi đầu mãi làm con cừu, con trâu, con bò, cho chúng cưỡi!!!!!

    • Sao VN không điều tra xem tiền viện trợ từ các nước là tiền sạch hay bẩn mà ta cứ xin viện trợ hết nước này nước khác. Nếu nói theo người cs thì do bóc lột mà có đấy. Nói thế không phải nhưng kẻ trên răng dưới dế là trong sạch đâu. Những đồng tiền họ làm ra không phải là trong sạch cả đâu,đôi khi là ăn cắp giờ,đôi khi chôm chỉa, hay không làm hết khả năng của mình có trong vai trò của mình…tóm lại cuộc đời chỉ tương đối thôi, nếu một kẻ ăn cướp cứu một người cũng là việc tốt vậy mình ráng làm việc tốt và thấy người khác làm việc tốt thì nên khuyến khích và ủng hộ. Nếu thấy làm viêc tốt mà mình chê bai nous xấu thì chính mình làm việc xấu vậy.

  10. neu co phuong bo ra 60 trieu de lam xay nhung truong hoc cho hoc sinh ngheo thi dau co tham thap voi tai san cua co ,vi so do chi la hat cat trong tong so tien cua co va gia dinh co de o thuy si hay phap ,o my vi do chi la 60 trieu tien giay in cua ngan hang nha nuoc cong san ha noi , no chang co gia tri gi o nuoc ngoai vi so dollacua co va gia dinh co de o nuoc ngoai noi co gia tri,co chi bo ra khoang mot phan ngan so tien o nga
    hang ngoai quoc cho tre em ngheo va cac cu gia thi co le hay hon nhieuso voi 60 trieu to giap cua cai ngan hang khong co gia tri do ,neu dem cam tien 60trieu do ra nuoc ngoai de mua do thi ho chang biet la do la to giap in dong tien de cho hoc sinh tieu hoc o phap hay ba lan cho tre em co mot khai mien ve tien bac

Leave a Reply to Lý Chính Luận Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên